Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

12/06 - Ngày Yêu Nước

-Anh Mạc Quảng Thịnh đã được thả

Trung Yên, Sài Gòn(danlambao) - Anh Mạc Quảng Thịnh, con trai của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca, đã được công an thả ra. Anh Mạc Quảng Thịnh là người bị công an bắt hôm 12.6 trong lần biểu tình thứ nhì tại Sài Gòn


Tuy nhiên, sau khi được thả ra cho đến nay. Số điện thoại cuả anh Mạc Quảng Thịnh không thể liên lạc được

Anh Thịnh, 24 tuổi, đã tốt nghiệp ngành Xã Hội học trường Đại học Xã hội & Nhân văn thành phố HCM.

Nhạc sĩ Đynh Trầm Ca với nhạc phẩm "10 năm tình cũ" với ca từ nổi tiếng: ... «bao năm qua em đã thành thiếu phụ, ngồi ru con như ru tình đầu...» . Con trai của người nhạc sĩ tài hoa ấy là anh Mạc Quảnh Thịnh bị bắt vì lòng yêu nước. Anh Thịnh đã được thả ra ngay đêm đó và hiện có rất ít người liên lạc được với anh Thịnh

Ngòai anh Thịnh 24 tuổi thì nhạc sĩ Đynh Trầm Ca còn có 1 người con gái 21 tuổi hiện đang ở quê nhà tại Quảng Nam. Ngòai nhạc phẩm « 10 năm tình cũ» thì nhạc sỹ Đynh Trầm Ca cũng có nhiều nhạc phẩm khác được ca sỹ Lệ Thu trình bày trong các chương trình của Thúy Nga Paris By Night. Nhạc sỹ Đynh Trầm Ca cũng từng được Trung tâm Thúy Nga gởi thư mời đi Mỹ tham dự các chương trình của họ với tư cách là khách mời danh dự.

Như vậy thì ngòai Phan Nguyễn bị công an bắt hôm 12.6 thì hiện nay chúng ta được biết là anh Mạc Quảng Thịnh đã được công an thả ra. Hiện anh Thịnh đang ở nhà của một người thân tại Sài Gòn.

Không có ai bị lãng quên vì lý tưởng yêu nước của mình. Dân Làm Báo sẽ bằng cách này hay cách khác tiếp tục cập nhật & đưa tin về những trường hợp vì yêu quê hương, dân tộc mà lại bị đàn áp bởi nhà cầm quyền

Trung Yên, Sài Gòn
-Cấm tham dự biểu tình, công an phong tỏa các chùa thuộc GHPGVNTN hôm chủ nhật 12.6.2011, Hòa thượng Thích Không Tánh đối đáp với công an
 Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ và chư Tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) lại một lần nữa dự tính đến ủng hộ và tham dự cuộc biểu tình của Học sinh – Sinh viên hôm chủ nhật 12.6.2011 tại Saigon để phản đối sự xâm lấn lãnh hải Việt Nam của Trung quốc.

Nhưng từ mờ sáng, tất cả các chùa thuộc GHPGVNTN tại các châu quận thành phố Saigon đều bị công an phong tỏa, canh gát rất đông. Đặc biệt tại Thanh Minh Thiển viện và chùa Giác Hoa, nơi đặt Văn phòng Tổng thư ký Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN. Công an cấm không cho bất cứ Tăng sĩ nào được rời chùa để lên Thanh Minh Thiền viện tháp tùng Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ đi biểu tình.



Tong khi ấy, trở về từ cuộc cứu trợ bệnh nhân phong cùi ở Qui Nhơn, Hòa thượng Thích Không Tánh đến Saigon lúc 7 giờ sáng ở bến xe Bình Triệu, Hòa thượng liền đón xe Honda ôm đi thẳng đến địa điểm Học sinh - Sinh viên kêu gọi biểu tình ở gần Dinh Độc Lập cũ. Đến nơi lúc 8 giờ 30 Hòa thượng bị đông đảo công an vây bắt khi vừa xuống xe. Công an đưa Hòa thượng lên một chiếc xe Taxi áp tải vào trụ sở Công an Quận I. Đến 11 giờ trưa Công an lại chuyển Hòa thượng Thích Không Tánh về trụ sở Công an Quận 2. Tại đây công an thẩm vấn Hòa thượng rồi trả tự do cho Hòa thượng vào lúc 20 giờ đêm cùng ngày.

Sau đây xin tóm tắt những lời hỏi đáp giữa Đại tá Xuân, Công an thành phố Saigon, Đặc trách Tôn giáo, và Hòa thượng Thích Không Tánh :

Đại tá Xuân : Tại sao ông tham gia ủng hộ biểu tình ?

Hòa thượng Thích Không Tánh : Việc ủng hộ Sinh viên học sinh biểu tình chống Trung Cộng bảo vệ tổ quốc là đúng, sao các anh lại bắt tôi ?

Đại tá Xuân : Nhà nước đã có chủ trương, sách lược, không phải người dân muốn làm gì thì làm.

Hòa thượng Thích Không Tánh : Sách lược gì để mất đất, mất biển, mất Ải Nam Quan, Thác Bản Giốc, mất Hoàng sa, Trường sa. Để cho Trung cộng đánh giết ngư dân, bắt người cướp của, đòi tiền chuộc xảy ra liên tục mấy năm nay như vậy ?

Đại tá Xuân : Nhưng ông muốn làm gì cũng phải tuân theo luật pháp nhà nước !

Hòa thượng Thích Không Tánh : Nhà nước do các ông tự ý dựng lên, rồi tuỳ tiện đặt ra luật pháp thì các ông tuân, chứ tôi đâu có bầu ra nhà nước này mà bảo tôi tuân theo.

Đại tá Xuân : Các Hòa thượng Trí Tịnh, Minh Châu …đã theo Giáo Hội nhà nước hết. Sao chỉ còn có mấy thầy ít oi như thế mà cứ giữ Giáo Hội Thống Nhất ?

Hòa thượng Thích Không Tánh : Mấy vị đó đã bán Giáo hội Thống nhất cho Cộng sản để ăn rồi còn nói làm gì nữa.

Đại tá Xuân : Sao ông cứ nghe lời ông Quảng Độ như vậy ?

Hòa thượng Thích Không Tánh : Không lẽ tôi lại nghe lời Cộng sản hay sao ?

Đại tá Xuân : Nếu các ông tiếp tục chống đối nhà nước thì sẽ bị bắt.

Hòa thượng Thích Không Tánh : Các ông có giỏi thì bắt tôi đi.

Đại tá Xuân : Vài năm nữa sẽ bắt. Sắp đến, Giáo hội Thống nhất định sắp xếp nhân sự như thế nào ?

Hòa thượng Thích Không Tánh : Đó là chuyện nội bộ của Giáo hội chúng tôi, các ông không cần biết.

Đại tá Xuân : Có cách nào giải quyết tình trạng đất nước hiện nay, xin thầy cho biết ?

Hòa thượng Thích Không Tánh : Rất dễ, xin các ông và Nhà nước thực hiện 4 điều sau đây :
1. Phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;

2. Theo thể chế Đa nguyên đa đảng, tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền.

3. Thả tất cả tù nhân chính trị, tôn giáo.

4. Ủng hộ sinh viên học sinh, nương vào sức dân để chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
- Người tham gia biểu tình lên tiếng

Bức ảnh chụp hôm biểu tình
Sau cuộc tuần hành phản đối chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm 12/06, trên mạng internet lưu truyền một bức ảnh được nói là chụp hình an ninh Việt Nam bắt người tham gia biểu tình.
Trên bức hình gây chấn động, một người đàn ông mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm, nâng bổng trong tư thế quật ngã một nam thanh niên. Nam thanh niên này, nét mặt hoảng loạn, đã bị rớt một chiếc dép đang đi trên chân.
Khung hình cho thấy bối cảnh là trung tâm TP HCM, gần Nhà thờ Đức Bà.
Hai ngày sau cuộc biểu tình, người thanh niên trong ảnh lên tiếng thuật lại những gì xảy ra trên trang mạng kết nối xã hội Facebook.
Phan Nguyên, người nhận là thanh niên trong bức ảnh mà anh nói là "bị bắt như con vật trong thế kỷ 21", viết sự việc xảy ra vào sáng 12/06.
"Một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực."
Theo Nguyên, anh đã bị đưa về trụ sở Ủy ban Nhân dân Quận 1 để xác minh lý lịch.
Qua các màn thẩm vấn kéo dài cả ngày tại UBND Quận 1 rồi UBND phường nơi anh tạm trú, Phan Nguyên được thả về nhà vào khoảng 7 giờ tối.
Sau khi lời trần tình của Nguyên được đăng tải và nhiều người chia sẻ, có thông tin trên mạng nói bức ảnh này không liên quan tới việc biểu tình vì "đoàn tuần hành không đi qua ngả này".
BBC đã liên lạc với Phan Nguyên và được xác nhận tất cả những gì anh viết trên mạng xã hội là "hoàn toàn đúng sự thật".
Thanh niên 24 tuổi này nói: "Đoàn biểu tình đúng là đã đi qua Nhà thờ Đức Bà. Lúc đó có ý kiến vòng lại Lê Duẩn hướng Lãnh sự quán Mỹ, lúc qua đằng sau Nhà thờ Đức Bà thì bị chia đôi ngả và chúng tôi bị kẹt giữa bùng binh Nhà thờ Đức Bà".
"Trước tôi đã có một người bị bắt, sau đó cũng có một bạn khác bị bắt. Cả hai người này đều đã được thả ngay trong ngày."

