-Son Tran
Tòng Thanh Phạm Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.
Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền nam Việt NamKhuất Đẩu
Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc dộng vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Và nhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.
Mà em đang ngủ thật, một giấc ngủ dài không bao giờ thức dậy nữa.
Từ bức ảnh này, người ta ồn ào lên tiếng nguyền rủa bọn buôn người, kết án chính phủ các nước giàu có châu Âu đã không tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ. Đài truyền hình Việt Nam cũng lớn tiềng, bảo phải tìm cho ra cội nguồn của cuộc khủng hoảng nói trên, truy tìm thủ phạm của những kẻ đã khiến hàng vạn người liều chết vượt biên.
Bọn buôn người thì đã rõ. Đó là hai tên Syria, chở đến 18 người trên chiếc thuyền chỉ vừa đủ chỗ cho 12 người. Khi sóng to gió lớn, chúng đã đeo áo phao nhảy khỏi thuyền bơi vào bờ, bỏ mặc cho thuyền chìm.
Còn thủ phạm chính là tổng thống Al- Assad của Syria, kẻ đã dùng quân đội, pháo binh, máy bay và cả vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình đòi phải hắn từ chức. Tòng phạm là Nga, chồng lưng trong bao nhiêu năm và giờ đây đang lén lút gửi quân sang trợ giúp. Man rợ hơn nữa là phiến quân Hồi giáo IS với những cuộc thảm sát kinh hoàng.
Biết đi là chắc chết, nhưng không thể không đi. Cũng như những thuyền nhân Việt Nam 40 năm trước. Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.
Em bé Syria, dẫu sao em cũng được mặc quần áo đẹp, được mang giày chỉn chu chứ không đi chân đất. Em chết như nằm ngủ vì trước đó em không cùng cha mẹ trốn chui trốn nhủi, không phải nhịn đói nhịn khát, không kinh hoàng khi thấy bọn hải tặc hãm hiếp mẹ, cắt cổ cha trước khi ném em xuống biển.
Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác.
Đài truyền hình bảo cuộc di cư hiện tại là đông đảo nhất sau thế chiến thứ hai. Có thật vậy chăng? Hay đó chính là cuộc di cư của hai triệu người miền nam Việt Nam vượt biển sau mùa xuân đại thắng?
Những người Lybia, Syria, Liban và cả châu Phi nghèo đói chẳng ai phải trốn tránh công an, chẳng ai phải vào tù nếu đi không lọt, chẳng ai phải bị lấy mất nhà cửa ruộng đất, chẳng ai bị nguyền rủa là phản quốc. Họ ra đi giữa ban ngày ban mặt, mang theo tiền bạc mà không bị trấn lột. Khi may mắn dạt vào các đảo ở Hy Lạp, dù nước này suýt vỡ nợ, vẫn không cho quân đội và cảnh sát xua đuổi như ở các nước Malaysia, Thái Lan…Họ được tiếp tế lương thực, được cho tạm trú trước khi từng đoàn lũ lượt sang các nước Serbia, Croatia để vào các nước Áo, Đức.
Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.
Tôi không chối cãi họ là những kẻ khốn khổ. Nhưng được bỏ nước mà đi như họ, đi một cách tự do cùng vợ con, chắc miền nam chỉ còn lại những trụ đèn*.
Em bé Syria ơi, thật tội nghiệp cho em, nhưng dẫu sao em cũng đã được chết để lên nước Trời, ở đó em sẽ bay lượn giữa muôn ngàn vì sao. Nơi bãi cát em nằm sẽ có những bó hoa yêu thương để sóng mang đi. Tối đến sẽ có hàng trăm ngọn nến được thắp lên để sưởi ấm cho linh hồn em.Trong khi đó, những đứa bé miền nam Việt Nam, nếu không vào trong bụng cá tối tăm thì cũng thối rữa trong các hố rác dơ bẩn, không có được một nắm đất để yên nghỉ. Suốt 40 năm qua những linh hồn bé bỏng mong manh ấy vẫn lang thang giữa muôn ngàn sóng gió trùng khơi mịt mùng.
Không một cánh hoa!
Không một ngọn nến!
Ngay cả một bài kinh siêu độ cũng không, dù là đang rằm tháng bảy!
Thương thay!
