Thứ Năm, 16 tháng 6, 2011

Một ý kiến không căn cứ và thiếu thiện chí

- Một ý kiến không căn cứ và thiếu thiện chí.Biên phòng (vụ Mường Nhé)
(phải dùng bản catch, do BP không vào được)

Khi chuyện một số đồng bào Mông tụ tập đông người ở Nậm Kè, Mường Nhé, Điện Biên xảy ra, một số hãng thông tấn cơ quan truyền thông nước ngoài nhận xét, đánh giá với ý chủ quan, thiếu căn cứ. Trong tất cả các ý kiến trên, đáng chú ý nhất là ý kiến của vị giáo sư ở một trường đại học bên Mỹ khi nhân danh giáo sư chuyên nghiên cứu về tôn giáo. Một ý kiến khôngcăn cứ, thiếu tính khoa học, thiếu tính trung thực thiếu thiện chí.
“Nguồn nước” sinh hoạt của người Mông khi di cư.
Tôi rất lấy làm ngạc nhiên với ý kiến của giáo sư môn tôn giáo Giêm Lơ-uých (James Lewis), thuộc trường Đại học Bét-hen (Bethel) ở Mi-net-sô-ta (Minesota), Mỹ, khi nói về vấn đề người Mông ở Mường Nhé, Điện Biên xảy ra vào cuối tháng 4 đầu tháng 5 vừa qua. Một ý kiến đánh giá hoàn toàn không có cơ sở, thiếu thiện chí mang một chủ ý “cá nhân” chủ nghĩa. Lúc đầu, tôi khôngý định nói thêm về chuyện xảy ra ở Mường Nhé vì câu chuyện ở đó đã được giải quyết ổn thỏa, đồng bào Mông cũng đã trở về nơi ở để sản xuất làm ăn. Song tôi lại nghĩ. Biết mà không nói lại cho rõ, có khi, vị giáo sư đó cứ “đinh ninh” “chắc mẩm” những ý kiến của mình là đúng. vì thế, tôi buộc lòng phải nói thêm về vấn đề mà vị giáo sư đó đã đưa ra với chỉ một mục đích: Bạn đọc có một cái nhìn rõ hơn, đầy đủ hơn về ý kiến của vị giáo sư.
Chả là, sau khi một số đồng bào dân tộc Mông ở Nậm Kè, Mường Nhé tụ tập đông người gây ra những khó khăn cho các hộ ở đây không những về an ninh chính trị mà còn về cả sinh hoạt như nước dùng hằng ngày đến làm cho môi trường sinh hoạt ăn ở không bảo đảm vệ sinh. Mà cụ thể là, những người tụ tập này đã ngăn cản cả y, bác sĩ vào chữa bệnh cho dân nên đã dẫn đến chuyện đau lòng, một cháu bé bị ốm, không được chữa trị kịp thời mà phải chết.
Những người tụ tập về Nậm Kè chủ yếu là do nghe theo “lời của các trưởng cái gọi là đạo Vàng Chứ” rằng sắp tới Vàng Chứ sẽ xuất hiện đưa đồng bào đến “miền đất hứa”. Thực chất của luận điệu tuyên truyền kia là cố ý lợi dụng vào nhận thức còn hạn chế của đồng bào Mông để tụ tập đông người gây bất ổn, tạo sức ép lên các cấp chính quyền ở đây, phục vụ cho ý đồ xấu xa của họ. Khi vụ việc xảy ra, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng như cơ quan chức năng, ban ngành các cấp ở địa phương đã tập trung giải quyết mọi vấn đề đã đi vào ổn định, đồng bào đã nhận ra chân giá trị của cuộc sống, nhận rõ bản chất của những luận điệu tuyên truyền nên đã trở về nơi ở để làm ăn sản xuất.
Câu chuyện chỉ có thế, nhưng không hiểu căn cứ vào đâu, giáo sư Giêm Lơ-uých, người tự nhận đã có nhiều năm nghiên cứu về phong trào theo thiên chúa của người Mông ở Việt Nam đã trả lời phỏng vấn trên đài Á Châu tự do (RFA) rằng: “Từ Vàng Chứ trong nghĩa của người Mông có nghĩa là vua, hoàng đế... Nó có nghĩa trong tiếng Việt là một vị vua cầm quyền ở một lãnh thổ nhất định, nó có nghĩa chính trị đối với người Mông trong quá khứ... Điều này có nghĩa là người Mông tin rằng trong quá khứ họ có một vương quốc riêng, một ông vua riêng”. Khi vừa nói xong thế thì ngay sau đó, vị giáo sư này đã lại nói: “Khi người Mông tiếp xúc với những người truyền giáo của đạo thiên chúa, được nghe giảng về kinh thánh, về Đức Chúa Trời, Jesus Christ, họ đã dùng từ Vàng Chứ với một nghĩa mới là Đức