Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Hitler và thế hệ Internet ở Trung Quốc

-Hitler và thế hệ Internet ở Trung Quốc

Asia Times Richard Komaiko Ngày 25 tháng 5 năm 2011

Vào hôm thứ Năm ngày 19 tháng 5, đạo diễn điện ảnh nổi tiếng người Đan Mạch Lars von Trier đã công khai bày tỏ sự cảm thông dành cho Adolph Hitler. Ban giám đốc của liên hoan phim Cannes nổi tiếng thế giới đã lập tức ra thông báo rằng Von Trier không còn được chào đón tại ngày hội này nữa. [1]

Đây là một quyết định can đảm, nhất là nếu xét rằng bộ phim mới nhất của Von Trier đang được coi là một đối thủ cho giải cao nhất của liên hoan phim này. Trong khi đó thì ở một đất nước cách xa Cannes cả một đại dương thì mối thiện cảm dành cho Hitler đang trở thành một hiện tượng phổ biến thế mà hành động cản đảm như thế lại tìm chẳng ra. Trong thế giới blog ở Trung Quốc hiện nay có một xu hướng ngày càng lan rộng ấy là ca ngợi hoặc bày tỏ sự ủng hộ dành cho Hitler. Nếu chính quyền Trung Quốc không giải quyết được vấn đề này, những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra.
Câu chuyện đồn đại
Một câu chuyện đồn đại đang lan truyền như một thứ vi-rút trên khắp nước Anh khẳng định rằng Hitler sinh ra ở Áo và được một gia đình Hoa kiều sống ở Vienna nuôi dạy.  Theo câu chuyện đồn đại này thì một gia đình họ Giang đã tình cờ gặp Adolf khi đó còn trẻ – sinh ngày 20 tháng 4 năm 1889 – khi người thanh niên này đang lâm vào cuộc sống khó khăn ở Vienna.

Gia đình này đã đón anh ta về nhà cho ở nhờ, nuôi ăn học. Do được giúp đỡ như vậy cho nên Hitler đã mãi mãi giữ lòng tri ân và ngưỡng mộ dành cho dân tộc Trung Hoa. Câu chuyện đồn đại này còn khẳng định rằng Hitler đã bí mật giúp đỡ Trung Quốc trong Thế chiến II và tham vọng cuối cùng của ông ta là chinh phục thế giới để rồi chia sẻ với Trung Quốc, toàn bộ phần đất ở phía tây Pakistan sẽ do Thống chế quản lý còn toàn bộ phần đất ở phía đông Pakistan sẽ là lãnh thổ của người Trung Quốc.
Câu chuyện đồn đại này có vẻ như đã được thế hệ Internet ở Trung Quốc hưởng ứng rất mạnh. Hôm mồng 10 tháng 5 năm 2011, một người dùng mạng Kaixin, tương tự như Facebook của Trung Quốc, đã đăng một phiên bản của câu chuyện đồn đại nói trên trang blog cá nhân của mình. Bài viết này đã thu hút một lượng người xem khổng lồ, với hơn 170 000 lượt người xem và 40 000 bình luận.
Trong số những người đã để lại lời bình luận thì 38.8% tin rằng Hitler đã do người Trung Quốc nuôi dạy, 7.1% tin rằng Hitler đã ủng hộ Trung Quốc trong Thế chiến II, 4.6% coi Hitler là một anh hùng còn 9.1% hi vọng rằng Trung Quốc sẽ có một lãnh tụ giống như Hitler.
Câu chuyện đồn đại này càng lan rộng trên mạng xã hội của Trung Quốc thì sự ngưỡng mộ dành cho Hitler càng gia tăng mạnh hơn. Những bài viết trên blog có đầu để chẳng hạn như “Tại sao tôi thích Hitler” [2] xuất hiện mỗi ngày và một tỉ lệ ngày càng gia tăng thanh niên Trung Quốc chọn cách bày tỏ tình cảm yêu nước bằng cách lên tiếng ủng hộ Hitler.
Sự thật
Đối với mọi người ở khắp nơi trên thế giới này trừ Trung Quốc thì điều đương nhiên là câu chuyện đồn đại về người Trung Quốc đã nuôi dạy Hitler chẳng có cơ sở nào trong lịch sử hoặc chẳng có bất kỳ sự thật nào. Nhưng vì lợi ích của các đồng chí Tàu khựa không nhìn thấy cái điều lừa dối hiển nhiên này thì tôi cũng muốn dành chút thời gian để xua tan cái câu chuyện đồn đại trên và giải thích sự thật về mối quan hệ giữa Hitler và Trung Quốc.

