-Mafiovi Với tất cả chúng ta: điều hệ trọng nhất giờ là không cho phát sóng bộ phim Ô nhục, Vô liêm sỉ và Phản quốc. Đây ko chỉ là lòng Yêu nước.
Đây là chỉ giới cuối cùng của Nhân Phẩm.
Có nghĩa là: ở bên này chúng ta là con người, bên kia chúng ta là súc vật.
- – Sẽ phát sóng tiếp Huyền sử thiên đô? Thông tin Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) dự kiến ngừng phát sóng Huyền sử thiên đô vào cuối tháng 6 để phát sóng phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long đã gây thất vọng cho cả nhà sản xuất và đông đảo khán giả đang theo dõi bộ phim, nhất là khi kế hoạch lên sóng của bộ phim Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long đang gặp phải phản ứng của dư luận xã hội
Tuy nhiên, chiều 7-6, đạo diễn Tất Bình, đồng đạo diễn của Huyền sử thiên đô, cho biết sau khi báo chí lên tiếng, nhiều khả năng Huyền sử thiên đô sẽ được phát sóng tiếp 22 tập còn lại. VTV đã có cuộc trao đổi với nhà sản xuất Sao thế giới để thương thảo về những điều kiện của bản hợp đồng tiếp theo. Đạo diễn Tất Bình cũng đã được yêu cầu chuyển 22 tập phim còn lại sang Ban Thư ký biên tập của VTV.
Tuy nhiên, ông Tất Bình cho biết vẫn chưa nhận được thông báo chính thức của nhà sản xuất là có phát tiếp hay không. Giải thích về lý do của sự thay đổi này, đạo diễn Tất Bình cho rằng có sự góp phần rất quan trọng của báo chí và đây cũng không hẳn là thời điểm hợp lý để chiếu Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long.
Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản của Huyền sử thiên đô, vốn cho rằng mình đã già dặn với đời sống điện ảnh, rất bình tĩnh trước sự việc này vẫn phải tâm sự thật lòng rằng ông cảm thấy thất vọng và bức xúc nếu Huyền sử thiên đô phải dừng lại giữa chừng.
Sau “tiếc” cho bộ phim là “thương” cho nhà sản xuất. Theo ông Nguyễn Mạnh Tuấn, nếu phim dở, khán giả chê thì không nói làm gì, đằng này phim đang được khán giả ủng hộ thì nhà đài nên quan tâm đến nhu cầu của khán giả chứ không phải là cắt cụt để thay vào một phim khác. Chính trên trang web vtv.vn của VTV cũng đưa rất nhiều ý kiến khen ngợi bộ phim Huyền sử thiên đô của khán giả.
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn nhấn mạnh thêm: Việc VTV dự kiến ngưng Huyền sử thiên đô để chiếu Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là một việc làm rất tối kỵ. Chiếu hai phim lịch sử trong cùng năm thì được nhưng dừng phim này để chiếu phim khác cùng về một đề tài, một nhân vật lịch sử thì chưa ở đâu làm.
Một trong những lý do khiến Huyền sử thiên đô xuống sóng là bởi VTV mới ký hợp đồng phát sóng 20 tập với nhà sản xuất. Một đại diện của VTV cho rằng: “Lần đầu tiên đưa một bộ phim lịch sử có kinh phí đầu tư lớn, chúng tôi phải cân nhắc nhu cầu khán giả và cả bài toán kinh tế. Cách chiếu phim cuốn chiếu như thế này (sản xuất đến đâu phát đến đó) thuận lợi cho cả nhà sản xuất chứ không chỉ riêng VTV. Hợp đồng 20 tập là do cả hai bên cùng đồng thuận ký”.
Trước câu hỏi nếu 22 tập phim tiếp theo được tiếp tục phát sóng, liệu nhà sản xuất có thực hiện 30 tập phim còn lại của kịch bản Huyền sử thiên đô, biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn cho rằng 99% là dừng lại vì nhà sản xuất càng làm càng lỗ. Còn theo đạo diễn Tất Bình, nếu không huy động đủ vốn (khoảng trên 1 tỉ đồng/tập phim) thì cũng phải chờ đợi.
Hoàng Lan Anh
- Đừng nên chiếu "Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long"!
--Vẫn là phim Trung Quốc... nói tiếng Việt!
-- Đừng nên chiếu “Lý Công Uẩn- Đường tới thành Thăng Long”! (NLĐ). – Chuyện chiếu phim của nhà đài: Quá khó hiểu (Dân Việt).