Khuất Đẩu
4/9/2015
* Trụ đèn đi không được, chứ đi được nó cũng đi (vượt biên). Trần Văn Trạch
- Vượt biển-vượt biên (Huy Phương)
Bạn đâu có thể tưởng tượng rằng, 36 năm sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam, bao nhiêu xác đồng bào đã dìm sâu xuống đáy biển trong những chuyến vượt biển ra đi tìm tự do, mà bây giờ, trong một bản tin mới toanh, báo chí vừa đưa tin có 64 thuyền nhân Việt Nam mới đến Úc xin tị nạn.
Ngày 10 tháng 5 năm 2011 được chính phủ Úc chở những thuyền nhân này đến trại tạm cư Flying Fish Cove trên đảo Christmas Island để chờ làm thủ tục điều tra, phỏng vấn.
Từ 2001 đến nay có khoảng 2,000 người Thượng đã từ Tây Nguyên vượt biên sang Cam Bốt. Báo Nhân Dân, cơ quan của đảng Cộng Sản Việt Nam, không thừa nhận lúc họ ra đi, nhưng tường thuật rõ ràng lúc họ trở về: “Huyện Ðức Cơ, Gia Lai, tiếp nhận 35 người ‘vượt biên trái phép’ sang Kampuchea trở về quê hương!” Khổ nỗi, không vượt biên qua được Mỹ, Úc, Pháp... mà phải băng đồi lội suối qua Kampuchea, thì cũng biết tình trạng truy bức, đàn áp đã xẩy ra khốn nạn như thế nào!
Cũng như hàng trăm nghìn đồng bào từ năm 1975, không chấp nhận sự hiện hữu của chế độ Cộng Sản đã bỏ nước ra đi, cũng không nghe đảng nêu cao thành tích, thống kê về việc trấn lột, bắn giết, bỏ tù, nhưng chắc chắn là đảng có biết, có biết nên đã làm áp lực chính phủ Indonesia phải đục bỏ tấm bia kỷ niệm thuyền nhân ở Galang. Nhưng bây giờ nhân vài ba cái đại lễ, đảng lại bày trò vinh danh đón tiếp bà con kiều bào (còn gọi là đồng bào ta!) đang sinh sống, làm việc, học tập (chỉ thiếu mấy chữ “theo gương bác Hồ”) ở nước ngoài về, “trong không khí trang trọng, ấm tình quê hương”.
Tóm tắt định nghĩa của Liên Hiệp Quốc về người tị nạn như sau: “Ðó là người có đủ lý do để sợ rằng bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nay không thể trở về quốc gia đó, hay không muốn trở về quốc gia đó”. Tại các trại tị nạn Ðông Nam Á vào những ngày sau năm 2001, chống lại việc cưỡng bách hồi hương, nhiều người đã tự mổ bụng hay tự thiêu, kêu gào, vùng vẫy, la khóc khi bị cảnh sát khiêng lên máy bay. Vậy mà có bao nhiêu người bỏ nước ra đi, sau khi được cứu xét, thanh lọc và nhận vào một nước khác dưới danh nghĩa tị nạn, lúc đã có chút tiền bạc, cơ ngơi, lại khơi khơi trở lại du lịch hay ùn ùn “quy cố hương” mà theo thông báo của nhà nước Việt Cộng, hàng năm có khoảng 500,000 “Việt kiều” về quê ăn Tết, chắc chắn dù có thêm hay bớt, con số này cũng không chênh lệch bao nhiêu. Giờ này những tiếng vượt biển, tị nạn nghe như một điều mỉa mai, cay đắng.
Hợp pháp hay bất hợp pháp thì trong lòng, đảng cũng muốn cho “chúng bay” vượt biển, vượt biên ra đi càng nhiều càng tốt. Ðảng khoe, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ năm 2001, chủ yếu sang các nước Ðông Á, nhất là Malaysia, Ðài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Ðông, Tây Âu và Mỹ, bình quân mỗi năm có 70,000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400,000 lao động Việt Nam làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100,000 người.
Về chuyện xuất khẩu cô dâu, tính đến năm 2008, đã có hơn 272,000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Ðó là con số mà Bộ Công An đưa ra tại hội nghị toàn quốc bàn về hôn nhân và gia đình liên hệ đến ngoại quốc, diễn ra ở Cần Thơ ngày 22 tháng 4 năm 2008, mà không phải do ai phịa ra. Tuy vậy chưa thấy đảng khoe đã xuất khẩu được bao nhiêu phụ nữ đi ở đợ cho quốc tế. Khoe có người nhà đi ở đợ chỉ thêm xấu mặt, đâu có vinh dự gì! Nhưng đảng vẫn âm thầm cho đi.
