(Tamnhin.net) – Bất cập tiền tệ, nợ xấu ngân hàng và nợ công tăng nhanh đang trở thành bộ ba tiềm ẩn rủi ro vĩ mô trong thời gian tới.
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đã cảnh báo như vậy khi liệt kê một số bất cập mà chính sách tiền tệ mang lại trong phát biểu tại Hội thảo Bất ổn kinh tế vĩ mô và tác động phúc lợi.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, bất cập mà chính sách tiền tệ mang lại là: lạm dụng hành chính; hệ thống ngân hàng “méo mó khủng khiếp” đến không còn đường cong lãi suất; các tổ chức tín dụng có vẻ “thích” công cụ hành chính, không thích công cụ thị trường…
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng việc áp trần lãi suất huy động là biện pháp hành chính và không thực sự cần thiết. Bởi lẽ, Ngân hàng Trung ương không cần quan tâm đến lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng thương mại mà chỉ nên quan tâm đến lãi suất liên ngân hàng trên thị trường mở.
Liên ngân hàng ổn định, thị trường sẽ ổn định. Việc của Ngân hàng Trung ương là giữ cho thị trường liên ngân hàng ổn định. Việt Nam dường như đang xử lý ngọn, bỏ qua thị trường liên ngân hàng.
TS Lê Xuân Nghĩa, cũng cho rằng việc áp trần lãi suất huy động, dù là biện pháp hành chính nhưng được các ngân hàng thương mại “thích” hơn vì dễ lách. Trong khi các biện pháp mạnh theo thị trường như tăng dự trữ bắt buộc không được các tổ chức này đồng tình vì quá minh bạch và khó tránh né.
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, hệ thống ngân hàng đang chịu áp lực lớn từ các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước hút vốn lớn nhưng làm ăn kém hiệu quả và chưa có cơ chế kiểm soát hữu hiệu, trở thành nơi tích tụ nợ xấu cho chính bản thân họ và các ngân hàng.
Cộng hưởng thêm vào những rủi ro trên là nợ công tăng nhanh trong thời gian gần đây. Chỉ trong vòng 3 năm, khối nợ đã tăng bằng 7 – 8 năm trước đó với lãi suất ngày càng cao và kỳ hạn ngày càng ngắn.
Trong khi đó, tình trạng USD hóa và vàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp, dân chúng có thể dễ dàng “nhảy” từ tiền sang vàng, ngoại tệ ngay trong hệ thống ngân hàng và ngoài ngân hàng, khiến cho tính toán cầu tiền thêm phức tạp…
Đây là nguy cơ trong những năm tới chứ không phải ra khỏi giai đoạn khó khăn này là “sạch sẽ như chùi.
Tham luận của Phó thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại hội thảo cho biết lãi suất thị trường chịu sức ép và biến động tăng trong 5 tháng đầu năm, do lạm phát cao, diễn biến kinh tế vĩ mô chưa ổn định, nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội vẫn ở mức cao gây sức ép đối với tín dụng ngân hàng.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng kiểm soát lạm phát. Và từ đầu tháng 6, sức ép tăng lãi suất thị trường giảm dần theo diễn biến lạm phát.
Theo Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình, lãi suất huy động VND hiện ở mức bình quân 15,15%/năm, tăng 3%/năm so với cuối năm 2010, các tổ chức tín dụng cạnh tranh bằng công cụ lãi suất để giữ thị phần huy động vốn thông qua việc thỏa thuận trả thêm chi phí cho người gửi tiền.
Với mức bình quân nói trên, lãi suất huy động VND đã vượt trần quy định 14%/năm của Ngân hàng Nhà nước áp dụng từ tháng 3/2011 đến nay (theo Thông tư số 02/2011/TT-NHNN).
Bài phát biểu của Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng đề cập nguy cơ rủi ro tín dụng và nợ xấu có xu hướng gia tăng, dù vẫn dưới 3%, do thị trường bất động sản biến động thất thường, tình trạng đầu cơ còn phổ biến, lãi suất vay tổ chức tín dụng tăng cao.
Cụ thể, dư nợ để đầu tư kinh doanh bất động sản là 220,787 tỷ đồng, giảm 6,16% so với cuối năm 2010, chiếm 9,4% dư nợ tín dụng toàn hệ thống; tỷ lệ nợ xấu là 2,37%. Trong đó, dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khá lớn, tới 77%, trong khi vốn huy động của cá tổ chức tín dụng chủ yếu là ngắn hạn, nên có thể phát sinh rủi ro thanh khoản.
– Vietnam Central Bank May Limit Banks’ Foreign Currency Holdings (WSJ).- Nợ xấu là mối quan tâm lớn ở Việt Nam — (VOA).
--Hiểm họa… nợ công!
