Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Mỹ chưa bao giờ tin Trung Quốc!

-Mỹ chưa bao giờ tin Trung Quốc! 
VIT - Mỹ là nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới. Trong 10 năm lại đây, từ 2001-2010, Mỹ đã xuất khẩu một khối lượng vũ khí với tổng giá trị tới 67,444 tỉ USD. Trong số vũ khí có giá trị khổng lồ đó, gần như không có "xu" nào giành cho Trung Quốc - đất nước có số dân lên tới 1400 triệu người.
Trong số 84 nước và vùng lãnh thổ là khách hàng của Mỹ, có nhiều nước ở Nam Á và Đông- Bắc Á được Mỹ cung cấp lượng vũ khí có tổng giá trị lớn như:  Hàn Quốc: 8,189 tỉ USD; Nhật Bản: 4,169 tỉ; Singapore: 2,830 tỉ; Đài Loan: 2,570 tỉ; Pakistan: 2,417; Ấn Độ: 239 triệu.

Trong khi đó, chuyển giao vũ khí từ Mỹ cho Trung Quốc là con số 0.

Giai đoạn 10 năm 2001-2010, Trung Quốc nhập khẩu khối lượng vũ khí với tổng giá trị 22,820 tỉ USD.

Các nước cung cấp vũ khí cho Trung Quốc trong giai đoạn này gồm: Nga: 20,202 tỉ; Pháp: 870 triệu; Thụy Sĩ: 600 triệu; Anh: 500 triệu; Ucraine: 498 triệu; Đức: 124 triệu; Israel: 28 triệu;


 

Trong giai đoạn 2001-2010, chuyển giao vũ khí từ Mỹ cho Trung Quốc bằng 0 (Nguồn: SIPRI)

Nhìn xa hơn về trước, trong giai đoạn từ 1979 (năm mà Mỹ và Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao) đến 2010, Mỹ đã xuất khẩu lượng vũ khí trị giá 335,424 tỉ USD, trong đó phần xuất cho Trung Quốc chỉ là 223 triệu, chiếm chưa đến 0,07%. Giá trị khối lượng vũ khí mà Trung Quốc nhận được từ Mỹ đứng hàng thứ 8 trong số 10 nước cung cấp vũ khí cho Trung Quốc, còn về tỉ trọng thì chỉ chiếm 0,67% trong tổng số giá trị 33,416 tỉ USD nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc. Lượng vũ khí này được Mỹ chuyển giao lẻ tẻ trong thời gian dài tới 16 năm từ 1984 đến 1999.




Lượng vũ khí Trung Quốc được chuyển giao từ Mỹ trong giai đoạn 1984-1999 chiếm tỉ trọng rất nhỏ (Nguồn: SIPRI).

Ngược lại, lượng vũ khí mà Nga& Liên Xô cũ chuyển giao cho Trung Quốc chiếm tới 84,78% với tổng giá trị đạt 28,331 tỉ USD.

Cơ cấu nhập vũ khí của Trung Quốc trong giai đoạn 10 năm lại đây, phân chia theo chủng loại gồm: Máy bay: 10,928 tỉ; Tên lửa: 4,228 tỉ; Tàu chiến: 3,580 tỉ; Các hệ thồng phòng không: 1,673 tỉ; Động cơ: 1,328 tỉ; Thiết bị cảm ứng: 1,023 tỉ; Pháo: 60 triệu.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, chi phí quân sự của Trung Quốc cũng tăng lên không ngừng. Chỉ sau 10 năm từ 2001 đến 2010, chi phí quân sự của Trung Quốc tăng 189,37%, từ 39,5 tỉ USD lên 114,3 tỉ USD. Tổng chi phí quân sự 10 năm 2001-2010 của Trung Quốc là 726,600 tỉ USD (theo tỉ giá cố định năm 2009).

 


Chi phí quân sự của Trung Quốc không ngứng tăng lên (Nguồn: SIPRI)
Ngược lại với xu hướng tăng chi phí quân sự, lượng nhập khẩu vũ khí của Trung Quốc lại có chiều hướng giảm. Với bước phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp quốc phòng của mình, Trung Quốc có thể sản xuât được nhiều loại vũ khí thay cho nhập ngoại. Những loại vũ khí này một phần do Trung Quốc tự nghiên cứu thiết kế, còn phần lớn theo công nghệ của nước ngoài mà Trung Quốc đã tiếp thu được bằng nhiều con đường. Những trang bị vũ khí hiện đại nổi tiếng của Trung Quốc đã và đang được chế tạo như các thế hệ xe tăng T59, ZTZ99, máy bay J-10, J-11, họ trực thăng Z9C, tàu ngầm type 094, các loại tên lửa đối hạm HY, IJ, tàu sân bay Varyag, v.v... đều theo một kịch bản như vậy.
 


