Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trần Nghị

-Thảo luận giữa Chu Ân Lai và Trần Nghị
CWIHP 19-12-1965
Mô tả: Chu Ân Lai đề nghị bốn điểm cần thiết để nâng cao lợi thế của Việt Nam và Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ.
Chu Ân Lai (1898- 1976)Chu Ân Lai: (1) Chúng tôi không chống lại ý tưởng khi chiến tranh đạt đến một điểm nhất định, cần có các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, vấn đề là thời gian chưa chín muồi.



Sách “Việt Nam 1945-1995: Chiến tranh tị nạn, bài học lịch sử”, tập I, của GS Lê Xuân Khoa.
(2) Chúng tôi đồng ý rằng, đấu tranh quân sự hiện nay là vấn đề chính và nên kết hợp với đấu tranh chính trị. Chúng tôi cũng đồng ý rằng trong đấu tranh chính trị, chúng ta nên đưa ra các điều kiện cần thiết. Nhưng các điều kiện của chúng ta nên xác thực và từ một vị thế cao. Chúng ta không nên đưa ra điều kiện, gây khó khăn cho chính chúng ta, cho sự đoàn kết nội bộ của chúng ta, và cho cuộc đấu tranh. Có nghĩa là chúng ta không nên đề nghị chấm dứt vô điều kiện việc đánh bom miền Bắc và chấm dứt vi phạm an ninh và chủ quyền miền Bắc Việt Nam làm điều kiện.
(3) Chúng tôi biết rằng miền Nam và miền Bắc đoàn kết một lòng, và chúng tôi tin rằng Đảng Lao Động Việt Nam đang dẫn dắt cả nước Việt Nam trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhưng khi các ông ra điều kiện mới, người Việt cũng như người dân thế giới có thể nghĩ rằng các ông giải quyết vấn đề của miền Bắc và miền Nam theo cách riêng. Vì vậy, họ không thể hiểu được.

Sách "Sự thật về quan hệ VN-TQ trong 30 năm qua", do NXB Sự Thật phát hành năm 1979, có nhắc đến việc TQ ngăn cản VN thương lượng với Mỹ.
(4) Các đồng chí Việt Nam nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận các điều kiện mới. Rất nguy hiểm [vì] có suy nghĩ như thế. Tình hình sẽ ra sao nếu họ chấp nhận? Nếu họ chấp nhận, chúng ta sẽ được ở vị trí thụ động, và điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến công cuộc đấu tranh và tình đoàn kết của chúng ta. Nếu chúng ta đưa ra các điều kiện khó thì họ sẽ không chấp nhận. Nhưng vì điều kiện của các ông không khó, họ có thể chấp nhận. Chúng tôi thành thật hy vọng đảng và chính phủ Việt Nam sẽ nghĩ thêm về vấn đề này. Nếu không, các ông có thể rơi vào cái bẫy của đế quốc Mỹ, của những người theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và chư  hầu (1).
Trần Nghị: Sẽ rất tốt nếu các ông không đưa ra điều kiện ngừng ném bom. Bốn điểm là đủ. Chúng tôi nghĩ rằng điều kiện ngưng ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ làm cho vấn đề phức tạp hơn. Đây là điểm chúng tôi không đồng ý. Chúng tôi đề nghị các ông nên cân nhắc thêm về vấn đề này.
———————————————————-
Ghi chú:
1. Ngày 20 tháng 12, 1965, Chu Ân Lai nói với Trần Văn Thanh, Trưởng đoàn đại diện Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (NLF) ở Bắc Kinh: “Đề nghị ‘đàm phán vô điều kiện’ của Mỹ, trên thực tế là có điều kiện, đó là, người dân ở miền Nam Việt Nam nên bỏ vũ khí xuống và ngưng các hoạt động kháng chiến, và người dân ở miền Bắc Việt Nam nên từ bỏ việc hỗ trợ cho đồng bào miền Nam. Hoa Kỳ, hiện bị sa vào vũng lầy chiến tranh Việt Nam, đang nuôi một âm mưu mở rộng chiến tranh, và có thể họ sẽ đưa cuộc chiến tranh xâm lược vào tất cả các nước Đông Dương, thậm chí vào Trung Quốc. Người dân Trung Quốc nên chuẩn bị. Nếu Mỹ khăng khăng ngoan cố đi theo con đường mở rộng chiến tranh và do đó đụng độ với người dân Trung Quốc, dân Trung Quốc sẽ đối mặt và chấp nhận nó, và sẽ chiến đấu chống lại cuộc chiến cho đến khi kết thúc”.

