(TNO) Xuất hiện từ hơn 10 năm trước, xiếc dạo đã trở thành một trong hàng trăm cách mưu sinh trên đường phố TP.HCM. Tuy nhiên, đây là một trong những nghề quá đỗi nguy hiểm.
Nuốt than lửa, nhai lưỡi lam
20 giờ một đêm cuối tuần, cậu bé còm nhom chừng 14 tuổi mặc bộ võ phục vàng óng tiến tới trước quán nhậu đêm trên vỉa hè đường Nguyễn Trung Trực ở quận 1 (TP.HCM) hét to vài tiếng rồi bỏ viên than đỏ lửa vào miệng nhai ngấu nghiến. Khói phả ra liên hồi sau từng cái ngoạm mạnh bạo của tay xiếc dạo tuổi học trò cho đến khi lửa than tắt ngúm.
Sau màn dạo đầu để chào khách, cậu bé liền moi từ trong túi ra chiếc lưỡi lam sắc lịm rồi bỏ vào miệng tiếp tục nhai rào rạo.
Lúc này, nhiều thực khách đang mải mê cụng ly mới ngước mặt lên nhìn chăm chú.
Ở cách đó không xa, một thanh niên khác đang bê hai quả tạ kim loại, to bằng trái bóng có gắn móc nhọn, bắt đầu một màn trình diễn "khó nuốt".
“Xiếc gia” này lập tức gắn móc nhọn vào mí mắt để treo hai quả tạ lủng lẳng. Chịu lực quá nặng, hai mí mắt dưới bị kéo giãn hết cỡ. Tay xiếc dạo cố chịu đựng trong 20 giây để thực khách các bàn kịp thưởng thức rồi tháo hai quả tạ nặng trĩu ra khỏi mí mắt.
Diễn xong, hai tay xiếc dạo bê cái chậu sứ đi loanh quanh các bàn nhậu để xin tiền ủng hộ. Có người thương tình móc ví cho vài ba ngàn đồng, nhưng cũng lắm thực khách phớt lờ hay hất tay xua đuổi.
Nghề này cách đây 10 năm “kiếm ăn” rất dễ nhưng nay thì nó đã quá quen thuộc với người Sài Gòn, trừ phi các tay xiếc phải tăng độ liều lĩnh và ghê rợn trong các pha biểu diễn.
“Trước đây thì ít nhóm đi diễn đêm, còn nay thì quá nhiều nên người ta cũng ngán. Nếu cách đây 10 năm, tui có thể kiếm được hơn triệu đồng mỗi đêm thì giờ chỉ còn vài trăm ngàn đồng”, T., một tay xiếc dạo kỳ cựu đã ngoài 30 tuổi, ở quận 7 (TP.HCM) nói.
Lúc trước, T. thường để dành những màn trình diễn “đinh” của mình như nuốt kéo, nuốt kiếm hay nhai miểng chai bóng đèn… cho các show ở những tụ điểm giải trí, thì bây giờ anh chàng phải đem hết các ngón nghề đó ra “cạnh tranh” ở hè phố.
Vừa tâm sự vài câu chuyện nghề, T. phóng xe sang phố ốc đêm Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) để tiếp tục "bán sức" kiếm thêm ít tiền trong ngày mưu sinh ế ẩm…
Đổ máu vì nghề
Sau vài thế võ kèm theo mấy tiếng hô to thu hút sự chú ý, T. bắt đầu phô diễn tuyệt chiêu nuốt kiếm. Tay cao thủ xiếc dạo ngửa cổ lên rồi chầm chậm xỏ kiếm vào cổ họng. Hàng loạt thực khách ồ lên, nhíu mày ớn lạnh.
Khi nửa thanh kiếm đã nằm gọn lỏn trong bụng T., một thực khách “ném” ra câu bông đùa rõ to: “Ủa không có máu hả?”. T. đột ngột khựng lại và rút vội lưỡi kiếm ra khỏi miệng, khuôn mặt thất thần rồi chuyển sang đỏ bừng, như cách mà người ta đang phải tự nén giận. Cuối cùng, T. lạnh lùng bỏ đi và chuyển sang quán khác gần đó.