Câu chuyện của Phan Nguyên

BBC: Làm sao Nguyên biết người bắt mình là công an?
Phan Nguyên: Lúc đó thì không biết, vì anh đó mặc thường phục, tự nhiên xông vào ôm chặt lấy mình. Phản ứng đầu tiên của tôi dĩ nhiên là chống cự lại để tự vệ, rồi cả chạy trốn nữa.
Anh đó không đưa thẻ nên không biết đó là công an, chứ nếu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.
Chỉ sau đó khi họ mang tôi về trụ sở UBND quận 1 giao cho công an ở đó thì tôi mới biết đó là an ninh mặc thường phục.
BBC: Trên bức ảnh, không thấy người biểu tình xung quanh?
Phan Nguyên: Đó là vì anh công an đã lôi vác tôi đi quãng 20m ra khỏi chỗ người tuần hành đứng.
Nhiều người xem ảnh bình luận có thể anh đó khỏe, giỏi võ, nhưng tôi chắc chủ yếu là vì mình nhỏ con, có độ 48-49 ký à.
Anh đó không đưa thẻ nên không biết đó là công an, chứ nêu đưa và yêu cầu về trụ sở làm việc thì chắc tôi cũng chấp hành thôi.
Phan Nguyên
BBC: Sau đó tại trụ sở UBND, Nguyên nói đã bị đánh?
Phan Nguyên: Lúc ban đầu, chắc là mình cũng có tìm cách chạy ra ngoài, các anh đó bức xúc và nóng tính nên làm như vậy. Sau đó, có người can thiệp thì họ thôi không đánh nữa.
BBC: Hành xử thô bạo như vậy của công an chắc là điều Nguyên không nghĩ tới trước khi quyết định tham gia tuần hành?
Phan Nguyên: Tôi tham gia biểu tình vì nghĩ đây là nghĩa vụ của một công dân khi đất nước bị kẻ thù xâm phạm, nên mình cần biểu lộ tinh thần, ý thức của cá nhân mình.
Khi cùng các bạn xuống đường, quả thực không nghĩ lại bị công an đối xử như vậy. Nhưng dấn thân thì phải chịu thôi.
Sau khi được về nhà, được hoàn trả đầy đủ giấy tờ thì cũng không có ai gọi điện hỏi han hay làm khó dễ gì.
BBC: Tò mò một chút, chiếc dép bị mất trên bức hình đã tìm lại được chưa?
Phan Nguyên: (cười) Có, người bạn đi cùng lượm được sau đã giao lại cho tôi cả đôi.

-Về tấm hình lịch sử

Tấm hình trên cho thấy cái anh mùa-hè-chiều-thẳng-đứng võ công rất thâm hậu, chẳng khác gì mấy tay hiệp khách Trung Hoa cắp người vào nách mà chạy được miêu tả trong truyện Kim Dung.

Rất tiếc tôi không chụp được hình này, nhưng chính một nhân vật trong bức hình - cái anh chàng nằm-nghiêng-nghiêng-trong-kháng-chiến-trường-kỳ ấy - đã lên tiếng.

Pha kungfu trong ảnh - nói về độ ấn tượng thì - chẳng kém tấm hình ở đây.

Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi tấm hình trở nên "hot nhất" trong sự kiện 12.6. Từ đông sang tây, từ nam chí bắc đã bàn tán chuyện này.

Tôi nghĩ, sau nhiều năm nữa, pha kungfu ấy sẽ đi vào sách sử.

Đọc trên mạng tôi thấy có câu thắc mắc: "Pha võ đẹp như phim trong ảnh không biết tại sao nó lại được áp vào chuyện biểu tình vì hôm chủ nhật đoàn tuần hành không đi ngả này".

Tôi muốn khẳng định là: ngày chủ nhật vừa qua - 12.6 - đoàn biểu tình có đi qua chỗ này. Đây là lúc đoàn vừa đi bọc từ Bưu điện TP.HCM sang mặt hậu Nhà thờ Đức Bà và bắt đầu bị tách ra làm hai - một nhóm chủ trương đi về phía Thảo Cầm Viên theo đường Lê Duẩn; một nhóm lại ngoặt sang phía công viên Cây xanh trước Dinh (vì sao có vụ đôi-ngã-chia-ly thì chắc các bạn cũng biết).

Sau một hồi lừng khừng, đoàn kéo sang công viên - chỗ cà phê bệt ấy. Lúc này xảy ra một số vụ bắt bớ - với nhiều luồng thông tin trái ngược nhau. Có thông tin kể về chuyện móc túi, gây rối, xyz... Tôi không chứng kiến toàn cục, nên không thể làm chứng toàn bộ. Tôi chỉ có thể chứng kiến gần như mọi việc trong phạm vi bán kính vài mét xung quanh tôi. Trong phạm vi ấy, có một phụ nữ bị bắt - bị kéo từ đám đông ra rồi đặt lên xe máy - hai gã đàn ông ngồi kẹp hai phía rồi phóng vù xuống hướng tòa nhà Metropolitan.

Vụ bắt giữ Duy Nguyên xảy ra cùng thời điểm này (qua mạng, sau ngày 12.6, tôi mới biết tên của hai anh chàng).

Duy và Nguyên chính là hai trong số ba chàng trai mà tôi đã đề cập ở đây: "... khởi đầu là hai chàng thanh niên khoảng ngoài 20 và một chàng khoảng ngoài 30 mặc áo cờ tổ quốc và áo HS – TSa. Đó chính là những người châm ngòi cho cuộc biểu tình, giữa lúc mọi người đang lạnh sống lưng."

Tôi không biết họ có phải là những tên thanh niên lưu manh hành nghề móc túi hay quậy phá trong đám đông như một số tin đồn hay không. Nhưng theo cảm nhận - và hơn thế nữa - của riêng tôi, họ là những con người dũng cảm.

Hãy hình dung thế này: Buổi sáng, ở góc cà phê Highland, sau vụ bắt giữ Mạc Quảng Thịnh ngay giữa quán - không khí đang tê cóng. Có cả trăm cái bộ đàm trong một phạm vi vài chục mét vuông. Chúng tôi đứng đó, nói chuyện cũng không dám nói to. Chợt có ba chàng trai đi từ bên kia đường qua. Họ đứng vào một góc trước quán Highland. Họ mặc áo cờ Tổ quốc, áo in hình Hoàng - Trường Sa vào, rồi họ đứng yên đó, ngay trước mặt công an chìm nổi, và ngay trước mặt những người nhát gan như tôi. Họ cười và nói chuyện với nhau một cách tự nhiên. Họ chẳng hô hào gì. Một lát sau, có người tới mời họ đi. Anh chàng Duy nói bọn em chỉ đứng đây, đâu có vi phạm luật lệ gì đâu. Đúng là bộ ba của Duy không vi phạm luật lệ gì - vì trên người họ là cờ tổ quốc và họ đứng giữa Tổ quốc mình. Nhưng có người không muốn họ đứng đó. Cuộc mời mọc tiến triển theo chiều hướng trầm trọng, có điều lúc này thì đám đông xung quanh đã kịp tụ lại và cuộc tuần hành bắt đầu, không gì cưỡng lại được.

Có người thắc mắc tại sao trong tấm ảnh kungfu lại không có nhiều người biểu tình xung quanh. Câu trả lời là: lúc này người biểu tình đã kéo hết sang công viên cây xanh, nhường đường phố lại cho xe cộ lưu thông bình thường.

Nếu có điều gì muốn nói về tấm ảnh kungfu thì tôi xin nói là công an chúng ta rất giỏi võ, nếu đem ra sử dụng để oánh Tàu thì hay biết mấy.

Hehe!
-
-BẮT NGƯỜI BIỂU TÌNH?
Hai bức hình này trên blog Mai Thanh Hải, và được chú thích là công an mặc thường phục bắt người biểu tình hôm chủ nhật 12/6 tại TP HCM.
Bạn Beo chú thích lại thế này nhé.
Chú này tranh thủ móc điện thoại của một bạn trong nhóm người tuần hành hướng Sứ quán Mỹ. Beo có mặt thời điểm ấy, thực ra cũng đã nghĩ thể nào cũng có người sẽ tận dụng hình ảnh này để tuyên truyền như ý Mai Thanh Hải viết nhưng lại hơi ái ngại  vì biết đâu, anh ta không phải dân móc túi chuyên nghiệp, biết đâu chỉ là  cậu sinh viên túng làm liều. Mà nếu công an bắt vì lí do biểu tình thì không dễ gì ống kính máy ảnh vô tư chĩa vào thế đâu. 




Pha võ đẹp như phim trong ảnh không biết tại sao nó lại được áp vào chuyện biểu tình vì hôm chủ nhật đoàn tuần hành không đi ngả này.

