Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC HIỆN NAY RA SAO?

-Trung Quốc hoãn thời điểm hạ thủy tàu sân bay đầu tiên của mình.
Thực lực quân sự Trung Quốc   Nguyễn Minh
 
“...Mục đích xa của Trung Quốc là làm sao ngăn không cho hạm đội thứ 7 của Mỹ đến cứu Đài Loan. Trước đó Trung Quốc cũng muốn Nhật, Philippines, Việt Nam không leo thang giảm chạy đua quân sự với Trung Quốc...”



Trong suốt hai tháng 6 và 7-2011, dư luận thế giới đã rất xôn xao về những hành vi khiêu khích của tàu bè Trung Quốc, như xâm phạm hải phận, cắt cáp dò tìm đáy biển, xét hỏi và bắt giữ ngư dân đánh cá trong hải phận nước họ, v.v., trên Biển Đông đối với Việt Nam và Philippines. Giới truyền thông và các quan sát viên quốc tế đang tìm hiểu nguyên do của những khiêu khích này.
Không ai tin rằng những gì vừa xảy ra trên Biển Đông là tình cờ. Chắc chắn hải quân Trung Quốc đang thực hiện một kế hoạch chiến lược nào đó để xác định vai trò chủ động của Bắc Kinh trên Biển Đông. Nghi vấn này càng được củng cố nếu nhìn lại những phô trương lực lượng của hải quân Trung Quốc từ năm 2010 đến nay trên Biển Đông Á.
Nhắc lại, trong tháng 3-2010, 6 chiến hạm của Trung Quốc đã tiến sát vào đảo Okinoshima, nằm giữa hải phận ba nước Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn để ra Thái Bình Dương. Một tháng sau (4-2010), một hải đoàn gồm 8 chiến hạm và 2 tàu ngầm khác tiến sát vào vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của đảo Okinoshima để tiến xuống vùng biển phía Nam. Qua năm sau, ngày 9/6/2011, một hạm đội gồm 11 chiến hạm trong đó có 3 tàu cứu trợ tàu ngầm, 3 khu trục hạm chở hỏa tiễn cấp Giang và 5 khu trục hạm và tuần dương hạm khác đi ngang qua lãnh hải Nhật giữa đảo lớn Okinawa và đảo Ishigaki hướng về phía đông Philippines.
Những hành vi xâm phạm vùng kinh tế đặc quyền của các nước khác trong vùng biển Đông Nam Á (Nam Hải) xảy ra một cách rất thường xuyên. Chẳng hạn như tàu Trung Quốc chất dụng cụ xây dựng trên đảo san hô Vành Khăn (Mishief) của Philippines, hay cắt cáp các tàu dò tìm đáy biển Bình Minh II và Vikinh II của Việt Nam trong vùng biển đặc quyền đã gây lên một làn sóng phẫn nộ lớn trong dân chúng Việt Nam và Philippines buộc các quốc gia ASEAN ra tuyên bố chung.
Tất cả những hành vi khiêu khích trên, dù của hạm đội hải quân hay của các tàu đánh cá Trung Quốc với sự hỗ trợ của các tàu hải giám, cho thấy Bắc Kinh đang chuản bị một cái gì đó mà dư luận thế giới cho rằng đang củng cố lực lượng nhằm thống nhất Đài Loan, dự trù vào năm 2021 nhân kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc (1921-2021).
Nhưng điều khiến dư luận quốc tế e ngại nhất là sự chuẩn bị bành trướng của Trung Quốc ra Tây Thái Bình Dương, đặc biệt là vùng biển phía nam (Nam Hải). Sự chuẩn bị này nằm trong kế hoạch mà "Sách trắng về quốc phòng, chiến lược quân khu mới và quá trình đạt đến các mục tiêu quốc phòng, quân sự của Trung Quốc, từ thời Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình cho đến nay" dự trù thực hiện từ năm 2011 đến năm 2021.

Thấy gì qua Sách trắng quốc phòng Trung Quốc 2010 ?
Ngày 3/3/2011, ông Hồ Cẩm Đào, Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, đã trịnh trọng công bố trước thế giới Sách trắng về quốc phòng, chiến lược quân khu mới và quá trình đạt đến các mục tiêu quốc phòng, quân sự của Trung Quốc trong hai năm tới, từ 2011 đến 2012. Đây là sách trắng về quốc phòng thứ 7 được công bố. Cứ mỗi hai năm, từ 1998 đến nay, Bắc Kinh tu chính và công bố sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc. Đặc biệt lần này, Bắc Kinh công khai xác nhận gia tăng ngân sách quốc phòng lên 12,5% (2011) và nới rộng phạm vi hoạt động của hải quân Trung Quốc ra vùng biển phía nam (Đông Nam Á).
Cùng lúc đó, giới quân sự Trung Quốc đã rất hãnh diện công bố thử nghiệm thành công chiến đấu cơ tàng hình Jen 20 và sẽ hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên Thị Lang (tên của đô đốc thủy quân đời Thanh) vào mùa hè này nhân dịp kỷ niệm 90 năm ngày thành lập đảng cộng sản Trung Quốc nhằm đe dọa các nước làng giềng yếu bóng vía.
Thấy gì qua Sách trắng về quốc phòng, chiến lược quân khu mới và quá trình đạt đến các mục tiêu quốc phòng, quân sự của Trung Quốc năm 2010? Có thể tóm tắt qua bốn ý chính sau đây:
1. Thế giới hiện nay đang trong thời kỳ biến đổi và điều chỉnh lớn;
2. Đây là thời kỳ hỗn tạp của uy hiếp có tính truyền thống và phi truyền thống;
3. Xây dựng một đất nước giàu và một quân đội mạnh (phú quốc cường quân) là ưu tiên hàng đầu của các cấp lãnh đạo;
4. Quân đội hùng mạnh nhờ khoa học kỹ thuật, đó là phương pháp canh tân quân đội hiện nay của Trung Quốc (khoa kỹ cường quân).
Về điểm một, chính quyền Hồ Cẩm Đào hiện nay xem Trung Quốc ở trong giai đoạn biến đổi lớn, trong vòng xoáy điều chỉnh lớn của thế giới. Các cấp lãnh đạo cộng sản Trung Quốc chống thực tiễn luận để nhìn trật tự quốc tế, sức mạnh quốc gia, tài nguyên khoáng sản, cuộc cạnh tranh giành tài nguyên hải dương giữa các nước lớn dưới danh nghĩa cạnh tranh chiến lược, giữa các nước tiên tiến và đang phát triển như một cuộc xung đột đầy mâu thuẫn làm dấy lên làn sóng chống đối bạo quyền đòi dân chủ và tự do thông tin từ cuộc cách mạng hoa lài Tunisia. Đây là những uy hiếp có tính phi truyền thống đến từ Bắc Phi, Trung Đông có thể lây lan và ảnh hưởng đến Trung Quốc.
Qua nhận thức này, các cấp lãnh đạo cộng sản Trung Quốc cho rằng hiện nay Trung Quốc đang đối diện với sự uy hiếp có tính phức tạp, đa dạng. Cụ thể là Trung Quốc phải đối phó kịch liệt với cạnh tranh có tính chiến lược với Mỹ, vừa phải đối đầu với các mối nguy có tính phi truyền thống như các động loạn xã hội do khủng bố, cách mạng của đại chúng, hỗn loạn về thông tin, vũ khí hạch nhân có thể vào tay phiến loạn hay các thiên tai bất ngờ, v.v.
Về điểm hai, điều mà chính quyền Hồ Cẩm Đào sợ nhất là sự kết hợp và kích thích lẫn nhau giữa hai nguồn uy hiếp truyền thống và phi truyền thống hợp lại. Điều này có thể làm chao đảo nền tảng căn bản cầm quyền của đảng cộng sản, phá vỡ hệ thống (trích báo cáo hoạt động của chủ tịch Ngô Bang Quốc ở Hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 10/3/2011). Nói cách khác, giới lãnh đạo Trung Quốc sợ nhất là một uy hiếp phi truyền thống bất ngờ nào đó đưa đến sự nghi hoặc đối với chính sách cầm quyền của Bắc Kinh khiến Mỹ có cớ để can thiệp.
Về điểm ba, chính sách xây dựng xã hội chủ nghĩa hài hòa - vốn là chính sách cơ bản từ khi chính quyền Hồ Cẩm Đào lên cầm quyền sau đại hội đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 16 (2002) cho đến đại hội đảng lần thứ 17 (2007) - nêu lên: chuyển từ kinh tế lấy đầu tư làm chủ đạo đổi sang lấy tiêu thụ làm chủ đạo; chuyển qua mô hình tuần hoàn tiết kiệm năng lượng; kinh tế dựa vào giá trị phụ giá cao; xây dựng xã hội hài hòa để giải trừ khoảng cách biệt giàu nghèo; gia tăng cải cách một cách mạnh mẽ hơn bằng cách mở cửa.
Nhưng các chính sách trên đã không tiến hành theo đúng dự định. Khuyến khích tiêu thụ cá nhân ở Trung Quốc chỉ dẫn đến kết quả làm khoảng cách giàu nghèo mở rộng thêm, bất mãn xã hội gia tăng. Kết quả chỉ diễn biến qua các báo cáo hàng năm: về nhân quyền, Trung Quốc vẫn tiếp tục bắt giam trái phép các nhà hoạt động dân chủ, các ký giả phê bình chính phủ với các phiên tòa bất công ngày càng gia tăng, việc người dân không có quyền tự do ngôn luận, đàn áp tôn giáo không hề giảm như ngoại trưởng Mỹ, Hillary Clinton xác nhận.
Về điểm bốn, để đối phó với những tình thế phức tạp và uy hiếp đa dạng như trên, chính quyền Hồ Cẩm Đào chủ trương khai triển chính sách "phú quốc cường quân" và "khoa kỹ cường quân" trong quân đội. Từ sau đại hội thứ 17 (2007), các cấp lãnh đạo đã chủ trương: phải nghĩ một cách thống nhất xây dựng kinh tế và chỉnh bị quốc phòng. Phải thống nhất hai mặt phú quốc và cường quân.
Trước đó, từ 1998, cựu tổng bí thư Giang Trạch Dân đã nêu lên chiến lược phát triển vượt bậc trên cơ sở giai đoạn 1, từ năm 2000 đến 2010, để có thể thắng trong một cuộc chiến tranh thời đại tin học. Việc nhấn mạnh vai trò của chiến đấu cơ tàng hình đời thứ 5 Jen 20, nâng pháo binh 2 lên vũ trụ quân trong tương lai tới việc tăng thêm binh chủng không gian thứ 5 (lục, hải, không, vũ trụ, mạng ảo) nằm trong cách làm kho kỹ cường quân, nhấn mạnh vào kỹ năng hệ thống mới của quân đội Trung Quốc.
Về phía Mỹ, bộ Quốc phòng xem vùng Biển Đông Nam Á, cũng như không gian mạng ảo, là tài sản chung của nhân loại (2/8/2011).

