-Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Phạm Văn Đồng và Hoàng Tùng Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 8
Ngọc Thu dịch
CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)
23-08-1966
Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị gửi thêm quân nhân vào Việt Nam, ông ta cũng chỉ trích báo chí Việt Nam viết về các cuộc xâm lược Việt Nam của Trung Quốc trong lịch sử.
Chu Ân Lai: Còn về vấn đề thực tế báo chí Việt Nam thời gian gần đây đã đưa một số tài liệu về các cuộc xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc chống lại Việt Nam thì sao?
Hoàng Tùng: Không có tài liệu báo chí nào như thế. Tuy nhiên, một số viện nghiên cứu đang làm nghiên cứu về chủ đề lịch sử đó.
Chu Ân Lai: Nhưng các ông đang nghiên cứu vấn đề này trong khi các ông đang tranh đấu chống lại Hoa Kỳ. [Các ông muốn] ám chỉ cái gì?
…
Chu Ân Lai: Chúng ta nên tận dụng con đường bộ cũng như tuyến đường biển qua ngả Campuchia. Tuy nhiên, tốt nhất là đường mòn Hồ Chí Minh, con đường chạy qua Lào vào miền Nam Việt Nam. Và chúng ta cũng nên tìm những con đường khác. Chúng tôi đồng ý điều mà các ông yêu cầu [liên quan tới] quân tiếp viện của chúng tôi về phòng không, để bảo vệ đường sắt, đường bộ của chúng tôi, và sự giúp đỡ của chúng tôi để xây dựng các con đường giao thông. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng có những hạn chế về điều đó. Lực lượng này không phải là quân tình nguyện chiến đấu của chúng tôi. Họ là lực lượng hậu cần. Do đó, chúng ta có thể từ chối yêu cầu của một số nước gửi quân tình nguyện đến Việt Nam, [nói] rằng các tình nguyện Trung Quốc đã có mặt ở Việt Nam. Nếu nói rằng đã có quân tình nguyện Trung Quốc tại miền Bắc Việt Nam, thì Cuba, Algeria, và Liên Xô, v.v. có thể yêu cầu phải có quân tình nguyện của họ tại Việt Nam.
Chu Ân Lai: … chiến lược đã được xác định: tiến hành một cuộc chiến kéo dài ở miền Nam, ngăn chặn các cuộc chiến mở rộng ra miền Bắc và sang Trung Quốc… ý kiến cơ bản của tôi là chúng ta nên kiên nhẫn. Kiên nhẫn đồng nghĩa với chiến thắng. Kiên nhẫn có thể gây nhiều khó khăn hơn, đau khổ hơn cho các ông. Tuy nhiên, trời, đất sẽ không sụp đổ và con người không thể bị tận diệt hoàn toàn. Vì vậy, kiên nhẫn có thể được đền bù bằng chiến thắng, làm thay đổi lịch sử, khuyến khích các nước châu Á, châu Phi, và châu Mỹ Latinh, và làm giảm tầm quan trọng của đế quốc Mỹ.
Chúng tôi đề nghị gửi một số nhân viên quân sự Trung Quốc phục vụ trong đội ngũ cán bộ chỉ huy, hậu cần, hóa học, kỹ thuật, các lực lượng huấn luyện chính trị, tổng số sẽ là 100 người, được tổ chức thành 4 hoặc 5 nhóm, đến miền Nam Việt Nam. Họ có thể đi xa tới tỉnh [Bình] Trị Thiên, Tây Nguyên, các vùng ngoại ô Sài Gòn, hoặc tới trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ghi chú:
1. Hoàng Tùng (1920-2010), Giám đốc Nhà Xuất bản Sự thật của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Là Tổng Biên tập báo Nhân dân (People’s Daily) từ năm 1951-1982 (có nguồn ghi từ năm 1954-1982 – ND), từ năm 1960 là Phó và sau này là Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương Đảng Lao động VN. Nghỉ hưu vào cuối thập niên 1980.
N.T.
Dịch từ