(Tamnhin.net) - Một trong những nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô Việt Nam thời gian tới chính là nợ công tăng quá nhanh. Tốc độ tăng nợ công của 3 năm vừa rồi bằng cả 7-8 năm trước đó. Chi phí vay nợ công ngày càng lớn với kỳ hạn ngày càng ngắn, giống như nợ công của châu Âu lớn cũng do chi phí và kỳ hạn.
TS Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cảnh báo điều này trong phát biểu tại hội thảo “Bất ổn kinh tế vĩ mô và ý nghĩa phúc lợi: kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam” sáng 28/6 tại Hà Nội.
Theo ông Nghĩa, nguy cơ của bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian tới còn là các tập đoàn kinh tế. Sự hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn sẽ vẫn tích tụ khá nhiều nợ xấu cho chính họ và cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó hiện chưa có cơ chế nào kiểm soát chặt chẽ sự minh bạch hóa hệ thống tài chính của khu vực này. Việt Nam cũng chưa có cơ chế và biện pháp nào có thể cải thiện căn bản hiệu quả của các tập đoàn, nơi thu hút lượng vốn rất lớn của toàn xã hội. Nguy cơ này vẫn còn có nghĩa là tài chính công và nợ xấu trong khu vực ngân hàng vẫn còn là vấn đề lớn.
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tình trạng đô la hóa và vàng hóa vẫn còn khá nghiêm trọng, kể cả trong và ngoài hệ thống ngân hàng, khiến cho việc tính toán cầu tiền của ngân hàng Nhà nước không còn chuẩn xác và trở nên vô cùng phức tạp, việc điều hành cũng càng phức tạp hơn. Dân chúng cũng như doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhảy từ tài sản ngoại tệ sang nội tệ, từ nội tệ sang vàng và từ vàng sang ngoại tệ trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Tức là các chênh lệch về lãi suất, về tỷ giá của USD và vàng khiến người ta dễ thay đổi nắm giữ tài sản của họ và điều này gây khó khăn rất lớn cho điều hành chính sách tiền tệ.
TS Lê Xuân Nghĩa nêu rõ, hệ thống tài chính của Việt Nam trong mấy năm vừa rồi bị tàn phá ghê gớm về đạo đức, kỷ luật. Hệ thống giám sát cho khu vực này còn vô vàn vấn đề, có thể nói hiệu quả giám sát khu vực tài chính rất thấp, đó là một trong những nguy cơ ủy ban giám sát cho rằng sẽ đe dọa tính ổn định của kinh tế vĩ mô, của bộ ba khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng và nợ của Việt Nam trong tương lai.
TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, trong 3 năm vừa qua thì Việt Nam đã bị 3 lần hạ điểm tín nhiệm trên thị trường thế giới. Việt Nam là nước duy nhất bị hạ điểm thảm hại như vậy ở Đông Nam Á, hiện đang xếp hạng ngang Mông Cổ và Bangladesh về tín nhiệm quốc tế, và đó “là điều rất đáng buồn”, ông nói.
TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh, chúng ta phải tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo thông lệ quốc tế, hiện đại đúng với bản chất của nó để có thể điều hành cũng bằng các thông lệ quốc tế thì mới có hiệu quả dài hạn. Còn nếu không sẽ lệ thuộc vào ý kiến của một vài chuyên gia, người này bảo thế này, người kia bảo thế kia, cách điều hành kinh tế vĩ mô cảm tính như vậy thì làm sao có thể không tạo ra bất ổn được?
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chính việc Việt Nam sử dụng công cụ hành chính thay cho công cụ của kinh tế thị trường đã gây ra làm đình trệ các chương trình cải cách, trước hết là trong cải cách hệ thống ngân hàng và chương trình cải cách DN Nhà nước cũng gần như bị đình trệ. Đồng thời gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính, sự thiếu minh bạch trong khu vực tài chính chưa bao giờ trầm trọng như bây giờ, tức là các NHTM còn thích các công cụ hành chính bởi vì công cụ hành chính rất dễ trốn rất dễ vô hiệu hóa nó, ví dụ như trần lãi suất, như hạn mức tín dụng.
-Việt Nam lo ngại về 'nợ xấu' BBC Theo ông Nghĩa, nguy cơ của bất ổn kinh tế vĩ mô của Việt Nam thời gian tới còn là các tập đoàn kinh tế. Sự hoạt động kém hiệu quả của các tập đoàn sẽ vẫn tích tụ khá nhiều nợ xấu cho chính họ và cho các ngân hàng thương mại. Trong khi đó hiện chưa có cơ chế nào kiểm soát chặt chẽ sự minh bạch hóa hệ thống tài chính của khu vực này. Việt Nam cũng chưa có cơ chế và biện pháp nào có thể cải thiện căn bản hiệu quả của các tập đoàn, nơi thu hút lượng vốn rất lớn của toàn xã hội. Nguy cơ này vẫn còn có nghĩa là tài chính công và nợ xấu trong khu vực ngân hàng vẫn còn là vấn đề lớn.