Cũng như nhiều “đồng môn” khác đến từ các lò dạng "Sơn Đông mãi võ" ở quận 7, hay quận 4, T. vừa chịu khó chạy show ban ngày ở các quán nhậu, phòng trà, tiệm ăn gia đình, vừa phải đi “cày” đêm qua khắp các nẻo đường “cụng ly” của Sài Gòn để kiếm tiền.
Nhờ đi diễn có thâm niên, T. được coi là một trong số ít “cao thủ” của giới xiếc dạo hè phố. Tuy nhiên, những pha biểu diễn của T. quá đỗi nguy hiểm.
Mới đây, trong một lần mất tập trung khi diễn pha nuốt kiếm, T. đã dính thương vì lỡ tay đút kiếm vào bụng quá sâu. Trở về nhà sau đêm diễn, T. đột ngột xuất huyết nghiêm trọng và phải nhập viện gấp để chữa trị.
“Hôm đó, tui nôn ra máu nhiều bằng cả chai nước ngọt chứ không ít”, T. kể với giọng thều thào vì vẫn còn mệt do chỉ mới xuất viện lúc chiều, sau 3 ngày nằm viện điều trị.
“Sao không dưỡng thương thêm vài ngày nữa mà vừa xuất viện là đi diễn ngay vậy?”, nghe tôi hỏi, T. đáp không ra hơi: “Bộ tui muốn vậy chắc! Biết là nguy hiểm nhưng mà vợ con ở nhà cũng phải có cơm cháo để ăn chứ!”.
Nhưng đây không phải là lần đầu T. bị nội thương đến xuất huyết. Trước đây, T. cũng đã gặp sự cố tương tự và cũng phải nhập viện để điều trị nhiều ngày liền.
T. kể đã có nhiều trường hợp phải bỏ nghề vì gặp sự cố nghiêm trọng trong khi mãi võ hè phố.
“Cái ông hay đi bán đồ nghề ảo thuật bên kia kìa, lúc trước cũng hay đi xiếc dạo như tui. Nhưng ổng bị tai nạn lúc diễn, tốn cả mấy chục “chai” (1 chai = 1 triệu đồng - PV) để chữa bệnh, nên giờ không đi xiếc được nữa phải chuyển qua nghề mới”, T. nói rồi chỉ tay về phía người đàn ông mặc bộ đồ đen, đang mời khách mua phụ tùng ảo thuật bên kia đường.
Mặc dù biết nghề này nguy hiểm nhưng T. không biết làm gì khác để nuôi vợ con. Đêm nào làm khá, T. cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, còn ngày ế ẩm thì chỉ đủ tiền đổ xăng.
Nhưng T. cũng sướng hơn nhiều “đồng môn” khác vì không phải cống nạp cho những ông trùm chuyên gom dắt trẻ xiếc dạo.
T. nói, mấy “tay anh chị” này thường chở các "xiếc gia" nhí dạo quanh các quán nhậu vỉa hè biểu diễn. Sau mỗi đêm diễn đến bơ phờ, tất cả số tiền mà các em nhỏ đã đổ mồ hôi kiếm được đều rót vào túi của ông trùm, còn các em chỉ nhận được vài chục ngàn đồng.
“Đa phần mấy đứa nhỏ học xiếc dạo ở quận 7, quận 8 hoặc quận 4. Tụi nó theo các thầy võ học lóm vài chiêu để đi biểu diễn kiếm ăn. Truyền nghề xong, một số tay quay sang gom dắt, ngồi chơi xơi nước chờ “đệ tử” bán sức kiếm tiền đem về tha hồ tiêu xài”, T. cho biết.