Chúa Trời”. Thật nực cười. Vị giáo sư cứ nhầm lẫn bao biện cho lời nói của mình. Cái chủ ý thiếu thiện chí của vị giáo sư được bộc lộ ngay sau đó: “Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt họ tự hào là người Việt nhưng đối với người Mông thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp bị nói xấu”. Không chỉ dừng lại đó, vị giáo sư lớn tiếng chỉ trích: “Chính phủ cũng phải chịu trách nhiệm về phong trào này vì họ đã không cho những hội thánh theo đạo thiên chúa ở Việt Nam được quyền tiếp cận những người Mông để dạy họ về kinh thánh thần học...”.
Trước hết, không biết những nghiên cứu của vị giáo sư như thế nào mà khăng khăng khẳng định Vàng Chứ là ông vua của người Mông? là vị vua cầm quyền ở một lãnh thổ nhất định. Nếu giáo sư là nhà nghiên cứu, chắc giáo sư biết điều này. Ngay từ những ngày đầu lập nước, khi mà có các thế lực thù địch muốn chia rẽ sự thống nhất của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đại diện cho toàn thể nhân dân Việt Nam đã tuyên bố với quốc dân đồng bào cũng như toàn thể nhân loại: “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi”. tất cả nhân dân Việt Nam, những người máu đỏ da vàng, luôn xác định luôn khẳng định: Dân tộc Việt Nam là một thể thống nhất. Trong thể thống nhất đó có 54 dân tộc anh em. Đồng bào Mông cũng là một dân tộc trong thể thống nhất của 54 dân tộc ấy. Những luận điệu cho rằng, người Mông “tụ tập đông người ở Nậm Kè với chủ đích thành lập Nhà nước Mông độc lập” là một luận điệu vu khống, kích động tâm lý của đồng bào, lợi dụng vào sự chân chất thật thà của đồng bào để gây sự bất ổn mà trước hết là sự bất ổn về nhận thức, tạo sự mơ hồ, huyễn hoặc trong đồng bào Mông. Ngay việc một số hãng thông tấn cơ quan truyền thông nước ngoài gọi việc tụ tập đông người ở Nậm Kè, Mường Nhé, Điện Biên vừa qua là “bạo động” cũng là một luận điệu “muốn thổi phồng sự việc” “bé xé ra to”, xuyên tạc sự thật, cố tình làm sai lệch bản chất chân giá trị thực của nó. Không những thế, luận điệu trên đã “bôi nhọ” cố tình xuyên tạc tấm lòng tin yêu của đồng bào Mông đối với Đảng, Nhà nước với toàn dân tộc. Những ý kiến đó không ngoài mục đích nhằm chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ý kiến của giáo sư cũng không ngoài những tính toán suy nghĩ trên.
 Khi cha mẹ đi cầu nguyện “Vàng Chứ”.
Giáo sư Giêm Lơ-uých cũng đổ lỗi cho Nhà nước Việt Nam không cho người Mông được tiếp cận với giáo lý của Thiên chúa giáo. Tại sao vị giáo sư lại nói như thế được nhỉ mặc dù giáo sư nói rằng “chúng tôi tìm thấy trong các văn bản của Chính phủ Việt Nam, tôi đọc rất nhiều tài liệu từ Trung ương tức Hà Nội”? Có phải chăng giáo sư chưa đọc chưa tiếp cận những điều đã được ghi trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Những điều ghi trong Pháp lệnh tín ngưỡng cũng như các chỉ thị, nghị quyết của Nhà nước Chính phủ Việt Nam. Trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi rõ: Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, theo hay không theo tôn giáo nào. Không ai có quyền ngăn cản tự do tín ngưỡng. Nói thế là quá rõ rồi chứ, còn có gì chưa rõ như giáo sư nói đâu, rằng “không cho người Mông được tiếp cận với giáo lý của Thiên chúa giáo”. Để hiểu rõ hơn về chính sách tôn giáo cũng như quan điểm, thái độ của Nhà nước Việt Nam đối với tôn giáo, giáo sư nên tìm hiểu thêm trong các văn bản, mà cụ thể là Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2004 có hiệu lực thi hành (Tiếp theo trang 5)
