Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

"Ém" tin về Biển Đông, trách nhiệm thuộc về ai?

-'Giọng điệu cực đoan từ Trung Quốc chỉ là thiểu số'Phản ứng của Việt Nam đối với Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền ở biển Đông là mạnh mẽ nhất trong vòng 20 năm qua. Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại trao đổi với VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông.> Tướng Trung Quốc dọa Việt Nam/ 'Việt Nam cần tỉnh táo trước khiêu khích của Trung Quốc'

- Nhiều học giả quốc tế cho rằng, sau các vụ tàu Trung Quốc cắt cáp, nhiều báo đài Trung Quốc đưa tin không đúng sự thật, đổ lỗi cho Việt Nam, thậm chí dùng lời lẽ thiếu thiện chí. Về phía báo chí Việt Nam, ông đánh giá thế nào?

- Quan hệ hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc đã phát triển tốt trong 20 năm qua, là tài sản chung mà hai dân tộc đều cần gìn giữ. Gần đây, chỉ sau khi Trung Quốc có những hành động gây hấn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở ngay trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta thì báo chí Việt Nam mới nói nhiều, nói rõ ràng, cụ thể, nói đúng bản chất vấn đề. Tiếng nói của các cơ quan báo chí trong nước rất đúng, kịp thời và cần thiết. Phản ứng của chúng ta trong vấn đề này là mạnh mẽ nhất trong 20 năm qua.
Còn các báo đài của Trung Quốc, chúng tôi theo dõi trong 2 năm gần đây thì thấy họ vẫn thường xuyên nói về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng tiếc là một số báo đài của Trung Quốc, kể cả các báo chính thống, thỉnh thoảng đăng ý kiến của một số nhân vật là chuyên gia, tướng lĩnh có lời nói cổ vũ cho tâm lý dân tộc cực đoan, xúc phạm dân tộc Việt Nam, thậm chí đe dọa và kêu gọi dùng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.
Ảnh: T.L.
Nhiều quốc gia lên tiếng phản đối bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) của Trung Quốc . Ảnh: T.L.
- Có ý kiến cho rằng, sự kiềm chế của chúng ta dẫn đến chưa tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế. Ông nghĩ sao?
- Những vấn đề bất đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung và vấn đề tranh chấp ở Biển Đông nói riêng, chúng ta ít đưa lên mặt báo là nhằm giữ gìn và phát triển mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa 2 nước. Nhưng Trung Quốc lại nói nhiều về vấn đề này và họ không nêu đúng thực trạng, bản chất vấn đề. Họ công bố nhiều tài liệu nghiên cứu, đưa bằng nhiều thứ tiếng trên mạng, nên cộng đồng quốc tế cũng biết được lập trường của Trung Quốc nhiều hơn.
Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
"Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam".
Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.
Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.
Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của chúng ta. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.
Ảnh:
Một trong 3 chiếc tàu hải giám của Trung Quốc đã tấn công tàu thăm dò Bình Minh 02 của Việt Nam. Ảnh: PVN.
- Trong hoàn cảnh hiện nay, theo ông, cần có cách ứng xử như thế nào trước những thông tin mang tính cực đoan xuất hiện trên báo chí Trung Quốc?
- Chúng ta phải kiên quyết khẳng định và bảo vệ chủ quyền của mình, đây là vấn đề không bao giờ nhân nhượng được. Chúng ta cần tranh luận lại, bác bỏ những thông tin không đúng sự thật, những lập luận sai trái trên báo Trung Quốc.
Trong thời gian vừa qua, cái dở của các phương tiện đại chúng Trung Quốc là đã để những tiếng nói cực đoan xuất hiện trên báo chí. Giọng điệu của một số tướng lĩnh, học giả có tư tưởng cực đoan xúc phạm, đe dọa Việt Nam chỉ là những tiếng nói thiểu số, không đại diện cho 1,4 tỷ dân và hơn 80 triệu đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tiếng nói cực đoan xuất hiện trên phương tiện đại chúng Trung Quốc hoàn toàn không có lợi cho quan hệ hai nước, trái với nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước. Trung Quốc đang để những tư tưởng cực đoan len lỏi vào trong công luận và cả trong chính giới. Về bản chất, tôi cho rằng, tuy chỉ là tiếng nói thiểu số nhưng nó đại diện cho tư tưởng bành trướng, cực đoan mà trong tương lai sẽ phá hoại lợi ích của chính Trung Quốc. Suy cho cùng, những tiếng nói này chỉ mang lại bất lợi cho dân tộc Trung Quốc.
- Về mặt thông tin đối ngoại, theo ông, cần tiếp tục làm gì để người dân Trung Quốc tiếp cận được những thông tin khách quan từ phía Việt Nam trong vấn đề Biển Đông?
- Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn phi lý, không có căn cứ pháp lý và không có căn cứ lịch sử.
Quả thực, đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.
Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.
Nhưng mặt khác, ta cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.
Ảnh: Nguyễn Hưng.
Ông Lê Văn Nghiêm: "Trung Quốc đang để những tư tưởng cực đoan len lỏi vào trong công luận và cả trong chính giới". Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Số lượng học giả, tình nguyện viên nghiên cứu về Biển Đông của chúng ta không thiếu. Theo ông, cần làm gì để tận dụng nguồn lực này?
- Chủ trương của Việt Nam trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo là phát huy sức mạnh của cả dân tộc và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế. Chúng ta cần khuyến khích các nghiên cứu, đóng góp của các học giả để làm dày thêm hồ sơ về Biển Đông. Các cơ quan nhà nước cần nỗ lực hơn nữa để tập hợp các học giả, có chính sách hỗ trợ cụ thể đối với nghiên cứu về Biển Đông.
Nguyễn Hưng thực hiện


-"Ém" tin về Biển Đông, trách nhiệm thuộc về ai?(30-06-2011)

VIT - Ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng "Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương." -- Vậy trong việc "đảo ngũ" nhiều năm, khiến cho sự kiện Biển Đông ngày càng trầm trọng có thể dẫn đến chiến tranh này, trách nhiệm thuộc về ai?
Trả lời phóng vấn báo điện tử VnExpress xung quanh quan điểm thông tin về sự kiện biển Đông, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Thông tin đối ngoại cho rằng: "Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm".