Hitler không hề được người Trung Quốc nuôi dạy. Hitler sống cùng gia đình cho tới quãng 15 tuổi thì ông ta dời nhà đến sống ở Vienna. Những năm tháng ông ta sống một mình ở Vienna được mô tả kỹ lưỡng trong Chương II của cuốn hồi ký Mein Kampf – Cuộc chiến của tôi [3].Trong chương này chẳng thấy chỗ nào nhắc tới một gia đình người Trung Quốc cả.  
Chữ “Trung Quốc” thậm chí không hề xuất hiện trong cuốn sách này, cả chữ “Giang” hoặc “Chung” [Cheung] cũng vậy. Hoàn toàn không có chỉ dấu nào cho thấy Hitler có bất cứ mối quan hệ có ý nghĩa nào với người Trung Quốc hồi ông ta còn trẻ.
Hitler không ngưỡng mộ dân tộc Trung Quốc. Trên thực tế, không có gì xa sự thật hơn cái điều cho rằng ông ta ngưỡng mộ dân tộc Trung Quốc. Hitler coi người Trung Quốc như là một chủng tộc hạ đẳng. Nhiều blogger Trung Quốc đã hồ đồ khi chỉ ra rằng Hitler có lần đã nói: “Dân tộc Trung Quốc không giống như rợ Hung hoặc người Tartar, họ mặc quần áo bằng da, họ là một chủng tộc đặc biệt; họ là một chủng tộc văn minh”
Câu trích dẫn nói trên chỉ thay cho ý kiến cho rằng Hitler đã coi người Trung Quốc được xếp ở vị trí cao hơn so với người Mông Cổ nằm ở trên thái cực biểu tượng chủng tộc ngược lại, nhưng nó chẳng nói lên điều gì liên quan đến vị trí của người Trung Quốc nói chung. Trên thực tế thì Hitler đã tin rằng chỉ có người Aryan mới là “chủng tộc sáng tạo ra văn hóa”, trong khi người Trung Quốc và người Nhật Bản chỉ đơn thuần là “mang văn hóa”.
Hitler coi dân tộc Trung Quốc là một chủng tộc hạ đẳng và thực tế là ông ta đã đổ lỗi cho người Trung Quốc đã gây ra rất nhiều vấn đề cho thế giới. Để biết thêm thông tin, hãy xem The racial state: Germany, 1933-1945 [nhà nước chủng tộc: Nước Đức, 1933-1945] của Michael Burleigh.
Hitler không ủng hộ Trung Quốc trong Thế chiến II. Trong Thế chiến II Trung Quốc nhận được sự ủng hộ chủ yếu của Hoa Kỳ. Năm 1941, Không lực Hoa Kỳ đã thành lập một phi đội mang tên Phi Hổ [Flying Tigers] để thực hiện các phi vụ bí mật trên khắp vùng Đông Á nhằm bảo vệ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa trước các cuộc tấn công của người Nhật.
Là một hậu duệ của một phi công tham gia Phi Hổ, tôi rất hãnh diện về sự giúp đỡ của người Mỹ dành cho người Trung Quốc. Trung Quốc còn nhận được sự giúp đỡ vật chất của nước Anh và Liên bang Sô Viết. Trung Quốc hoàn toàn không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào từ chế độ Đức Quốc Xã. Có rất nhiều tài liệu lịch sử về chủ đề này. Để biết thêm thông tin, hãy xem Hitler’s Foreign Policy 1933-1939: The Road to World War II by Gerhard L Weinberg [Chính sách đối ngoại của Hitler 1933-1939: Con đường tới Thế chiến II ] của tác giả Gerhard L Weinberg.
Hitler không định chia sẻ quyền lực với Trung Quốc. Không có một chút bằng chứng lịch sử nào gợi giả thuyết Hitler ấp ủ ý nghĩa trên. Trái lại, Hitler đã giao Trung Quốc vào tay kẻ thù truyền kiếp của Trung Quốc là Nhật Bản. Thậm chí sau đó Hitler chỉ miễn cưỡng chấp nhận quan điểm về chủ quyền của nước châu Á này đối với vùng Đông Á.
Lý do
Bằng cách nào mà thế hệ Internet ở Trung Quốc lại nhiễm phải cái tình cảm yêu mến dành cho Hitler và tại sao họ lại được chuẩn bị để quá dễ dàng để tin vào câu chuyện đồn đại hiển nhiên là ngụy tạo như vậy?  
Năm 2007, tác giả người Trung Quốc tên là Tống Hồng Binh [Song Hongbing] đã xuất bản một cuốn sách có đầu đề Cuộc chiến tranh tiền tệ  [The Currency War]. Cuốn sách này là một mớ hổ lốn những âm mưu bài Do Thái liên quan đến cách người Do Thái kiểm soát nguồn tiền lưu thông và giật dây các sự kiện trên thế giới để làm giàu. Khi nền kinh tế toàn cầu chững lại hồi năm 2008 thì cuốn Cuộc chiến tranh tiền tệ đã được lăng xê và trở thành một cuốn sách nằm trong những cuốn sách bán chạy nhất ở Trung Quốc và các hiệu sách ở Trung Quốc không có đủ sách để bán. [4]
Nhưng ngoài sự cố nói trên thì Trung Quốc thường không có sự liên hệ với thái độ bài Do Thái.
Quả thực, theo một số sinh viên ở Bắc Kinh được tác giả bài viết này phỏng vấn thì chữ “Hitler” không hề gợi ra những hình ảnh bài Do Thái hoặc sự diệt chủng mà chỉ gợi ra hình ảnh về lãnh tụ mạnh mẽ và lòng ái quốc. Các sinh viên này nói rằng họ ngưỡng mộ Hitler vì ông ta có khả năng đoàn kết đất nước và khôi phục lại một vị trí được tôn trọng trên vũ đài quốc tế.
Theo các sinh viên này thì tình hình ở Trung Quốc ngày nay giống hệt với tình hình ở nước Đức thời nền Cộng hòa Weimar [từ 1919 đến 1933] đã đưa Hitler lên cầm quyền: lạm phát làm tê liệt đất nước, lòng tự hào dân tộc bị tổn thương và lúc nào cũng thấy quanh mình có kẻ thù. Nhiều người Phương Tây có thể ngạc nhiên khi biết rằng thanh niên Trung Quốc đang thực sự cảm thấy ngột ngạt vì họ không có một thời cơ kinh tế.
Người Phương Tây thường tập trung một cách thiển cận tới tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc là xấp xỉ 9% mỗi năm.  Mặc dù đây là một chỉ số quan trọng về sự thịnh vượng, song nó phải được xem xét song song với những cách đo lường khác nữa, chẳng hạn như lạm phát và giá bất động sản ngày một tăng cao.  
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng 5% trong quý 1 của năm 2011. Điều này nghĩa là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế chỉ là 4%. Ngoài ra, giá bất động sản tại nhiều thành phố đang tăng với tốc độ 20% mỗi năm. Hãy xem xét những con số này và đặt bạn vào địa vị một sinh viên đại học bình thường mới tốt nghiệp gần đây ở Thượng Hải chẳng hạn.
Bạn kiếm được thu nhập kha khá, nhưng bạn không có khả năng trả tiền dần cho một chỗ ở be bé mua trả góp, cho nên bạn phải ở nhà thuê trong một vài năm. Nhưng bởi vì giá bất động sản tăng nhanh gấp nhiều lần so với nền kinh tế chung, vì thế bạn càng đợi thì bạn càng không có đủ tiền để mua nhà. Và theo quan niệm của người Trung Quốc thì nếu bạn không có đủ tiền mua nhà thì đừng có lập gia đình, vân vân và vân vân.
Cảm nhận được nỗi lo âu kinh tế này thì chúng ta sẽ đưa chúng ta tiến thêm một bước để hiểu được sự ngưỡng mộ của thế hệ Internet ở Trung Quốc đang dành cho Hitler: họ đang khao khát một lãnh tụ mạnh mẽ để nhấc họ ra khỏi những nỗi thống khổ kinh tế. Nhưng phải chăng không có những lãnh tụ mạnh mẽ khác trong lịch sử để lựa chọn? Tại sao không chọn một lãnh tụ có danh tiếng không bị vấy những vết ô nhục của sự xâm lăng?   Tới đây thì chịu không ai thực sự hiểu nổi. Mặc dù không rõ có phải là họ đã chọn Hitler như là tiếng kêu gào đoàn kết, nhưng điều chắc chắn là sự đồng cảm dành cho Hitler sẽ có một tác động tai hại tới tham vọng của Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.
Những hậu quả
Tác động nhãn tiền nhất do hiện tượng Hitler gây ra sẽ được cảm nhận thấy ở Nhật Bản. Từ nhiều chục năm nay chính phủ Trung Quốc đã đề nghị Tokyo sửa chương trình học môn lịch sử ở trường phổ thông để phản ánh đầy đủ những sự kiện khủng khiếp mà quân đội Nhật đã giáng xuống thành phố Nam Ninh trong Thế chiến II.
Đề nghị này trước nay đã là một trong những điểm gây bất đồng lớn nhất trong quan hệ Nhật-Trung. Giả sử như rút cục là chương trình học môn sử của chính Trung Quốc cũng không nói đầy đủ tới những sự kiện khủng khiếp mà lính Đức đã gây ra cho người Do Thái ở châu Âu thế thì chính phủ Trung Quốc sẽ chẳng có lý do gì để cao giọng đạo đức và sẽ hoàn toàn không có cái kiểu quay quắt như hiện nay trong quan hệ với Tokyo.
Hiện tượng Hitler sẽ còn gây tác động tiêu cực tới quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng có chung biên giới trên đất liền. Các nước như Ấn Độ và Việt Nam đã bắt đầu lo ngại việc Bắc Kinh đang tăng cường lực lượng mà cứ mỗi năm lại tăng lên hai con số trong suốt 5 năm qua.
Nếu các nước láng giềng phát hiện ra rằng nhân vật được giới trẻ Trung Quốc hâm mộ nhất là một gã đàn ông nổi tiếng nhất về chuyện bành trướng thế thì họ sẽ bắt đầu có cảm giác nghi ngờ và họ sẽ tăng cường chuẩn bị các nguồn lực xã hội cho sự đối đầu. Phản ứng này có thể gây ra một tác động ngược lại ấy là nó sẽ thổi bùng thêm ngọn lửa ái quốc của người Trung Quốc và làm gia tăng những căng thẳng xung quanh vấn đề biên giới.
Nhưng hậu quả lớn nhất của hiện tượng Hitler chắc chắn sẽ được cảm nhận thấy trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Washington. Lực lượng làm chính sách đối ngoại của Trung Quốc dành nhiều nguồn lực ở Washington để quảng bá ý tưởng về “sự trỗi dậy hòa bình của Trung Quốc”, một hình thức của chủ nghĩa biệt lệ [exceptionalism] cho rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không phụ thuộc vào xung đột vũ trang.
Do sức thuyết phục không thể cưỡng lại của tài liệu lịch sử đáng tin cậy tương phản lại với điều nói trên, cho nên lý thuyết trỗi dậy hòa bình kia cũng chỉ gây được sự chú ý trong giới quan chức hạn hẹp ở Washington chứ còn công chúng chẳng ai buồn nghe. Nhưng khi những người thiết kế chính sách đối ngoại của Mỹ phát hiện ra rằng giới trẻ Trung Quốc đang tôn sùng kẻ hung hăng nổi tiếng nhất trong lịch sử thì lý thuyết trỗi dậy hòa bình kia sẽ mất hết tính đáng tin cậy và những ai đang tìm cách mô tả Trung Quốc như là một mối đe dọa đối với những lợi ích của nước Mỹ sẽ càng có thêm sự khuyến khích.
Cách giải quyết
Trước mắt phải có hành động nhằm giáo dục cho giới trẻ Trung Quốc về sự thật của Thế chiến II và chỉ cho họ thấy lịch sử đã phê phán sự cai trị của Hitler như thế nào.
Như là một bước đi đầu tiên, trang Kaixin nên gỡ bỏ những bài viết kích động và ra một thông báo công khai cải chính những sự kiện. Giống như Facebook rút cục đã hiểu ra rằng họ có nghĩa vụ an ninh công cộng phải gỡ bỏ một trang kêu gọi “intifada lần thứ 3”, [5] thì Kaixin cũng phải hiểu ra rằng họ là một trong những phương tiện thông tin đại chúng lớn nhất ở Trung Quốc cho nên họ không được phép dung thứ những ý kiến bày tỏ sự ủng hộ dành cho những kẻ khởi xướng sự xâm lăng.
Thứ hai, Bộ Giáo dục của Trung Quốc nên tiến hành xem xét lại toàn bộ chương trình môn lịch sử ở trường phổ thông của Trung Quốc để đảm bảo rằng cách họ giải quyết vấn đề Thế chiến II phải phù hợp với những chuẩn mực học thuật quốc tế.
Cuối cùng, các tổ chức Do Thái liên quan, từ Bộ Ngoại giao của Israel cho tới Bảo tàng Nạn diệt chủng người Do Thái ở Mỹ, nên phối hợp với các đối tác Trung Quốc như Trung Tâm nghiên cứu Do Thái ở Thượng Hải và Viện Trung Quốc-Do Thái, để đẩy mạnh giáo dục về nạn diệt chủng người Do Thái do Hitler gây ra và nhận thức về nạn diệt chủng đang diễn ra ngày hôm nay.
Triết gia kiêm nhà tiểu luận, nhà thơ và nhà tiểu thuyết người Mỹ gốc Tây Ban Nha George Santayana đã dạy rằng những ai không học từ lịch sử thì chắc chắn sẽ lặp lại lịch sử. Điều duy nhất còn thảm hại hơn cả việc lặp lại lịch sử do chúng ta không học từ những sai lầm của chúng ta ấy là sự lặp lại lịch sử xuất phát từ chỗ có những người khác đã quên học những bài học đó. 
Chú thích
1. Von Trrier bị đuổi khỏi Liên hoan phim Cannes vì những nhận xét về Đức Quốc Xã, bài đăng trên tờ New York Times, ngày 23 tháng 5 năm 2011.
2 Bấm vào đây để xem bản dịch câu chuyện đồn đại được dịch sang tiếng Trung.
3. Tiểu thuyết Cuộc chiến của tôi của Hitler, Chương II.
4. Trung Quốc, những âm mưu bài Do Thái và Phố Wall, bài đăng trên tờ New York Times số ra ngày 2 tháng 10 năm 2008.
5. Facebook đã gỡ trang đăng lời kêu gọi “Intifada lần thứ 3” [Cuộc nổi dậy lần thứ 3 của thế giới Hồi Giáo] chống lại Isreal, đài Fox News, ngày 29 tháng 3 năm 2011.
Richard Komaiko là tác giả của cuốn sách có đầu đề là Luật sư ở đất nước Trung Quốc hiện đại.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

