Một bé trai tại thành phố Sendai, tỉnh Miyagy, chờ lấy nước sôi để ăn mỳ.
- Về 2 người Việt được cho là mất tích tại NhậtĐài Truyền Hình Việt Nam
Liên quan đến thông tin trên báo chí nói có hai người Việt Nam bị mất tích trong trận động đất sóng thần ngày 11/3 vừa qua ở Nhật Bản. Chiều 17/5, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết:
Binh sĩ Nhật Bản tìm kiếm các nạn nhân động đất và sóng thần ở Higashimatsushima, tỉnh Miyagi ngày 3/4. (Nguồn: AFP)
Hiện Bộ Ngoại giao Nhật Bản chưa thể cung cấp thông tin về số người nước ngoài mất tích trong trận động đất và sóng thần do đang trong quá trình xác minh.
Hai sinh viên người Việt Nam là Lương Ngọc Hoàn và Lương Thị Hải Yến ở thành phố Sendai được cho là mất tích đã được nguyên Chủ tịch Hội Thanh niên Sinh viên Việt Nam tại Nhật Bản thông báo với Đại sứ quán từ ngày 19/3. Tuy nhiên, sau khi Đại sứ quán Việt Nam đề nghị Bộ Ngoại giao Nhật Bản xác minh và phía Nhật Bản cũng đã thông báo vào giữa tháng 4 vừa qua: Trong dữ liệu nhập cảnh của Nhật Bản không có tên 2 công dân Việt Nam nói trên.
Đại sứ quán đã đề nghị người cung cấp thông tin hoặc thân nhân gia đình liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán để có thêm thông tin về đối tượng tìm kiếm. Tuy nhiên người cung cấp thông tin cho biết, họ nhận được thông tin này thông qua một người bạn ở Việt Nam, không trực tiếp từ gia đình, và cho đến nay chưa liên hệ lại được.
Hiện Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đề nghị các cá nhân hoặc tổ chức, nếu có thông tin về trường hợp của chị Lương Ngọc Hoàn và Lương Thị Hải Yến ở thành phố Sendai được cho là bị mất tích trong trận động đất và sóng thần vừa qua, thì cung cấp ngay cho Đại sứ quán để thông báo với cơ quan chức năng của Nhật Bản.
Tác giả : Trung Kiên
Còn người Việt mất tích trong thảm hoạ kép ở Nhật BảnBáo Phú Yên
Có người Việt mất tích trong sóng thần Nhật BảnTuổi Trẻ
Thanh Niên -VietNamNet -Lao động
-Thông tin về người Việt mất tích trong thảm họa ở Nhật (Bee)-
Sau khi hãng tin Kyodo dẫn nguồn tin quan chức ngoại giao Nhật Bản nói rằng có công dân Việt Nam trong số những người nước ngoài mất tích sau thảm họa kép động đất-sóng thần xảy ra ngày 11/3, phóng viên TTXVN tại Nhật Bản sáng 17/5 đã trực tiếp gọi điện thoại đến Trung tâm tư vấn thông tin về người mất tích trong thảm họa của Cảnh sát tỉnh Miyagi, nơi công bố danh sách những người được coi là mất tích, để hỏi thông tin.
Trong danh sách của trung tâm này, có một người Việt Nam tên là Nguyen Hung Tuan (theo cách sắp xếp họ tên khi đăng ký thẻ cư trú tại Nhật Bản thì tên người này có thể là Nguyễn Tuấn Hùng hoặc Nguyễn Tuấn Hưng).
Nhân viên của trung tâm trên trả lời rằng họ không có thông tin gì về người Việt Nam này. Về nguyên tắc, trung tâm ghi lại và công bố danh sách những người chưa liên lạc được sau động đất khi thân nhân của họ đề nghị trung tâm giúp đỡ tìm kiếm. Sau khi đã liên lạc được với những người này, thân nhân của họ phải gọi điện đến trung tâm thông báo để gạch tên những người đó trong danh sách mất tích.
Như vậy, có khả năng sau khi xảy ra động đất, do không liên lạc được bằng điện thoại nên một người bạn hoặc thân nhân của người Việt Nam trên đã đề nghị trung tâm đưa tên Nguyen Hung Tuan vào danh sách những người mất tích để nhờ tìm kiếm.
Phát ngôn của quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng chỉ dựa vào danh sách những người mất tích do các sở cảnh sát địa phương cung cấp, hoặc dựa vào danh sách những công dân chưa liên lạc được sau động đất mà các đại sứ quán nước ngoài tại Nhật Bản cung cấp trực tiếp cho họ.
Về công dân Việt Nam có tên như trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản chưa nhận được yêu cầu xác minh từ thân nhân của người nào có tên như vậy.
Theo số liệu tính đến ngày 15/5, trận siêu động đất 9 độ Richter gây sóng thần ngày 11/3 tại Nhật Bản đã khiến 15.057 người thiệt mạng và 9.121 người vẫn mất tích.
(Theo TTXVN)
Tìm kiếm những thi thể nạn nhân bị chôn vùi dưới đống đổ nát của động đất và sóng thần. Ảnh: AFP |
Nhân viên của trung tâm trên trả lời rằng họ không có thông tin gì về người Việt Nam này. Về nguyên tắc, trung tâm ghi lại và công bố danh sách những người chưa liên lạc được sau động đất khi thân nhân của họ đề nghị trung tâm giúp đỡ tìm kiếm. Sau khi đã liên lạc được với những người này, thân nhân của họ phải gọi điện đến trung tâm thông báo để gạch tên những người đó trong danh sách mất tích.
Như vậy, có khả năng sau khi xảy ra động đất, do không liên lạc được bằng điện thoại nên một người bạn hoặc thân nhân của người Việt Nam trên đã đề nghị trung tâm đưa tên Nguyen Hung Tuan vào danh sách những người mất tích để nhờ tìm kiếm.
Phát ngôn của quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cũng chỉ dựa vào danh sách những người mất tích do các sở cảnh sát địa phương cung cấp, hoặc dựa vào danh sách những công dân chưa liên lạc được sau động đất mà các đại sứ quán nước ngoài tại Nhật Bản cung cấp trực tiếp cho họ.
Về công dân Việt Nam có tên như trên, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản chưa nhận được yêu cầu xác minh từ thân nhân của người nào có tên như vậy.
Theo số liệu tính đến ngày 15/5, trận siêu động đất 9 độ Richter gây sóng thần ngày 11/3 tại Nhật Bản đã khiến 15.057 người thiệt mạng và 9.121 người vẫn mất tích.
(Theo TTXVN)