Chiến lược quân khu mới của Trung Quốc
Từ một vài năm trở lại đây, việc huấn luyện quân sự đang phổ cập ra toàn xã hội. Các cán bộ lãnh đạo kinh doanh ở các công ty, xí nghiệp nhà nước và tư doanh lớn đều được mời tham dự các khóa huấn luyện ngắn ngày về chiến lược quốc phòng do Đại học quốc phong Trung Quốc tổ chức. Mục đích nhằm tăng cường ý thức và năng lực quốc phòng của các thành hần ưu tú.
Lo ngại hơn là việc huấn luyện quân sự được đưa vào cả cấp dưới tiểu học. Tờ Quảng Châu nhật báo, số ra ngày 1-6-2011, cho biết ngŕy 31-5 vừa qua, các em bé trong một trường mẫu giáo đã đi tham quan một căn cứ quân sự của Quân Giải phóng và đã được huấn luyện quân sự một tiếng đồng hồ. Nhiều trường mẫu giáo khác ở Quảng Châu cũng bắt chước làm theo. Các học sinh trung tiểu học cũng được đưa vào học thêm các khóa huấn luyện quân sự ở Trường quân sự thiếu niên Trung Quốc. Hiện nay tổng số học sinh nhận được huấn luyện quân sự lên đến 20 triệu em. Điều này cho thấy Trung Quốc đang hướng dẫn xã hội theo hướng quân quốc chủ nghĩa, nghĩa là đang chuẩn bị chiến tranh.
Chủ trương này không tình cờ, nó nằm trong sách lược cải tổ sâu rộng các khu vực quốc phòng trên toàn quốc từ 4 năm qua. Bộ quốc phòng Trung Quốc đã phế bỏ một cách tiệm tiến 7 đại quân khu đã có từ thời Mao Trạch Đông để chỉ còn 5 quân khu, trong đó 4 quân khu chiến lược địa phương đạt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của quân khu trung ương. Sự phân chia các quân khu chiến lược mới đã vượt qua sự chia cắt khu vực địa lý cũ để thích nghi với quy hoạch chiến lược chung của thế giới, Nội Mông đến Singapore, từ biên giới Triều Tiên đến Tây Tạng. Trong sự phân chia này, với sự áp dụng những loại vũ khí điện tử tinh khôn, bộ binh không còn là lực lượng chủ lực trong tấn công của tổ chức quân đội hiện đại.

Chiến đấu cơ Sukhoi 27SK
Một cách tổng quát, các khu chiến lược mới của Trung Quốc được xếp theo thứ tự như sau:
1.  Khu chiến lược phía Bắc, hình thành từ hai đại quân khu Thẩm Dương và Nội Mông cũ, giáp ranh với Mông Cổ và Bắc Triều Tiên, đảm nhiệm những vai trò đối ứng chính với các nước Bắc Mỹ, bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản. Vì Trung Quốc xem Nga không phải là địch thủ chính cũng chẳng phải là đồng minh nên tạm xếp ngoài quốc gia đối ứng.
Khi có biến, các đơn vị trực thuộc quân khu này có nhiệm vụ bảo vệ Bắc Kinh, công tác chính là nghênh kích những phi đạn, hỏa tiễn bắn từ Mỹ qua Bắc Cực đến Trung Quốc. Khu vực Thiên Tân của khu trung ương sẽ biến thành tuyến phòng thủ thứ nhất. Nếu được Nga cung cấp những loại radar mới nhất, quân khu này có thể nâng cao năng lực sớm phát hiện phi đạn hỏa tiễn của Mỹ.
Ngược lại, từ quân khu này các lực lượng pháo binh 2 có thể tấn công Hoa Kỳ bằng vũ khí hạch nhân, nhiều dàn hỏa tiễn liên lục địa tầm xa và tầm trung bình đã được chôn sâu dưới lòng đất dọc theo khu vực biên giới Nội Mông, dài trên 500 km.
Khi có biến trên bán đảo Triều Tiên, tỉnh Liêu Ninh trở thành tuyến 1 của Trung Quốc, Khiết Lâm thành tuyến hậu cần, còn Hắc Long Giang và Nội Mông sẽ trở thành hậu phương lớn.
2.  Khu chiến lược phía Đông, gồm các đại quân khu Nam Kinh và hạm đội Đông Hải, không quân, pháo binh 2 (bộ đội hỏa tiễn chiến lược), bộ đội cảnh sát vũ trang, có vai trò tấn công hay khống chế hải và không quân Nhật Bản và Nam Hàn khi có biến. Nằm giữa tuyến phòng thủ phía đông này là các tuyến phòng không và tuyến phòng vệ vũ trụ.
Cho đến nay Trung Quốc vẫn chủ trương thềm lục địa Trung Quốc kéo dài đến Vực thẳm Okinawa (sâu 2000 m) nên trên nguyên tắc không công nhận đường trung gian Nhật-Trung. Chủ trương một chiều cho rằng vùng biển Lưu Cầu thuộc Biển Đông Trung Quốc làm Nhật phiền lòng. Nhưng đối tượng quan trọng nhất của khu chiến lược này chính là Đài Loan. Chiến dịch quân sự với Đài Loan sẽ do khu chiến lược này hợp đồng tác chiến với khu chiến lược phía nam.
3.  Khu chiến lược phía Nam, rộng lớn nhất trong các khu chiến lược, nhất là vùng hoạt động của hải quân Trung Quốc, bao gồm:
Trên đất liền, đại quân khu Quảng Châu và các tỉnh Vân Nam, Quý Châu, phụ trách từ bán đảo Đông Dương qua Thái Miến đến bán đảo Mã Lai.
Trên biển, khu chiến lược này phụ trách biển Đông Nam Á (Nam Hải) và các vùng ven biển lân cận Philippines, Brunei, Malaysia, Singapore, kể cả một bộ phận của Indonesia, eo biển Malacca cho đên Ấn Độ Dương. Bắc Kinh xem vùng này là vùng quyền lợi cốt lõi của mình giống như Đài Loan và Tây Tạng. Khu chiến lược này vì thế quyết định hướng phát triển của Trung Quốc có thể đến được Ấn Độ Dương hay không, Trung Quốc có thể làm chủ được Tây Thái Bình Dương trong tương lai xa hay không. Đỉnh điểm của mục tiêu chiến lược này là giải phóng Đài Loan năm 2021.
Để mở rộng vòng ảnh hưởng sang những vùng đất ngoài Trung Quốc, khu chiến lược này đang giữ một sứ mệnh quan trọng nhất là thăm dò phản ứng của các quốc gia quanh biển Nam Hải (Biển Đông) trong việc truy tìm và chiếm hữu tài nguyên nhiên vật liệu dưới lòng biển.
Lực lượng tác chiến chủ lực của quân khu này bao gồm hạm đội Nam Hải, không quân, pháo binh 2, bộ đội cảnh sát vũ trang.
4.  Khu chiến lược phía Tây, gồm các đại quân khu Thành Đô cũ (trừ Vân Nam và Quý Châu) và đại quân khu Lan Châu.
Đây là một vùng đất rộng lớn bao gồm hai vùng dân tộc phi Hán quan trọng là Tân Cương và Tây Tạng. Đối tượng hướng ngoại của khu chiến lược này là Ấn Độ và Trung Á.
Vốn là khu vực bất tiện về giao thông nên Trung Quốc đang tiến hành gấp kế hoạch xây dựng các tuyến đường sắt để sử dụng trong trường kỳ khi có biến. Kế hoạch về hai đường sắt Thanh Hải và Tây Tạng đang được thực hiện. Vì khu chiến lược này nối liền với Trung Á với kế hoạch nối đường sắt với Iran, Turkey nên tiềm năng của khu chiến lược này rất lớn.
5.  Khu trung ương. Đây là khu chiến lược phòng vệ thủ đô, kết hợp chủ yếu của hai đại quân khu Bắc Kinh và Tế Nam cũ và được tăng cường thêm tỉnh Hồ Bắc từ quân khu Quảng Châu và Hạm đội Bắc Hải. Lực lượng tác chiến chính của quân khu này các đại đoàn 38 và 54, liên đoàn dù 16 và lực lượng bộ binh thuộc quân ủy trung ương. Bộ đội dự bị chiến lược cũng nằm ở đây trong trường hợp hữu sự sẽ được tung ra để trợ giúp các khu chiến lược khác.
Vùng Bắc Kinh, Thiên Tân tập trung các cơ quan đầu não của quân phòng không, các đơn vị bảo vệ hỏa tiễn, vũ khí hạch nhân, vũ khí hóa học. Điểm nổi bật của quân khu này là nắm giữ quyền quản lý và chế ngự điện từ ba (vi ba), quyền quản lý chế ngự thông tin truyền thông (internet). Nó cũng là nơi đặt trung tâm quân chế trên đất liền của bộ đội vũ trụ. Trong tương lai, khu trung ương sẽ nắm quyền kiểm soát khi bộ đội cơ động hàng không mẫu hạm được thành lập.
6.  Các bộ tư lệnh liên hợp. Mỗi binh chủng chủ lực hải lục không quân, kể cả bộ đội pháo binh 2, có bộ chỉ huy riêng, tất cả đạt dưới quyền kiểm soát và chỉ huy của bộ tư lệnh liên hợp ở trung ương. Mỗi khu chiến lược có bộ chỉ huy liên hợp khu chiến lược và trong các khu chiến lược được tổ chức thành các tiểu ban do các bí thư tỉnh ủy các tỉnh trong khu chiến lược hợp thành. Nhưng bí thư của các tiểu ban này lại do quân ủy trung ương phái xuống. Điều này nhằm để chỉ đạo thống nhất các sự vụ về quân sự, động viên quốc phòng, các cuộc thương thảo về biên giới với các nước xung quanh. Các tiểu ủy ban này được giao cho quyền hạn đối xử khẩn cấp với tình thế hiểm nghèo.
Cách phân chia từ 7 đại quân khu ra thành 4 quân khu chiến lược với vai trò to lớn của trung ương đúng là một sự cải cách toàn diện mới nhất của quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên cuộc biểu tình và bạo loạn cuối tháng 5/2011 của gần 10 000 người lao động làm thuê đến từ vùng dân tộc ít người Tây Tạng, Tân Cương của tỉnh Tứ Xuyên ở Quảng Châu đã không được xử lý sớm vì có sức bất đồng giữa bí thư đảng ủy Quảng Đông là Chu Dương và bí thư mới của tiểu ban khu chiến lược phía nam. Các bất đồng này có thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa những người và cơ chế quản lý và làm tê liệt mọi phản ứng trước những sự kiện ở biển Đông Nam Á.