"Đường tới thành Thăng Long" thay "Huyền sử thiên đô" (TN 5-6-11) -- Rốt cục rồi cũng chiếu. Hỏi ông Phó tổng giám đốc Đài truyền hình tại sao, thì ông trả lời: “Kế hoạch của đài thế nào thì làm như vậy". Những cái tát tai như trời giáng, nhổ nước bọt vào văn hóa, lịch sử dân tộc cũng là kế họach của Đài?
--"Đường tới thành Thăng Long" thay "Huyền sử thiên đô"
-Sau gần một năm không được phát sóng vì dư luận không đồng tình, bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long sẽ lên sóng VTV3 vào khung giờ vàng (21 giờ), bắt đầu từ ngày 30.6.
-"Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" lên sóng VTV - - – Ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia: Phim Lý Công Uẩn- Đường tới Thăng Long: Không phạm vào điều cấm (?!) (NLĐ).
Ngay khi một đoạn ngắn giới thiệu phim xuất hiện trên mạng vào năm ngoái, dư luận đã có nhiều ý kiến khác nhau về tính thuần Việt (từ cảnh quay, trang phục...) trong phim.
Ngay cả các thành viên trong Hội đồng duyệt phim quốc gia (hội đồng) cũng đã có những quan điểm không thống nhất về bộ phim. Trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội đồng chưa cho phép công chiếu Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long mà yêu cầu nhà làm phim tiếp tục chỉnh sửa.
Cách đây vài tháng, bộ phim sau khi chỉnh sửa đã được hội đồng cùng nhiều cơ quan như Bộ VH-TT-DL, Ban Tuyên giáo T.Ư chấp nhận cho phổ biến rộng rãi. Ông Lê Ngọc Minh, Cục phó Cục Điện ảnh, Chủ tịch hội đồng, cho biết: “Phim đã được yêu cầu chỉnh sửa tất cả ba lần, cắt bớt các bối cảnh mang dấu ấn nước ngoài, sửa các câu thoại quá hiện đại, các đoạn bị lặp đi lặp lại, các tình tiết sao cho đúng với lịch sử... Đoàn làm phim đã thực hiện nghiêm túc những yêu cầu này”. Cũng theo ông, bộ phim được khắc phục cơ bản, nhưng tất nhiên không thể thay đổi được tất cả các cảnh vì phim được thực hiện tại phim trường nước ngoài.
Ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc Công ty truyền thông Trường Thành, nhà sản xuất phim, cho biết, công việc chỉnh sửa không làm ảnh hưởng nhiều đến nội dung, phim vẫn giữ độ dài ban đầu là 19 tập. Phim sẽ lên sóng VTV3 trong thời gian tới, thay cho bộ phim Huyền sử thiên đô. Như vậy, Huyền sử thiên đô sẽ tạm dừng giữa chừng ở tập thứ 20. Phóng viên Thanh Niên đã liên lạc với ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thắc mắc vì sao đài lại quyết định phát sóng Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long trong khi bộ phim Huyền sử thiên đô mới chỉ phát được 20 tập thì được cho biết: “Kế hoạch của đài thế nào thì làm như vậy. Đài mới chỉ ký hợp đồng phát sóng đến tập 20 của phim Huyền sử thiên đô”. Khi đề nghị nhận xét về bản sửa của bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long đã phù hợp để phát sóng chưa, ông Lương đã từ chối trả lời.
Ngay cả các thành viên trong Hội đồng duyệt phim quốc gia (hội đồng) cũng đã có những quan điểm không thống nhất về bộ phim. Trong dịp Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hội đồng chưa cho phép công chiếu Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long mà yêu cầu nhà làm phim tiếp tục chỉnh sửa.
Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long trước khi chỉnh sửa ảnh do đoàn phim cung cấp |
Ông Trịnh Văn Sơn - Giám đốc Công ty truyền thông Trường Thành, nhà sản xuất phim, cho biết, công việc chỉnh sửa không làm ảnh hưởng nhiều đến nội dung, phim vẫn giữ độ dài ban đầu là 19 tập. Phim sẽ lên sóng VTV3 trong thời gian tới, thay cho bộ phim Huyền sử thiên đô. Như vậy, Huyền sử thiên đô sẽ tạm dừng giữa chừng ở tập thứ 20. Phóng viên Thanh Niên đã liên lạc với ông Nguyễn Thành Lương - Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam thắc mắc vì sao đài lại quyết định phát sóng Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long trong khi bộ phim Huyền sử thiên đô mới chỉ phát được 20 tập thì được cho biết: “Kế hoạch của đài thế nào thì làm như vậy. Đài mới chỉ ký hợp đồng phát sóng đến tập 20 của phim Huyền sử thiên đô”. Khi đề nghị nhận xét về bản sửa của bộ phim Lý Công Uẩn - Đường đến thành Thăng Long đã phù hợp để phát sóng chưa, ông Lương đã từ chối trả lời.
Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long do Công ty truyền thông Trường Thành sản xuất với kinh phí (như đã công bố) khoảng 100 tỉ đồng. Kịch bản phim do chính Giám đốc Công ty Trường Thành - ông Trịnh Văn Sơn viết, nhà biên kịch Trung Quốc Kha Chương Hòa chỉnh sửa. Tổng đạo diễn của phim là đạo diễn người Trung Quốc Cận Đức Mậu, được biết đến với nhiều bộ phim, trong đó có Tuổi trẻ của Bao Thanh Thiên. Bộ phim được khởi quay từ năm 2009. Toàn bộ cảnh quay được thực hiện tại trường quay Hoành Điếm (Triết Giang, Trung Quốc). Dàn diễn viên tham gia phim: Tiến Lộc (Lý Công Uẩn), Hoàng Hải (Lê Hoàn), NSƯT Trung Hiếu (Đinh Tiên Hoàng), Mạnh Quân (Lê Long Đĩnh), Phan Hòa (Dương Vân Nga), Á hậu Thụy Vân (Thanh Liên)... |
Ý kiến người trong cuộc Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn: “Đó là việc làm hết sức phi lý” “Lâu nay VN chỉ có một vài phim lịch sử được nhà nước đầu tư, còn Huyền sử thiên đô là do tư nhân bỏ tiền làm và có thể nói là một trong số ít phim lịch sử được đầu tư cao. Nói vậy để thấy nhà sản xuất đã hết lòng vì phim lịch sử như thế nào. Vậy mà để được phát sóng trên VTV, lẽ ra trong dịp mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long, chúng tôi đã gặp hết khó khăn này đến rắc rối khác. Đến khi được chiếu thì cũng chỉ cho 20 tập (trong khi đã hoàn thành 40 tập, hết phần 3 trong tổng số 4 phần của phim), mà lý do chiếu rất đột ngột, là vì lúc đó bộ phim Đường tới thành Thăng Long chưa hoàn chỉnh, nên Huyền sử thiên đô thế chỗ. Để nay, khi phim đang được dư luận ủng hộ, đang trên đà thu được quảng cáo thì được nhà đài công bố phát sóng Đường tới thành Thăng Long. Ngưng phim lịch sử này để phát phim lịch sử khác cùng nhân vật, đây là điều cả thế giới chưa có tiền lệ”. Phòng sản xuất phim World Star: “Chỉ biết hy vọng...” Chiều qua, liên lạc với World Star về vấn đề này, phòng sản xuất phim của công ty đã hồi âm với nội dung: Nếu Huyền sử thiên đô chưa được phát sóng liền cả 42 tập thì thực sự là một điều đáng tiếc, bởi lẽ sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới nội dung và sự theo dõi liền mạch của khán giả. Tuy nhiên, do hợp đồng VTV đã ký với World Star mới dừng ở hạn mức 20 tập và cả hai bên đều đang triển khai thương thảo để phát sóng những tập tiếp theo, nên tới giờ phút này chưa ai có thể khẳng định được là phim sẽ được phát tiếp hay thế nào… Rất nhiều phương án hợp tác đã được đệ trình lên lãnh đạo VTV và chúng tôi đang chờ đợi câu trả lời từ phía nhà đài. Hy vọng để đáp ứng yêu cầu của khán giả, VTV sẽ thương thảo với các đối tác khác và tìm cách hỗ trợ cho dự án Huyền sử thiên đô. World Star đã chuẩn bị sẵn sàng các tập còn lại (22 tập) để phát sóng ngay khi có lịch. Và chúng tôi vẫn hy vọng bộ phim sẽ được tiếp tục phát sóng trên kênh VTV để khán giả có thể theo dõi. Nguyên Vân (ghi) |
Minh Ngọc
Không đủ quảng cáo, "Huyền sử thiên đô" bị cắt sóng
Một cảnh quay của "Huyền sử Thiên đô" - Tạm dừng Huyền sử thiên đô: Đặt khán giả vào sự đã rồi (Tuổi trẻ).