-Tước danh hiệu công dân danh dự của Hitler

Trùm phát xít Đức Adolf Hitler - Ảnh: Getty Images
(TNO) 66 năm sau cái chết của Adolf Hitler, thành phố Amstetten ở Áo mới tước bỏ danh hiệu công dân danh dự của trùm phát xít này, theo Reuters.
Hôm 24.5, Thị trưởng Amstetten, Herbert Katzengruber, nói Hội đồng thành phố đã quyết định xóa tên Hitler ra khỏi danh sách công dân danh dự của thành phố với đại đa số phiếu tán thành. Chỉ có hai đại diện của đảng cực hữu FPO bỏ phiếu trắng.

Mặc dù câu chuyện về việc Hitler là công dân danh dự của thành phố Amstetten khá nổi tiếng, Hội đồng thành phố chỉ hành động sau khi có yêu cầu từ một thành viên thuộc đảng hoạt động vì môi trường là đảng Xanh.
Trước đó, ông Katzengruber nói ông không thấy có lý do gì để làm thế bởi theo nhiều chuyên gia, danh hiệu công dân danh dự của một người sẽ không còn tồn tại ngay khi người đó qua đời.
Giống như Amstetten, nằm cách thủ đô Vienna 140 km về phía tây, nhiều thành phố khác ở Áo cũng phong cho Hitler danh hiệu công dân danh dự sau khi Đức Quốc xã thôn tính nước Áo vào năm 1938.
Phần lớn, song không phải tất cả, các thành phố đó đã xóa tên Hitler sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945.
Các quan chức ở thành phố Waidhofen an der Ybbs, nằm gần Amstetten, thừa nhận Hitler có tên trên danh sách công dân danh dự của thành phố, song cho biết họ không có kế hoạch xóa bỏ một cách chính thức.
Những người này cũng lập luận rằng danh hiệu công dân danh dự của một người tự động mất đi sau khi người đó qua đời.
Sơn Duân



- Về bài viết “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4″

Kami

-Lời tác giả: Sau khi bài viết “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4” của tôi đăng trên trang blog RFA ngày 28/4/2011. Bài viết này đã có sức truyền tải nhanh, được nhân rộng và có rất nhiều các phản hồi dưới dạng thư ngỏ bài viết hay comments của các blogger và độc giả trên mọi trang web site trong nước và nước ngoài, có lẽ vì vấn đề nhạy cảm của nó. Để đáp lại, tác giả xin được phản hồi chung cho các đóng góp nói trên dưới dạng một bài viết.

Trân trọng.

*

Phần I: Vì sao tôi viết bài “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4″?


Khác với mọi năm, thời tiết những ngày vừa qua ở Hà nội, mát mẻ dễ chịu khác thường. Nhưng ngược lại, cộng đồng mạng lại nóng bỏng xung quanh chủ đề bài viết “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4” của tôi, đăng trên blog RFA. Nếu bạn thử search cụm từ  “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4″ trên Google, thì chỉ sau 0.45′ (giây) sẽ có trên dưới 1 triệu kết quả. Không chỉ các trang website hay blog lề bên trái mà cả lề phải cũng không thể bỏ qua bài viết này, với nhiều bài viết mang tính trao đổi của các bloggers có tên tuổi là bạn bè như: Lê Minh , Lê Quốc Tuấn Thằng Nông Dân . Hay cũng có blogger chắc giận dữ quá, nên đã tự  coi lá thư ngỏ trên là của Kami gửi cho mình (!?), được xếp trong chồng thư lưu trữ cá nhân và yêu cầu Kami Xin đừng gọi chúng tôi là bạn bè? , và ngoài ra còn có tới cả ngàn comments ủng hộ, phản đối vì tính nhạy cảm của  lá thư.

Bên cạnh đó còn có không ít bạn đọc tốt bụng, chắc là vì lo lắng đã gửi nhiều tư liệu, dẫn chúng giúp cho Kami phản biện các bài viết và phản hồi xung quanh bài viết này. Đặc biệt, là không ít bạn kêu gọi và yêu cầu Ka mi phải lên tiếng, hồi đáp chứ đừng có hợm hĩnh trong sự im lặng đáng sợ. Nhưng mong bạn đọc rộng lòng thông cảm, vì đang là kỳ những ngày nghỉ dài ngày, hơn nữa, các bài viết và các comments phản hồicủa các bloggers và các members vẫn còn tiếp tục, không có chiều hướng chấm dứt.

http://www2.vietbao.vn/images/vivavietnam_vne/the_thao/10994008_DSC_0137.jpg

http://a8.vietbao.vn/images/vn855/bong-da/55212336-vtc_260055_Image_26.jpg

Xin đừng chủ quan & xem thường với những hiện tượng kiểu này.