Mục tiêu của các cải cách quốc phòng Trung Quốc
Từ năm 1985 đến 1987, Đặng Tiểu Bình đã từng hô hào cải cách và canh tân quân sự trong mục tiêu tài giảm một triệu lính. Từ đó đến nay quân đội Trung Quốc đã thử nghiệm nhiều cải cách . Đều nhắm đến việc cấu trúc một hệ thống nhằm nâng cao năng lực tác chiến trong một cuộc chiến tranh có hạn định và nâng cao chất lượng của trong việc sử dụng vũ khí hạch nhân chiến lược. Điều này đã được triển khai theo một kế hoạch đầy tham vọng để tiến ra biển khơi và tiến lên vũ trụ của Trung Quốc.
Qua những cải cách này, binh pháp chiến tranh nhân dân với chiến thuật biển người nướng quân do Mao Trạch Đông chủ trương trở nên lỗi thời. Chiến thuật biển người, nghĩa là sẵn sàng chấp nhận bị thiệt hại nhân mạng cao để đạt chiến thắng. Nó đã thành công khi đánh đuổi Tưởng Giới Thạch ra khỏi lãnh thổ, nhưng thất bại trong chiến tranh Triều Tiên. Ngày nay, với những loại vũ khí giết người hàng loạt (hạch nhân, hóa học, vi trùng và siêu âm), chiến thuật này không còn hiệu nghiệm.
Trong những năm 1950, Trung Quốc theo mô hình của Liên Xô, đã nhận viện trợ của Liên Xô để cận đại hóa quân đội. Nhưng từ khi Trung Quốc để lộ ước muốn chế tạo đầu đạn hạch nhân thì bị Liên Xô phản đối và cúp viện trợ. Trong thực tế cả Mỹ và Liên Xô đã cố ngăn chặn Bắc Kinh trong việc khai thác vũ khí hạch nhân. Chẳng hạn vào năm 1964, hay tin Trung Quốc sắp khai thác vũ khí hạch nhân, chính quyền Johnson liền lên kế hoạch: một là tấn công trung tâm thử vũ khí hạch nhân Trung Quốc bằng phi cơ, hai là tấn công bằng bộ đội đặc công và ba là tấn công bằng quân nhảy dù. Còn Liên Xô vào năm 1970 đe dọa đem một triệu quân áp sát biên giới Xô Trung, nhưng trước quyết tâm của Mao Trach Đông sẵn sàng chấp nhận chết một nửa dân số nếu xảy ra chiến tranh, tất cả đều không thực hiện.
Qua những đợt cải cách quốc phòng trong suốt 60 năm qua, Trung Quốc đã thành công trong việc chế tạo các loại vũ khí giết người hàng loạt và ngày nay thuộc vào hạng các quốc gia đứng đầu về sản xuất các loại vũ khí giết người hàng loạt. Từ tháng 10/1964 Trung Quốc thí nghiệm thành công bom nguyên tử rồi đến tháng 9/1966 thí nghiệm thành công bom khinh khí.
Tháng 4/1970 Trung Quốc bắn thành công vệ tinh vũ trụ. Hỏa tiễn bắn vệ tinh nay đến xạ trình 2000 km nhưng phải 10 năm sau, vào tháng 5/1980, Trung Quốc mới khai thác được hỏa tiễn bắn nhiều đầu đạn (3 vệ tinh được bắn lên cùng một lúc với một hỏa tiễn). Phải chờ đến năm 1982, Trung Quốc mới thành công trong việc bắn đầu đạn nguyên tử từ tàu ngầm và năm 1983 bắn thành công lên vũ trụ vệ tinh thông tin.
Về hỏa tiễn, từ 1990 đến nay, Trung Quốc đă lần lượt thử nghiệm thành công các sản xuất các loại loại hỏa tiễn tầm ngắn, tầm trung và tầm xa có khả năng chở đầu đạn hạch nhân. Hỏa tiễn Đông Phong 5 (DF5) bắn xa 12000 km, có thể đến Washington hay New York. Hỏa tiễn Đông Phong 31A, với cự ly ngắn hơn nhưng có thể bắn di động, được bố trí hướng về Nhật và các nước xung quanh Trung Quốc. Riêng loại hỏa tiễn cự ly trung bình Đông Phong 21 được bố trí để nhắm vào Đài Loan và có thể bắn từ các loại tiềm thủy đỉnh. Các loại cự ly ngắn hơn như Đông Phong 17 (cự ly 300 km) và Đông Phong 15 (cự ly 600 km) được đặt hướng về Đài Loan.
Cho đến nay Trung Quốc đã bắn khoảng 100 vệ tinh lên vũ trụ, do đó Trung Quốc đã đạt được mức bắn hỏa tiễn rất chính xác.
Sau lần giảm binh bị 1985, bớt 1 triệu lính, vào 1997, Giang Trạch Dân quyết định giảm thêm 50 vạn lính. Năm 2005, Hồ Cẩm Đào giảm thêm 25 vạn quân nữa. Từ số 4 triệu quân năm 1980, quân số chính thức của Trung Quốc chỉ còn 2,3 triệu được phân bố cho các binh chủng cùng các loại vũ khí như sau:
1.  Bộ đội pháo binh 2 (bộ đội hỏa tiễn hạch nhân chiến lược): 27 lữ đoàn được tranh bị các loại hỏa tiễn liên lục địa DF-31: 12 dàn, DF-31A: 24 dàn; hỏa tiễn đầu đạn cự ly trung DF-21: 80 dàn, DF-21C: 36 dàn.

Xe tăng T-99
2.  Lục quân (1,6 triệu quân) được tranh bị: chiến xa chủ lực T-96, T-98A, T-99, T-59; thiết giáp xa: 2950 chiếc gồm ZBD-03, ZBD-04/ 05, T-92 và T-92A; xe vận chuyển cơ giới: 2700 chiếc; súng phóng lựu liên hoàn, súng tự động PHL-03 (3000 mm), WS-2, WS-2D (400 mm), xe kéo T-63 (107 mm); trực thăng công kích Z-9w1: 100 chiếc, Z-9w: 26 chiếc, W2Z-10: 10 chiếc.
3.  Hải quân (255 000 quân): tàu ngầm nguyên tử cấp Tấn: 2 chiếc, đang đóng 3 chiếc; tàu ngầm diesel cấp Minh: 20 chiếc, cấp Tống: 13 chiếc, cấp Nguyên: 4 chiếc; khu trục hạm, tuần dương hạm với hỏa tiễn hạm đối không (cài tạo lớn từ cấp Lữ Thuận): 13 chiếc, hỏa tiễn đối hạm cấp Lữ Thuận cũ: 65 chiếc; tuần dương hạm cấp Giang Kha: 7 chiếc; tàu đổ bộ loại trung: 9 chiếc, tàu há mõm: 1 chiếc; thủy quân lục chiến: 2 lữ đoàn, chiến xa loại nhẹ: 124 chiếc, xe thiết giáp: 248 chiếc.
4.  Không quân (300 000-330000 quân): máy bay tác chiến: 1687 chiếc, chiến đấu cơ: 986 chiếc (J-10: 144 chiếc, J-11: 144 chiếc, Sukhoi-27SK: 22 chiếc); máy bay oanh tạc J-11B: 24 chiếc; máy bay báo động sớm KJ-200: 4 chiếc.
Trong việc hiện đại hóa quân đội vì hải quân trước đây ưu tiên sau cùng chừng 11 năm này mới chiếm thế thượng phong với các mục phô trương thế lực ở Hoàng Hải, biển Đông Trung Hoa và Nam Hải (Đông Nam Á). Riêng việc Trung Quốc xem vùng biển Tam Giác bán đảo Điền Chia, đảo Hải Nam và quần đảo Nam Sa là vòng đai phải tranh thủ để bao vây Đài Loan nên cách gọi lợi ích cốt lõi để nắn gân các nước trong vùng.
Mục đích xa của Trung Quốc là làm sao ngăn không cho hạm đội thứ 7 của Mỹ đến cứu Đài Loan. Trước đó Trung Quốc cũng muốn Nhật, Philippines, Việt Nam không leo thang giảm chạy đua quân sự với Trung Quốc, ngược lại Trung Quốc có toàn quyền gia tăng binh bị, hạm đội Trung Quốc có toàn quyền ra vào vùng biển Tây Thái Bình Dương.
Đe dọa chiến tranh trên Biển Đông là điều có thật, Trung Quốc đang chờ Nga giao tàu sân bay chở trực thăng trước tháng 12 năm nay để gia tăng áp lực quân sự trên Biển Đông trong ý đố chiếm hữu những hải đảo và mõm đá có nhiều tiềm năng khoáng sản dưới lòng biển.
Hãy chuẩn bị mọi khả năng với con khủng long to xác và xấu tính.
Nguyễn Minh
(Tokyo)

-SỨC MẠNH QUÂN ĐỘI TRUNG QUỐC HIỆN NAY RA SAO?
 (Đài Ôxtrâylia 28/6)
Ngày 24/6, trang mạng của Tổ chức Stratfor đã đăng bài phỏng vấn ông Nathan Hughes, Giám đốc Phân tích Quân sự của tổ chức này, xoay quanh sức mạnh lẫn điểm hạn chế của nền quân sự Trung Quốc.