20 giờ một đêm cuối tuần, cậu bé còm nhom chừng 14 tuổi mặc bộ võ phục vàng óng tiến tới trước quán nhậu đêm trên vỉa hè đường Nguyễn Trung Trực ở quận 1 (TP.HCM) hét to vài tiếng rồi bỏ viên than đỏ lửa vào miệng nhai ngấu nghiến. Khói phả ra liên hồi sau từng cái ngoạm mạnh bạo của tay xiếc dạo tuổi học trò cho đến khi lửa than tắt ngúm.
Sau màn dạo đầu để chào khách, cậu bé liền moi từ trong túi ra chiếc lưỡi lam sắc lịm rồi bỏ vào miệng tiếp tục nhai rào rạo.
Treo lủng lẳng hai quả tạ kim loại khá nặng bằng mí mắt - Ảnh: Trí Quang |
Ở cách đó không xa, một thanh niên khác đang bê hai quả tạ kim loại, to bằng trái bóng có gắn móc nhọn, bắt đầu một màn trình diễn "khó nuốt".
“Xiếc gia” này lập tức gắn móc nhọn vào mí mắt để treo hai quả tạ lủng lẳng. Chịu lực quá nặng, hai mí mắt dưới bị kéo giãn hết cỡ. Tay xiếc dạo cố chịu đựng trong 20 giây để thực khách các bàn kịp thưởng thức rồi tháo hai quả tạ nặng trĩu ra khỏi mí mắt.
Diễn xong, hai tay xiếc dạo bê cái chậu sứ đi loanh quanh các bàn nhậu để xin tiền ủng hộ. Có người thương tình móc ví cho vài ba ngàn đồng, nhưng cũng lắm thực khách phớt lờ hay hất tay xua đuổi.
Nghề này cách đây 10 năm “kiếm ăn” rất dễ nhưng nay thì nó đã quá quen thuộc với người Sài Gòn, trừ phi các tay xiếc phải tăng độ liều lĩnh và ghê rợn trong các pha biểu diễn.
“Trước đây thì ít nhóm đi diễn đêm, còn nay thì quá nhiều nên người ta cũng ngán. Nếu cách đây 10 năm, tui có thể kiếm được hơn triệu đồng mỗi đêm thì giờ chỉ còn vài trăm ngàn đồng”, T., một tay xiếc dạo kỳ cựu đã ngoài 30 tuổi, ở quận 7 (TP.HCM) nói.
Xỏ kiếm vào bụng là một trong những pha biểu diễn nguy hiểm - Ảnh: Trí Quang |
Lúc trước, T. thường để dành những màn trình diễn “đinh” của mình như nuốt kéo, nuốt kiếm hay nhai miểng chai bóng đèn… cho các show ở những tụ điểm giải trí, thì bây giờ anh chàng phải đem hết các ngón nghề đó ra “cạnh tranh” ở hè phố.
Vừa tâm sự vài câu chuyện nghề, T. phóng xe sang phố ốc đêm Nguyễn Thượng Hiền (quận 3) để tiếp tục "bán sức" kiếm thêm ít tiền trong ngày mưu sinh ế ẩm…
Đổ máu vì nghề
Sau vài thế võ kèm theo mấy tiếng hô to thu hút sự chú ý, T. bắt đầu phô diễn tuyệt chiêu nuốt kiếm. Tay cao thủ xiếc dạo ngửa cổ lên rồi chầm chậm xỏ kiếm vào cổ họng. Hàng loạt thực khách ồ lên, nhíu mày ớn lạnh.
Khi nửa thanh kiếm đã nằm gọn lỏn trong bụng T., một thực khách “ném” ra câu bông đùa rõ to: “Ủa không có máu hả?”. T. đột ngột khựng lại và rút vội lưỡi kiếm ra khỏi miệng, khuôn mặt thất thần rồi chuyển sang đỏ bừng, như cách mà người ta đang phải tự nén giận. Cuối cùng, T. lạnh lùng bỏ đi và chuyển sang quán khác gần đó.
