Andrew Walker
Trung Quốc, cùng với các nước mới nổi, là niềm hy vọng lớn cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Các nền kinh tế phát triển, bị bầm dập và đau đớn, vẫn trong quá trình phục hồi kể từ cuộc Đại Suy Thoái. Khi người tiêu dùng và chính phủ phương Tây phải vật lộn với các món nợ chồng chất thì họ không phải là nguồn cầu lớn cho hàng hóa và dịch vụ như trong thập niên trước.
Ngược lại Trung Quốc có chững lại một giai đoạn lúc suy thoái và sau đó nhanh chóng trở lại với tốc độ tối đa.
Từ 2007 đến 2011 tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tương đương với toàn bộ khối G7 cộng lại.
Hàng hóa thiết yếu
Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng đối cho các nhà cung cấp nhiên liệu và nguyên liệu; chẳng hạn như than và quặng sắt từ Úc và đậu nành từ Brazil.
Cũng phải nói rằng Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn, với thặng dư thương mại khổng lồ.
Tuy nhiên, Trung Quốc gia tăng nhập khẩu nên đang là thị trường ngày càng quan trọng đối với một số nước.
Nhưng liệu hiệu suất mạnh mẽ này sẽ duy trì được hay không?
Có một số người tỏ ra hoài nghi.
Hệ quả thường là đau đớn. Chỉ cần nhìn vào Hoa Kỳ, Ireland, Anh, Tây Ban Nha, nơi các khoản vay cho vay đầu tư bất động sản trở thành nợ xấu chính là tâm điểm trong cuộc khủng hoảng tài chính.
Giá cả tăng vọt.
Nhà chức trách Trung Quốc đang ngày càng lo ngại về lạm phát.
Họ đã nhiều lần yêu cầu tăng dự trữ ngân hàng, một biện pháp nhằm kiềm chế sự tăng trưởng tín dụng.
Tiến sĩ Nouriel Roubini, Giáo sư New York University, vị tiên tri của cho khủng hoảng tài chính, cảnh báo Trung Quốc trong tương lai. Ông nói rằng Trung Quốc có thể đối mặt với “cú hạ cánh không an toàn”.
Ông cho rằng nền kinh tế quá phụ thuộc vào đầu tư và sẽ tạo ra thực trạng khó kiểm soát.
Mức đầu tư quá mức có thể tạo ra những vấn đề về nợ bởi người đi xây nhà hoặc các trung tâm thương mại không có được thu nhập từ bất động sản mà họ đã đầu tư.
Nhìn xa hơn về tương lai, có một số vấn đề dài hạn có thể làm cỗ máy kinh tế Trung Quốc chạy chậm lại.
Một yếu tố quan trọng trong sự tăng trưởng của Trung Quốc là việc hàng triệu người làm các công việc tương đối không hiệu quả ở nông thôn vào làm việc trong những dự án công nghiệp tại các thành phố.
Điều đó sẽ không kéo dài mãi được.
Giáo sư Barry Eichengreen từ California Univeristy cũng cảnh báo rằng các nền kinh tế đang phát triển nhanh chắc chắn sẽ bị giảm tốc vào một lúc nào đó và xảy ra sớm hơn ở những nước có nhiều người cao tuổi.
Ông biện luận rằng chính sách một con của Trung Quốc và tuổi thọ tăng sẽ đưa Trung Quốc vào hạng mục này.
Jim O'Neill từ Goldman Sachs, người đặt ra thuật ngữ BRICs, gọi tắt của các nền kinh tế lớn mới nổi là Brazil Nga Ấn Độ và Trung Quốc cho rằng Trung Quốc sẽ tăng trưởng chậm hơn trong năm nay với mức khoảng 8%.
Nhưng ông cũng thấy điều mà ông gọi là là "hạ cánh vui vẻ", và sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát được lạm phát.
Và ông không tin là sẽ có khủng hoảng tại nước này.
Vấp ngã
Điều khá rõ ràng là mô hình tăng trưởng của Trung Quốc sẽ thay đổi.
Điều khá rõ ràng là mô hình tăng trưởng của Trung Quốc sẽ thay đổi
Đầu tư cho xuất khẩu sẽ không phải giải pháp dễ dàng khi các nền kinh tế ở các nước phát triển bị trì trệ.
Các doanh nghiệp Trung Quốc rồi sẽ phải bán hàng hóa của họ hoặc là cho các nền kinh tế mới nổi khác hoặc cho người tiêu dùng Trung Quốc.
Đà tăng trưởng mạnh và tầng lớp trung lưu giàu có ngày càng đông có thể sẽ là thị trường để cho tiêu thụ nội địa trong tương lai.
Nhưng hãy cẩn thận kẻo sẽ vấp ngã trong tương lai gần.