Stratfor là tổ chức ra đời năm 1996 ở Austin (Texas, Mỹ) bởi nhà sáng lập George Friedman. Stratfor quy tụ các chuyên gia tình báo toàn cầu cung cấp và trao đổi các thông tin độc lập về sự phát triển chính trị, kinh tế và quân sự cho những người đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập tin tức tình báo ở Mỹ và các nước trên thế giới. Bằng những thông tin được trao đổi, Stratfor nỗ lực đưa ra những lời giải thích xác đáng về các sự kiện trên thế giới.
Stratfor cho biết những căng thẳng gia tăng ở vùng Biển Đông giữa Việt Nam, Philippin và Trung Quốc gần đây nhất bắt nguồn từ xung đột chủ quyền vùng lãnh hải giàu tài nguyên dầu khí. Trung Quốc cũng lên tiếng yêu cầu Mỹ tránh can dự vào các xung đột chủ quyền ở Biển Đông – một động thái được Trung Quốc ví như “đang đùa với lửa”.
Những đánh giá mới nhất về sức mạnh và tiềm năng của quân đội Trung Quốc được chuyên gia Nathan Hughes thảo luận bắt đầu từ tin tức về việc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được thử nghiệm trên biển và dự kiến đưa vào sử dụng vào năm tới. Ông Nathan Hughes cho biết: “Chương trình tàu sân bay của Trung Quốc mới chỉ ở giai đoạn ban đầu. Quân đội Trung Quốc đã sở hữu tàu chiến Varyag trong hơn một thập kỷ. Varyag ban đầu được mua từ Ucraina để làm sòng bạc, ít nhất theo mục tiêu đề ra từ năm 1988. Tuy nhiên, cần thời gian dài mới có thể phát triển tất cả những năng lực cần thiết để điều hành một tàu sân bay hiệu quả. Đây là điều Mỹ đã thực hiện trong 100 năm qua trong khi Trung Quốc mới chỉ bắt đầu. Khi tàu sân bay được đưa ra biển, chưa ai có thể chắc chắn khi nào các máy bay trên tàu này có thể cất cánh. Chúng tôi hình dung rằng vẫn còn một lượng thiết bị và mảnh vụn đáng kể trong quá trình chế tạo vẫn nằm trên sàn tàu và ‘đống phế liệu’ này có thể ra biển cùng tàu sân bay bởi cuộc thử nghiệm đầu tiên trên biển chỉ nhằm mục tiêu đẩy tốc độ động cơ và đảm bảo hệ thống điều khiển cơ bản của tàu hoạt động đúng hướng”.
+ Như vậy tàu sân bay Trung Quốc chỉ diễn tập trên biển chứ không có thử nghiệm vũ khí?
-                           Đúng thế. Các cuộc diễn tập thử nghiệm ban đầu của tàu sân bay chỉ để đảm bảo rằng động cơ hoạt động đúng thiết kế, đặc biệt khi nói đến mục tiêu của tàu sân bay như là đưa vào sử dụng và phục hồi hai cánh của tàu sân bay.
+ Cho dù với việc bổ sung thêm loại phương tiện này, Hải quân Trung Quốc vẫn chỉ là một bộ phận nhỏ của quân đội Trung Quốc. Hầu hết thiết bị quân sự thuộc về bộ binh và lực lượng này cũng chiếm nguồn ngân sách lớn hơn. Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc nỗ lực ra sao để giải quyết các vấn đề trong nước?
-                           Vấn đề quan trọng cần nhớ về Trung Quốc là đa số quân đội và lực lượng an ninh đều phục vụ cho việc giải quyết các vụ đụng độ trên đất liền và thực hiện các sứ mệnh an ninh trong nước. Vai trò của Hải quân và Không quân mặc dù được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây nhưng vẫn chỉ là phần nhỏ. Trên thực tế, nếu kết hợp cả Hải quân và Không quân, hai lực lượng này vẫn ít hơn lực lượng an ninh nội bộ dưới quyền chỉ huy của Bộ Quốc phòng. Chúng ta cũng cần chú ý rằng Trung Quốc là một nước lớn, tương đương với diện tích nước Mỹ. Tuy nhiên, dân số Trung Quốc lớn hơn dân dố Mỹ khoảng một tỉ người. Hầu hết dân chúng sống trong điều kiện thấp, nhiều người vỡ mộng với việc tái cân bằng tài chính. Nhiều người sống ở các vùng tự trị và là dân tộc thiểu số. Do vậy, Trung Quốc khá vất vả trong việc kiểm soát an ninh nội bộ mặc dù người ngoài nhìn nhận rằng nước này đang hướng hoạt động quân sự ra bên ngoài.
+ Ông có thể đưa ra một vài con số được không?
-                           Tổng lực lượng Không quân và Hải quân thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có số lượng dưới 600.000 quân trong khi lực lượng vũ trang nhân dân và lực lượng an ninh các cấp trong nước, bao gồm cảnh sát vùng biên, cảnh sát đường sắt, có số lượng trên 700.000 người. Con số này chưa tính đến lực lượng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc với 1,6 triệu quân nhân.
+ Vậy khả năng các lực lượng này khi tác chiến nhanh ra sao?
-                           Lực lượng quân đội Trung Quốc hiện nay có trình độ công nghệ khá thấp. Mục tiêu chủ yếu của họ là duy trì an ninh trong nước và bảo vệ biên giới quốc gia và chiến đấu theo lối truyền thống. Do vậy, Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức sâu sắc trong thời kỳ hiện đại hoá từ năm 1980 trong vấn đề áp dụng kỹ thuật, hệ thống và các loại vũ khí mới mà họ đã và đang nghiên cứu, tích hợp các phương tiện này theo một hệ thống triển khai chiến đấu hiệu quả hơn ngoài mặt trận. Trung Quốc gần đây đã tập trung nhiều vào việc thử nghiệm hai tàu chiến và một tàu hỗ trợ trong sứ mệnh chống cướp biển ở ngoài khơi vùng biển Xômali. Mặc dù đây là một vấn đề ‘uy tín quốc gia’, song nó đòi hỏi phải nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong việc duy trì các tàu chiến hải quân ngoài khơi, bảo trì và bổ sung các nguồn hậu cần. Đây là những vấn đề Trung Quốc vẫn chưa quen và việc nghiên cứu các giải pháp để có thể triển khai các lực lượng lớn ở vùng biên giới Trung Quốc vẫn là một câu hỏi lớn thực sự cần có lời giải đáp.
+ Ông đánh giá thế nào về chất lượng nền tảng công nghệ mà Trung Quốc đã đầu tư?
-                           Tôi đã nghiên cứu nền tảng công nghệ mới nhất của Nga từ những năm 1980. Vào thời điểm bấy giờ, khi mọi việc diễn ra theo chiều hướng xấu đối với Nga, Trung Quốc là khách hàng duy nhất và lớn nhất mua công nghệ cao của Nga. Họ đã kết hợp việc mua bán công nghệ này với hoạt động gián điệp, bao gồm cả hệ thống gián điệp trên mạng, để đánh cắp thông tin công nghệ mới nhất cảu Liên Xô và các nước đồng minh. Trung Quốc đã có những nỗ lực lớn trong việc tập hợp các thông tin để tự xây dựng nền tảng công nghệ riêng cho họ. Tuy nhiên thách thức đặt ra là Trung Quốc vẫn còn khá mới mẻ trong lĩnh vực này trong khi công nghệ phát triển như vũ bão. Trung Quốc ít có khả năng tích hợp những tiến bộ công nghệ trong chiến tranh bởi thiếu kinh nghiệm thực tế. Điều này để lại dấu hỏi về khả năng ứng dụng thiết bị một khi chiến tranh nổ ra.
***
(Đài BBC 15/6)
Một cuộc chạy đua vũ trang hàng hải đang diễn ra tại Biển Đông. Bắc Kinh đang nhanh chóng phát triển năng lực quân đội nhằm mở rộng sức mạnh tới những bến bờ mới.
Hiện hải quân nước này đã thống trị khu vực và trong tương lai có thể sẽ thách thức vị trí số một của hải quân Mỹ. Chẳng khó đoán tại sao nhiều nước láng giềng của Trung Quốc lại tỏ ra lo lắng, nhất là Việt Nam và Philippin, những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Theo Tiến sỹ Andrew Erickson, chuyên gia về Trung Quốc tại Học viện Hải quân Mỹ: “Trung Quốc không muốn khởi chiến mà chỉ muốn phô trương sức mạnh để không đánh mà thắng, răn đe các hành động mà Bắc Kinh xem là ảnh hưởng tới lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.
Hiện có ba hệ thống vũ trang có thể xem như là tiêu biểu cho việc mở rộng tầm chiến lược của Trung Quốc.
-                           Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ được sử dụng thử vào cuối năm nay.
-                           Cuối năm ngoái, những bức ảnh đầu tiên bị rò rỉ cũng cho thấy loại máy bay tàng hình đầu tiên mà Trung Quốc đang chế tạo.
-                           Các chuyên gia quân sự Mỹ nói rằng Trung Quốc đã bắt đầu sử dụng loại tên lửa tầm xa có khả năng tiêu diệt các mục tiêu di động trên biển.
Tiến sĩ Erickson nói rằng cho tới nay, việc phát triển khả năng quân sự của Trung Quốc vẫn ở tầm khu vực và nhằm ngăn chặn Đài Loan tuyên bố độc lập. Một phần của chiến lược này là phát triển khả năng chống trả các hàng không mẫu hạm của Mỹ, phòng trường hợp Oasinhton quyết định can thiệp vào các xung đột trong vùng.
Hệ thống tên lửa diệt tàu chiến
Trung Quốc đã đưa vào sử dụng một số lượng đáng kể tên lửa và các loại vũ khí khác có tầm bắn rất xa. Trong số đó, đặc biệt nhất là tên lửa chống tàu chiến DF-21D. Đây là hệ thống đặt trên mặt đất, có khả năng tấn công các hàng không mẫu hạm vốn là nền tảng của chiến lược hàng hải Mỹ.
Tên lửa DF-21D (còn có tên gaọi CSS-5) có tầm bắn hơn 1.500km. Nó được trang bị đầu đạn nguỵ trang cho phép quân đội Trung Quốc nhắm bắn các tàu chiến tại Tây Thái Bình Dương. Các quan chức Mỹ và người đứng đầu cơ quan an ninh Đài Loan đều cho rằng Trung Quốc đã bắt đầu mang tên lửa DF-21D ra sử dụng.
Không khó đoán được tại sao Bắc Kinh lại muốn có loại tên lửa này. Mục tiêu chính là ngăn chặn cường quốc hải quân khác trong khu vực là Mỹ, không cho nước này can thiệp vào các cuộc khủng hoảng trong tương lai, nhất là liên quan tới Đài Loan.
Cá mập bay
Kể từ thời kỳ Thế chiến II, hàng không mẫu hạm đã trở thành phương thức biểu thị uy thế hải quân trên thế giới.
Các nhóm hàng không mẫu hạm của Mỹ mang theo sân bay cùng nhiều loại máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện nhiều hoạt động khác nhau. Mỗi tàu sân bay đều đi kèm một loạt chiến hạm và tàu ngầm để bảo vệ.
Nay Trung Quốc cũng bắt đầu tham gia cuộc đua hàng không mẫu hạm, tuy trong chừng mực còn khá sơ khai. Trung Quốc mua hàng không mẫu hạm Varyag từ thời Xôviết của Ucraina, và đang làm công việc trang bị lại.
Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ mang theo máy bay cơ tiêm kích J-15, còn lại là Cá mập bay. Đây là loại máy bay chiến đầu được thiết kế dựa trên một loại máy bay khác của Nga, Sukhoi Su-33.
Theo tạp chí có uy tín Aviation Week & Space Technology, Trung Quốc có thể cũng mau Su-33 từ Ucraina.
Tin cho hay hàng không mẫu hạm đầu tiên có thể hạ thuỷ trong mùa Hè này. Khi đã hoạt động, nó sẽ mang lại cho hải quân Trung Quốc sức mạnh mới trong các tranh chấp hàng hải với các nước láng giềng.
Thế nhưng, giới chuyên gia phương Tây nói rằng hàng không mẫu hạm này chủ yếu được sử dụng trong huấn luyện vì việc điều hành hàng không mẫu hạm đòi hỏi kinh nghiệm mà cần nhiều thời gian mới có thể tích luỹ được.
Người ta cho rằng chiếc Varyag sửa lại này khó có thể cạnh tranh với các loại tàu sân bay của Mỹ. Tuy nhiên, Tiến sỹ Erickson cho biết Trung Quốc sẽ dùng hàng không mẫu hạm để “phô trương sức mạnh, ganh đua vị trí cường quốc đang lên và tập luyện các thao tác cơ bản”.
Đầy tham vọng
Không quân Trung Quốc cũng đang phát triển rất nhanh. Xưa nay, đa số các máy bay chiến đấu của nước này được sản xuất từ thời Liên Xô. Thế nhưng mới đây loại máy bay chiến đấu Thành Đô J-20 đã được ra mắt, đưa Trung Quốc vào danh sách số ít quốc gia có khả năng chế tạo máy bay tàng hình chống rađa đời thứ năm. Chuyến bay ra mắt của J-20 hồi tháng 1/2011 được thực hiện chỉ vài giờ trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới thăm Bắc Kinh, được nhiều nhà quan sát cho là hành động có chủ ý của Bắc Kinh.
Chuyên gia phân tích Douglas Barrie từ Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Luân Đôn, mói máy chiến đấu J-20 chưa sánh được với các máy bay tàng hình của Mỹ. Tuy nhiên ông nói thêm: “Loại máy chiến đấu này đánh dấu tham vọng của Trung Quốc trong việc nâng cao khả năng tác chiến trên không, và tăng cường căn cứ không quân”.
Dự án máy bay tàng hình của Trung Quốc cũng vẫn còn nhiều ẩn số. Ông Barrie còn cho biết: “Hiện còn chưa rõ liệu J-20 sẽ được mang ra sản xuất để tác chiến hay chỉ là mô hình công nghệ. Việc này sẽ cho thấy Trung Quốc có thể tăng cường khả năng nhanh chóng như thế nào. Nhiều khả năng nước này có thể mang các máy bay chiến đấu tàng hình ra sử dụng vào thập kỷ tới”.
Vậy, ý nghĩa của chiếc J-20 là gì, trong khi Mỹ sẽ có trong tay hàng trăm máy chiến đấu thế hệ thứ năm?
Theo ông Barrie, nếu Trung Quốc sản xuất hàng loạt J-20 thì không quân nước này có thể thách thức các cường quốc trong vùng châu Á-Thái Bình Dương, nhất là Mỹ.
Các chỉ huy quân đội Mỹ đang theo dõi sự phát triển của quân đội Trung Quốc một cách chăm chú. Thế nhưng trong tương lai gần, có lẽ Bắc Kinh vẫn còn phải chiêm ngưỡng sức mạnh hải quân của Mỹ một cách đầy thèm muốn./.