Thường ngày, tôi có cái thú thích xem đánh cờ tướng, vì cụ ông thân sinh ra tôi dù đã cao tuổi nhưng có thể nói là cụ nghiện đánh cờ. Bạn đánh cờ của cụ là các bác, các chú bạn bè hàng xóm đã nghỉ hưu, nhiều thời gian rảnh rỗi. Trong vườn nhà tôi có một gốc sấu to, tán rộng mát cả ngày là nơi tụ tập của các cụ cao niên. Mọi người tới đây để uống nước chè và nói chuyện chính trị, xã hội. Tất nhiên là không thể thiếu món cờ tướng.

Tôi chơi cờ cũng không mấy cao, nhưng so với các cụ già thì hơn, vì mình nghĩ nhanh hơn, nên khi rỗi rãi hay ra ngồi xem các cụ đánh cờ,  khi ngồi xem thì tôi hay xúi cho một bên nào đó vào lúc thế cờ đang bí. Phần lớn, bên được tôi xúi thường lật được ngược thế cờ, và thắng lại đối thủ của họ. Khi đó các cụ tấm tắc khen tôi, nhưng không thể thiếu câu “Đúng là cờ ngoài, bài trong”. Nghĩa là người trong cuộc chơi thì khó mà tỉnh táo, nhất là mấy ông bên thua mà còn hay cay cú, thì hay đánh bừa, đánh ẩu, mà dân chơi cờ họ gọi là loại chơi cờ “vồ”. Đánh cờ mà không tính việc được thua làm trọng, mà chì tìm mọi cách để “vồ” (ăn) quân của đối phương cho hả giận, đỡ cay cú thì bao giờ mới thắng được đối phương.

Thâm tâm tôi luôn nghĩ, những vị ấy chỉ phù hợp với những công việc dùng cơ bắp, chứ mấy công việc dùng tới tri thức, trí tuệ như công việc vận động cho công cuộc dân chủ ở Việt nam chẳng hạn thì e không hợp. Đó cũng chính là  lý do thứ nhất, vì sao tôi viết bài “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4″.

Con người ta ai cũng vậy, khi mình quan tâm hay đặt niềm tin của mình vào một cái gì, thì cái đó luôn là ước vọng, là mối quan tâm và luôn mong cái đó trở thành hiện thực. Với tôi cũng vậy, tôi đặt niềm tin của mình về một chế độ tự do, dân chủ (người dân là chủ), một nhà nước cai trị bằng luật pháp, nơi đó mọi công dân đều bình đẳng về mọi mặt sẽ hiện diện ở Việt nam trong tương lai không xa. Cách đây khoảng một năm, trước Đại hội đảng XI, trong một lần nói chuyện với blogger AnhBaSG, khi ấy tôi còn rất lạc quan. Khi đó tôi có nói với anh ta rằng, chắc trong vòng 5 năm nữa chính trị Việt nam sẽ có thay đổi sâu rộng, nghĩa là sẽ có sự chấp nhận đa nguyên, đa đảng. Nhưng rồi, tình hình đàn áp phong trào đấu tranh đòi dân chủ của các nhà bất đồng chính kiến của chính quyền trong nước ngày càng khốc liệt, hễ cứ nhú lên cái mầm mống chống đối nào tức thời bị triệt hạ không thương tiếc. Tình hình trong nước là như thế, ngày càng bế tắc, tưởng chừng như đi vào ngõ cụt khiến nhiều người trong đó có tôi ngày một thất vọng. Với những người đang nuôi sự hy vọng như tôi chắc chắn phải dành thời gian để chiêm nghiệm và đánh giá  vì sao phong trào vận động dân chủ cho Việt nam lại lâm vào bế tắc như vậy? Phải chăng, lý do chính là do chưa tập hợp được lực lượng đông đảo quần chúng nhân dân trong nước? Đó là  lý do thứ  hai,  khiến tôi viết lá thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4.

Cá nhân tôi luôn nghĩ, một thể chế chính trị dân chủ sẽ không tự nhiên mà đến, bởi lẽ không có một kẻ cầm quyền nào dễ dàng từ bỏ quyền lực của họ và đồng bọn. Muốn có nó thì mọi người phải cùng góp sức và đồng lòng để giành lấy, nhất là đối với thành phần trí thức thì luôn luôn phải là lực lượng tiên phong, đi đầu trong công việc vận động cho một nền dân chủ thông qua việc lên tiếng để mở mang dân trí và xã hội trong khả năng của mình. Đặc biệt là lĩnh vực truyền thông, thông qua đó để tuyên truyền, giải thích về những lợi ích, sự bất cập của một xã hội dân chủ đa đảng để người dân trong nước, đặc biệt là thành phần trí thức cấp tiến, hiểu quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của hiến pháp và pháp luật hiện hành.

Ngoài bạn bè trong nước, tôi cũng có nhiều bạn bè ở Hải ngoại, có cùng ước vọng kể trên giống như tôi. Họ cũng ở mọi miền và mọi quốc gia trên thế giới, với đủ thành phần: vượt biên, du học trước và sau giải phóng Miền Nam rồi ở lại v.v…, nhưng quan trọng nhất họ là những trí thức có tâm huyết với đất nước. Một điều băn khoăn và mong muốn nữa của tôi là hoà hợp, hoà giải dân tộc, nhất là đối với bạn bè người Việt ở Hải ngoại. Tôi đã thử nghiệm, trong việc mời anh Nguyễn Xuân Châu, một Việt kiều quốc tịch Úc hợp tác mở một trang blog chính trị xã hội, khá nổi tiếng có tên TIN TỨC HÀNG NGÀY, với tiêu chí “Thông tin vì sự tiến bộ của Dân trí & Xã hội“. Qua công việc này cho thấy việc những người Việt, sống dưới hai chế độ khác nhau, có cái nhìn khác nhau nhưng vẫn có thể hợp tác vì một mục đích chung, trên tinh thần trao đổi thẳng thắn và cầu thị.

Tuy là người sáng lập, nhưng tôi đã tin tưởng giao cho anh Châu chịu trách nhiệm điều hành chung, tuy bước đầu không tránh khỏi những bất đồng, do hai người sinh ra và lớn lên trong hai chế độ xã hội khác nhau, chịu ảnh hưởng của hai nền giáo dục khác nhau, với tư tưởng khác nhau nhưng cùng một mục đích. Ví dụ quan điểm về lãnh tụ của mỗi bên (tôi và anh Châu) có khác nhau, đối với tôi ông Hồ Chí Minh, ông Ngô Đình Diệm, ông Lê Duẩn, ông Nguyễn Văn Thiệu v.v… là những con người của lịch sử Việt nam, hãy để cho họ yên chỉ đơn giản họ là người nhiều tuổi và đã quá cố. Nhưng anh Châu thì khác, anh ta với tư cách Admin nhưng ra sức bảo vệ lãnh tụ phía bên kia (VNCH) và hết lời xỉ vả lãnh tụ phe cộng sản, với những lời lẽ nặng nề, thô bạo. Thử hỏi như vậy có công bằng không? Tuy nhiên qua trao đổi, anh Châu cũng đồng ý với tôi trong việc dùng đúng và rạch ròi các chức trách của mình trong các vai: độc giả người Việt Hải ngoại, Chính trị gia  và Admin trang TTHN, vì mục đích chung.

Nói tóm lại, việc hoà giải, hoà hợp dân tộc không phải là một việc khó, nếu mỗi bên biết tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của phía bên kia một cách nghiêm túc. Chưa cần nói tới sự hoà giải giữa những người cộng hò và cộng sản, mà hãy bắt đầu từ ngay giữa chúng ta, nhưng người Việt nam trong nước và nước ngoài có chung một lý tưởng. Đó là  lý do thứ  ba,  khiến tôi viết lá thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4, để gửi cho các bạn bè tôi, những bloggers, những members đang sống, đang viết hay đang tham gia các diễn đàn ở Hải ngoại, cần có một suy nghĩ sâu và rộng hơn cho đại cuộc, để cổ vũ phong trào vận động dân chủ ở Việt nam.