Hôm 5/6, không có ai bị bắt giữ. Hôm 12/6, một trường hợp đến lãnh sự quán Tàu giương biểu ngữ đòi thả…  dân oan Bến Tre, bị giữ ở Phường Bến Thành đến cuối giờ chiều thì cho về. 

( Nguồn: Blog Beo )
--
- Không có gì đặc biệt
Chàng trai mặc áo Quốc kỳ ảnh bên tên là Duy, sinh năm 1984, cựu sinh viên trường Kiến Trúc, con trai một người lính từng đánh sân bay Tân Sơn Nhất tết Mậu Thân (1968). Không có gì đặc biệt, trong số hàng ngàn sinh viên tham gia biểu tình ngày 5/6 và 12/6 có lẽ có có hơn một nửa là con cái của những cựu chiến binh chống Mỹ. Bảo rằng anh là người yêu nước lại càng không có gì đặc biệt, dân mình ai lại không yêu nước.



So với lòng yêu nước của cô bé này có lẽ Duy còn kém xa. Trong ngày 12 tháng 6 Duy luôn luôn đi sau cô bé này. Duy biết chắc người cầm đầu bé xíu này đi biểu tình chỉ vì muốn biểu thị lòng yêu nước: phản đối Trung Quốc xâm hại Biển Đông, ngoài ra không có “mục đích chính trị” nào khác, nghĩa là cũng như cô bé kia, Duy chỉ bị lòng yêu nước xúi dục.



Việc Duy bị bắt cũng không có gì đặc biệt, những người bị bắt hôm 12/6 đều không hiểu vì sao mình bị bắt, đến khi được thả về nhà rồi vẫn không hiểu vì sao. Họ đều lên mạng tâm sự ” Mình chỉ đi biểu tình phản đối Trung Quốc chứ có làm gì đâu.“



Khi về đồn, người ta sẽ hỏi anh tên gì, anh sẽ nói anh tên là Kim Duy, họ Kim cũng chẳng có gì đặc biệt để người ta phải lưu ý. Và nếu hỏi kĩ thì người chỉ hỏi bố anh là ai, thế thôi. Ở Việt Nam, con một người lính không có gì đặc biệt.




Không ai biết Duy là cháu ông Kim Ngọc (1917-1979), Kim Ngọc là ông trẻ của Duy. Kim Ngọc nguyên là bí thư tỉnh ủy tỉnh Vĩnh Phú, cha đẻ ” Khoán hộ” mà người ta quen gọi là “Khoán mười”, người chiến sĩ tiên phong đỏi mới nông nghiệp Việt Nam. Nhưng điều này cũng không có gì đặc biệt, có thể trong số những thanh niên bị bắt là con cháu những người có công với cách mạng như ông Kim Ngọc, nhiều hơn ông Kim Ngọc. Kim Ngọc là ai cũng chẳng có gì đặc biệt, một khi lòng yêu nước bị coi thường thì Kim Ngọc hay bất kì ai đã hết lòng vì đất nước, cũng chẳng làm người ta mảy may xúc động.


 -Bức ảnh 12/06/2011

Phan Nguyên - Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này. Vào buổi sáng 12/06 tôi cùng đoàn biểu bình tuần hành qua nha thờ Đức Bà, bên phía công viên đối diện hình như xẩy ra vụ "bắt bớ". Đoàn biểu tình chia làm hai hướng, một hướng về dinh Độc Lập, một hướng vể đường Lê Duẩn, chúng tôi bị kẹt giữa đường, ngay bùng binh nhà thờ Đức Bà.



Ngay lập tức, một người bạn đi bên cạnh tôi bị an ninh xông vào bắt, tôi và một người đi cùng chạy theo, xem người đó bị đưa về đâu, tôi vừa tách ra thì bị an ninh vây bắt, tôi luồn thoát nhưng bất lực ( như bức ảnh các bạn đang thấy). KINH !

Tôi bị đưa vào Ủy ban nhân nhân dân Quận 1 trên đường Lê Duẩn, tại đây tôi bị đẩy vào một góc và bị ăn 2 cú lên gối (chỉ bị đau tay thôi, rất may,hi), lại một lần thất KINH !

Rất may, một anh an ninh( chắc cũng sếp lớn) ra can thiệp và tôi không bị đánh nữa. Tiếp theo là màn làm việc xác minh lý lịch. Tôi hợp tác 100%, hỏi gì trả lời nấy, chẳng có gì che giấu (anh làm việc với tôi rất lịch sự). Khoảng 12h trưa tôi bị đau bao tử và rất đói, nên tôi đè nghị được ăn trưa và cung cấp 2 viên Maalox. Đúng như anh em nói đùa, trưa 12/06 tôi ăn cơm nhà nước "một bún gạo" và Maalox thì chưa thấy.

Làm việc nói cho mỹ miều thôi, chứ cũng xác minh tôi là cái thằng nào thôi,( mà chung quy, tôi chả là thằng nào, chỉ một thằng bày tỏ lòng yêu nước. thế mới đau), hỏi han thăm do đến khoảng 14h là kêt thúc và nội dung thì cũng xoay quanh: sơ yêu lý lịch, đi biểu tình với ai, tại sao lại đi...những câu hỏi đã gặp năm 2007.

Nghỉ giải lao 15 phút, thì đến màn đấu tranh tư tưởng, nào là giải thích đúng sai về đi biểu tình, đi biểu tình với cơ sở pháp lý nào, đã có Đảng Nhà nước lo rồi..., tâm lý chiến nữa, ghê lắm!

Tôi dân Quảng Nam, cũng ham hố lắm, tranh luân tơi bời. Biểu tình được Hiến Pháp Việt Nam công nhân, nhưng chưa có luật điều chỉnh. Vậy cho nên, công dân có thể làm những gì luật pháp không cấm. Chắc cũng vì lý do đó, tôi được rất nhiều anh an ninh ra "trò chuyện".

Khoảng 16h thì một anh an ninh (theo phong cách, tôi nghĩ là sếp) có cầm theo chứng minh thư của tôi đến gặp tôi, ( tôi tưởng mình được thả, chỉ là tưởng bở thôi), và yêu cầu tôi viêt cam kết không đi biểu tình nữa thì sẽ được về.

Tôi kiên quyết không viết cái cam kết vô lý đó, khoảng 16h30, xe công an Phường 7 (nơi tôi tạm trú) đưa tôi về trụ sở công an phường tiếp tục làm việc. Lại làm việc, thực nực cười, cũng chỉ những câu hỏi lúc sáng thôi, không có gì mới lại còn không chi tiết bằng nữa.

Làm việc tại công an phường khoảng 18h là xong và ngồi đợi. Ngồi không, nhưng tai trụ sơ công an cảm giác sẽ như thế nào? Đến 18h30 mình yêu cầu được ra về, nếu tạm giừ thì cung cấp cho mình lệnh tạm giữ. Ạnh trực ban tại phường rất ôn hòa, giả thích mình sẽ không bị tạm giữ qua đêm, ơn trời. 15 phút sau bên an ninh xuống xác nhận, và mình được trả lại CMND, điện thoại di động. Dĩ nhiên là được ra về.



-Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ!
Photobucket

"Chưa" qua nỗi đêm Nam ngày Bắc
Giữa quê hương mà như kiếp đi đày
Tố Hữu


Mafiovi
Nhưng - trước khi chết - hãy làm tất cả để Tổ Quốc vẫn sống mà chúng ta vẫn không phải chết, guys. Chúng ta còn rất nhiều chance để làm điều đó.
Và hãy nhanh lên, trước khi Lòng Yêu Nước đó bị bóp cổ

-btsg8-250--Nỗi buồn thăm thẳm

Dưới đây là cảm xúc của hai nhà báo tham gia biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn Biển Đông ngày 12 tháng 6 vừa rồi, đó là Mr. Do và Nguyễn Thông. Những cảm xúc khi tận mắt nhìn thấy những gì diễn ra trong cuộc biểu tình. Rất dễ hiểu vì sao lại có những cảm xúc ấy, nhưng nói ra thật khó khăn. Vẫn biết đối phó với Trung Quốc không hề đơn giản, để tránh một cuộc chiến tranh cần phải hết sức khéo léo và có phương pháp, nhưng những gì diễn ra trong ngày 12/6 ở Sài Gòn khiến nhiều người thật sự hoang mang…

Dù không tham gia biểu tình, tui cũng có cảm xúc như họ : đắng cay ê chề và không hiểu nỗi vì sao.


ĐẮNG CAY

Mr. Do

Sáng nay không khí thật căng bọ ạ. Bọn em ém quân ở cà phê Highland và cà phê Đá ngay xung quanh trụ sở Thành Đoàn từ sớm.

Toàn là những con người nhiệt tình yêu nước chứ đâu có tham gia tổ chức gì đâu. Chỉ là anh em truyền miệng, facebook… hú nhau đi thôi.

Em đang ngồi ở quán Highland thì thấy hai người mặc thường phục đuổi theo thằng Thịnh (Mạc Quảng Thịnh – con của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca). (Thằng Thịnh ngoài đời cũng là chỗ em biết. Chủ nhật trước biểu tình xong về mới nhậu với nhau, nói chuyện rất khí thế chứ đâu). Nó là một thằng rất được.

