Mặc dù được đầu tư khang trang, phân hiệu Trường tiểu học Lơpang cũng vắng hơn phân nửa học sinh - Ảnh: Trần Hiếu |
(TNO) Đến ngày kiểm tra học kỳ II, trên 60 học sinh của làng A Lao, xã Lơpang, huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) trốn biệt, không đến lớp để thi. Cách đó không xa, trên 100 học sinh tiểu học, mẫu giáo ở đây cũng… sợ học! Gần chục thầy cô giáo sau khi chạy quanh làng tìm học sinh cuối cùng đành quay về không, nhìn nhau ngao ngán.
Sáng 9.5, chúng tôi có mặt tại làng Alao, xã Lơpang, huyện Mang Yang và chứng kiến cảnh lạ đời: Thầy cô giáo đi quanh làng gọi học sinh ra thi học kỳ II. Chạy xe máy quanh làng một hồi, bốn thầy cô giáo đành bất lực, ngao ngán vì học sinh trốn biệt. Lỡ đợt thi này, xem như các em không được lên lớp. Theo lịch thi, 7 giờ sáng học sinh thi môn đầu tiên nhưng phải mất một tiếng sau, mới có 3/64 học sinh đến lớp. Cuối cùng, những thầy cô có mặt quyết định mở đề cho 3 học sinh đến lớp thi, những em còn lại tính sau!
Liên quan đến việc học sinh trốn thi, cô Trần Thị Ngọc Thúy, giáo viên Trường THCS Lơpang cho biết: “Chiều hôm trước chúng tôi đã đến từng nhà vận động học sinh mai đi thi. Các em cùng dạ vâng nhưng đến sáng nay hầu hết đều không đến”.
Được biết, đây là phân hiệu của Trường THCS Lơpang với ba lớp 6, 7, 8 được mở từ ba năm nay. Nhưng tình trạng học sinh nghỉ học thường xuyên vẫn thường diễn ra ở đây. Có lúc, mỗi lớp vơi đi quá nửa bởi học sinh không chịu ra lớp dù được thầy cô đến từng nhà vận động.
Cách đó không xa là phân hiệu Trường tiểu học Lơpang, có 5 lớp với 120 học sinh. Nhưng khi chúng tôi có mặt cũng chỉ có chưa đến phân nửa số học sinh. Nhiều thầy cô giáo ở đây cho biết chuyện đến từng nhà vận động học sinh đến lớp không còn lạ. Nhiều phụ huynh khi được hỏi sang năm có cho con mình học tiếp đã lắc đầu, bởi nhiều gia đình còn trẻ, khốn khó nhưng có đến 7, 8 đứa con.
Lớp mẫu giáo mở ở làng Alao này cũng chẳng khá hơn. Lớp có 30 cháu thì chỉ có… hai cháu đi học! Ba cô trò dắt díu nhau ngồi chơ vơ nơi bậu cửa, không khí lớp học lắng xuống vì vắng bóng trẻ.
Không chỉ ở xã Lơpang, chuyện học sinh nghỉ học luôn là vấn nạn đối với các xã vùng đông huyện Mang Yang. Thầy cô giáo ở đây dẫu tận lực, tận tâm nhưng vì hoàn cảnh gia đình, dân trí thấp khiến việc học không hề là mục tiêu tối thượng của các em. Những ngày mùa, học sinh bỏ lớp lên rẫy, khiến nhiều lớp học thưa vắng.
Thầy Đỗ Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lơpang chia sẻ: “Đầu năm các em đi học còn đông, cuối năm ít dần. Nhiều học sinh nghỉ học một thời gian rồi quay lại lớp. Với tình trạng như sáng nay, chúng tôi sẽ báo cáo lên Phòng giáo dục của huyện để tổ chức vận động các em thi lại. Đề chúng tôi ra chung cho cả trường chính lẫn phân hiệu nên phải thành lập hội đồng thi khác, ra đề mới”.
Liên quan đến việc học sinh trốn thi, cô Trần Thị Ngọc Thúy, giáo viên Trường THCS Lơpang cho biết: “Chiều hôm trước chúng tôi đã đến từng nhà vận động học sinh mai đi thi. Các em cùng dạ vâng nhưng đến sáng nay hầu hết đều không đến”.
Được biết, đây là phân hiệu của Trường THCS Lơpang với ba lớp 6, 7, 8 được mở từ ba năm nay. Nhưng tình trạng học sinh nghỉ học thường xuyên vẫn thường diễn ra ở đây. Có lúc, mỗi lớp vơi đi quá nửa bởi học sinh không chịu ra lớp dù được thầy cô đến từng nhà vận động.
Chỉ có 3/64 học sinh của phân hiệu Trường THCS Lơpang ngồi làm bài thi kiểm tra học kỳ II - Ảnh: Trần Hiếu |
Lớp mẫu giáo mở ở làng Alao này cũng chẳng khá hơn. Lớp có 30 cháu thì chỉ có… hai cháu đi học! Ba cô trò dắt díu nhau ngồi chơ vơ nơi bậu cửa, không khí lớp học lắng xuống vì vắng bóng trẻ.
Không chỉ ở xã Lơpang, chuyện học sinh nghỉ học luôn là vấn nạn đối với các xã vùng đông huyện Mang Yang. Thầy cô giáo ở đây dẫu tận lực, tận tâm nhưng vì hoàn cảnh gia đình, dân trí thấp khiến việc học không hề là mục tiêu tối thượng của các em. Những ngày mùa, học sinh bỏ lớp lên rẫy, khiến nhiều lớp học thưa vắng.
Thầy Đỗ Ngọc Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lơpang chia sẻ: “Đầu năm các em đi học còn đông, cuối năm ít dần. Nhiều học sinh nghỉ học một thời gian rồi quay lại lớp. Với tình trạng như sáng nay, chúng tôi sẽ báo cáo lên Phòng giáo dục của huyện để tổ chức vận động các em thi lại. Đề chúng tôi ra chung cho cả trường chính lẫn phân hiệu nên phải thành lập hội đồng thi khác, ra đề mới”.
Trần Hiếu