Ðặc biệt trong hình ảnh và câu chuyện 64 thuyền nhân mới đến Úc, khác với những chuyến ra đi tơi tả ngày trước, chỉ có một phụ nữ và một trẻ em, đây là những thanh niên mạnh khỏe, tươi tỉnh, ăn mặc tươm tất như những hình ảnh xuất khẩu lao động mà chúng ta thường thấy. Phải chăng có một chiến dịch mới của Việt Nam đưa người xâm nhập vào các quốc gia tương đối dễ dàng và lỏng lẻo trong việc cho người nhập cư, vừa để gài người xâm nhập vào cộng đồng người Việt hải ngoại, vừa thu lợi cho việc ra đi hay việc gửi ngoại tệ về đất nước sau này.
Vì vậy không hề nghe báo đảng kể chuyện những chuyến xe hàng chở đầy người Việt bị bắt tại Anh hay đang dở sống dở chết trong những khu rừng nước Pháp dưới trời lạnh giá vì đã vượt biên hợp pháp qua những dịch vụ đưa người đi nước ngoài được nhà nước bao che. Nếu không được bao che, thì với lưới công an ngày nay, một con ruồi cũng khó lọt.
Chuyện đảng cho tổ chức vượt biên để lấy tiền bãi, chận bắt để trấn lột, rồi nhốt vào tù để đòi tiền chuộc, bây giờ ai cũng biết. Ðánh tư sản, xua đuổi người Hoa để chiếm nhà, tịch thu tài sản, rồi đóng tàu bán người ra khơi gọi là “bán chính thức”, đảng đã làm giàu trên bao nhiêu nỗi chết chóc, khốn cùng của dân tộc. Sau bao nhiêu năm trồng cây có quả, ngày nay, đảng giăng đèn kết hoa, “thu hoạch” lợi tức trên chiêu bài và khẩu hiệu “quê hương”, đón người đi xa về, nồng ấm biết mấy mùi vị của đồng “đô la”. Bây giờ chuyện vượt biển tị nạn hình như không còn ai nói tới. Các trại tị nạn ở Ðông Nam Á đóng cửa từ lâu, các quốc gia trên thế giới còn ai vớt người trên biển Ðông, hằng năm đã có hàng trăm nghìn người trở lại nơi mà từ đó, họ đã chấp nhận đổi mạng sống để ra đi. Vậy thì chính thức “xuất khẩu” người hay cho người vượt biển cũng là một lối buôn người có lợi.
Theo định nghĩa tị nạn thì không có chuyện tị nạn vì đói khổ như sau này, người ta thường nói đến mấy chữ “tị nạn kinh tế”. Mà dù người dân có bỏ nước ra đi vì lý do nào đi nữa thì chính phủ và quốc gia đó đều có trách nhiệm, hoặc là hà khắc thiếu tự do, hoặc là bất tài không lo đủ cơm no áo ấm cho dân.
Tôi không hiểu 64 “thuyền nhân” người Việt vừa mới đến xin tị nạn tại Úc quê quán ở đâu, ra đi từ nơi nào và lý do ra đi của họ. Hàng năm có nửa triệu người, trong đó ít nhất có 3/4 người tị nạn trở về ăn Tết thì áp bức, bất công ở đâu? Việt Nam bây giờ là nước sản xuất gạo đứng vào hạng nhì thế giới, năm 2010, lượng “kiều hối” của Việt Nam đã vượt 8 tỷ USD, cán bộ trung ương đảng bạc tỷ trong tay, sao dân không có cơm ăn mà phải bỏ nước ra đi?
Chuyện vượt biên, vượt biển đang là chuyện khó hiểu!
Tòng Thanh Phạm Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.
Từ hình ảnh em bé Syria nghĩ đến những em bé miền nam Việt NamKhuất Đẩu
Một bức ảnh gây xúc động thế giới. Xúc dộng vì mái tóc đen mướt của em. Vì chiếc áo đỏ, quần xanh em mặc. Vì đôi giày em mang. Cứ như em vừa ăn mừng sinh nhật thứ ba cùng bố mẹ. Và nhất là cái dáng em nằm nghiêng nghiêng trên bờ cát. Nếu không có những ngọn sóng lừng lững đang tiến vào bờ, cứ tưởng như em đang nằm ngủ.
Mà em đang ngủ thật, một giấc ngủ dài không bao giờ thức dậy nữa.