Nó chạy vào giữa quán, giơ tay ra, nói em có làm gì đâu mà mấy anh bắt. Thằng Thịnh ý thức rất tốt nên nó không bao giờ nổi khùng khi bất cứ ai khiêu khích trong những sự kiện như thế này. Thế mà giữa quán, nó bị bắt và hai ông an ninh kẹp tay đi xuống phía đường Lê Duẩn.

Lúc này, ở quán Highland dày đặc an ninh chìm và nửa chìm (tức mấy chú chìm mà để bộ đàm lên bàn ấy).

Thấy vụ thằng Thịnh, em cay đắng quá. Tại sao người ta yêu nước mà lại bị chính quyền đe dọa như vậy?

Nhưng chưa hết, sau đó thì bà con tập trung lại được một nhóm – khởi đầu là hai chàng thanh niên khoảng ngoài 20 và một chàng khoảng ngoài 30 mặc áo cờ tổ quốc và áo HS – TSa. Đó chính là những người châm ngòi cho cuộc biểu tình, giữa lúc mọi người đang lạnh sống lưng.

Tiếp đó, công an tới mời ba chàng trai đi thì bà con đã kéo tới khá đông và bắt đầu là các màn tranh luận với công an. Bất chợt, một chàng trai hô to: “Hoàng Sa – Trường Sa”, ngay tức thì một anh mặc thường phục lao tới quất vào mặt người hô (anh ta cầm tờ báo cuộn tròn, dùng báo quất vào mặt – hình như là báo nhà em mới chết chứ!!!).

Anh có thể tưởng tượng được không. Một người hô “Hoàng Sa – Trường Sa” mà bị một anh công an quất vào mặt.

Không có gì bào chữa cho hành động này được.

Còn dài lắm nhưng em oải quá, để xem viết được gì không

Rút từ email Mr. Do gửi cho tui.

TRONG MẮT TÔi

(Trích)

Nguyễn Thông

Trưa nay tôi uể oải lầm lũi chạy xe về, khác hẳn với một tuần trước đầy phấn chấn. Nỗi buồn cứ quay quắt, ồn ào khiến mình mệt mỏi. Chả dám than trách bởi đã xác định trước rồi, đường đời lắm nỗi gian nan. Không thể viết ngay được, mà mình lại vốn chậm chạp, viết cũng chậm. Nhưng không thể không viết.

Người xưa khi cần tăng tính thuyết phục cho điều gì đó thường quả quyết “mắt thấy tai nghe”. Những gì tôi biên ra đây là qua con mắt của tôi, còn bạn có tin hay không thì tùy.

Điểm lại một chút: 6 giờ 30 sáng bà xã chưa dậy, tôi ghi vội mấy chữ để trên bàn rồi xách xe đi. Đi về có báo cáo tuy hơi mất tự do nhưng trong trường hợp này có cái hay của nó. Đến cơ quan gặp đồng nghiệp Mr.Do cũng vừa tới. Nó trẻ, nhanh hơn mình, bỏ xe máy lại, lủng lẳng chiếc máy ảnh ống kính dài, thoắt cái đã ngoắc xe ôm vù mất. Mình cũng kêu một chiếc, bảo bác tài nhẩn nha dọc đường để xem nhân tình thế thái. Sài Gòn vẫn ồn ã nhộn nhịp, chả ai biết sau những gương mặt kia là những suy nghĩ gì. Tới nhà hát thành phố, dòng đời thường vẫn như hôm qua hôm kia hoặc có thể ngày mai nên mình bảo bác tài quành về nhà thờ lớn. Kia rồi sự khác lạ. Người đông hơn, đứng đầy trên vỉa hè đường Hàn Thuyên, quảng trường Công xã Paris và vườn cây trước dinh Độc Lập, càng ngày càng đông. Và dù chỉ là tay mơ, mình rất dễ dàng nhận ra nhan nhản công an, an ninh chìm nổi, rồi đủ loại sắc phục dân phòng tự vệ làm xanh mặt nhân dân. Họ chả cần giấu diếm, oai vệ vác dùi cui, cứ vài ba anh lại có một anh tay cầm bộ đàm, lúc líu lo lúc thầm thì ngó trước ngó sau rất chi là bí mật. Thôi tí nữa mình sẽ kể kỹ hơn về mấy “đồng chí” này bởi họ là nhân vật chính của ghi chép hôm nay.

Tới ngã ba Alecxandre de Rode- Phạm Ngọc Thạch nhìn sang quán cà phê tầng trệt Diamond còn gọi là cà phê Đá lối trông sang nhà văn hóa thanh niên thấy Mr.Do và bạn bè đứng đó tự bao giờ. Trò chuyện vài câu, gặp thêm bạn đồng nghiệp cũ Phạm Thương. Thương chỉ một anh chàng nhỏ con đẹp trai đeo chiếc máy ảnh bảo ông xã em đây. Mọi người vui vẻ nhưng dường như trong ánh mắt có điều gì lo toan. Mình hiểu. Mọi người theo tiếng gọi của trái tim, tình yêu đất nước mà tụ họp về đây nhưng nó cứ tự phát, tản mát thế nào ấy, không khéo lại chỉ là cuộc vi vu vô nghĩa. Kim phút kim giờ cứ nhích dần. Ai nấy sốt ruột mà chẳng dám nói ra, sợ làm nhụt chí kẻ khác. Mình tranh thủ đi tìm Duy Ngọc bởi hắn có khuôn mặt rất dễ nhận ra, vả lại lần trước mình thích mấy cái ảnh của hắn quá, hầu như các báo mạng kể cả trong ngoài nước đều dùng ảnh của hắn. 8 giờ hơn, đang đếm bước trên lề đường Phạm Ngọc Thạch thì có bước chân chạy rầm rập. Mình nép vào tường, một thanh niên cầm tấm biểu ngữ chỉ kịp đọc thoáng chữ China stop… chạy trước, dăm sáu anh lực lưỡng mặc thường phục đằng đằng sát khí bám sát. Lúc mình quay lại chỗ quán cà phê Đá thì Mr.Do bảo công an vừa bắt một người trong quán, là con trai nhà thơ Đynh Trầm Ca, mình chắc là cái cậu hồi nãy.

Len qua trùng điệp lực lượng chức năng, tôi tới cổng nhà văn hóa thanh niên, nơi một tuần trước ông Ba Đua đã test các vị nhân sị trí thức. Lần này đến giờ vẫn chưa thấy ai, kể cả phe này phe kia. Trông sang trại Tàu, bức tường màu vàng nhơn nhơn thách thức. Chả biết đằng sau những ô cửa sổ khép hờ kia có ai, chúng nó đang làm gì nghĩ gì. Công an đủ sắc phục kín đặc như bức thành lũy thép kiên cố bảo vệ trại Tàu, cần chi mấy chiếc hàng rào sắt. Chỗ này có lẽ là điểm nóng nhất nên anh nào cũng dùi cui hoặc máy bộ đàm. Để ý thấy mấy anh cảnh sát trật tự thì dùi cui, còn anh an ninh thì bộ đàm. Cầm máy đàm oai hơn nên rất ra vẻ ta đây, lộ liễu. Số công khai còn đông đặc như thế thì số chìm biết đường nào mà lần. Tôi có cảm giác hai anh mặc thường phục đứng gần hai bên tôi đều là dạng này, thỉnh thoảng liếc tôi rất khó hiểu rồi một anh biến mất. Linh cảm không sai. 5 phút sau một anh an ninh có vẻ gộc đến thân tình vỗ vai hỏi nhỏ anh ở bộ phận nào, tôi bảo gì cơ, lại hỏi như cũ, bèn đáp rằng tôi ở bộ phận nhân dân. Cái mặt thoắt lạnh tanh, đề nghị anh đi, đây không phải chỗ của anh. Mình bảo tôi chẳng thèm, nhân dân chúng tôi làm gì có chỗ trên cái nước này, anh nhìn xem, toàn người của anh đó thôi. Anh ta đuổi được mình xong liền đưa cái bộ đàm lên mồm lèo nhèo điều gì không rõ rồi ra đuổi tiếp một bác cứng tuổi phía sau.

Tôi trở lại chỗ cà phê Đá đứng chờ, lòng cứ không thể hiểu nổi tại sao…Những con người khuôn mặt trong sáng kia, với cờ Tổ quốc quấn quanh mình, biểu ngữ đòi Hoàng Sa-Trường Sa cho Việt Nam trên tay, có sự mờ ám, âm mưu, côn đồ, phản động gì không mà siết người ta đến thế. Không có dân – những con người ấy, mai này nếu bọn Tàu gây chiến các anh có dám kêu họ cùng đi?

Có chút lý do cá nhân, khoảng 8h30 tôi bắt xe ôm về cơ quan. Anh xe ôm ngự trên đường Đồng Khởi chẳng thèm biết tôi là ai, chửi đù mẹ nó cứ thế này thì dân chịu sao nổi. Tôi hỏi anh chửi bọn TQ hay chửi ai, anh bảo chửi tuốt. Tôi nói lát nữa tôi ra xem người ta biểu tình anh có đi với tôi không, anh gằn giọng đi xem thì đừng rủ tôi đi. Trả thêm chút tiền cho bác tài thẳng thắn.