Bản Anh ngữ: www.wilsoncenter.org
© Ngọc Thu (Bản tiếng Việt)


-Lục lại tài liệu chiến tranh Việt Nam Phần 12
Ngọc Thu dịch
1. Thảo luận giữa Chu Ân Lai, Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh
CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)
18-12-1965

Mô tả: Chu Ân Lai và Trần Nghị đưa ra chiến thuật đàm phán với Hoa Kỳ.
Chu Ân Lai: Tôi không biết lập trường của Hoa Kỳ về các vấn đề khác. Nhưng đối với các cuộc đàm phán về vấn đề Việt Nam hay Trung Quốc, thậm chí họ sẽ đến Hà Nội hoặc Bắc Kinh nếu chúng ta đề nghị [điều đó]. Tương tự như vậy, nếu chúng ta chỉ gợi ý chúng ta muốn nói chuyện với Hoa Kỳ về vấn đề Đài Loan, họ sẽ đến ngay lập tức.

Trần Nghị: Chúng ta có thể gợi ý rằng chúng ta có thể đàm phán về vấn đề miền Nam Việt Nam và có thể đồng ý sự hiện diện của Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
Chu Ân Lai: Không, không phải như thế. Chúng ta có thể thỏa thuận đặt vấn đề miền Nam qua một bên, và họ sẽ đến ngay lập tức. Chỉ cần ông đồng ý liên lạc, họ sẽ đến. Nếu các điều kiện chúng ta đề xuất vì lý do nào đó ít thuận lợi cho chúng ta, họ sẽ đến nhanh hơn (1).
Ghi chú:

1. Ngày 28 tháng 12, Hoa Kỳ phát động cái gọi là một "cuộc tấn công hòa bình", bị Bộ Ngoại giao Bắc Việt tố cáo như là một sự lừa dối có quy mô lớn.
N.T.
Dịch từ: Wilsoncenter.org
2. Thảo luận giữa Trần Nghị và Nguyễn Duy Trinh
CWIHP (Cold War International History Project – Đề án Lịch sử Quốc tế về Chiến tranh Lạnh)
17-12-1965
Mô tả: Trần Nghị ủng hộ việc sử dụng đàm phán song song với chiến đấu.
Trần Nghị: Chúng tôi hoàn toàn hiểu rằng các ông quyết tâm chiến đấu đến thắng lợi cuối cùng và để vạch trần bộ mặt thật của kẻ thù. Cá nhân tôi nghĩ rằng chính sách này là đúng đắn và tôi đồng ý với các ông.
Trong lịch sử cuộc cách mạng Trung Quốc, cũng như trong lịch sử đấu tranh của Việt Nam, chiến đấu trong khi đàm phán đã diễn ra trong một giai đoạn nào đó. Chúng ta chiến đấu chống kẻ thù và khi chúng ta đạt được các giai đoạn nhất định, chúng ta bắt đầu đàm phán. Mục đích là để vạch mặt kẻ thù. Đúng vậy. Cho đến giờ, chúng tôi cho rằng cuộc chiến Việt Nam cuối cùng sẽ giành chiến thắng và một kết cục hòa bình. Hai đảng chúng ta thống nhất rằng, không có dấu hiệu nào cho thấy Hoa Kỳ muốn có hòa bình. Họ chỉ muốn mở các cuộc đàm phán để đánh lừa dư luận. Chúng ta cũng mở cuộc đấu tranh chính trị để vạch mặt họ. Nếu họ muốn đàm phán, lúc đó chúng ta sẽ nói chuyện. Đây là ý kiến ​​cá nhân của tôi.
Ghi chú:

1. Nguyễn Duy Trinh (1910-1985), là lãnh đạo Đảng CS Đông Dương/ Đảng Lao động VN liên khu V (khu vực phía Nam miền Trung, Việt Nam) thời Chiến tranh Đông Dương. Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Bắc Việt cho đến năm 1965, Bộ trưởng Ngoại giao và Ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1965-1979 (có nguồn ghi đến năm 1982).
N.T.
Dịch từ: Wilsoncenter.org
Người dịch gửi trực tiếp cho BVN

 

 

Tổng số lượt xem trang