-Tàu sân bay Trung Quốc chưa hạ thủy vì mới xong vỏ

Tờ Thương báo của Hong Kong dẫn nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc cho biết, do xuất hiện vấn đề chờ linh kiện để sửa chữa nên tạm thời tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chưa thể được hạ thủy kỹ thuật vào ngày 1/7 như dự kiến. 


Theo nguồn tin trên, thời gian hạ thủy kỹ thuật chiếc tàu này có thể bị kéo dài một tháng nhưng thời gian hạ thủy chính thức hiện vẫn chưa được xác định vì phải căn cứ vào tình hình thực tế, xem xét các nhân tố ảnh hưởng tới thời gian hạ thủy, chạy thử nghiệm như thời tiết, tình hình, môi trường bên ngoài… và có thể điều chỉnh bất cứ lúc nào.





Tờ báo dẫn lời một nhân vật thông thạo tình hình quân đội Trung Quốc còn cho biết, ngoài việc linh kiện có vấn đề, có khả năng Trung Quốc xem xét tới nhân tố môi trường bên ngoài, gồm tiêu điểm chú ý của dư luận hiện nay quá tập trung vào tình hình căng thẳng trên biển Đông, nên việc chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc chạy thử nghiệm vào thời gian này sẽ tạo ra luồng phản ứng lớn từ quốc tế.
Theo Vietnamplus

Lực lượng tác chiến đặc biệt (SOF) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là lực lượng chuyên thực hiện các nhiệm vụ khó khăn phức tạp trong ...
-Trung Quốc tự làm khó mình
Cập nhật lúc :11:25 AM, 27/06/2011
Tokyo có vẽ như đã sẵn sàng chi hàng tỷ USD là cho việc phát triển máy bay tàng hình ATD-X của riêng mình. Điều đó khiến Trung Quốc rơi vào thế khó.

Phô trương quá mức

Mọi việc có lẽ được bắt đầu từ năm 2005, khi trên internet Trung Quốc xuất hiện úp mở về một tiêm kích sơn màu đen với rất nhiều những lời đồn đoán đầy bí ẩn. Cuối cùng mọi lời đồn đoán đã được sáng tỏ.

Không chỉ dừng lại ở những bức ảnh, tháng 1/2011, một tiêm kích thế hệ 5, mang tên J-20  xuất hiện và có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên. Điều đó đã làm cả thế giới chú ý.

Trong khi báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm, phân tích về chiếc tiêm kích này, Bắc Kinh vẫn hoàn toàn im lặng với mục đích, khả năng của sự phát triển tiêm kích J-20.

Không dừng lại ở đó, những năm qua Trung Quốc liên tục cho ra đời hàng loạt vũ khí mới, đặc biệt là các vũ khí cho tác chiến hải quân.

Liên tục hạ thủy các tàu chiến mới, các tàu khu trục mới như Type-052C, 052D đã dần đạt được một số khả năng tương tự như các tàu khu trục Aegis của Hải quân Mỹ. Danh sách các tên lửa chống hạm mới được Bắc Kinh ngày một kéo dài thêm.

Đặc biệt hơn cả là tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-21D cải tiến, được giới thiệu là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay ở cự ly đến 3.000km. Tàu sân bay đầu tiên mang tên Thi Lang được hoán cải từ tàu sân bay Varyag của Ukraine sắp được hoàn thành.

Cùng với đó là sự xuất hiện úp mở của hàng loạt các tiêm kích mới như, J-14,  J-15, J-18, J-19… cùng với nhiều lời đồn đoán từ các trang mạng quốc phòng Trung Quốc.

Về phía mình Bắc Kinh không phủ nhận cũng không thừa nhận về các chương trình phát triển vũ khí xuất hiện úp mở trên internet.

Việc Trung Quốc liên tục "khoe" vũ khí mới khiến các nước trong khu vực phải nhanh chóng hiện đại hóa quân đội của mình.
Có  thể nói rằng, những năm qua Bắc Kinh là trung tâm của các hệ thống vũ khí mới, ngay cả Mỹ nền quân sự hùng mạnh nhất thế giới cũng không có nhiều chương trình phát triển vũ khí đến vậy. Điều đó càng làm cho các nước trong khu vực không khỏi lo lắng.


Bên cạnh đó Trung Quốc liên tục tham gia các chống cướp biển tại vịnh Aden, điều động các tàu khu trục hạng nặng tới các vùng biển gần khu vực tranh chấp với Nhật Bản, Liên tục tổ chức các cuộc tập trận hải quân quy mô lớn nhằm mở rộng khả năng tác chiến xa bờ.


Bắc Kinh đã phát triển được một đội ngũ tàu chiến mặc nước và tàu ngầm hùng hậu. Thách thức sự hiển diện của Mỹ tại châu Á, cảnh báo Washington tránh xa các tranh chấp trên biển Đông, thậm chí, đòi chia đôi Thái Bình Dương với Mỹ.


Tự đặt mình vào cuộc chạy đua vũ trang

Có vẻ nhận thấy mình đã quá lố,  qua chuyến thăm đến Mỹ vào tháng 5/2011 của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Bắc Kinh đã dịu giọng hơn. Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết: “Chúng tôi không muốn sử dụng tiền của chúng tôi để mua thiết bị hoặc vũ khí tiên tiến để thách thức Mỹ. Có một khoảng cách rất lớn về công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ”.



Tuy nhiên, bài phát biểu của tướng Đức đã quá muộn để ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang sẽ đem đến nhiều bất lợi cho Bắc Kinh.


Sự xuất hiện của J-20 cùng với hàng loạt các hệ thống vũ khí khác khiến Washington và các đồng minh thân cận tại châu Á thúc đẩy một cách nhanh chóng quá trình hiện đại hóa kho vũ khí của mình.