kể từ ngày 15/11/2004; Nghị định số 69/NĐ-CP ngày 21/3/1991; Nghị định số 26/ NĐ-CP ngày 19/4/1999; gần nhất là Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg về một số công tác đối với đạo Tin lành của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.   
Tuy giáo sư đã thừa nhận rằng, những người Mông tụ tập đông người ở Nậm Kè, Mường Nhé vừa qua là có sự tiếp nhận những thông tin sai lệch từ các bài giảng của một người có tên Ha-rôn Kêm (Harold Camps) thuộc đài Family Radio từ nước ngoài. Tuy nhiên, khi lý giải về “đạo Vàng Chứ”, cái cốt lõi bản chất của vụ việc tụ tập đông người, gây nên sự bất ổn trong thời gian ngắn ở Nậm Kè, Mường Nhé vừa qua, giáo sư Giêm Lơ-uých lại cho rằng, khi người Mông tiếp xúc với những người truyền giáo, được nghe giảng về kinh thánh, họ đã dùng từ Vàng Chứ với một nghĩa mới là Đức Chúa Trời. Giáo sư đã nhầm lẫn tai hại đánh đồng các sự kiện một cách thiếu khoa học. “Đạo Vàng Chứ” không phải là một thứ tôn giáo nào cả, nó chỉ là sự bịa đặt có chủ ý của một số phần tử chống đối Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay kinh thánh của “đạo Vàng Chứ” cũng là sự xuyên tạc từ giáo lý kinh thánh Tin lành, làm ảnh hưởng đến sự thuần khiết của giáo lý Tin lành nếu không muốn nói là đã “bôi nhọ”, làm mất đi nét “thuần mĩ” của giáo lý Tin lành.
Từ những nhầm lẫn trên, khi đánh giá nhận xét về vụ việc tụ tập đông người ở Nậm Kè, Mường Nhé, giáo sư Giêm Lơ-uých cho rằng “Những người theo đạo thì họ cũng là người Việt họ tự hào là người Việt, nhưng đối với người Mông thì thật khó để tự hào khi họ bị mất đất, bị đàn áp bị nói xấu”. Quả là, có lẽ do quá trình nghiên cứu của giáo sư Giêm Lơ-uých còn có chỗ “chưa tiếp cận” đến nên đã làm cho giáo sư đi từ những nhận xét đánh giá thiếu chính xác, thiếu căn cứ, thiếu tính khoa học mà dẫn đến những ý kiến thiếu thiện chí, các luận chứng thiếu thuyết phục, các luận điểm mang tính chủ quan, sai sự thật.
Tôi sẽ khôngý kiến gì nếu như những ý kiến trên của giáo sư Giêm Lơ-uých không công bố, không được đài RFA, một số hãng thông tấn, các cơ quan truyền thông nước ngoài lấy làm cơ sở để luận giải cho việc một số đồng bào Mông tụ tập đông người trái phép ở Nậm Kè, Mường Nhé, rồi đổ lỗi trách nhiệm cho phía Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như đời sống vật chất của đồng bào Mông ở đây. Ngay khi đưa số người tụ tập, số đồng bào theo “đạo”, giáo sư Giêm cũng nói lấp lửng: Tuy nhiên, con số trên chưa được kiểm chứng? Một nhà khoa học, con số chưa được kiểm chứng vẫn đưa ra làm dẫn chứng, là số liệu kết quả nghiên cứu, thì có lẽ, chỉ có giáo sư Giêm là duy nhất.
Người Trung Hoa xưa có câu: “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy”. Với danh vị giáo sư, một câu nói của giáo sư nói ra sai sự thật không chỉ “xe bốn ngựa không đuổi kịp” mà nó còn dẫn dụ những người do điều kiện đời sống khó khăn, nhận thức còn hạn chế về thế giới tự nhiên, về xã hội tư duy đi từ những lầm lạc này đến lầm lạc khác. khi đó, sự ổn định để làm ăn, sản xuất kinh tế không còn, an ninh trật tự xã hội bị xáo trộn, nhiễu loạn; sự đói nghèo càng nhiều hơn, đồng bào càng khổ hơn. Một nhận xét, một đánh giá dù chỉ là của cá nhân giáo sư thôi, nhưng để tác động xấu đến đời sống của đồng bào Mông như thế thật đáng tiếc biết bao. Nhất đây lại là từ một nhận xét khôngcăn cứ thiếu thiện chí như thế.

Lù Pò Khương

Tổng số lượt xem trang