Trong vấn đề Biển Đông, lập trường của Việt Nam thường xuyên được khẳng định lại, đó là Việt Nam có đầy đủ bằng chứng pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

"Qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam".




Tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc bắn đuổi khi đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Mặc dù vậy, trên thực tế thực hiện, chúng ta chưa tổ chức tốt việc đưa ra các bằng chứng và lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống và liên tục để người dân trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài biết. Chúng ta cũng chưa giới thiệu nhiều bằng các thứ tiếng nước ngoài để cộng đồng quốc tế được biết. Đó là hạn chế trong công tác thông tin đối ngoại của chúng ta.

Tuy nhiên, sau các sự kiện vừa qua ở Biển Đông, khi báo chí của chúng ta lên tiếng mạnh mẽ, thì báo chí nước ngoài cũng nói rất nhiều. Các cơ quan báo chí, thông tấn lớn trên thế giới như BBC, Reuters, AFP... đưa tin nhiều về vấn đề này khiến dư luận quốc tế hiểu hơn về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông. Điều đáng mừng là qua các thông tin rộng rãi trên báo chí Việt Nam và các nước, các học giả, dư luận quốc tế đã lên tiếng đồng thuận, ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.

Nhiệm vụ của thông tin đối ngoại Việt Nam bây giờ là nói rõ cho dư luận trong và ngoài nước hiểu về chủ quyền của Việt Nam, về lập trường chính nghĩa của Việt Nam. Chúng ta có chính nghĩa, có cơ sở pháp lý, có bằng chứng lịch sử rõ ràng về việc quản lý Hoàng Sa và Trường Sa từ cách đây nhiều thế kỷ. Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng đã nói rõ về chủ quyền của các nước ven biển. Còn yêu sách của Trung Quốc thể hiện tập trung ở bản đồ đường lưỡi bỏ là hoàn toàn phi lý, không có căn cứ pháp lý và không có căn cứ lịch sử.




Các quốc gia lên tiếng phản đối bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) của Trung Quốc . Ảnh: T.L.

Đối với người dân Trung Quốc thì thông tin của chúng ta đến được với họ và làm cho họ hiểu là tương đối khó khăn do nhiều năm nay họ gần như chỉ nghe một chiều khiến người dân họ hiểu nhầm. Phải làm thế nào để họ nhận thức lại là nhiệm vụ rất khó khăn. Cái khó nhất của chúng ta là chuyển thông tin trực tiếp đến người Trung Quốc.

Thông tin đối ngoại của chúng ta còn hạn chế về ngôn ngữ. Rất cần những thông tin, bài báo Việt Nam chuyển ngữ sang tiếng Trung và các thứ tiếng khác. Những việc này tuy không quá tốn kém nhưng lâu nay chưa được coi trọng lắm.

Theo ông Nghiêm, Việt Nam cũng có thể có nhiều cách như qua các phương tiện truyền thông đại chúng của nước ngoài, của chính Trung Quốc. Vừa rồi đài truyền hình Phượng Hoàng có phỏng vấn nhà nghiên cứu Việt Nam, Tiến sĩ Vũ Cao Phan. Học giả này đã trình bày vấn đề tranh chấp Biển Đông rất thuyết phục, mềm mỏng, chuẩn xác, đúng nguyên tắc, coi trọng tình hữu nghị với Trung Quốc. Đồng thời ông đã nói ra được những cái dở, cái sai trong thông tin tuyên truyền Trung Quốc.

Đây là một bài học cho thông tin đối ngoại của Việt Nam. Trong mọi trường hợp, chúng ta cần chủ động thông tin. Vì nếu chúng ta không thông tin, hoặc thông tin không kịp thời, không đầy đủ thì coi như nhường trận địa thông tin cho đối phương.

Trong thời gian qua, chủ trương của Việt Nam luôn là thông qua đàm phán, giải quyết một cách hoà bình mọi tranh chấp trên cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế.

Đối với Trung Quốc, Việt Nam tăng cường nhịp độ đàm phán, phối hợp giải quyết thoả đáng các vấn đề nảy sinh trên tinh thần láng giềng hữu nghị, đồng chí anh em, không làm phức tạp thêm tình hình.

So với báo chí của Trung Quốc, báo chí Việt Nam kiềm chế hơn, không có lời lẽ khiêu khích, xúc phạm nước bạn. Kể cả khi họ nói sai và vu cáo chúng ta thì chúng ta cũng trao đổi lại ôn hòa, có lý có tình, có sức thuyết phục.

Trên thực thế, những chủ trương chính sách của Việt Nam đang được sự đồng thuận của dư luận quốc tế và phần nào làm giảm bớt căng thẳng ở biển Đông.

Tổng số lượt xem trang