Bài viết “Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4″, của tôi với nội dung đại ý là: kêu gọi các tổ chức chính trị, các members ở Hải ngoại nên có sự thay đổi triệt để sâu sắc về tư tưởng trong việc tuyên truyền, dân vận và lôi kéo quần chúng trong nước. Phải biết gạt bỏ hận thù cá nhân sang một bên, để tập trung tinh lực để chuẩn bị cho một cuộc xuống đường đồng loạt, đồng lòng của số đông dân chúng để tạo áp lực buộc chính quyền phải chấp nhận đối thoại, đó là mục đích lớn nhất, đó là đại cục. Còn việc hạ bệ thần tượng, lãnh tụ Hồ Chí Minh hay việc thay đổi mầu cờ, thay đổi quốc ca là những việc nhỏ (nhưng không đơn giản) khi đại cuộc đã thành công. Đó là quyết định của số đông dân chúng. Trước một công việc lớn, bao gồm những việc nhỏ mà cộng đồng người Việt hải ngoại đã và đang làm như hôm nay, thử hỏi là người có lý trí và suy nghĩ, họ sẽ chọn công việc lớn hay những việc nhỏ để làm trước? Xin đừng quên, nếu tiếp tục làm những việc nhỏ sẽ không bao giờ thu phục được lòng đa số người dân trong nước, đặc biệt là những người trong lực lượng vũ trang đang trung thành tuyệt đối với chế độ.

Trong toàn bộ bài viết, tôi không hề đả phá hay phê phán cờ vàng ba sọc đỏ, lá quốc kỳ của chế độ VNCH cộng hoà, nay là biểu tượng của người Việt quốc gia ở Hải ngoại, đơn giản vì tôi hiểu mỗi người có một niềm tin và biểu tượng quốc gia của họ, dù nó đã là quá khứ. Vấn đề là mỗi người có dứt bỏ những cái riêng tư của cá nhân mình vì sự nghiệp chung cho cả dân tộc Việt nam hay không?

Nhưng với cá nhân tôi và đông đảo người dân Việt nam, thì quan điểm “Nước Việt nam phải là một, dân tộc Việt nam phải là một” là bất di bất dịch, Việt nam phải là một quốc gia thống nhất vĩnh viễn, cho dù nó theo bất kể thể chế chính trị nào. Giang sơn này là do cha ông ta từ ngàn đời khai phá, để lại cho con cháu, dứt khoát không thể mang ra chia chác bởi các thế lực chính trị. Thử tưởng tượng, khi đất nước bị chia cắt, cùng là người Việt nam, sống trên mảnh đất Việt nam, nhưng khi người phía Nam đi thăm họ hàng ruột thịt của mình, là kẻ ở phía Bắc phải dùng passport thì bạn sẽ nghĩ ra sao, có hổ thẹn với tiền nhân hay không? Tất nhiên sẽ có những kẻ tầm thường, coi đó là chuyện bình thường chấp nhận được vì họ chỉ mưu cầu lợi ích cho cá nhân của họ.

Phải hiểu, trong trò chơi hay chiến tranh cũng thế, đã chơi là phải biết chấp nhận, chiến tranh là một canh bạc lớn giữa các phe phái. Đã thua là thua, thua là phải mất hết, phải chăng những người còn mang nặng hận thù, họ đã quên câu “Được làm vua, thua làm giặc” và “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân hay sao” hay sao? Từ muôn đời nay,  chính trị là là một canh bạc lớn, buộc phải xảo quyệt, bịp bơm và lường gạt. Chính Tổng thống VNCH đã từng tuyên bố câu nói “Đừng tin những gì Cộng sản nói, hãy xem những gì họ làm”, trong khi chủ trương công khai của những người cộng sản là “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào”. Vậy mà còn dại dột ký kết Hiệp định Paris năm 1973, để Mỹ rút rồi tự thất bại vì nhiều lẽ. Phải chăng do dại dột, ngây thơ hay thiếu hiểu biết về chiến lược chính trị, để rồi mắc lừa? Vậy mà 36 năm chưa tỉnh,  đáng tiếc có không ít người vẫn đổ lỗi cho đối phương không tôn trọng Hiệp định đã ký để cưỡng chiếm Miền Nam.

Nhớ chuyện khi xưa ở xứ Tàu, Hàn Tín người nước Sở, thấy Hàn Tín gầy gò yếu đuối, có gã bán thịt làm nhục bắt Tín luồn qua háng (trôn) của hắn. Mọi người thấy Hàn Tín bị nhục đều chê cười cho ông ta là người thấp kém, hèn hạ. Không những thế, Hàn Tín không có gì ăn, thường đi xin ăn của bà giặt lụa và hứa hẹn sau này làm nên sự nghiệp sẽ trả ơn ngàn vàng, cũng bị bà ta mắng cho. Vậy mà với ý chí của mình, ông trở thành là một danh tướng của Hán Cao Tổ Lưu Bang thời Hán Sở tranh hùng, có công rất lớn giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ lập nên nhà Hán kéo dài 400 năm. Vậy mà, khi công thành danh toại, ông ta đã đền ơn bà giặt lụa và không báo oán anh hàng thịt

Chuyện kể trên, âu cũng là một tấm gương và bài học cho những ai còn mang nặng và không quên được nỗi thù hận. Giá mà họ còn nhớ câu ca, có từ hơn 300 năm trước, khi cha ông ta đi mở nước xuống phía Nam:

Làm trai cho đáng nên trai.
Phú xuân cũng trải, Đồng nai cũng từng

(Còn nữa)

Xin xem tiếp Phần II: Phản hồi những ý kiến xung quanh bài viết

Ngày 02/5/2011

—————————–

-Thư ngỏ gửi bạn Kami nhân ngày 30-4 Lê Quốc Tuấn on Fri, 04/29/2011 - 20:20




Bạn thân mến,

Tháng Tư, nơi tôi ở đang chuyển mùa, những cơn mưa đầu xuân đang xối bỏ từng mảng băng tuyết mùa đông. Trên đài truyền hình Việt ngữ và các báo chí ở đây, tràn ngập hình ảnh, tin tức, hồi ký, tưởng nhớ ngày 30/4. Một ngày khó quên của gần 50 triệu người Việt khi ấy. Một ngày đã khiến cả triệu người vui cùng một triệu người buồn như một nhà lãnh đạo CS quá cố từng nhận xét, mà kỳ thực, những người vui hay buồn, hoặc cụ thể bao nhiêu người vui bao nhiêu người buồn thực ra cũng khó có thể biết được tận tường, trong khuôn khổ của một cuộc sống mà người dân đã phải quen với sự giả dối che đậy suy nghĩ thật của mình để có thể tồn tại. Như chính bạn đang phải vất vả lựa từng lời từng chữ để cố thể hiện suy nghĩ của mình trong câu thúc của những ràng buộc. Đấy chẳng phải là điều đáng buồn hay sao phải không bạn ?

Từ khởi điểm ấy, nếu chỉ nói bàn đến người thua kẻ thắng, về hai chữ "thua trận" và những người “thua trận” ở đây, như lời mở đầu của bạn, kể cũng khó. Bởi vì chẳng hóa ra chúng ta lại chỉ giới hạn những chia xẻ này ở đấy, trong khi đã 36 năm qua kể từ ngày ấy, những ai từng trực tiếp cầm súng, có lý tưởng hay đặc quyền đặc lợi gì đó trong cuộc chiến ấy đã nay đã tuổi tác cả rồi.

Thành ra, để tôi nói bạn nghe, vấn đề chính là ở chỗ: chẳng phải chỉ có ngần ấy người vui, bằng ấy người buồn thôi đâu, bạn không thấy rằng, kể từ ngày 30/4 ấy, tất cả mọi người Việt Nam, dù ở đâu trên khắp hành tinh này, đều là những người buồn cả hay sao ? Nỗi buồn ấy là : những người ở trong nước phải chịu đựng một chính quyền độc tài, không được quyền nói thật, còn những kẻ tha hương buồn nhớ đất nước mình da diết. Và tôi cho rằng đấy là một nỗi buồn hết sức lớn. Lớn hơn tất cả những mất mát khác.

Bạn mến,

Bạn thích chia xẻ suy nghĩ về chính trị ? Cụ thể là chính trị Việt Nam, qua những "đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong nước", "công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại" ...

Vậy ta sẽ bàn từ đó nhé.

Tôi bắt đầu từ nhận xét của bạn: “công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu. Mặc dù tự do, dân chủ để tiến tới xoá bỏ độc tài… cái đích mà các bạn đang hướng tới là chính nghĩa, là phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội loài người văn minh”.