- Nhiều nhân vật đã bị làm sai lệch (TNO) -Bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long đã phải chỉnh sửa tới ba lần. Tuy nhiên, bản sửa cuối của phim vẫn còn nhiều điều gây tranh cãi. - Nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, tác giả kịch bản của phim "Huyền sử thiên đô" vô cùng bức xúc khi bộ phim bị ngưng chiếu ở tập 20 để nhường sóng cho một bộ phim khác về Lý Công Uẩn.
Cảm giác của ông thế nào khi đứa con tinh thần trọn vẹn của mình chỉ đến được với khán giả trong 20 tập phim trong tổng số 42 tập đã sản xuất của 70 tập phim trên kịch bản?
- Đứng ở góc độ tác giả kịch bản, nếu phim được phát sóng cả 70 tập thì tôi rất mừng. Nhưng bản thân mỗi tập phim đã có tính độc lập và phim chia thành 4 phần rõ ràng. 20 tập đầu tiên thuộc phần 1 và coi như xong. Nên ra được phần nào thì mừng phần đó. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất lại ở phía người xem. Nếu bộ phim này dở hay cỡ tầm tầm thôi thì 10 tập cũng nên dừng và tác giả phải thừa nhận chuyện thất bại về phía mình. Nhưng nếu người xem còn hào hứng và cần xem thì phải quan tâm đến điều đó chứ không phải cắt cụt bộ phim đi. Làm như vậy thì uy tín của nhà đài sẽ mất, nếu đây là một bộ phim tốt.
Cảnh phim đậm chất Việt của "Huyền sử thiên đô"
Ngay từ đầu ông có biết việc Huyền sử thiên đô chỉ được phát sóng 20 tập thôi không?
- Không. Chính tôi là người vận động Sao Thế Giới sản xuất bộ phim này nên việc họ liên hệ phát sóng tôi có quan tâm sát sao, thậm chí nhiều khi còn tham gia trực tiếp với họ để điều đình. Thực sự mà nói, việc để phát được 20 tập này cũng trần ai khoai củ lắm. Chúng tôi bắt đầu liên hệ với nhà đài từ tháng 6 năm ngoái nhưng đầy khó khăn. Đến cuối tháng 10 đáng lẽ phim phát sóng để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long nhưng cũng không được.
Lý do tại sao?
- Lý do thì đủ thứ nhưng tóm lại là sự cửa quyền và tiền. Nói gọn lại như thế. Vì cửa quyền và tiền nên tự nhiên giá trị văn hoá nó rẻ mạt đi. Họ cũng chẳng cần nghìn năm Thăng Long, họ chẳng cần gì hết, họ chỉ cần tiền. Họ gây khó khăn đến mức xin phát sóng 10 tập trước vào dịp tháng 10 cũng không được, 20 tập thì lại càng không đuợc nữa. Làm xong 40 tập phim mà họ chỉ cho phát sóng 20 tập. Mà nếu họ không đồng ý như vậy cũng chết. Chính vì thế tôi khuyến khích nhà sản xuất cứ ký trước việc phát sóng 10, 20 tập đã, khi phim trình làng mà dở thì ráng chịu, nếu phim tốt thì tính tiếp. Điều đình đi điều đình lại họ cũng cho phát 20 tập. Họ lấy lý do là vì lợi nhuận chưa có, phim lịch sử đầu tiên của VN phải được thử thách...
Điều này cực kỳ vô lý vì dù lý do gì đi chăng nữa thì anh cũng phải thông cảm cho nhà sản xuất. Họ bỏ cả núi tiền ra thì anh cũng phải cho họ thu hồi vốn. Thứ hai, lúc nào anh cũng bảo phim lịch sử Việt Nam không có, chất lượng kém, không đầu tư lớn nhưng khi người ta dám đầu tư lớn, phim có chất lượng tốt thì anh làm mình làm mẩy, quật người ta lên bờ xuống ruộng. Điều này cũng ví như người ta đang đẻ đã ra được nửa người thì bảo đừng kéo ra nữa. Trong trường hợp có được phát sóng cả 40 tập thì nhà sản xuất đã lỗ rồi chứ đừng nói đến việc chỉ được phát sóng 20 tập. Đến lúc phim phát sóng hơi có đà, hơi có quảng cáo thì anh lại ngắt sóng để chuyển cho người khác.