Dù đang đối mặt với thâm hụt ngân sách trầm trọng, Washington vẫn sẳn sàng chi hàng tỷ đô la vào nỗ lực cải thiện khả năng của phi đội F-15E, F-22 Raptor, tái khẳng định cam kết cho chương trình tiêm kích tiến công kết hợp JSF F-35. Tổng chi phí cho chương trình dự kiến ở mức 1.000 tỷ USD.
ATD-X sẽ là một tiêm kích đẳng cấp ngang ngửa với F-22 Raptor của Mỹ.
Phản ứng của Tokyo trước sự xuất hiện của J-20 thậm chí còn ấn tượng hơn. Trong một động thái hết sức bất ngờ, quốc gia vốn luôn tránh các đối đầu quân sự đã quyết định hồi sinh sự phát triển của tiêm kích tàng hình ATD-X của riêng mình.


Lúc đầu, sự phát triển của ATD-X chỉ dừng lại ở mức độ thao diễn công nghệ, chứng minh khả năng của Nhật Bản trong việc phát triển tiêm kích thế hệ 5.


Cần nhớ lại, Tokyo từng cố gắng đàm phán với Mỹ để sở hữu tiêm kích thế hệ 5 F-22 Raptor nhằm thay thế cho phi đội F-4 già cỗi. Nhưng khi bị từ chối, Không quân Nhật Bản JASDF đã phối hợp với Mitsubishi Heavy Industries để tạo ra mẫu thử nghiệm của ATD-X Shinshin từ khoảng 6 năm trước.


Việc phát triển ATD-X chủ yếu để gây áp lực với Washington, cho thấy khả năng của Nhật Bản trong việc tạo ra một tiêm kích tàng hình có thể cạnh tranh với tiêm kích F-22, qua đó, đánh động Washington hoặc hợp tác hoặc để Tokyo gặt hái những lợi ích riêng của mình từ ATD-X.


Ít nhất đã có 3 mẫu thử nghiệm của ATD-X được phát triển, một mẫu thử nghiệm khả năng tàng hình trước radar được đưa đến Pháp, mẫu thử nghiệm phát triển động cơ XF5-1, cùng với mẫu hỗ trợ cho các công nghệ khác.


Tuy nhiên, dù cây bút Bradley Perrett của Aviation Week đã gọi ATD-X là mối đe dọa tiềm ẩn những mẫu thử nghiệm không thể khiến Washington lo ngại, Tokyo vẫn không thể sở hữu F-22 cho chương trình hiện đại hóa không quân của mình.


Những tưởng ATD-X đã rơi vào quên lãng khi Tokyo quay sang lựa chọn EF-2000 Typhoon của châu Âu cùng với F/A-18 E/F Super Hornet  và F-35 của Mỹ làm giải pháp thay thế. Song trước sự xuất hiện của J-20, Tokyo đã quyết định hồi sinh ATD-X, trong tất cả các nước châu Á, Nhật Bản đủ khả năng để tạo ra một tiêm kích đẳng cấp như F-22.


Đất nước mặt trời mọc có sẵn nền tảng công nghệ cao vững chắc, đặc biệt là công nghệ điện tử, việc áp dụng các công nghệ này vào lĩnh vực quân sự chỉ là vấn đề thời gian. Trung tướng Hideyuki Yoshioka của JASDF cho biết: “ Chúng tôi nhận ra rằng, vai trò ATD-X là quan trọng đối với đất nước chúng tôi”.


Đại tá Yoshikazu Takizawa một quan chức cao cấp của quân đội Nhật Bản trao đổi với AP vào tháng 3/2011 rằng: “ATD-X  được phát triển trở lại, dự kiến sẽ có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào khoảng năm 2014, chính phủ sẽ quyết định có sản xuất loạt hay không vào năm 2016”. Cũng theo đó,  JASDF dự định sẽ dùng ATD-X làm nòng cốt để thay thế cho phi đội khoảng 200 chiếc F-15 hiện nay.


Việc Tokyo quyết định tái khởi động chương trình ATD-X khiến cuộc đua tiêm kích thế hệ 5 trên bầu trời châu Á trở nên sôi động hơn.


Hàn Quốc cũng đã lên kế hoạch hiện đại hóa lực lượng quân đội của mình, Seoul đã hạ thủy chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 của mình. Cùng với đó là chương trình hiện đại hóa không quân, ngoài F-15K Slam Eagle, F-35 đang là đích ngắm tiếp theo của Seoul.


Ấn Độ đã ký một thỏa thuận lớn với Nga cùng nhau phát triển tiêm kích thế hệ 5 FGFA, cùng với PAK F/A của Nga sẽ là 2 loại tiêm kích chủ lực cho không quân 2 nước và xuất khẩu rộng rãi ra thị trường thế giới. Tất cả những sự phát triển các hệ thống vũ khí  mới này có vẽ như đều cùng nhắm một mục tiêu.


Cuộc chạy đua vũ trang không chỉ dừng lại ở các nước lớn mà còn lan rộng đến các nước nhỏ. Đặc biệt là các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ kế hoạch hiện đại hóa quân đội của Bắc Kinh.


Các chuyên gia quân sự nhận định, với sự xuất hiện của ATD-X cùng với F-22, F-35 của Mỹ , FGFA của Ấn Độ, một số T-50 có thể xuất khẩu của Nga tại châu Á, liệu có cơ hội nào cho J-20 hay không?


Việc phô trương sức mạnh  quân sự của Bắc Kinh chưa đem lại kết quả mong muốn về đòi hỏi các yêu sách trên biển Đông và các vùng biển lân cận. Nhưng rõ ràng đã đánh động một cuộc chạy đua vũ trang không kém phần khốc liệt.


Các quốc gia châu Á gần như đã xích lại gần nhau hơn cho một mục đích duy nhất, “đối trọng lại với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Bắc Kinh”. Vươn ra biển lớn một cách thiếu khôn ngoan, Trung Quốc đã tự đặt mình vào thế khó.

Quốc Việt
-Điểm mặt, số lượng các tàu hải tuần của Trung Quốc
(GDVN) -  Theo số liệu của Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Trung Quốc, hiện nay chỉ riêng cơ quan này đã có hàng chục tàu tuần tra biển các cỡ, loại phương tiện và trang bị mà nước này đặt tên là Hải tuần để tiến hành các hoạt động bảo vệ chủ quyền theo tuyên bố của Trung Quốc.

>>Giao lưu trực tuyến: CẦN LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC?
>>Tàu hải tuần Trung Quốc đe dọa sẽ xử lý tàu nước ngoài trên Biển Đông
Dưới đây và tên hiệu và một số thông số cơ bản về các tàu tuần tra của Trung Quốc:
1.Tàu Hải tuần 31 (M/V Haixun 31): Chiều dài 112,65 mét; tốc độ 12 knot (37,04 km/h); được trang bị máy bay trực thăng chuyên dụng; máy chính : 5800KW×2. Tàu hải tuần 31 chịu trách nhiệm tuần tra, ứng phó các tình huống khẩn cấp tại các vùng biển cách bờ 50 dặm (khoảng 128 km).
Tàu Hải tuần 31
Tàu Hải tuần 31
Tàu hải tuần 31 có khả năng tuần tra trên quy mô toàn cầu ngoại trừ các khu vực biển đóng băng vùng cực. Hải tuần 13 có khả năng chịu đựng được cấp gió giật ở mức 13, có trang bị hệ thống cung cấp dầu máy, lượng giãn nước 3000 tấn.
2. Tàu Hải tuần 21 (M/V Haixun 21): Chiều dài 93,23 mét; Tốc độ: 22 knot (40,7 km/h); Máy chính 3700KW×2.
Tàu Hải tuần 21
Tàu Hải tuần 21
3.Tàu hải tuần dài hơn 60 mét có 2 chiếc:  Dài 61,2 mét; tốc độ 25,2 knot; Máy chính 2240KW×3. Tàu hải tuần 113 có nhiệm vụ tuần tra, ứng phó khẩn cấp trong các tình huống xảy ra cách bờ biển Trung Quốc 50 dặm (80 km).
Tàu Hải tuần mang số hiệu 113
Tàu Hải tuần mang số hiệu 113
Trong ảnh là tàu Hải tuần mang số hiệu 113, một trong 2 chiếc dài hơn 60 mét.
4. Tàu hải tuần dài hơn 40 mét có 8 chiếc: Có nhiệm vụ tuần tra, ứng phó khẩn cấp trong các tình huống xảy ra dọc bờ biển Trung Quốc, các tuyến kênh và cảng biển quan trọng.
Hải tuần số hiệu 151
Hải tuần số hiệu 151
Trong ảnh là tàu Hải tuần số hiệu 151, một trong 8 chiếc có độ dài hơn 40 mét.
5.Tàu tuần tra dài hơn 30 mét có tổng cộng 59 chiếc, các tàu này cũng nhiệm vụ tuần tra, ứng phó khẩn cấp trong các tình huống xảy ra dọc bờ biển Trung Quốc, các tuyến kênh và cảng biển quan trọng.
Hải tuần mang số hiệu 1005
Hải tuần mang số hiệu 1005
Trong ảnh là tùa Hải tuần mang số hiệu 1005, một trong số 59 chiếc tàu tuần tra có kích cỡ dài hơn 30 mét.
Nguồn
-
Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang vào1/7, một tờ báo Hong Kong đưa tin ngày hôm qua.

Thông tin được công bố trong bối cảnh các nước láng giềng đang lo lắng trước những căng thẳng trên biển Đông.


Tờ Thương mại Hong Kong hằng ngày cho biết, các hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra vào dịp lễ kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên kế hoạch vẫn có thể thay đổi bởi các yếu tố thời tiết.


Trong một báo cáo hồi đầu tháng 6, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đang được trang bị, sửa chữa, tuy nhiên ông từ chối tiết lộ thời gian hoàn thiện.

Tờ báo này cũng tiết lộ tàu sân bay Thi Lang sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1/10/2011 – ngày Quốc khánh Trung Quốc – sau khi công nhân hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí, máy móc.

Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Thi Lang - neo đậu tại cảng Đại Liên

Giới quân sự Trung Quốc hy vọng, "tàu sân bay sẽ biểu thị sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang nhắm đến biển Đông, làm dịu những căng thẳng”, nguồn tin cho hay.

Nếu thực sự giới quân sự Trung Quốc nghĩ như vậy thì nhà bình luận người Mỹ Arthur Herman đã rất chính xác khi đưa ra nhận định: "Trung Quốc đang làm giảm hình ảnh một siêu cường đang nổi và có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt vượt tầm kiểm soát".