9h, nhận được thông tin qua mạng từ Phạm Thương “đã bắt đầu”. Phải công nhận Thương nhanh nhẹn thật, up lên liên tục. Nhỏ người, trông yếu đuối, vậy mà sức lực đâu giúp Thương bám theo suốt mọi chặng đường, cứ dăm phút lại có tin mới. Hồi Thương mới về cơ quan tôi, cùng lúc hai cô trong đó có Thương, tôi rất quý Thương về sự thẳng thắn, đâu ra đấy, không nịnh bợ. Có lần tôi nói với đạo diễn Lê Phong Lan điều này, chị Lan cũng đồng ý như vậy.

Tôi vội vàng lấy xe quay trở lại. Đoàn người mỗi lúc đông thêm nhưng bị công an khéo léo chia cắt thành từng nhóm. Tuy vậy còn hơn không bởi trước đó đến tận 8h30, được sự trợ giúp của cả một bộ máy khổng lồ, tòa lãnh sự Tàu vững như bàn thạch. Thiếu những người đi đầu như cụ Nguyễn Đình Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, Hồ Cương Quyết… nên sức mạnh quần chúng vẫn chỉ là sức mạnh tiềm ẩn. Giờ thì đã có lá cờ đỏ sao vàng do một bạn trẻ phất lên, nhiều người đồng loạt đứng dậy rời ghế quán cà phê, ra khỏi vỉa hè để nhập vào. Ôi các bạn trẻ, lần này hầu hết là học sinh sinh viên, nhiều bạn ăn mặc rất giản dị, thậm chí áo quần cũ kỹ nhưng trông họ thật đáng mến, đáng khâm phục. Họ kéo một tốp khoảng hơn trăm người ra lề đường Lê Duẩn vừa phất cờ, giương cao khẩu hiệu vừa hô “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”…, từng nhóm công an chìm nổi lẽo đẽo theo sau. Người đi đường dừng lại xem như xem một sự lạ, không ai có vẻ muốn gia nhập với họ. Ôi nhân dân. Tôi nhìn các bạn trẻ mà trào nước mắt.

N. TH

8:22 pm, 12.6.2011

Rút từ blog Facebook của Nguyễn Thông
 
-Đắng cay !



Việt Nam, ngày 12 tháng 6

Hôm qua chủ nhật ngày 12 tháng 6, biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hoành tráng hơn ngày 5 tháng 6, trong khi đó ở Sai Gòn lại xìu hơn. Đọc email của một nhà báo mà buồn: “Sáng nay không khí thật căng bọ ạ…Toàn là những con người nhiệt tình yêu nước chứ đâu có tham gia tổ chức gì đâu. Chỉ là anh em truyền miệng, facebook… hú nhau đi thôi. Em đang ngồi ở quán Highland thì thấy hai người mặc thường phục đuổi theo thằng Thịnh (Mạc Quảng Thịnh – con của nhạc sĩ Đynh Trầm Ca). Thằng Thịnh ý thức rất tốt nên nó không bao giờ nổi khùng khi bất cứ ai khiêu khích trong những sự kiện như thế này. Thế mà giữa quán, nó bị bắt và hai ông an ninh kẹp tay đi xuống phía đường Lê Duẩn. Thấy vụ thằng Thịnh, em cay đắng quá. Tại sao người ta yêu nước mà lại bị chính quyền đe dọa như vậy?” Có lẽ do đồn đại ” có mùi hoa nhài” nên nhiều người ngại đi và công an cũng siết chặt hơn chăng?


Tuy vậy ảnh lần này cũng không kém phần hoành tráng so với lần trước. Na Sơn, Nguyễn Minh Đức, Maiky, Đỗ Hùng đã gửi cho tui tổng cộng gần 300 bức, rất đẹp. Xin cảm ơn các anh, nhưng lần này để khác lần trước tui chỉ xin post những ảnh mà tui cho là ấn tượng nhất. Xin không ghi chú ảnh của ai, rất mong các anh thông cảm vì ảnh lẫn lộn lung tung, không rõ ảnh nào là của ai nữa.
 


- -Một đạo diễn VN gặp rắc rối khi biểu tình BBC - Đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn kể lại với BBC chuyện ông bị câu lưu trong thời gian ngắn khi biểu tình hôm 12/06.

Biểu tình chống TQ tại Hà Nội hôm 12 tháng Sáu (Reuters)
Nhà thơ, đạo diễn điện ảnh Đỗ Minh Tuấn và nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (thứ nhất và thứ ba, từ trái sang) tham gia cuộc biểu tình hôm 12/6 tại Hà Nội.
Một đạo diễn điện ảnh và là nhà thơ khi tham gia cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở trong nước vào sáng 12 tháng Sáu đã bị cảnh sát câu lưu trong thời gian ngắn tại Hà Nội.
Khi đạo diễn này đang tham gia cuộc diễu hành cùng với nhóm biểu tình quần chúng, mà theo ông có tới 300 người tham gia từ buổi sáng và đi xung quanh Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm của Thủ đô, tới đoạn rẽ ở phố Tràng Thi, thì ông bất ngờ bị cảnh sát bắt giữ.
"Khi đoàn người bắt đầu rẽ vào đường Tràng Thi, thì có hai công an tới khoác tay tôi và nói là mời tôi vào đồn," đạo diễn Đỗ Minh Tuấn nói với BBC hôm thứ Bảy.
Ông Tuấn cho hay sau khi bị đưa vào trụ sở Công an Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ông đã đề nghị công an cho gặp lãnh đạo và ông kịch liệt phản đối việc bị bắt giữ này.
"Các anh ốp tay tôi như là tội phạm, như vậy là không được," đạo diễn này phản kháng với lãnh đạo của công an nơi ông bị câu lưu.
"Tôi là một công dân, tôi đi biểu tình chống Trung Quốc là để đấu tranh ngoại giao, trong khi chúng ta chưa có các biện pháp khác, cứng rắn hơn."
"Việc đấu tranh như thế để nâng cao tinh thần của toàn dân như vậy là rất tốt, tại sao các anh lại cản trở và tại sao các anh lại ốp tôi vào đây?" đạo diễn thuật lại với BBC.
"Nếu bật đèn xanh"
Nếu được bật đèn xanh, có thể hàng vạn người rầm rập đi theo. Chính quyền mà không tính toán cẩn thận, nó sẽ xẹp mất, lúc huy động, người ta cũng chẳng muốn đi nữa.
Đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn
Ông Đỗ Minh Tuấn cho biết sau đó ông đã gọi điện cho Trung tướng Hữu Ước, Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân, là nơi mà ông cho biết vẫn thường xuyên cộng tác, viết bài.
"Sau đó, có thể họ đã trao đổi với nhau và thả tôi ra."
Ông Tuấn cho biết ông đang cân nhắc và có thể sẽ gửi khiếu nại về sự việc:
"Có thể tôi sẽ viết, tôi đã trực tiếp nói với họ, có thể tôi sẽ gửi tới các nơi cần thiết. Nhưng có lẽ họ cũng 'cà chớn' thôi chứ tôi nghĩ là họ biết tôi đi biểu tình là vì cái gì."
Bình luận về tác động của cuộc biểu tình và diễu hành sáng thứ Bảy, nhà thơ kiêm tác giả kịch bản từng cộng tác với nhiều tờ báo và trang văn học, nghệ thuật trong và ngoài nước này nhận định:
"Nếu được bật đèn xanh, có thể hàng vạn người rầm rập đi theo. Chính quyền mà không tính toán cẩn thận, nó sẽ xẹp mất, lúc huy động, người ta cũng chẳng muốn đi nữa."


-CHỦ QUYỀN BIÊN ĐÔNG: Việt Nam không thể đặt tình hữu nghị với Trung Quốc lên trên chủ quyền quốc gia
(RFI)- Ngày hôm nay, tại Hà Nội và Sài Gòn, nhiều người lại tiếp tục xuống đường biểu tình để bày tỏ thái độ chống lại các hành động xâm phạm lãnh hải Việt Nam của tàu thuyền Trung Quốc và đặc biệt là việc tàu Trung Quốc liên tục cắt dây cáp các tàu thăm dò dầu khí trong khu vực, được coi là thuộc chủ quyền của Việt Nam. RFI phỏng vấn nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một chuyên gia về Biển Đông. Ông cũng là một trong những người tham gia tích cực trong cuộc tuần hành hôm nay. Từ Sài Gòn, ông Đinh Kim Phúc cho biết ý kiến.
- -Hịch Tướng Sĩ (RFA)- Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm xin giới thiệu một áng văn bất hủ của dân tộc Việt Nam, đó là bài “Hịch Tướng Sĩ” của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn mời quý vị theo dõi sau đây.

--12/06 - Ngày Yêu NướcCập nhật :
Lúc 1 giờ 45 phút, vẫn còn khoảng hơn 100 người tiếp tục kiên trì đứng lại.

Bất ngờ, công an đưa 2 xe chuyên dụng ập đến, lao vào bắt bớ hai thanh niên nổi bật nhất trong nhóm, đồng thời vu cáo họ phạm tội... móc túi. Nhiều người bất bình & phản ứng với trò vu khống lố lăng, nhưng đành bất lực trước nhóm công an đang rất thô bạo, côn đồ.