Bạn ơi, trước tiên, phài nói ngay với bạn sự thực là không chỉ cộng đồng người VN ở Hải Ngoại vận động cho nền dân chủ ở VN, mà là cả biết bao con người trên toàn thế giới luôn vận động cho nền dân chủ ở VN và ở các nước thiếu dân chủ khác. Công cuộc vận động ấy, dù ở nhiều nơi, đã có kết quả khả quan, tốt đẹp như cuộc cách mạng nhung ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và cuộc "cách mạng hoa nhài" ở các nước Ả Rập gần đây, nhưng ở những nơi khác, cụ thể như ở VN của chúng ta vẫn là "con số không tròn trĩnh" như bạn nhận xét với một âm hưởng của sự thất vọng và chê trách.

Là một người sống ở hải ngoại, cá nhân tôi đón nhận sự chê trách và thất vọng này vừa bằng niềm vui, vừa bằng một nỗi buồn.

Niềm vui là vì thấy bạn thực sự có ước muốn dân chủ và bạn thất vọng khi thấy ước vọng ấy chưa đến được.

Nỗi buồn là khi thấy bạn chê trách không đúng người, đã đặt quá nhiều kỳ vọng vào vài triệu người Việt ở hải ngoại. Bởi vì sư thực là không ai có thể mang đến dân chủ cho bạn được trừ chính bạn. Lịch sử của các nước cho thấy chỉ hành động chính trị của chính người dân mới mang lại cho họ một nền dân chủ đúng nghĩa và xứng đáng. Bởi vì dân chủ không phải là một ý thích, một đặc quyền, mà người khác có thể ban cho chúng ta, dân chủ là cuộc sống, hơi thở, khao khát của một con người, một tập thể muốn thực sự làm chủ cuộc sống của mình.

Những chuyển biến tích cực về xu hướng dân chủ hóa trên thế giới, và những phong trào, hội đoàn đấu tranh cho dân chủ của người Việt ở Hải ngoại hoàn toàn chỉ có thể là những hỗ trợ, góp phần thức tỉnh ý thức dân chủ và thúc đẩy nhu cầu dân chủ ở trong nước chứ không thể là yếu tố quyết định để mang lại dân chủ cho tuyệt đại đa số người Việt trong nước.

Do đó, "dù tự do, dân chủ để tiến tới xoá bỏ độc tài… là chính nghĩa, là phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội loài người văn minh" nhưng ở Việt nam vẫn chưa có bóng dáng dân chủ, vẫn là "con số không tròn trĩnh" hoàn toàn không phải vì những người đấu tranh cho dân chủ ở hải ngoại là những "kẻ còn lạc trong rừng không biết lối ra, cho dù đã nhìn thấy chòm sao Bắc đẩu" mà chắc chắn từ hai nguyên nhân:

1. Vì đại đa số người dân trong nước chưa thực sự đói khát dân chủ.
2. Vì thế lực độc tài còn quá mạnh khiến hạt mầm dân chủ không thể bám rễ.

Tôi tin rằng không một ai lại không muốn làm chủ bản thân mình. Do đó nguyên nhân đầu tiên vừa nêu trên là không có thực. Và dưới một chế độ độc đảng, độc tài mà người dân trong nước phải "sống trong sự kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay" khiến người dân trở thành một loại "phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt”như bạn đã mô tả thì nguyên nhân thứ hai (kể trên) đã quá rõ ràng, phải không ?

Bạn mến,

Trở lại nhận xét của bạn về những người ở hải ngoại. Bạn cho rằng, cuộc đấu tranh dân chủ ở hải ngoại là "hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng" vì đã coi cuộc đấu tranh "chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN, thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ", "các tổ chức chính trị hải ngoại đã lẫn lộn giữa công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt nam với công việc phục quốc (khôi phục chế độ VNCH)", khiến bạn phải lên tiếng chất vấn : "36 năm qua, phong trào của các bạn đã làm được những gì có thể đe doạ sự bất an của chính quyền cộng sản hay chưa"...

Tôi là một người ở hải ngoại, từng đóng góp chút khả năng của mình vào công cuộc vận động dân chủ và cá nhân tôi cũng quen biết trực tiếp , gián tiếp nhiều người cùng chí hướng như thế, nhưng tôi không hề thấy mấy ai coi cuộc đấu tranh là nhằm để "tranh dành quyền lực lãnh đạo đất nước". Còn việc hạ bệ thần tượng HCM hoặc xóa bỏ quyền lãnh đạo độc đảng của đảng CSVN là điều cần làm, bởi vì đảng CS chính là tổ chức đã gây nên tình trạng "kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay" để áp chế chính người dân của mình và HCM chỉ đúng là kết quả của những "phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt của họ, làm cho đa số dân chúng luôn yêu quý sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh" như bạn đã vạch ra.

Nghĩa là, qua nội dung lá thư ngỏ rất chân tình của bạn, tôi thấy rằng, bạn nhìn nhận dân chủ là cần thiết; chế độ là sai lầm là trói buộc; bưng bít thông tin; một bộ phận dân chúng trong nước không nhỏ, đủ loại thành phần, kể cả các cán bộ đảng viên trong đảng CSVN đã bắt đầu chán ghét chế độ hiện tại; thần tượng HCM chỉ là kết quả của phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt (nói cụ thể hơn là đã bị tẩy não) nhưng khi những người đấu tranh cho dân chủ ở hải ngoại hướng đến việc thay đổi những điều ấy thì bạn lại cho là sai mục tiêu do đó sẽ không có hiệu quả...

Vậy, nếu bạn muốn những người đấu tranh ở hải ngoại phải "sửa đổi tới tận gốc" những chủ trương ấy thì theo bạn, những người HN nên làm gì ???

Bạn thân mến,

Bạn nhắc đến những Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v... và bạn sợ những chiến sĩ đấu tranh cho dân chủ này bị "mang tiếng khi người dân trong nước vơ họ vào chung một rọ với những kẻ có tham vọng khôi phục lại chế độ VNCH" ??? Là người từng đọc khá nhiều trang blogs của những tiếng nói trung thực trong nước, đây là lần đầu tiên, tôi mới thấy một người tự nhận là đấu tranh cho dân chủ ở trong nước có nhận xét giống các tiếng nói lề phải như thế.

Dĩ nhiên là còn nhiều điều nữa cần chia xẻ với bạn, về phương thức đấu tranh, tâm lý, vận động quần chúng, về thắng thua, thù hận, v.v... như bạn đã nêu ra, nhưng tôi xin tạm dừng ở đây. Khi khác sẽ trở lại với bạn nếu có dịp.

Lê Quốc Tuấn
(cuối tháng Tư 2011)


- Thư ngỏ gửi bạn ở Hải ngoại nhân ngày 30-4 kami -rfa

Hà nội, ngày 28 tháng 4 năm 2011

Bạn thân mến,

Bây giờ, khi ngoài trời nắng chói chang cùng với tiếng ve sầu kêu ra rả trên rặng xà cừ trước cửa nhà tôi báo hiệu mùa hè đã đến. Nó làm cho tôi chợt nhớ đến ngày 30/4, ngày mà cách đây 36 năm lực lượng quân đội VNCH đã buộc phải buông súng đầu hàng lực lượng quân đội của những người cộng sản, để cho đất nước ta thống nhất sau hơn 20 năm chia cắt. Ngày đó người ta bảo, nó đã làm cho hàng triệu gia đình vui vì chiến tranh chấm dứt và nó cũng là ngày nhiều triệu gia đình buồn vì họ ở tâm trạng những kẻ thua trận.

Với những người thuộc phe thắng trận, thì niềm vui của họ cũng dần phai nhạt, để nhường chỗ cho nhưng lo toan của cuôc sống thường ngày của mình. Những nghi lễ trọng thể, rầm rộ của chính quyền nhà nước bây giờ hình như cũng dần mai một, như họ cũng đã muốn quên đi vết thương lòng của những người phía bên kia. Nhưng ngược lại, với các bạn, những người thua trận thì hình như không thể quên được nỗi hận thù của mình. Tới mức ngày này được nâng tới mức là ngày quốc hận của những người từng sống hay phục vụ trong chế độ VNCH, điều này họ thường nhắc lại mỗi khi ngày 30/4 gần đến.