Trung Quốc đã giành rất nhiều thời gian, công sức để cải tạo lại Varyang – một tàu sân bay cũ của Liên Xô được mua lại từ Ukraine năm 1998 – thành một chiếc tàu sân bay mới.

Khi mới mua về, con tàu chỉ là lớp vỏ rỉ sét, không có động cơ, không có vũ khí, các thiết bị quan trọng. Thử nghiệm là một hoạt động hết sức cần thiết trước khi đưa con tàu vào hoạt động chính thức.

Chương trình nâng cấp này đã được biết đến rộng rãi trong vài năm qua. Gần đây những hình ảnh công nhân dọn dẹp, làm việc trên con tàu hiện đang neo đậu tại phía Bắc cảng Đại Liên cũng được phát tán rộng rãi.

Trước đây, giới quan chức đã phát biểu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa cho các quốc gia khác mà chỉ nằm trong chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh.

>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa
>> Trung Quốc: 'Tàu sân bay là biểu tượng của nước lớn!'
>> Trung Quốc dựa vào 3 vũ khí để 'bất chiến tự nhiên thành'
>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc
>> Quy hoạch quân sự Trung Quốc 5 năm tới

Hoàng Thảo (Theo Defense News, AP)
Đôi nét về hạm đội Nam Hải của Trung Quốc
Nếu Đông Hải là hạm đội mạnh nhất thì Nam Hải SSF lại là hạm đội được ưu tiên trang bị nhiều tàu chiến mới nhất của Hải quân Trung Quốc.

>> Vì sao Trung Quốc chậm tiến công đảo Hải Nam?


Nam Hải là 1 trong 3 hạm đội thuộc Hải quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLAN. Thành lập vào tháng 9/1950, PLAN ra đời sau ngày thành lập nước Trung Quốc mới gần 1 năm (1/10/1949).


Được giao nhiệm vụ phụ trách vùng biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải), hạm đội Nam Hải là lực lượng chủ đạo trong việc bảo vệ lợi ích và đòi hỏi các yêu sách của Trung Quốc trong khu vực.


Trong lịch sử, hạm đội Nam Hải chính là lực lượng đã đánh chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa và một số đảo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Lực lượng tàu tuần tra thuộc Cơ quan Hải giám Trung Quốc, có hạm đội Nam Hải "đứng sau" chính là lực lượng đang gây ra những căng thẳng, tạo tâm lý lo lắng cho các nước trong khu vực trên biển Đông.


Thời gian gần đây, hạm đội Nam Hải lại là lực lượng được nhận nhiều tàu chiến mặt nước mới nhất do công nghiệp đóng tàu Trung Quốc sản xuất.


Toàn bộ các tàu khu trục có tên lửa mới nhất loại Type-052C đều được biên chế về hạm đội Nam Hải. Tàu khu trục nhỏ mới nhất loại Type-054A/D cũng được ưu tiên cho hạm đội này. Trong tổng số 11 chiếc tàu khu trục nhỏ Type-054 mới có đến 8 chiếc được điều động biên chế cho hạm đội Nam Hải.


Loại tàu đổ bộ mới nhất, lớp Ngọc Chiêu, của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc cũng được giao cho hạm đội Nam Hải. Không những thế, hạm đội Nam Hải còn "giúp đỡ" một đội tàu tuần tra hùng hậu thuộc lực lượng hải giám Trung Quốc.


Điều đó cho thấy, Trung Quốc coi biển Đông là một trong những địa bàn tối quan trọng trong chiến lược hướng ra biển lớn. Có ý kiến cho rằng, trong tương lai không xa, hạm đội Nam Hải sẽ trở thành lực lượng tác chiến mạnh nhất của Hải quân Trung Quốc.


Căn cứ chính của các tàu mặt nước của hạm đội Nam Hải được đóng tại Trạm Giang tỉnh Quảng Đông. Trong khi đó tất cả các tàu ngầm của hạm đội đóng tại căn cứ Du Lâm thuộc đảo Hải Nam, căn cứ tàu ngầm lớn nhất trong khu vực.


Theo một số nguồn tin không chính thức và qua một số bức ảnh chụp vệ tinh, một tàu ngầm hạt nhân hiện đại của hải quân Trung Quốc loại Type-093 đang hoạt động tại đây.


Tương lai, nhiều khả năng loại tàu ngầm hiện đại nhất của loại Type-094 cũng sẽ được điều động xuống làm nhiệm vụ tại hạm đội Nam Hải. Soái hạm của hạm đội Nam Hải là tàu chỉ huy Nam Xương AOR/AK 953. Thông tin về soái hạm của hạm đội Nam Hải gần như không được công bố.


Sau đây là danh sách các tàu chiến mặt nước và tàu ngầm trong biên chế của hạm đội Nam Hải:


- 2 chiếc tàu khu trục phòng không Type-052C  (170 Lan Châu, 171 Hải Khẩu), 2 tàu khu trục Type-052B, (168 Quảng Châu, 169 Vũ H)án, 1 tàu khu trục Type-051B (176 Thẩm Quyến).
- 6 chiếc tàu khu trục Type-051 (161 Trường Sa – một địa danh trong nội địa Trung Quốc, 162 Nam Ninh, 163 Nam Xương, 164 Quế Lâm, 165 Trạm Giang, 166 Chu Hải).
- 8 chiếc tàu khu trục nhỏ Type-054 (530 Từ Châu, 529 Zhoushan, 570 Hoàng Sơn, 568 Chaohu, 571 Vân Thành, 569 Ngọc Lâm, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu).
- 4 chiếc tàu khu trục Type-053H3  (564 Nghi Xương, 565 Ngọc Lâm, 566 Ngọc Khê, 567 Tương Phàn).
- 6 chiếc tàu khu trục Type-053H1G (558 Bắc Hải, 559 Khang Định, 560 Đông Quan, 561 Sán Đầu, 562 Giang Môn, 563 Phật Sơn). 4 chiếc tàu khu trục Type-052H1.
- 8 tàu ngầm điện diesle lớp Ming (lớp Minh), 4 tàu ngầm điện diesel lớp Romeo, 11 tàu đổ bộ thông thường Type-072II, 4 tàu đổ bộ lớp Type-073, đặc biệt là 1 chiếc tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng mới nhất Type-071 lớp Ngọc Chiêu mang số hiệu 998 Côn Lôn Sơn, cùng với 1 tàu bệnh viện.


Theo thông tin từ Jane’s Defence tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 lớp Jin (lớp Tấn) cũng đã được biên chế cho hạm đội Nam Hải.


Về không quân của hạm đội Nam Hải gồm có lữ đoàn không quân số 8, và số 9, với trang bị chính là các máy bay tiêm kích bom JH-7, đánh chặn J-8, tuần tra Y-8MPA, ném bom SH-5, 1 trung đoàn không quân độc lập sử dụng máy bay trực thăng.


Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 1 và 164, 1 trung đoàn thiết giáp lội nước, 1 lữ đoàn radar bờ biển, 2 tiểu đoàn tên lửa chống tàu đất đối hải, 1 trung đoàn phòng không. 
Một số hình ảnh về Hạm đội Nam Hải:
Type-052C tàu khu trục phòng không hiện đại nhất hải quân Trung Quốc.
 Type-054 tàu khu trục nhỏ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc.
 Tàu ngầm điện diesel lớp Ming đang neo đậu tại căn cứ trên đảo Hải Nam.
 Tiêm kích bom JH-7 loại máy bay chiến đấu chủ lực của hạm đội Nam Hải.
 Tàu đổ bộ hiện đại nhất Hải quân Trung Quốc, Type-071 lớp Ngọc Chiêu.
 Tàu khu trục phòng không Type-052B tiền thân của loại 052C.
 Hầm trú ẩn cho tàu ngầm trên đảo Hải Nam.

>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa
>> Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 1)
>> Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 2)

>> Điểm yếu của soái hạm nội địa hàng đầu Trung Quốc
>> Vài nét về thủy phi cơ SH-5 của PLAN
>> Tìm hiểu 'lão làng' của Hải quân Trung Quốc
>> Type 094, 'át chủ bài' trong chiến lược Hải quân Trung Quốc
>> Khu trục hạm Sovremenny, xương sống của Hải quân Trung Quốc

Quốc Việt (tổng hợp)
-Trung Quốc khoe tên lửa chống hạm mới
Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đang xôn xao về một tên lửa chống hạm mới được cho là tốt hơn cả tên lửa của Nga.

>> Sức mạnh quân sự Trung Quốc đang vượt Nga?
>> 'Xe tăng Trung Quốc sẽ đảo lộn thị trường vũ khí'


Theo đó loại tên lửa chống hạm mới có tên gọi là YJ-85 hay C-805, giới quân sự Trung Quốc tự hào cho rằng, loại tên lửa chống hạm mới này còn ưu việt hơn cả các tên lửa chống hạm hiện đại nhất của Nga.


Qua thông tin kỹ thuật được công bố, điều làm cho tên lửa chống hạm C-805 đặc biệt nguy hiểm chính là tốc độ. Loại tên lửa chống hạm  này được cho là có tốc độ lên đến Mach 3,5, do đó, việc đánh chặn tên lửa này gần như là điều không thể.

Về cấu hình khí động học của tên lửa C-805 tương tự như các biến thể trước đó của gia đình tên lửa chống hạm YJ8. C-805 là một biến thể nâng cấp của tên lửa chống hạm C-802A.

Tên lửa C-805 trong một lần bắn thử, cấu hình khí động học của C-805 hoàn toàn giống với tên lửa C-802A.
Tên lửa C-805 được giới thiệu là thiết kế theo công nghệ hiện đại và rất đa năng, có thể phóng từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và bệ phóng di động trên bờ. Không chỉ vậy, độ chính xác chính là một điểm nỗi bật của loại tên lửa này.


Ngoài chức năng chính là chống hạm, tên lửa C-805 còn có thể sử dụng như một loại tên lửa hành trình tấn công mặt đất, các căn cứ quân sự và kho tàng ven biển.


Theo công bố, qua 8 lần thử nghiệm, C-805 đạt hiệu suất tiêu diệt mục tiêu 100%, tên lửa được thiết kế với khả năng tàng hình rất cao. Các loại radar hiện đại nhất gần như không bắt được tín hiệu của loại tên lửa này.