Một cảnh quay của "Huyền sử Thiên đô"
Ông có nắm được doanh thu quảng cáo của Huyền sử Thiên đô những tập gần đây?
- Giai đoạn đầu chưa đạt yêu cầu nhưng đến tập thứ 11 thì quảng cáo tương đối nhiều. Theo tôi đuợc biết thì trung bình khoảng 800 triệu đồng/tập. Người ta bỏ 1,5 tỉ đồng sản xuất mỗi tập phim, khi phát sóng lại phải nộp cho đài 40% doanh thu từ quảng cáo mỗi tập, tức là họ chỉ thu về hơn 400 triệu một chút. Như vậy là lỗ chắc rồi. 45 phút mỗi tập phim anh chỉ được 10 phút quảng cáo thì cách gì cũng không thu lãi được.
Điều đáng nói là từ tập 12 đến giờ quảng cáo đã sụt xuống vì thông tin Huyền sử Thiên đô sẽ dừng phát sóng ở tập 20 để chiếu phim Đường tới thành Thăng Long. Các nhà quảng cáo không theo phim này nữa vì họ không bao giờ ký quảng cáo 1 vài tập. Thêm một lý do nhạy cảm nữa là khi biết phim này sắp ngắt phát sóng thì họ sẽ chuyển sang ký với phim mới. Họ không cần biết lý do mà sẽ nghĩ rằng chắc phim này có vấn đề nên họ không quảng cáo nữa. Chính vì vậy phim chưa dừng phát sóng mà nhà sản xuất đã thất thu rồi.
Vậy số phận của 22 tập phim thế nào?
- Bên Sao Thế Giới cũng đang chới với vì không biết khi nào phim được phát sóng. Ngay cả khi họ không cho phát sóng các tập phim còn lại nữa thì cũng phải chịu thua. Hiện tại hai bên vẫn còn đang điều đình với nhau. 22 tập còn lại có được phát sóng hay không đến bây giờ vẫn chưa biết. Phim càng phát chậm càng chết vì không thu được hồi mà trả lãi ngân hàng.
Điều này có nghĩa gần 30 tập phim trên kịch bản ông viết sẽ không có khả năng thực hiện bởi 22 tập phim đã hoàn thành đến giờ còn chưa tìm được cửa phát sóng?
Điều này có nghĩa gần 30 tập phim trên kịch bản ông viết sẽ không có khả năng thực hiện bởi 22 tập phim đã hoàn thành đến giờ còn chưa tìm được cửa phát sóng?
- Khả năng không sản xuất là 99%. Ngay cả khi phát hết 42 tập thì nhà sản xuất cũng không dám làm phim tiếp nữa vì giỏi lắm họ cũng chỉ thu về được 50% vốn. Phim không được chiếu thì càng không dám làm.
Một cảnh trong phim "Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long"
Ông nghĩ thế nào về việc Huyền sử thiên đô phải ngừng chiếu để nhường sóng cho Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long?
- Trên thực tế, việc quyết định phát sóng vì lý do này hay lý do khác có thể có nguỵ biện. Nhưng việc chiếu hai bộ phim lịch sử về cùng một nhân vật là điều rất kỵ. Ngừng phim này để chiếu phim khác về cùng một nhân vật lịch sử, cùng đề tài về thiên đô thì cả thế giới không ai làm. Bản thân tôi cũng mong chiếu phim Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long vì nếu xét về độ hoành tráng chắc nó hơn Huyền sử thiên đô vì được đầu tư tới hơn 100 tỉ đồng.
Nhưng về kịch bản mà nói thì chắc chắn không bằng Huyền sử thiên đô. Viết về lịch sử Trung Quốc thì chắc chắn mình thua họ nhưng nếu làm phim về lịch sử VN thì họ sẽ "hẻo" về tư liệu. Về mặt cấu trúc phim có thể có những mảng miếng hấp dẫn nhưng về mặt tư tưởng chắc không thể tốt đuợc. Nhưng tôi vẫn mong chiếu Lý Công Uẩn đường tới thành Thăng Long để thấy VN ta không kém ai cả.
Hạnh Phương
-"Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" lên sóng VTV - - – Ông Lê Ngọc Minh, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Hội đồng Duyệt phim quốc gia: Phim Lý Công Uẩn- Đường tới Thăng Long: Không phạm vào điều cấm (?!) (NLĐ).