Từ bức ảnh này, người ta ồn ào lên tiếng nguyền rủa bọn buôn người, kết án chính phủ các nước giàu có châu Âu đã không tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ. Đài truyền hình Việt Nam cũng lớn tiềng, bảo phải tìm cho ra cội nguồn của cuộc khủng hoảng nói trên, truy tìm thủ phạm của những kẻ đã khiến hàng vạn người liều chết vượt biên.
Bọn buôn người thì đã rõ. Đó là hai tên Syria, chở đến 18 người trên chiếc thuyền chỉ vừa đủ chỗ cho 12 người. Khi sóng to gió lớn, chúng đã đeo áo phao nhảy khỏi thuyền bơi vào bờ, bỏ mặc cho thuyền chìm.
Còn thủ phạm chính là tổng thống Al- Assad của Syria, kẻ đã dùng quân đội, pháo binh, máy bay và cả vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình đòi phải hắn từ chức. Tòng phạm là Nga, chồng lưng trong bao nhiêu năm và giờ đây đang lén lút gửi quân sang trợ giúp. Man rợ hơn nữa là phiến quân Hồi giáo IS với những cuộc thảm sát kinh hoàng.
Biết đi là chắc chết, nhưng không thể không đi. Cũng như những thuyền nhân Việt Nam 40 năm trước. Những năm ấy, trên các bãi biển Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippine… biết bao nhiêu xác những em bé miền nam Việt Nam đã phải trôi dạt như em bé Syria. Những xác trẻ thơ bụng ỏng xanh xao, áo quần rách rưới khiến người ta kinh hãi chứ không thương cảm.
Em bé Syria, dẫu sao em cũng được mặc quần áo đẹp, được mang giày chỉn chu chứ không đi chân đất. Em chết như nằm ngủ vì trước đó em không cùng cha mẹ trốn chui trốn nhủi, không phải nhịn đói nhịn khát, không kinh hoàng khi thấy bọn hải tặc hãm hiếp mẹ, cắt cổ cha trước khi ném em xuống biển.
Em bé Syria được ví như thiên thần, còn những em bé Việt Nam, giống như em bé châu Phi đói lã bên cạnh con diều hâu đang chờ xé xác.
Đài truyền hình bảo cuộc di cư hiện tại là đông đảo nhất sau thế chiến thứ hai. Có thật vậy chăng? Hay đó chính là cuộc di cư của hai triệu người miền nam Việt Nam vượt biển sau mùa xuân đại thắng?
Những người Lybia, Syria, Liban và cả châu Phi nghèo đói chẳng ai phải trốn tránh công an, chẳng ai phải vào tù nếu đi không lọt, chẳng ai phải bị lấy mất nhà cửa ruộng đất, chẳng ai bị nguyền rủa là phản quốc. Họ ra đi giữa ban ngày ban mặt, mang theo tiền bạc mà không bị trấn lột. Khi may mắn dạt vào các đảo ở Hy Lạp, dù nước này suýt vỡ nợ, vẫn không cho quân đội và cảnh sát xua đuổi như ở các nước Malaysia, Thái Lan…Họ được tiếp tế lương thực, được cho tạm trú trước khi từng đoàn lũ lượt sang các nước Serbia, Croatia để vào các nước Áo, Đức.
Họ bỏ nước mà đi vì chiến tranh, trong khi những người miền nam Việt Nam lại ra đi vì hòa bình. Khác lạ là ở đó. Mà cũng cay đắng là từ đó.
Tôi không chối cãi họ là những kẻ khốn khổ. Nhưng được bỏ nước mà đi như họ, đi một cách tự do cùng vợ con, chắc miền nam chỉ còn lại những trụ đèn*.
Em bé Syria ơi, thật tội nghiệp cho em, nhưng dẫu sao em cũng đã được chết để lên nước Trời, ở đó em sẽ bay lượn giữa muôn ngàn vì sao. Nơi bãi cát em nằm sẽ có những bó hoa yêu thương để sóng mang đi. Tối đến sẽ có hàng trăm ngọn nến được thắp lên để sưởi ấm cho linh hồn em.Trong khi đó, những đứa bé miền nam Việt Nam, nếu không vào trong bụng cá tối tăm thì cũng thối rữa trong các hố rác dơ bẩn, không có được một nắm đất để yên nghỉ. Suốt 40 năm qua những linh hồn bé bỏng mong manh ấy vẫn lang thang giữa muôn ngàn sóng gió trùng khơi mịt mùng.
Không một cánh hoa!