Hai thanh niên này bị lôi lên xe buýt bùng đưa đi đâu không lõ. Lúc này, phía công an tiếp tục lệnh cho một chiếc xe xịt nước ập đến, xịt nước tung tóe nhằm giải tán đoàn biểu tình còn sót lại

Biểu ngữ đòi Tự do cho hai blogger Điếu Cày và AnhBaSaiGon được công khai xuất hiện giữa Sài Gòn




-Biểu tình chống TQ lại tiếp diễn ở Sài Gòn, Hà Nội
- Việt Nam: Sợ Trung Quốc và sợ cả Hoa Lài (RFA)- Phan Nguyễn Viết Đăng, viết riêng cho RFA từ Saigon 2011-06-12
Cuộc biểu tình lần 2, ngày 12 tháng 6 năm 2011, theo lời kêu gọi của giới trẻ Việt Nam trên mạng internet đã được đáp trả bằng dùi cui, xe bít bùng và các thủ pháp ngăn chận.


Photo courtesy of AnhBaSamBlog
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011.

Bầu không khí ảm đạm khó tả

Sự khiếp nhược Trung Quốc cũng như nỗi sợ về một cuộc cách mạng Hoa Lài là thái độ có thể thấy rõ từ phía Hà Nội. Mặc dù chỉ cách một ngày trước khi cuộc biểu tình ở hai đầu Sài Gòn và Hà Nội diễn ra, một lần nữa tàu Trung Quốc lại áp sát đe dọa tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong lãnh hải Việt Nam, tình hình lại nóng rực.
Trang PetroTimes của tập đoàn dầu khí Việt Nam vào lúc 18 giờ ngày 11 tháng 6 tuyên bố cập nhật tình hình tàu đang bị Trung Quốc bám sát, nhưng vào 18g45, trang này đã bị xóa bài theo lệnh khẩn từ Trung Ương, với lý do "không được kích động thêm tình hình".
Từ thứ Sáu 10 tháng 6, các tổng biên tập báo chí đều nhận tin nhắn, khuyến cáo là không được làm nóng thêm tình hình Trung Quốc - Việt Nam. Một phóng viên tại Saigon cho biết rằng khoảng một năm nay, Ban tuyên huấn chỉ xài tin nhắn, vì không muốn để lại một chứng cứ nào.
Kết quả là tất cả báo Nhà nước vào sáng Chủ Nhật ngày 12 tháng 6 đều nói sơ sài về chuyện biển Đông, chỉ riêng có báo Thanh Niên là còn giữ được giọng điệu lên án Trung Quốc. Dân cafe buổi sáng đọc báo, hiểu chuyện và ai cũng cười, chúc các nhân viên của Báo Thanh Niên "thượng lộ bình an".
Và cuộc biểu tình vào sáng 12 tháng 6 đã diễn ra ở Saigon, trong một bầu không khí ảm đạm khó tả.
Bầu trời buổi sáng ở Saigon, ngày 12 tháng 6 hết sức âm u, như muốn mưa lớn. Từ 7g sáng, đã có nhiều thanh niên, sinh viên... xuất hiện, ngồi ở các quán cafe, công viên gần khu vực tòa Tổng Lãnh sự Quán của Trung Quốc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, chờ cơ hội để nổ ra cuộc biểu tình.
Và cũng từ 6g sáng. Một lượng công an dày đặc đến kinh ngạc không chỉ bao bọc khu vực này, mà bao bọc cả các nơi được dự đoán sẽ là nơi tập trung. Như thường lệ, trước các cửa trường Đại Học ở Saigon, trước cửa Thanh Minh Thiền Viện của thầy Thích Quảng Độ, trước tư gia của nhiều nhân vật trí thức, đấu tranh ở Saigon... đều có xe cảnh sát, xe bít bùng và các lực lượng công an chìm, nổi.
Không khí căng thẳng và khủng bố đến mức mà một blogger mô tả "không một ai dám giơ lá cờ hay một khẩu hiệu nào ra, vì vừa rục rịch là công an chìm nhảy vào chụp bắt ngay".
btsg8-250
Một người biểu tình chống Trung Quốc bị công an chìm bắt đi hôm 12/06/2011 tại TPHCM. Photo courtesy of Danlambao.
Người ta chứng kiến lần này, công an ra tay tàn nhẫn hơn rất nhiều. Thủ đoạn mới nhất là dùng xe honda chạy tới, lôi người biểu tình lên xe, kẹp vào giữa 2 công an và chở đi mất tích. Hàng chục người đã được ghi nhận là bị bắt đi như vậy.
Ở khu vực công viên trước Dinh Độc Lập, công an sử dụng một lực lượng côn đồ, xã hội đen công khai quần lượn để tìm cách gây gỗ, đánh hoặc lội những người biểu tình đi.
Điều quan trọng là tất cả những ai đã từng xuống đường ngày 5 tháng 6, đều bị nhận mặt và bắt đi trước cuộc tuần hành diễn ra, tức trước lúc 9g30 sáng.
Tin tức cho biết, Nhà văn Nguyễn Viện, nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, blogger Paolo Thành Nguyễn, con trai của nhà thơ, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca là Mạc Quảng Thịnh (người thanh niên cầm loa phản biện lại giảng viên Nguyễn Khắc Cảnh, trường Đại học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn vào ngày 5 tháng 6)... đều bị công an chìm bắt đi.  Những người này bị đánh giá là hạt nhân mới của đám đông biểu tình, có thể dẫn đến những cuộc bạo phát bất ngờ.
Một blogger cho biết anh cầm trong tay xấp giấy có nội dung chống Trung Quốc, vừa móc ra, lập tức bị 2 an ninh chìm nhày ra, lôi vào lề khám xét. Sau khi xem thấy nội dung chống Trung Quốc, những người này tịch thu, thả anh ra, kèm theo lời hăm dọa "nội dung Hoa Lài là mày tiêu đời rồi".

Bóp chết lòng yêu nước

Nỗi lo lớn nhất của Chính phủ Viêt Nam, được biết là làm sao để lọc được trong các nhóm biểu tình đậu là các nhóm đòi dân chủ, nhân quyền…v.v từ các đảng phái khác như Việt Tân, nhóm 8406….v.v hoặc thậm chí từ các nhóm tôn giáo như Công giáo, Phật giáo.
Và như vậy cuộc biểu tình chống Trung Quốc có thể lan thành ngọn lửa, dấy lên việc đòi hỏi trả tự do cho tù nhân lương tâm, công bằng đất đai… Cách mạng Hoa Lài có thể xuất phát từ những điểm như vậy.
Một nhân viên an ninh cho biết, nhóm nghiên cứu tình hình biểu tình vừa qua cho biết rằng cấp trên của ngành hết sức lo ngại khi nhìn thấy rằng lượng người biểu tình sử dụng cờ và hình ảnh Hồ Chí Minh rất ít. Thậm chí các khẩu hiệu  trong cuộc biểu tình cũng không còn mang tính truyền thống tinh thần của Đoàn Thanh Niên Cộng sản áp đặt.
btsg6-250
Biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/06/2011 tại TPHCM. Photo courtesy of Danlambao.
Trước đây, các cuộc biểu tình tại Việt Nam, nhằm tránh xung đột với công an chìm nổi, hầu hết đều có những người đi đầu mang cờ đỏ sao vàng và hình Hồ Chí Minh để mở đường và thuyết minh cho mục đích biểu tình là không nhằm chống lại chế độ.
Tuy nhiên, khoảng 2 năm gần đây, hình thái này đã mất dần. Thậm chí, viên công an nói trên cho biết trong cuộc biểu tình ngày 5 tháng 6, khi các công an chìm thử đề nghị đoàn tuần hành hô khẩu hiệu hoặc các các bài hát cách mạng ca ngợi Đảng và nhà nước, thì hầu như không được bất kỳ sự đón nhận nào.
Cuối cùng, sự nóng bức của ngọn lửa yêu nước bùng phát. Một người phụ nữ tay giơ cao quyển sách về Quang Trung Nguyễn Huệ chống giặc Tàu đã bước xuống đường, làm cho hàng trăm người bước xuống theo. Khẩu hiệu lại hô vang. Công an bối rối và giở thủ đoạn đê hèn là cho các cán bộ Thành Đoàn tri hô bị móc túi, có trộm cắp trong đám đông để loãng không khí đấu tranh.
Nhưng các thủ đoạn đó, tiếc thay, cũng thất bại trong không khí đoàn kết và gần như quá hiểu biết về nhân cách của các cán bộ của Thành Đoàn.
Vào khoảng 10g30, đoàn tuần hành quanh trung tâm Saigon đã tăng lên đếh hơn 500 người. Blogger S trên facebook cho biết là khởi đầu, số lượng người tập trung cũng đông hơn ngày 5 tháng 6 nhưng do không khí quá ngột ngạt nên sự hưởng ứng chỉ nhìn thấy trong một số ít. Đường đi của đoàn tuần hành đã bị ngăn chận tối đa việc đến gần tòa Tổng Lãnh sự Trung Quốc. Người ta nhìn thấy lớp lớp barrier và dây thừng được căng ra chặn đường cùng với hàng trăm công an sắc phục.
Các cuộc bắt nguội vẫn diễn ra đều đặn trên đường đi của đoàn tuần hành. Thái độ lôi kéo, bắt bớ của an ninh chìm được người chứng kiến mô tả là thô thiển và công khai "như một bọn cướp biển".
Lúc 11g15, có thể coi là thời điểm kết thúc cuộc biểu tình ngay 12 tháng 6 ở Saigon. Mọi thứ tàn dần trong hụt hẩng và sợ hãi vì bị chà đạp, trấn áp bởi một lực lượng công an đông đến gấp 3 lần người biểu tình, Những người đơn lẻ ra về lại tiếp tục bị bắt nguội.
Sợ Trung Quốc và sợ cả cách mạng Hoa Lài, nhà cầm quyền Việt Nam đã thành công trong việc bóp chết lòng yêu nước của những người dân xuống đường tại Saigon và Hà Nội.
Phan Nguyễn Viết Đăng (viết từ Saigon)- Vietnamese demonstrate against China as sea dispute heats up DPA