Bạn mến,

Người xưa thường nói “Giận quá thì mất khôn”, đó là họ chỉ nói tới sự giận dữ, chứ huống chi là nỗi hận thù. Khi mà nỗi hận này của các bạn, cũng vì bản thân đã bị mất nhà cửa, ruộng vườn, công danh sự nghiệp, nhiều người còn mất cả người vợ yêu quý của mình cho kẻ chiến thắng. Cũng có lẽ vì nỗi hận này, đã làm các bạn tỏ ra đã mất khôn, chính vì thế mà công cuộc vận động cho nền dân chủ của Việt nam hôm nay của cộng đồng người Việt nam ở Hải ngoại vẫn là con số không tròn trĩnh sau 36 năm đằng đẵng tranh đấu. Mặc dù tự do, dân chủ để tiến tới xoá bỏ độc tài… cái đích mà các bạn đang hướng tới là chính nghĩa, là phù hợp với xu thế tất yếu của xã hội loài người văn minh. Vậy mà người ta tưởng như các bạn vẫn như kẻ còn lạc trong rừng không biết lối ra, cho dù đã nhìn thấy chòm sao Bắc đẩu.

http://files.myopera.com/bimad/albums/3000621/thumbs/a1.jpg_thumb.jpg

Nói chính xác có lẽ là các bạn do hiểu biết về chính trị  chưa đủ, nên chưa chọn được một con đường đi đúng cho phong trào của mình. Khi tôi nói thẳng, nói thật những thiếu sót của các bạn ở đây, xin đừng vội chửi bới, miệt thị, vu khống tôi như mọi lần. Nếu coi sự đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại với chính quyền hiện tại ở trong nước cũng chỉ là một ván cờ tranh giành quyền lực lãnh đạo đất nước, bằng cách thông qua việc xoá bỏ đảng CSVN, thông qua việc hạ bệ thần tượng Hồ Chí Minh, để rồi xoá bỏ Cờ đỏ sao vàng để thay bằng Cờ vàng ba sọc đỏ … thì là hoàn toàn sai lầm ở mức nghiêm trọng. Chủ trương đó nếu không có sự sửa đổi tới tận gốc thì sẽ mãi mãi triền miên trong thất vọng.

Tại sao lại nói như vậy?

Cần hiểu rằng trong thời đại toàn cầu hoá, việc dựa vào sự hỗ trợ về mọi mặt một nước thứ ba như trước đây để làm cách mạng bạo lực giành chính quyền là hoàn toàn không thể. Phương thức duy nhất để thay đổi chế độ hiện tại là sử dụng đấu tranh bất bạo động với sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân, đặc biệt là người dân trong nước. Xin đừng quên Cách mạng phải là sự nghiệp của quần chúng, không có sự ủng hộ của quần chúng thì không thể có cách mạng. Và muốn để thu hút đông đảo quần chúng ủng hộ sự nghiệp cách mạng của mình thì các đảng chính trị, các chính trị gia hay các thành phần ủng hộ phải thông qua các phương tiện truyền thông để dân vận, nói đơn giản là phải biết vận động, tuyên truyền, giải thích cho quần chúng nhân dân ở trong nước hiểu bản chất, những vấn đề bất cập về chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân cũng như của chính quyền nhà nước liên quan tới cuộc sống của họ.

Trong mọi vấn đề của đời sống xã hội, kể cả vấn đề chính trị thì sự thiện cảm của người dân hay người tiêu dùng là hết sức quan trọng. Trong một xã hội đa nguyên đa đảng cũng vậy, nhiều cử tri đã dứt khoát không dành sự ủng hộ cho  một đảng chính trị qua lá phiếu bầu cử, cho dù đảng chính trị đó có đường lối chính sách tốt, đáp ứng được đa số nguyện vọng của số đông cử tri cũng vì họ có ấn tượng không thiện cảm đối với đảng chính trị đó. Đối với người dân trong nước hiện nay cũng vậy, đa phần là họ không có thiện cảm với các tổ chức chính trị ở Hải ngoại. Một phần họ có quá ít các thông tin về các tổ chức này, trong lúc truyền thông trong nước liên tục vu không và cáo buộc các tổ chức đó là những tổ chức khủng bố, phản động… Quan trọng và nguy hiểm hơn cả là các tổ chức chính trị hải ngoại đã lẫn lộn giữa công cuộc đấu tranh cho tự do dân chủ ở Việt nam với công việc phục quốc (khôi phục chế độ VNCH).

Không những vậy họ quên rằng người dân trong nước sống trong sự kìm kẹp, độc quyền thông tin hàng chục năm nay, đã tạo cho người dân phản xạ có điều kiện, ăn sâu vào máu thịt của họ, làm cho đa số dân chúng luôn yêu quý sùng bái lãnh tụ Hồ Chí Minh và lá cờ tổ quốc của họ. Ngược lại họ lại nặng về hạ bệ thần tượng và biểu tượng quốc gia của người Việt nam hiện nay, hành động đó, chẳng khác gì hành động chửi phủ đầu kẻ họ muốn lôi kéo, đó chính là yếu điểm đã làm người dân trong nước xa lánh và không thiện cảm với phong trào đấu tranh cho tự do và dân chủ.

Bạn thân mến,

Người Việt ở Hải ngoại luôn đề cao danh dự quốc gia (cũ) của họ, mà quên việc tôn trọng danh dự quốc gia của hơn 86 triệu người dân ở trong nước. Phải chăng họ quên câu “Đừng làm những gì với người khác mà mình không thích”?. Những người cộng sản trước đây, họ thành công trong việc thống nhất đất nước cũng vì họ biết dựa vào dân, dùng chiến tranh nhân dân và xây dưng trận tuyến lòng dân. Chính vì vậy cán bộ của họ được người dân che dấu và nuôi dưỡng, để tồn tại và phát triển ngay trong lòng kẻ thù. Như địa đạo Củ chi nằm sát nách Sài gòn đang còn đó là một minh chứng hùng hồn.

Một câu hỏi đơn giản dành cho các chính trị gia và đồng bào ở Hải ngoại là “Liệu có bao nhiêu % dân chúng trong nước dám và sẵn sàng nuôi dấu những người của phe phục quốc về nước hoạt động?”. Chỉ với một câu hỏi đơn giản như thế, mà câu trả lời của nó cũng là câu trả lời vì sao Việt nam chưa thể có cách mạng Hoa nhài, Hoa Sen để thay đổi chế độ.

Người Việt ở Hải ngoại thường tự hào  về một nền dân chủ non trẻ của họ, một chính quyền do dân cử thông qua một cuộc bầu cử tự do. Vậy thử hỏi dân Miền Nam ngày đó chọn thế nào? Vì sao chính quyền của họ tự tay chọn ra lại có các nhát tướng như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ…, khi mà buổi sáng hô tử thủ nhưng buỏi chiều đã vội đáp máy bay bỏ lại tất cả để chạy. Họ nói rằng thua do bị phía Hoa kỳ bỏ rơi, cắt viện trợ mà không tự hỏi mình vì sao Miền Bắc cũng như họ mà không bị đồng minh Liên xô, Trung quốc của họ bỏ rơi? Nói như vậy để mong các bạn Hải ngoại hãy biết chấp nhận sự thật, vì chiến tranh hay trò chơi cũng vậy, đã thua là thua, mình thua là do mình yếu và kém hơn đối thủ của mình. Không chấp nhận sự thật thì không thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình.

Chính vì những lẽ đó, đã làm cho hệ thống truyền thông ở Hải ngoại cũng vậy, thay vì chấp nhận và quên đi quá khứ, quên đi chuyện mình là kẻ thua trận, để tập trung trí lực cho công tác vận động, tập hợp lực lượng. Trên cơ sở một thái độ thân ái, bình đẳng và tôn trọng họ, thông qua đó để mở mang dân trí của dân chúng trong nước để tạo điều kiện cho một sự kiện đồng loạt, đồng lòng của số đông quần chúng trong tương lai. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, hãy thử đảo qua các trang mạng, các forum của bà con Hải ngoại xem các comments thì sẽ thấy thái độ độc đoán, coi thường các bạn đọc có chính kiến không giống của họ. Thử hỏi cứ như vậy thì có thể thâm nhập dân vận được hay không?