Không một ngọn nến!
Ngay cả một bài kinh siêu độ cũng không, dù là đang rằm tháng bảy!
Thương thay!
Khuất Đẩu
4/9/2015
* Trụ đèn đi không được, chứ đi được nó cũng đi (vượt biên). Trần Văn Trạch
- Vượt biển-vượt biên (Huy Phương)
Bạn đâu có thể tưởng tượng rằng, 36 năm sau khi Cộng Sản Bắc Việt chiếm miền Nam, bao nhiêu xác đồng bào đã dìm sâu xuống đáy biển trong những chuyến vượt biển ra đi tìm tự do, mà bây giờ, trong một bản tin mới toanh, báo chí vừa đưa tin có 64 thuyền nhân Việt Nam mới đến Úc xin tị nạn.
Ngày 10 tháng 5 năm 2011 được chính phủ Úc chở những thuyền nhân này đến trại tạm cư Flying Fish Cove trên đảo Christmas Island để chờ làm thủ tục điều tra, phỏng vấn.
Từ 2001 đến nay có khoảng 2,000 người Thượng đã từ Tây Nguyên vượt biên sang Cam Bốt. Báo Nhân Dân, cơ quan của đảng Cộng Sản Việt Nam, không thừa nhận lúc họ ra đi, nhưng tường thuật rõ ràng lúc họ trở về: “Huyện Ðức Cơ, Gia Lai, tiếp nhận 35 người ‘vượt biên trái phép’ sang Kampuchea trở về quê hương!” Khổ nỗi, không vượt biên qua được Mỹ, Úc, Pháp... mà phải băng đồi lội suối qua Kampuchea, thì cũng biết tình trạng truy bức, đàn áp đã xẩy ra khốn nạn như thế nào!
Cũng như hàng trăm nghìn đồng bào từ năm 1975, không chấp nhận sự hiện hữu của chế độ Cộng Sản đã bỏ nước ra đi, cũng không nghe đảng nêu cao thành tích, thống kê về việc trấn lột, bắn giết, bỏ tù, nhưng chắc chắn là đảng có biết, có biết nên đã làm áp lực chính phủ Indonesia phải đục bỏ tấm bia kỷ niệm thuyền nhân ở Galang. Nhưng bây giờ nhân vài ba cái đại lễ, đảng lại bày trò vinh danh đón tiếp bà con kiều bào (còn gọi là đồng bào ta!) đang sinh sống, làm việc, học tập (chỉ thiếu mấy chữ “theo gương bác Hồ”) ở nước ngoài về, “trong không khí trang trọng, ấm tình quê hương”.
Tóm tắt định nghĩa của Liên Hiệp Quốc về người tị nạn như sau: “Ðó là người có đủ lý do để sợ rằng bị bách hại vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, nay không thể trở về quốc gia đó, hay không muốn trở về quốc gia đó”. Tại các trại tị nạn Ðông Nam Á vào những ngày sau năm 2001, chống lại việc cưỡng bách hồi hương, nhiều người đã tự mổ bụng hay tự thiêu, kêu gào, vùng vẫy, la khóc khi bị cảnh sát khiêng lên máy bay. Vậy mà có bao nhiêu người bỏ nước ra đi, sau khi được cứu xét, thanh lọc và nhận vào một nước khác dưới danh nghĩa tị nạn, lúc đã có chút tiền bạc, cơ ngơi, lại khơi khơi trở lại du lịch hay ùn ùn “quy cố hương” mà theo thông báo của nhà nước Việt Cộng, hàng năm có khoảng 500,000 “Việt kiều” về quê ăn Tết, chắc chắn dù có thêm hay bớt, con số này cũng không chênh lệch bao nhiêu. Giờ này những tiếng vượt biển, tị nạn nghe như một điều mỉa mai, cay đắng.
Hợp pháp hay bất hợp pháp thì trong lòng, đảng cũng muốn cho “chúng bay” vượt biển, vượt biên ra đi càng nhiều càng tốt. Ðảng khoe, xuất khẩu lao động của Việt Nam tăng nhanh từ năm 2001, chủ yếu sang các nước Ðông Á, nhất là Malaysia, Ðài Loan và Hàn Quốc. Gần đây, thị trường xuất khẩu lao động mở rộng sang Trung Ðông, Tây Âu và Mỹ, bình quân mỗi năm có 70,000 lao động được đưa đi ra nước ngoài. Hiện nay có hơn 400,000 lao động Việt Nam làm việc tại 40 nước và lãnh thổ, trong đó riêng tại Malaysia có hơn 100,000 người.
