Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011

Đã đến lúc không coi mại dâm là tệ nạn

-Đã đến lúc không coi mại dâm là tệ nạn (LĐ 29-6-11) -THD- Đây là giải pháp dễ ợt để thống kê tệ nạn xã hội giàm xuống bất ngờ!


Đã đến lúc không coi mại dâm là tệ nạn (LĐ 29-6-11) -- Đây là giải pháp dễ ợt để thống kê tệ nạn xã hội giàm xuống bất ngờ!
Ngày 28.6, tại Hội nghị triển khai chương trình hành động phòng, chống mại dâm giai đoạn 2011 – 2015 ở Quảng Ninh, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Kim Ngân đã chính thức đưa ra quan điểm tiếp cận để phòng, chống mại dâm trong thời gian tới là không nên coi đây là tệ nạn xã hội nữa.
Nên giúp đỡ, hỗ trợ người bán dâm, từ đó giảm thiểu tác hại cho cộng đồng chứ không phải là cứ đưa họ vào trại hoặc các trung tâm giáo dưỡng.
Tạo lập sinh kế, thay đổi số phận

Chị Nguyễn Thị Thoan đã 5 năm nay không còn hành nghề mại dâm. Cô con gái 24 tuổi của chị một thời làm nghề buôn phấn bán hương như mẹ cũng đã lấy chồng, sinh con và yên ổn gia đình. Ngoài công việc làm đồng đẳng viên tiếp cận cộng đồng, chị Thoan còn giúp việc theo giờ để có thêm thu nhập. Cuộc sống trong gia đình chị đã khác hẳn từ khi chị được Hội Phụ nữ TP.Hạ Long tiếp cận, vận động chị tham gia công tác xã hội.
Nhóm “Biển xanh” của chị Thoan có 67 thành viên nòng cốt, trước đó hầu hết đều là phụ nữ bán dâm. Sau 3 năm tham gia sinh hoạt nhóm, được tuyên truyền kiến thức về bệnh xã hội, về HIV/AIDS, được khám sức khỏe định kỳ hằng năm, đã có 20 chị thôi nghề cũ. Một số người được vay vốn ổn định buôn bán nhỏ, chăn nuôi tại gia đình, mở tiệm may...
Mô hình vừa hỗ trợ phụ nữ bán dâm tiếp cận với dịch vụ y tế, vừa tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng như ở nhóm “Biển xanh” đang là cách tiếp cận tỏ ra hiệu quả. Nhận định về điều này, ông Bruce Campell – quyền điều phối viên Liên Hợp Quốc tại VN - cho rằng: “Các bằng chứng trên thế giới đều cho thấy, trung tâm cải tạo bắt buộc không phải là cách tiếp cận hiệu quả, chủ yếu các trung tâm này không giúp tạo sinh kế thay thế mới cho họ.
Tạo điều kiện cho phụ nữ bán dâm được tiếp cận dịch vụ y tế là biện pháp giảm thiểu tác hại hữu hiệu.    Ảnh: Q.D
Tạo điều kiện cho phụ nữ bán dâm được tiếp cận dịch vụ y tế là biện pháp giảm thiểu tác hại hữu hiệu. Ảnh: Q.D
Trong khi đó, mại dâm khó tách rời khỏi cộng đồng, vì vậy cần giúp đỡ họ tiếp cận dịch vụ y tế, đào tạo nghề và công ăn việc làm mới. Nhưng nỗi sợ hãi bị bắt, bị đánh đập, bị kỳ thị, khiến họ không dám tiếp cận với các dịch vụ dự phòng như xét nghiệm, hỗ trợ điều trị, cung cấp bao caosu. Theo thống kê, tỉ lệ nhiễm HIV/AIDS trong gái mại dâm đường phố ở Hải Phòng là 23%. Ở TPHCM và Hà Nội, tỉ lệ này lên tới tương ứng là 20% và 16%. Chương trình thí điểm 100% bao caosu đã thí điểm thành công tại một số nơi như An Giang, Cần Thơ. Đã đến lúc có thể mở rộng mô hình này ở nhiều nơi hơn”.
Hiện tượng cũ – nhãn quan mới
Theo Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐTBXH), nhiều vùng quê có các khu công nghiệp mới hình thành nay không còn đất nông nghiệp đã chuyển sang kinh doanh ăn uống, giải khát, nhà nghỉ, nhưng thực ra là mại dâm. Ngành “công nghiệp” giải trí này ngày càng phát triển, nó lan đến cả những vùng xa, vùng sâu.
Theo ông Nguyễn Văn Minh - Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội - Pháp lệnh Phòng, chống ma túy, mại dâm có quy định là tỉnh nào để mại dâm “phát triển”, tỉnh đó sẽ phải chịu trách nhiệm. Nhưng 5 năm qua, chưa thấy nơi nào bị xử lý về việc để mại dâm diễn biến phức tạp.
Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng cũng nhìn nhận vấn đề này với quan điểm mới: Thế giới kỵ việc gom chị em vào các trại tập trung cải tạo, bởi những biện pháp hành chính cưỡng bức chủ quan sẽ không có hiệu quả. Ngay ở Việt Nam, mọi người đã nhìn nhận người nhiễm HIV/AIDS với cái nhìn tích cực, khách quan hơn và với phụ nữ bán dâm cũng như vậy. Nên coi đây là một hiện tượng hơn là một tệ nạn xã hội.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, phòng, chống mại dâm bên cạnh những can thiệp trực tiếp để giảm thiểu tác hại vào nhóm phụ nữ bán dâm, cũng cần tuyên truyền mạnh mẽ hơn nữa về những mô hình gia đình văn hóa, an toàn tình dục trong cộng đồng.
Quang Duy

Tổng số lượt xem trang