Bạn thân mến,

Một thực tế không thể chối bỏ, đó là một bộ phận dân chúng trong nước không nhỏ, đủ loại thành phần, kể cả các cán bộ đảng viên trong đảng CSVN đã bắt đầu chán ghét chế độ hiện tại, do những bất công và đặc biệt là vấn nạn tham nhũng. Nhưng họ không có sự lựa chọn khác cho mình và chắc chắn họ sẽ không chấp nhận để chọn một lực lượng chính trị lấy quốc kỳ VNCH cũ làm biểu tượng quốc kỳ cho đất nước Việt nam này trong tương lai vì đơn giản là họ không có thiện cảm với lá cờ này. Cũng có nghĩa là những người còn theo đuổi chủ trương phục quốc này sẽ không có hậu thuẫn của dân chúng trong nước hiện nay.

Nếu chúng ta hiểu, nguyên tắc quan trọng của chế độ chính trị dân chủ là tôn trọng ý kiến của số đông (đa số), việc quyết định quốc hiệu quốc gia, quốc kỳ hay quốc ca v.v… thì quyền định đoạt sẽ phải là quyết định của dân chúng thông qua một cuộc trưng cầu dân ý thông qua một bản Hiến pháp, chứ nó không thuộc về bất kỳ đảng phái hay tổ chức chính trị nào. Kể cả việc nhỏ như xoá bỏ thần tượng hay phá bỏ lăng Hồ Chí Minh hiện nay cũng là một chuyện không dễ mà làm. Cứ xem tình hình lăng Lênin ở Nga, đã hơn 20 năm cũng chưa thể có câu trả lời, bởi nó là vấn đề lịch sử, không thể tuỳ tiện theo ý của một lực lượng dân chúng chiếm số ít.

36 năm trong một chiều dài lịch sử của một dân tộc thì quá nhỏ bé và ngắn ngủi. Nhưng 36 năm với một đời con người đã là nửa cuộc đời. 36 năm qua cũng đã tạo ra vài ba thế hệ người Việt ở Hải ngoại, một số đã quên tiếng mẹ đẻ, không hiểu lực lượng kế cận của cuộc đấu tranh của người Việt ở Hải ngoại sẽ giải quyết ra sao? Không ai có thể định đoạt được mọi thứ theo ý cá nhân của mình, nhất là chuyện thay đổi một chế độ chính trị thì không hoàn toàn đơn giản như ta nghĩ. Tuy nhiên nếu nhìn lại giai đoạn lịch sử cận đại chính trị Việt nam gần đây trong thế kỷ XX, khi nhìn nhận thắng lợi của đảng CSVN thì mọi người cũng nên suy nghĩ và trả lời các câu hỏi vì sao?
  • Vì sao chỉ sau 15 năm thành lập, đảng CSVN đã giành được chính quyền?

  • Vì sao chỉ sau 20 năm, đảng CSVN đã chiến thắng quân đội Việt nam Cộng hoà thống nhất đất nước?

  • Vì sao họ (đảng CSVN) làm được các kỳ tích phi thường đó mà các tổ chức chính trị của người Việt ở Hải ngoại không làm được một phần nhỏ của họ trong suốt 36 năm qua?

v.v…………

Theo cá nhân tôi nghĩ, cộng đồng người Việt không thiếu người tài trong mọi lĩnh vực, kẻ cả lĩnh vực tổ chức đấu tranh chính trị. Không như một số bạn bè tôi, có nhận xét khi đọc các comments của các members Hải ngoại trên các diễn đàn cho rằng họ là những kẻ ít học. Nhưng họ thiếu một chiến lược đấu tranh đúng đắn có hiệu quả thay cho các việc làm mang tính chất khuếch trương, hình thức đơn lẻ của mỗi tổ chức hòng vừa lòng các ủng hộ viên của họ ở Hải ngoại mà không nghĩ tới lòng dân trong nước muốn gì ở họ.

Bạn mến,

Chắc chắn lá thư ngỏ bầy tỏ những suy nghĩ của tôi này sẽ gây một phản ứng dữ dội đối với cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, vì lẽ đời kẻ tầm thường như bạn hay như tôi chỉ thích những lời khen ngọt ngào, chứ trên đời có mấy ai thích lời chê trách, chỉ trích. Nhưng theo tôi, thuốc đắng mới dã tật, sự thật dù có mất lòng nhưng tôi vẫn cứ nói ra. Người ta sẽ bảo tôi là CAM, là cộng sản nằm vùng, khích bác nhằm phá hoại phong trào đấu tranh của các bạn. Nhưng thử hỏi 36 năm qua, phong trào của các bạn đã làm được những gì có thể đe doạ sự bất an của chính quyền cộng sản  hay chưa, thì chắc bạn sẽ thông cảm cho tôi.

Ngay từ hôm nay, mỗi thành viên của cộng đồng người Việt ở Hải ngoại, hãy gác lại thù hận của ngày hôm qua hay ý đồ phục quốc khôi phục cờ vàng, để bắt tay vào công cuộc vận động cho dân chủ một cách lành mạnh trong sáng. Đó là cách duy nhất để những người đấu tranh cho sự công bằng, cho lẽ phải như Cù Huy Hà Vũ, Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung v.v… không bị mang tiếng khi người dân trong nước vơ họ vào chung một rọ với những kẻ có tham vọng khôi phục lại chế độ VNCH.

Trong thời đại ngày nay, thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng một chế độ với nền kinh tế thị trường, nhà nước pháp quỳên và một xã hội dân sự là đích hướng đến tất yếu của mọi nhà nước tiến bộ, văn minh thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân trên thế giới. Để đến đích đó có nhiều con đường khác nhau, việc cố gắng khôi phục lại chế độ VNCH để hiện diện lại một lần nữa trên đất nước Việt nam của một số người, là một hành động không cần thiết, dễ gây hiểu lầm, không có lợi, nó đi ngược lại tiêu chí và mục đích của phong trào đấu tranh vận động cho dân chủ nói chung và trong nước nói riêng.

Nhân dịp ngày 30/4, ngày mà có nhiều triệu người vui và cũng có nhiều triệu người buồn, xin viết đôi dòng tâm sự cùng bạn những suy nghĩ của cá nhân tôi, một người Việt nam đang sống trong nước về phong trào đấu tranh vì một nền dân chủ ở Việt nam hiện nay.

Chúc bạn khoẻ và may mắn.

Mến.

Kami

———————-

*Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA

-Thư ngỏ của tác giả Kami gửi các phong trào chống Cộng hải ngoại (TRƯƠNG DUY NHẤT)

images330129_Y5a        Dù còn một số điểm không... phù hợp và cần phải tranh luận thêm, nhưng bài viết của tác giả Kami trên RFA blog, một trang được xem là chống Cộng khá cực đoan lại là một cách nhìn khá tỉnh táo, đáng đọc và đáng suy ngẫm, vượt trên hẳn những cái đầu nóng đặc trưng của các phong trào chống Cộng và “dân chủ” chửi bậy.



          Trước khi chọn đăng lại bài viết gây nhiều tranh cãi này, tôi muốn gửi thêm cùng bức thư ngỏ Kami vài dòng sau:

          Giả sử Cộng sản thử bàn giao “cái mâm” chính quyền cho các phe nhóm chống Cộng hải ngoại điều hành thì liệu họ có làm được điều gì hơn những điều Cộng sản đã làm cho đất nước, hay ngược lại?

-ví lý do gì mà TDN phải biên tập/ cắt bỏ vài chữ: Một câu hỏi đơn giản dành cho các chính trị gia và đồng bào ở hải ngoại là “liệu có bao nhiêu % dân chúng trong nước dám và sẵn sàng nuôi dấu những người của phe phục quốc về nước hoạt động?”. Chỉ với một câu hỏi đơn giản như thế, mà câu trả lời của nó cũng là câu trả lời vì sao Việt Nam chưa thể có cách mạng Hoa Nhài, Hoa Sen ...(để thay đổi chế độ.)


(TDN cắt bỏ vài chữ)


Tổng số lượt xem trang