TS Lê Xuân Nghĩa cho rằng, tình trạng đô la hóa và vàng hóa vẫn còn khá nghiêm trọng, kể cả trong và ngoài hệ thống ngân hàng, khiến cho việc tính toán cầu tiền của ngân hàng Nhà nước không còn chuẩn xác và trở nên vô cùng phức tạp, việc điều hành cũng càng phức tạp hơn. Dân chúng cũng như doanh nghiệp có thể nhanh chóng nhảy từ tài sản ngoại tệ sang nội tệ, từ nội tệ sang vàng và từ vàng sang ngoại tệ trong và ngoài hệ thống ngân hàng. Tức là các chênh lệch về lãi suất, về tỷ giá của USD và vàng khiến người ta dễ thay đổi nắm giữ tài sản của họ và điều này gây khó khăn rất lớn cho điều hành chính sách tiền tệ.
TS Lê Xuân Nghĩa nêu rõ, hệ thống tài chính của Việt Nam trong mấy năm vừa rồi bị tàn phá ghê gớm về đạo đức, kỷ luật. Hệ thống giám sát cho khu vực này còn vô vàn vấn đề, có thể nói hiệu quả giám sát khu vực tài chính rất thấp, đó là một trong những nguy cơ ủy ban giám sát cho rằng sẽ đe dọa tính ổn định của kinh tế vĩ mô, của bộ ba khủng hoảng tiền tệ, ngân hàng và nợ của Việt Nam trong tương lai.
TS Lê Xuân Nghĩa cho biết, trong 3 năm vừa qua thì Việt Nam đã bị 3 lần hạ điểm tín nhiệm trên thị trường thế giới. Việt Nam là nước duy nhất bị hạ điểm thảm hại như vậy ở Đông Nam Á, hiện đang xếp hạng ngang Mông Cổ và Bangladesh về tín nhiệm quốc tế, và đó “là điều rất đáng buồn”, ông nói.
TS Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh, chúng ta phải tính toán lại các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô theo thông lệ quốc tế, hiện đại đúng với bản chất của nó để có thể điều hành cũng bằng các thông lệ quốc tế thì mới có hiệu quả dài hạn. Còn nếu không sẽ lệ thuộc vào ý kiến của một vài chuyên gia, người này bảo thế này, người kia bảo thế kia, cách điều hành kinh tế vĩ mô cảm tính như vậy thì làm sao có thể không tạo ra bất ổn được?
Theo TS Lê Xuân Nghĩa, chính việc Việt Nam sử dụng công cụ hành chính thay cho công cụ của kinh tế thị trường đã gây ra làm đình trệ các chương trình cải cách, trước hết là trong cải cách hệ thống ngân hàng và chương trình cải cách DN Nhà nước cũng gần như bị đình trệ. Đồng thời gây nguy hiểm cho hệ thống tài chính, sự thiếu minh bạch trong khu vực tài chính chưa bao giờ trầm trọng như bây giờ, tức là các NHTM còn thích các công cụ hành chính bởi vì công cụ hành chính rất dễ trốn rất dễ vô hiệu hóa nó, ví dụ như trần lãi suất, như hạn mức tín dụng.
Minh Giang
Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia được Reuters trích lời nói:
"Nợ xấu trong ngành ngân hàng là mối lo lớn.
"Các tập đoàn kinh tế quốc doanh hoạt động rất kém hiệu quả. Họ sử dụng phần lớn nguồn vốn quốc gia và gây ra nợ xấu cho ngân hàng," ông Nghĩa nói tại một hội thảo về kinh tế vĩ mô ở Hà Nội.
Người cũng từng là vụ trưởng phụ trách chiến lược của Ngân hàng Nhà nước nói thêm:
Các tập đoàn kinh tế quốc doanh hoạt động rất kém hiệu quả. Họ sử dụng phần lớn nguồn vốn quốc gia và gây ra nợ xấu cho ngân hàng.
Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính
Tuy vậy, Reuters nói, ông Nghĩa không đưa ra con số nào về giá trị các khoản nợ xấu vì ông nói đây là "bí mật".
Trong khi đó Reuters dẫn lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói với báo Thanh Niên hôm thứ Sáu tuần trước rằng tỷ lệ nợ xấu hôm 10 tháng Sáu ở mức 2,72% so với mức 2,17% hồi cuối năm 2010.
Còn tại hội thảo vừa diễn ra, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Ngọc Bảo được dẫn lời nói rằng lãi suất cao mà các ngân hàng đưa ra đang có ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp.
Nhiều ngân hàng đưa ra mức lãi suất tới 20% cho các khoản vay trung và dài hạn.
Reuters nói trong tháng trước Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ tại các ngân hàng ở mức 125 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2010, nhiều hơn tổng sản phẩm quốc nội gần 20%.