Hanoi - Vietnamese protestors demonstrated in the two major cities Sunday against China as tensions rise between the two nations over territorial disputes in the South China Sea.
A group of protesters gathered in front of the Chinese embassy in the early morning before being dissuaded by police. By mid-morning, around 200 people marched around the city's Hoan Kiem lake before being dispersed en route to the embassy a few hours later.
'We are not afraid of China,' said 32-year-old geologist Nguyen Dinh Tuan. 'We won against the Chinese 2,000 years ago, and we fought the Americans and the French.'
A protest in Ho Chi Minh City drew about 300 protesters with videos quickly uploaded onto YouTube.
Demonstrators chanted slogans about the Spratly and Paracel islands, the disputed archipelagos that are believed to be rich in fish and mineral resources.
The protests came a day before the Vietnamese navy holds live-fire military exercises in the South China Sea.
The drills follow China's accusation last week that Vietnam had illegally entered its waters and put the lives of its fishermen at risk. On the same day, Vietnam criticized China after a seismic survey ship was allegedly harassed by Chinese fishermen.
A protestor in Hanoi named Dat said he was part of a group that marched against China in 2007.
'Last time, they arrested people and split up the march, but the government is changing,' he said. 'That's what makes us different from China; in China they killed protesters at Tiananmen Square.'
Demonstrations are rare in Vietnam, where the Communist government exerts tight control over political expression. Several students and bloggers were detained by police after a similar protest in 2007.

-

-

-
--

-Video biểu tình tại Sài Gòn - 12/06/2011

-


-

--12/06 - Ngày Yêu Nước12:25 phút, một nhóm khoảng vài trăm người vẫn kiên trì bám trụ tại góc đường Lê Duẩn, Phạm Ngọc Thạch - đối diện nhà thờ Đức Bà.

Dù đã quá trưa, nhưng đoàn người vẫn hô vang những khẩu hiệu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Nhiều người dù đã khan tiếng, nhưng vẫn hô theo ủng hộ.

Ngay lúc này, bài thơ Nam Quốc Sơn Hà đang vang lên giữa Sài Gòn





 Bé gái trong hình luôn dẫn đầu đoàn biểu tình. Bạn đọc cho biết, vì bà nội bé không đi được, nên đã gửi người hàng xóm đưa bé đi biểu tình chung (Ảnh : Bạn đọc danlambao)

 Có lẽ, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1975 đến nay, chữ "Tàu Cộng" được sử dụng một cách công khai   
(Ảnh : Bạn đọc DanLamBao)

* 12:00 : Tại Sài Gòn, đoàn biểu tình vẫn tiếp diễn

* 11:30

Hà Nội :
Công an đã chặn kín đoạn đường Điện Biên Phú,

Lúc 11 giờ 15', đoàn biểu tình dừng ngay trước nhà tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ biểu dương lực lượng, hô to khẩu hiệu bảo vệ Hoàng Sa - Trường Sa. Ngay sau đó, công an đã kéo đến và đuổi đi

Nhân dân Hà Nội đều bày tỏ sự hoan nghênh, nhiều người dân hai bên đường đã mang nước uống ủng hộ đoàn biểu tình


Hình biểu tình tại Sài Gòn (Bạn đọc DanLamBao)
Hình biểu tình tại Sài Gòn (Bạn đọc DanLamBao)

Sài Gòn :

Hiện tại, đoàn biểu tình đã chia ra làm hai nhóm. Một nhóm lớn đang tuần hành để gia tăng quân số. Còn một nhóm nhỏ khoảng hơn 100 người đang đứng gần nhà thờ Đức Bà để giữ chỗ, bao gồm nhiều phụ nữ, trẻ em, cầm theo các biểu ngữ, lá quốc kỳ


Nhiều người bắt đầu khàn tiếng, nhưng vẫn hô vang những khẩu hiệu yêu nước, chống ngoại xâm
Người bị bắt sáng nay tại cà phê HighLand tên đầy đủ là Mạc Quảng Thịnh



Biểu tình tại Hà Nội (Ảnh : Bạn đọc danlambao)



Phóng viên Reuters đang tác nghiệp 

Sài Gòn :

10:40' - Đoàn biểu tình đang tuần hành trên đường Lê Duẩn, qua Lãnh sự quán Mĩ. Lượng người kéo đến mỗi lúc một đông, bất chấp sự khiêu khích, bắt bớ của công an

- - Fresh anti-China demos in Vietnam (Straits Times)
HANOI - DOZENS of Vietnamese protested outside the Chinese embassy in Hanoi for the second weekend in a row on Sunday, as tensions rise between the two communist neighbours over a maritime dispute.
About 50 people with Vietnamese flags sang patriotic songs and held signs proclaiming Vietnamese sovereignty over two South China Sea archipelagos which are at the centre of a long-running dispute with Beijing.
In southern Ho Chi Minh City about 250 people held a similar rally but police sealed off the Chinese consulate area with barbed wire barricades to prevent protesters from approaching, a witness said.
Although authoritarian Vietnam tolerates small land-rights rallies, advocates of other political causes risk arrest, making demonstrations unusual. The Hanoi protesters, who dispersed after just 30 minutes, were vastly outnumbered by riot police and other uniformed and plain-clothed security officers.
Vietnam and China are at loggerheads over the potentially oil-rich Paracel and Spratly archipelagos and surrounding waters. Tensions have been escalating and are now at their highest level in years after Hanoi late last month accused Chinese marine surveillance vessels of cutting the exploration cables of an oil survey ship inside its exclusive economic zone.
Some protesters said they had returned to demonstrate again after Vietnam on Thursday alleged a Chinese fishing boat rammed the cables of another ship in the 200-nautical-mile zone. Beijing countered by warning Vietnam to halt all activities that it says violate Chinese sovereignty in the disputed South China Sea waters. -- AFP



- Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội và Sài Gòn
2011-06-11Sáng nay, Chủ nhật 12-6-2011, thanh niên sinh viên Việt Nam một lần nữa xuống đường biểu tình chống Trung Quốc.

Photo courtesy of AnhBaSamBlog
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011.
Hà Nội:
Tại Hà nội, vào lúc này 8:20 sáng đã có hơn 100 người tụ tập ở công viên Lê-nin, dương cao nhiều biểu ngữ và hô khẩu hiệu chống Trung quốc.

Trong đoàn biểu tình lần này, người ta thấy có sự có mặt của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Giáo sư Chu Hảo và rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức có tên tuổi khác cũng tham gia biểu tình.
Đến 8:45, đoàn người biểu tình đã tiến đến trước Đại sứ quán Trung Quốc, hô vang khẩu hiệu chống Bắc Kinh, giương cao các biểu ngữ và hát vang các bài hát yêu nước...
Vào lúc này, công an cũng đang lập hàng rào quây chặt, ngăn chặn nhưng không thấy lực lượng an ninh dùng dây để đẩy đoàn biểu tình ra khỏi công viên như lần Chủ nhật trước.
Số người tham gia đã lên tới hàng trăm người. Nhiều nhóm biểu tình khác đang cố gắng tiếp cận để nhập thành đoàn. Và ngay sau đó, đám đông đã chuyển thành một đoàn tuần hành diễu trên đường tíên về trung tâm thành phố.
11hn-305
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội sáng 12-06-2011. Photo courtesy of AnhBaSamBlog /HH.

9:55 đoàn biểu tình tập trung ở Bờ Hồ, bên cạnh tượng đài Lý Thái Tổ. 
Ông Lê Gia Khánh, một người tham gia biểu tình trả lời phỏng vấn phóng viên Đỗ Hiếu đài Á Châu Tự Do:

Ông Lê Gia Khánh tường thuật không khí biểu tình ở Hà Nội.


Trong khi đó, nhiều nhóm biểu tình khác cũng đang diễn hành trên đường phố Hà Nội, tiến về trung tâm thủ đô.
Trả lời Đài Á Châu Tự Do vào lúc 10:30 sáng, Nhạc sĩ Nguyễn Trong Tạo cho biết, cuộc biểu tình lần này được bên công an “bật đèn xanh”, và cho phép diễn ra trong vòng 45 phút.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo từ Hà Nội.