Lượng vũ khí nhập của Trung Quốc có xu hướng giảm dần (Nguồn: SIPRI)
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia, dù được ráo riết hiện đại hóa và phát huy phương châm “lớn lên” bằng sức mạnh người khác, kỹ thuật quân sự Trung Quốc, vẫn còn thua Mỹ “khoảng hai thập niên”. 
Nguồn tin: Sipri



-Lực lượng an ninh Trung Quốc tuần tra trên đường phố Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ ngày 3/7/2010. Reuters

- TRUNG QUỐC - TRUNG Á: Trung Quốc tập trận chống khủng bố với 2 nước láng giềng Trung Á(RFI)-Tân Cương tiếp tục là một mối đe dọa cho Bắc Kinh. Quân đội Trung Quốc đã phối hợp với Kyrgystan và Tajikistan mở một cuộc tập trận chống khủng bố tại khu vực Tân Cương. Tân Hoa Xã gọi đây là một cuộc diễn tập giữa các thành viên trong Tổ Chức Thượng Hải để bài trừ « khủng bố, ly khai và cực đoan ».


Tân Hoa Xã cho biết là cuộc tập trận diễn ra vào hôm qua thứ sáu 06/05/2011 nhằm tăng cường « phối hợp nỗ lực chung » tiêu trừ khủng bố ở vùng biên giới chung. Tân Hoa Xã nêu tên các kẻ thù mà Bắc Kinh xem là ba thế lực đe dọa sống còn của Trung Quốc là « khủng bố, ly khai và cực đoan », nguồn gốc của cuộc nổi dậy tại Tân Cương vào tháng 7năm 2009.


Đây là chiến dịch tập trận lần thứ nhì được tổ chức tại Tân Cương dưới danh nghĩa của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải. Tổ chức này bao gồm 6 nước thành viên, Trung Quốc, Nga và bốn nước Trung Á.

Cuộc tập trận đầu tiên diễn ra vào năm 2006 huy động hàng trăm binh sĩ và công an của Trung Quốc và Kazakhstan.
Nhưng vào mùa hè 2009, nhiều ngàn người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương đã xuống đường chống bất công xã hội và chính sách đồng hóa của người Hán. Bạo lực đàn áp đã làm 200 người thiệt mạng và hàng chục người Duy Ngô Nhĩ bị kết án tử hình qua các phiên tòa chớp nhoáng.

Đến cuối năm ngoái, bất chấp lệnh cấm, hàng ngàn tín đồ đạo Hồi ở thủ phủ Urumqi đã xuống đường dự tang lễ của đại giáo sĩ Mahemuti, trụ trì đền thờ lịch sử Hatanggeli, nơi xuất phát cuộc nổi dậy năm 2009.

-China, neighbours conduct joint military drills DPA

Beijing - China and two Central Asian neighbours conducted counterinsurgency drills in the border region of Xinjiang, where Muslim separatists have staged attacks to undermine Beijing rule, state media reported Saturday.

The official Xinhua News Agency said security forces from China, Kyrgyzstan and Tajikistan conducted the drills on Friday.

The report quoted Meng Hongwei, the deputy minister of public security, as saying the drill demonstrated the resolution and capability of the three countries to combat the 'three evil forces' of terrorism, separatism and extremism in the region.

China has been working to boost security cooperation with its Central Asian neighbours and end a long-running Muslim separatist movement. In 2006, China and Kazakhstan conducted similar drills.

The separatist movement is supported by some Uighurs, an ethnic minority with historical and linguistic ties to the Turkic peoples of Central Asia.

The 'three evil forces' have been colluding with 'East Turkistan' terrorist forces in cross-border activities in recent years, the report said.

Some Islamists call the Xinjiang region East Turkistan.

Uighurs account for about 40 per cent of Xinjiang's population of 20 million. Many resent what they see as cultural and religious repression by the central government.

In July 2009, Uighurs and Han Chinese clashed in Urumqi, the regional capital, in the worst ethnic conflict in the region in decades. Around 200 people died in the violence.

Tổng số lượt xem trang