Về chuyện xuất khẩu cô dâu, tính đến năm 2008, đã có hơn 272,000 phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài. Ðó là con số mà Bộ Công An đưa ra tại hội nghị toàn quốc bàn về hôn nhân và gia đình liên hệ đến ngoại quốc, diễn ra ở Cần Thơ ngày 22 tháng 4 năm 2008, mà không phải do ai phịa ra. Tuy vậy chưa thấy đảng khoe đã xuất khẩu được bao nhiêu phụ nữ đi ở đợ cho quốc tế. Khoe có người nhà đi ở đợ chỉ thêm xấu mặt, đâu có vinh dự gì! Nhưng đảng vẫn âm thầm cho đi.
Ðặc biệt trong hình ảnh và câu chuyện 64 thuyền nhân mới đến Úc, khác với những chuyến ra đi tơi tả ngày trước, chỉ có một phụ nữ và một trẻ em, đây là những thanh niên mạnh khỏe, tươi tỉnh, ăn mặc tươm tất như những hình ảnh xuất khẩu lao động mà chúng ta thường thấy. Phải chăng có một chiến dịch mới của Việt Nam đưa người xâm nhập vào các quốc gia tương đối dễ dàng và lỏng lẻo trong việc cho người nhập cư, vừa để gài người xâm nhập vào cộng đồng người Việt hải ngoại, vừa thu lợi cho việc ra đi hay việc gửi ngoại tệ về đất nước sau này.
Vì vậy không hề nghe báo đảng kể chuyện những chuyến xe hàng chở đầy người Việt bị bắt tại Anh hay đang dở sống dở chết trong những khu rừng nước Pháp dưới trời lạnh giá vì đã vượt biên hợp pháp qua những dịch vụ đưa người đi nước ngoài được nhà nước bao che. Nếu không được bao che, thì với lưới công an ngày nay, một con ruồi cũng khó lọt.
Chuyện đảng cho tổ chức vượt biên để lấy tiền bãi, chận bắt để trấn lột, rồi nhốt vào tù để đòi tiền chuộc, bây giờ ai cũng biết. Ðánh tư sản, xua đuổi người Hoa để chiếm nhà, tịch thu tài sản, rồi đóng tàu bán người ra khơi gọi là “bán chính thức”, đảng đã làm giàu trên bao nhiêu nỗi chết chóc, khốn cùng của dân tộc. Sau bao nhiêu năm trồng cây có quả, ngày nay, đảng giăng đèn kết hoa, “thu hoạch” lợi tức trên chiêu bài và khẩu hiệu “quê hương”, đón người đi xa về, nồng ấm biết mấy mùi vị của đồng “đô la”. Bây giờ chuyện vượt biển tị nạn hình như không còn ai nói tới. Các trại tị nạn ở Ðông Nam Á đóng cửa từ lâu, các quốc gia trên thế giới còn ai vớt người trên biển Ðông, hằng năm đã có hàng trăm nghìn người trở lại nơi mà từ đó, họ đã chấp nhận đổi mạng sống để ra đi. Vậy thì chính thức “xuất khẩu” người hay cho người vượt biển cũng là một lối buôn người có lợi.
Theo định nghĩa tị nạn thì không có chuyện tị nạn vì đói khổ như sau này, người ta thường nói đến mấy chữ “tị nạn kinh tế”. Mà dù người dân có bỏ nước ra đi vì lý do nào đi nữa thì chính phủ và quốc gia đó đều có trách nhiệm, hoặc là hà khắc thiếu tự do, hoặc là bất tài không lo đủ cơm no áo ấm cho dân.
Tôi không hiểu 64 “thuyền nhân” người Việt vừa mới đến xin tị nạn tại Úc quê quán ở đâu, ra đi từ nơi nào và lý do ra đi của họ. Hàng năm có nửa triệu người, trong đó ít nhất có 3/4 người tị nạn trở về ăn Tết thì áp bức, bất công ở đâu? Việt Nam bây giờ là nước sản xuất gạo đứng vào hạng nhì thế giới, năm 2010, lượng “kiều hối” của Việt Nam đã vượt 8 tỷ USD, cán bộ trung ương đảng bạc tỷ trong tay, sao dân không có cơm ăn mà phải bỏ nước ra đi?
Chuyện vượt biên, vượt biển đang là chuyện khó hiểu!