17hn305
Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo và Blogger Người Buôn Gió tại cuộc biểu tình sáng 12-06-2011 tại Hà Nội. Photo courtesy of AnhBaSamBlog.
Sài Gòn:
Trong khi tại Sài Gòn, tình hình xung quanh khu vực lãnh sự quán Trung Quốc, rất căng thẳng, so với Chủ nhật tuần trước.
Rất đông Cảnh sát cơ động với mũ sắt, khiên, dùi cui được bố trí tại nhiều địa điểm xung quanh LSQ Trung quốc.

Lời kể của một nhân chứng bên ngoài Lãnh sự quán Trung Quốc ở TP.HCM.

Đến 10:00, đã có rất nhiều người tập trung gần khu vực Nhà thờ Đức Bà, phía Dinh Độc Lập. Nhiều tiếng hô Hoàng Sa - Trường Sa vang lên.
Số người tham gia biểu tình lúc này đã lên đến khoảng 1000 người.


-12/06 - Ngày Yêu Nước


Cập nhật :


* 10:30

Hà Nội : Đoàn biểu tình vẫn đang tuần hành quanh khu vực Bờ Hồ. Trời Hà Nội hiện đang rất nắng và nóng.

Một Blogger cho biết, đoàn biểu tình phải đi liên tục, công an luôn xua đuổi, không cho dừng lại một chỗ để nghỉ ngơi. Với mục đích này, có lẽ công an muốn làm người biểu tình kiệt sức vì nắng nóng

Theo Blog Nguyễn Xuân Diện :
Ngay từ chiều qua, một số nhà hảo tâm yêu nước đã tự đảm nhận việc cung cấp nước uống và đồ ăn nhẹ cho đoàn biểu tình.Và sáng nay, hàng trăm chai nước đã được đưa đến tận tay những người biểu tình.

Sài Gòn :

Tại khu vực nhà thờ Đức Bà : tin cho hay có người bị CA đánh vì giơ cao máy quay phim... nhưng đã được rất đông các sinh viên vây quanh và giải thoát.

Tin cho biết, nhiều công an liên tục trà trộn để tìm cách bắt bớ những người nổi trội trong đoàn biểu tình, thậm chí còn vu cáo người biểu tình móc túi, giựt đồ

Một nguồn tin cho biết, blogger Nguyễn Hoàng Vi (Facebook An Đổ Nguyễn) đã bị công an xông vào bắt, khi chị đang đi cùng bé trai 5 tuổi của mình

Được biết, rất nhiều người khác đã bị ngăn chặn và bắt bớ

* 10:00

Hà Nội :  Lúc 10:10' - Đoàn biểu tình vừa qua tượng đài Lý Thái Tổ, đang hướng về phía đền Ngọc Sơn. Theo quan sát, lượng người biểu tình hôm nay đông hơn nhiều so với cuộc tuần hành vào chủ nhật tuần trước

- Blogger Người Buôn Gió đã xuất hiện, đi đầu đoàn biểu tình.

Sài Gòn : Đoàn người biểu tình đã lên đến hàng ngàn người, từ Nhà thờ Đức Bà hướng sang Diamond Plaza. Tuy nhiên, khu vực lãnh sự quán Trung Quốc đã bị hàng rào vây kín, không thể tiếp cận được.

Người bị bắt tại SG tên Thịnh, là con của nhà thơ, nhạc sĩ Đynh Trầm Ca.

Đoàn biểu tình tuần hành trên đường phố Hà Nội (Ảnh : AnhBaSam)

* 09:30

Hà Nội : 
Có khoảng hơn 300 người, đang tuần hành trên đường Hai Bà Trưng, theo hướng từ Cửa Nam về phía khu vực Bờ Hồ.


Theo Blog Nguyễn Xuân Diện : 

Tại cafe Cột Cờ, chúng tôi thấy có bà Nguyễn Thị Hường, Bí thư Đảng ủy khối ĐH- CĐ Hà Nội thuộc thành ủy Hà Nội; bà Nguyễn Thị Ngà - Bí thư Thành đoàn HN, Ông Nguyễn Đức Dân - Phó Bí thư thành đoàn Hà Nội. Được biết, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn HN đã gửi email tới các sinh viên của trường yêu cầu không tham gia biểu tình.



Sài Gòn : Sài Gòn
đã bắt đầu bùng nổ, gần khu vực Nhà thờ Đức Bà, phía Dinh Độc Lập. Nhiều tiếng hô Hoàng Sa - Trường Sa vang lên mãnh liệt. Số lượng được mô tả là "rất đông".


Rất đông công an trà trộn


* 09:00

Hà Nội : Hàng trăm người đã tập hợp quanh vườn hoa Lê Nin, công an đang lập hàng rào quây chặt, ngăn chặn. Nhiều nhóm biểu tình khác đang cố gắng tiếp cận để nhập thành đoàn

Theo Blog Xuân Diện : Giáo sư Huệ Chi, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên... và rất nhiều văn nghệ sĩ trí thức tham gia đoàn biểu tình. Đoàn biểu tình đang di chuyển, biến thành cuộc tuần hành trên đường phố


Sài Gòn : Mọi ngã tư dẫn đến trung tâm đều có những hàng rào barrie sẵn sàng. Đặc biệt là xung quanh khu vực lãnh sự quán TQ

Công an trà trộn lẫn lộn, không biết "ai ta, ai địch"

Nhiều nhân vật biểu tình không thấy xuất hiện, có lẽ đã bị ngăn chặn từ xa. Từng nhóm bắt đầu tản ra công viên, chờ đợi...


Biểu tình tại Hà Nội (Ảnh : Blog Nguyễn Xuân Diện)


* 08:25  : 

Hà Nội đã nổ - các nhóm biểu tình đã tập hợp lại được với nhau. Nhiều tiếng hô vang lên.

Tin cho biết, ước tính có khoảng hơn 500 công an, cảnh sát được huy động chung quanh Tòa đại sứ TQ. Hiện tại, Công an còn đông hơn người biểu tình


Sài Gòn : Không khí cực kỳ căng thẳng.
 
Theo Blog AnhBaSam : 8 giờ – Gọi điện thoại cho Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc tại TPHCM: tình hình trong đó cũng “rất căng”. “Cơ quan chức năng” tung hết lực lượng. Ổng luôn được “chăm sóc” từng bước … Hic! Đúng là phần tử yêu nước quá mức cần thiết!


* 08:00

Sài Gòn :

Lúc 08:05': An ninh tràn vào quán cà phê HighLand (trước Diamond Plaza) để bắt một người tên Thịnh

Chung quanh khu vực lãnh sự quán Trung Quốc, tình hình có vẻ căng thẳng hơn chủ nhật tuần trước. Rất đông Cảnh sát cơ động với mũ sắt, khiên, dùi cui được bố trí tại nhiều địa điểm.

Các nhóm biểu tình đang tiếp tục tiến đến, một số nhóm khác đi bộ, hoặc lảng vảng gần "điểm nóng"

Hà Nội :

Nhiều nhóm rải rác xung quanh khu vực Tòa đại sứ, ước lượng khoảng vài chục người. Một số khác đang tiếp tục dò xét. Các nhóm chưa tập lại được.

Phía vườn hoa, rất đông an ninh, cảnh sát đủ loại.

... (đang cập nhật)


__________________

danlambao - Hưởng ứng lời kêu gọi về việc biểu tình chống TQ trên các trang mạng xã hội, sáng nay, 12/06,  người dân tại ba miền đất nước tiếp tục rủ nhau kéo đến khu vực Tòa đại sứ & Lãnh sự quán Trung Quốc để bày tỏ sự phản đối.

Đây là cuộc biểu tình hoàn toàn mang tính tự phát, xuất phát từ lòng yêu nước trước sự an nguy của Tổ Quốc. Hai đầu cầu chính tại Hà Nội và Sài Gòn tiếp tục đón chào những trái tim sục sôi lòng nhiệt huyết.

Đêm qua, Sài Gòn đổ cơn mưa dễ chịu, sáng nay trời mát. Còn tại Hà Nội theo dự báo đang bước vào những ngày nắng nóng, nhưng sáng nay thì trời quang mây tạnh

Bắt đầu từ chiều tối hôm qua, các khu vực xung quanh Lãnh sự quán TQ, từ Nhà thờ Đức Bà cho đến Hồ Con Rùa bắt đầu có công an sắc phục đứng gác  

Tại Hà Nội, tin từ bạn đọc cho biết, một số trường Đại học bất ngờ yêu cầu sinh viên sáng chủ nhật này phải đến trường để học thêm. 

Theo tin tức mới nhất từ Blog AnhBaSam :

6h30′ sáng, tại Hà Nội … Ngang qua khu  vực quanh Vườn hoa Lenin, tòa Đại sứ Trung Hoa, không khí khác hẳn Chủ nhật tuần trước …


Ảnh : AnhBaSam

Cảnh sát Cơ động đầy nhóc quanh vườn hoa, xe tải mui bạt kín cũng rất nhiều

Ảnh : AnhBaSam

Lúc này là 7 giờ sáng, từ trụ sở Công an Quận Ba Đình chạy dọc Điện biên phủ, công an nổi, chìm kín đặc … (còn hình trên là dọc Trần phú, bên hông vườn hoa Lenin)

Tổng số lượt xem trang