Một tay xiếc dạo đang nuốt gọn cả hai lưỡi kéo dài nhọn vào bụng - Ảnh: Trí Quang |
Cũng như nhiều “đồng môn” khác đến từ các lò dạng "Sơn Đông mãi võ" ở quận 7, hay quận 4, T. vừa chịu khó chạy show ban ngày ở các quán nhậu, phòng trà, tiệm ăn gia đình, vừa phải đi “cày” đêm qua khắp các nẻo đường “cụng ly” của Sài Gòn để kiếm tiền.
Nhờ đi diễn có thâm niên, T. được coi là một trong số ít “cao thủ” của giới xiếc dạo hè phố. Tuy nhiên, những pha biểu diễn của T. quá đỗi nguy hiểm.
Mới đây, trong một lần mất tập trung khi diễn pha nuốt kiếm, T. đã dính thương vì lỡ tay đút kiếm vào bụng quá sâu. Trở về nhà sau đêm diễn, T. đột ngột xuất huyết nghiêm trọng và phải nhập viện gấp để chữa trị.
“Hôm đó, tui nôn ra máu nhiều bằng cả chai nước ngọt chứ không ít”, T. kể với giọng thều thào vì vẫn còn mệt do chỉ mới xuất viện lúc chiều, sau 3 ngày nằm viện điều trị.
“Sao không dưỡng thương thêm vài ngày nữa mà vừa xuất viện là đi diễn ngay vậy?”, nghe tôi hỏi, T. đáp không ra hơi: “Bộ tui muốn vậy chắc! Biết là nguy hiểm nhưng mà vợ con ở nhà cũng phải có cơm cháo để ăn chứ!”.
Nhưng đây không phải là lần đầu T. bị nội thương đến xuất huyết. Trước đây, T. cũng đã gặp sự cố tương tự và cũng phải nhập viện để điều trị nhiều ngày liền.
T. kể đã có nhiều trường hợp phải bỏ nghề vì gặp sự cố nghiêm trọng trong khi mãi võ hè phố.
Mỗi đêm, các tay xiếc dạo kiếm được khoảng 100 - 200 ngàn đồng từ tiền ủng hộ của thực khách tại các quán nhậu đêm - Ảnh: Trí Quang |
“Cái ông hay đi bán đồ nghề ảo thuật bên kia kìa, lúc trước cũng hay đi xiếc dạo như tui. Nhưng ổng bị tai nạn lúc diễn, tốn cả mấy chục “chai” (1 chai = 1 triệu đồng - PV) để chữa bệnh, nên giờ không đi xiếc được nữa phải chuyển qua nghề mới”, T. nói rồi chỉ tay về phía người đàn ông mặc bộ đồ đen, đang mời khách mua phụ tùng ảo thuật bên kia đường.
Mặc dù biết nghề này nguy hiểm nhưng T. không biết làm gì khác để nuôi vợ con. Đêm nào làm khá, T. cũng kiếm được vài trăm ngàn đồng, còn ngày ế ẩm thì chỉ đủ tiền đổ xăng.
Nhưng T. cũng sướng hơn nhiều “đồng môn” khác vì không phải cống nạp cho những ông trùm chuyên gom dắt trẻ xiếc dạo.
T. nói, mấy “tay anh chị” này thường chở các "xiếc gia" nhí dạo quanh các quán nhậu vỉa hè biểu diễn. Sau mỗi đêm diễn đến bơ phờ, tất cả số tiền mà các em nhỏ đã đổ mồ hôi kiếm được đều rót vào túi của ông trùm, còn các em chỉ nhận được vài chục ngàn đồng.
“Đa phần mấy đứa nhỏ học xiếc dạo ở quận 7, quận 8 hoặc quận 4. Tụi nó theo các thầy võ học lóm vài chiêu để đi biểu diễn kiếm ăn. Truyền nghề xong, một số tay quay sang gom dắt, ngồi chơi xơi nước chờ “đệ tử” bán sức kiếm tiền đem về tha hồ tiêu xài”, T. cho biết.
Trí Quang