Giới quân sự Trung Quốc cho rằng, tên lửa chống hạm C-805 là một đối thủ đáng gờm của loại tên lửa Brahmos Nga - Ấn Độ hợp tác phát triển. "Nếu Brahmos là niềm tự hào của Ấn Độ, thì C-805 chính là niềm tự hào của người Trung Quốc", một ý kiến trên mạng Trung Quốc nhận xét.
 Tên lửa C-805 thực ra là bản nâng cấp của C-802A (trong ảnh tên lửa C-802A tại triển lãm Chu Hải năm 2006)
Các  thông số kỹ thuật được công bố cho thấy, tên lửa C-805 có đường kính 670mm, dài 8 mét, trọng lượng 3 tấn, tầm bắn hiệu quả 380km.


Tên lửa C-805 mang theo đầu đạn nặng 300kg, hệ thống dẫn đường được trang bị bộ cảm biến tinh vi, có khả năng phát hiện và bám theo các mục tiêu liên tục thay đổi vị trí. Tên lửa chống hạm C-805 được phát triển bởi Học viện công nghệ điện cơ khí HaiYing.


Theo một số thông tin rò rỉ trên trang Deagel, tên lửa chống hạm C-805 sử dụng hệ thống dẫn đường dựa kết hợp hệ thống định vị toàn cầu kiểu GPS và một radar có khả năng lập bản đồ để bay theo kiểu men theo địa hình TERCOM.


Sự phát triển của C-805 được cho là để đối phó lại với chương trình phát triển tên lửa chống hạm tầm xa của Mỹ. Nhiều khả năng loại tên lửa chống hạm mới này đã được đưa vào biên chế Hải quân Trung Quốc vào năm 2010. Theo một báo cáo được đăng tải bởi Afcea, tên lửa chống hạm C-805 đã được trang bị cho tàu khu trục Type-052C.


Với sự ra đời của tên lửa chống hạm C-805, giới quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố: "C-805 đã “soán ngôi” của tên lửa chống hạm P-270 Moskit được trang bị trên các tàu khu trục hạng Sovremenny mà Trung Quốc mua từ Nga. Đồng thời, C-805 trở thành loại tên lửa chống hạm tốt nhất trong biên chế Hải quân Trung Quốc, và là loại tên lửa chống hạm tốt nhất khu vực. Cùng với Nga, Trung Quốc là nước sản xuất nhiều biến thể tên lửa chống hạm nhất thế giới".


Có thể nói, tung ra các thông số "khủng" về uy lực của vũ khí nội địa (tự thiết kế, sản xuất dựa vào các mẫu tương tự của nước ngoài) trở thành "truyền thống" của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc và là nét đặc trưng của các mạng quân sự nước này. Trong quá trình đó, các thành tựu của công nghệ quốc phòng Nga thường được đem ra làm mốc so sánh. Mỗi lần vượt được người thầy, người bạn đã dìu dắt mình (trên mạng ảo), người Trung Quốc lại thấy rất tự hào. Cách thể hiện hẳn là liều thuốc tinh thần được nhiều cư dân mạng Trung Quốc ưa chuộng.


>> Sự nguy hiểm của Yakhont và chiến thuật bầy sói
>> 'Sát thủ' diệt hạm ở Đông Nam Á
>> Mỹ phát triển bia bay đối phó tên lửa của Nga
>> Một số tên lửa đối hạm mà Trung Quốc sở hữu
>> Mỹ đua phát triển tên lửa diệt hạm với Nga, Ấn, Trung


>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ cuối)
>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 3)
>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 2)
>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 1)

Quốc Việt (theo Xinjunshi, Deagel)
- Trung Quốc phát triển tên lửa chiến thuật dạng mô-đunQĐND Online -

QĐND Online - Tập đoàn CPMIEC đã phát triển thành công mô-đun tổ hợp tên lửa cấp chiến thuật-chiến dịch và đã sẵn sàng cho việc xuất khẩu tổ hợp vũ khí này. Theo tạp chí quân sự Janes, mô-đun tên lửa nói trên có tầm bắn đạt 400 km và có kết cấu 2 loại ống phóng khác nhau để trang bị nhiều loại đạn tên lửa trên cùng một phương tiện xe phóng.
SY-400. Ảnh: military-today.com
Đặc tính chiến đấu của tổ hợp mô-đun tên lửa mới hiện chưa được công bố. Tuy nhiên, có nguồn tin cho rằng, nó là “con lai” của hai tổ hợp tên lửa SY-400 và BP-12A đang nằm trong biên chế quân đội Trung Quốc. Dựa trên nền tảng phương tiện xe phóng bánh kết cấu 8x8 bánh hơi của tổ hợp pháo phản lực WS 2400, tổ hợp tên lửa chiến thuật-chiến dịch mới của Trung Quốc gồm 2 giàn ống phóng thẳng đứng với 4 đạn tên lửa cho mỗi giàn. Trong đó, một giàn số 1 được phát triển trên cở sở SY-400 mang đạn tên lửa cỡ 400 mm và giàn số 2 là BP-12A với đạn tên lửa cỡ 600 mm.
Hiện tại, thông tin về đặc tính kỹ thuật của mô-đun tên lửa mới vẫn chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, căn cứ vào các đặc điểm của 2 tổ hợp SY-400 và BP-12A, tầm bắn tối đa của mô-đun tên lửa mới sẽ đạt chuẩn khoảng 400 km với khả năng sử dụng nhiều loại đầu đạn khác nhau như: đạn nổ mạnh, phá mảnh và đạn chùm phân mảnh (tiêu diệt phương tiện cơ giới hạng nhẹ và bộ binh) tùy theo nhiệm vụ tác chiến. Trong thực chiến, tấm bắn hiệu dụng của mô-đun tên lửa mới sẽ đạt trung bình từ 200 tới 300 km.
Tuấn Sơn (theo Lenta)
Sau khi Thương viện Mỹ "bật đèn xanh" cho việc bán F-16 cho Đài Loan, Trung Quốc liền triển khai một đơn vị tên lửa mới.(đv 30/05)
Sau khi Thương viện Mỹ "bật đèn xanh" cho việc bán F-16 cho Đài Loan, Trung Quốc liền triển khai một đơn vị tên lửa mới.

Cùng với thời điểm, Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” yêu cầu Tổng thống Obama bán máy chiến đấu F-16 cho Đài Loan. Cơ quan tình báo Đài Loan cho biết, Trung Quốc đã triển khai một đơn vị tên lửa mới hướng vào hòn đảo này.


Tsai Teh-sheng, người đứng đầu Cục an ninh quốc gia Đài Loan cho biết, đơn vị tên lửa mới này được triển khai ở miền Nam Trung Quốc. “Đơn vị tên lửa mới mang mã số 96116, sở hữu loại tên lửa đạn đạo mới và đóng quân tại tỉnh Quảng Đông”, ông Tsai cho biết.


Trong một bản báo cáo được công bố bởi Cơ quan tình báo Đài Loan: Trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tục gia tăng triển khai các đơn vị tên lửa nhắm vào Đài Loan. Các đơn vị này đều được tăng cường cả về số lượng lẫn chất lượng của các loại tên lửa.
Trung Quốc đã triển khai thêm một đơn vị tên lửa mới tại tỉnh Quảng Đông.
Ảnh minh họa
Cơ quan tình báo Đài Loan thông báo, Trung Quốc đang có khoảng 1.600 tên lửa chĩa vào hòn đảo này, chủ yếu được triển khai tại các tỉnh Phúc Kiến và Giang Tây. Cơ quan này dự báo, số lượng tên lửa sẽ tăng lên khoảng 1.800 quả vào thời gian tới.


Giáo sư Lin làm việc tại ĐH Đài Bắc, một chuyên gia  nghiên cứu quân sự cho biết, Trung Quốc tiếp tục mở rộng mạng lưới đường sắt làm tăng khả năng cơ động cho các đơn vị tên lửa, cho phép triển khai nhanh chóng vũ khí đến khu vực ven biển khi cần thiết.


Trong khi đó giới chức Đài Bắc tỏ ra rất vui mừng và hoan nghênh kiến nghị của đa số Thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ về việc bán F-16 cho họ.
Nếu Mỹ bán thêm F-16 mới cho Đài Loan, tình hình giữa eo biển Đài Loan sẽ diễn biến theo chiều hướng phức tạp hơn.
Trong một bức thư được gửi cho Tổng thống Obama vào tuần trước, 45 thượng nghị sỹ của Thượng viện Mỹ đã kêu gọi chính quyền nhanh chóng giải quyết việc bán 66 chiếc máy bay chiến đấu F-16C/D mới cho Đài Loan. (>> chi tiết)


Theo Đài Bắc, việc này cần được thực hiện nhanh chóng để giúp cho Đài Loan duy trì khả năng phòng thủ trước sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc.


Phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Đài Loan, Jame Chang cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng trước kiến nghị của Thượng viện Mỹ. Việc bán máy bay chiến đấu F-16 mới sẽ giúp Đài Loan tăng cường khả năng tự vệ”.


Đài Bắc đã bày tỏ mong muốn được sở hữu thêm 66 chiếc tiêm kích F-16 C/D từ năm 2007. Tuy nhiên, đề nghị  này chưa được Washington đồng ý, bởi lẽ quyết định bán thêm máy bay chiến đấu mới cho Đài Bắc sẽ chọc giận Bắc Kinh.


Trong chuyến thăm đến Mỹ hồi đầu tháng của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, Tướng Trần Bình Đức. Tướng Đức đã thẳng thừng phê phán việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, có thể điều này đã làm cho Washington phật ý.


Chưa biết, liệu quyết định cuối cùng về bán 66 máy bay chiến đấu F-16C/D có được thông qua hay không nhưng với việc Thượng viện Mỹ “bật đèn xanh” cùng những động thái tăng cường triển khai thêm các đơn vị tên lửa từ phía Trung Quốc cho thấy tình hình giữa eo biển Đài Loan đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ rất phức tạp, có thể ảnh hưởng rất lớn đến an ninh và ổn định trong khu vực.


>> Đài Loan bị Trung Quốc ép chạy đua vũ trang
>> Thượng viện Mỹ 'bật đèn xanh' cho Đài Loan mua F-16

Quốc Việt (theo Defence News, Defence Talk)

Tổng số lượt xem trang