Thẩm phán Cao Chi Quốc người Trung Quốc vừa tái đắc cử chức thẩm phán tại Tòa án Quốc tế về Luật biển (International Tribunal for the Law of the Sea - Itlos).
Itlos là cơ quan độc lập được thiết lập bởi Công ước Liên hiệp Quốc về Luật biển (Unclos) nhằm phân xử các tranh chấp xung quanh việc thực hiện công ước.Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho hay ông Cao vừa được bầu chọn với số phiếu áp đảo tại hội nghị lần thứ 21 các quốc gia tham gia Unclos đang họp từ 13/06-17/06 tại New York.
Ông Cao, 56 tuổi, nhận 141/149 phiếu trong vòng bỏ phiếu kín, vượt quá yêu cầu hai phần ba để tái đắc cử.
Hiện ông là Giám đốc điều hành Viện Hàng hải thuộc Cục Quản lý Hải dương Nhà nước Trung Quốc và có bằng tiến sỹ về luật.
Ông đã được bầu chọn làm thẩm phán Itlos từ 30/01/2008 để tiếp tục công việc của người tiền nhiệm cũng là một thẩm phán Trung Quốc.
Nhiệm kỳ mới của ông Cao sẽ là chín năm.
Trong cuộc phỏng vấn ngay sau khi tái đắc cử, ông Cao nói thành công của ông là nhờ sự giúp đỡ và nỗ lực của chính phủ Trung Quốc.
Ông nói với các nhà báo: "Tôi có một người ủng hộ mạnh mẽ phía sau - đó là Tổ quốc Trung Hoa của tôi, một quốc gia đang lên và có trách nhiệm".
"Không có sự hỗ trợ của Trung Quốc thì tôi không thể nào thắng cử."
Itlos có 21 thành viên, trong đó có 19 thẩm phán, với 5 vị thuộc khu vực Á châu là từ các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga và Ấn Độ.
Việt Nam chưa bao giờ đặt chân được vào tổ chức này, nhưng Trung Quốc trước ông Cao đã có hai vị ngồi ghế thẩm phán Itlos.
Công bằng và không thiên vị
Ông Cao tuyên thệ sẽ làm tròn bổn phận một cách "công bằng và không thiên vị".Trung Quốc, với tư cách là nước lớn, có mặt tại hầu hết các thể chế luật pháp và tổ chức quốc tế; và thường có tiếng nói trọng lượng.
Nước này là một trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ với quyền phủ quyết.
Công ước LHQ về Luật biển năm 1982 được cho như hệ thống pháp lý toàn diện về biển và đại dương trên thế giới, với các quy định về khai thác biển và nguồn lợi biển.
Hiện có 162 quốc gia, trong có Việt Nam, tham gia Unclos.
Tòa án Quốc tế Luật biển được lập ra tại Hamburg, Đức, vào năm 1994.
Trong bối cảnh gia tăng căng thẳng tại Biển Đông, hiện đang có kêu gọi rằng Việt Nam phải mang các vấn đề nảy sinh ra giải quyết theo luật pháp quốc tế, và trước Tòa án Quốc tế về Luật biển.
-Trung Quốc tăng thêm 200 tàu hải giám (Đất Việt)-Bắc Kinh sẽ tăng cường hoạt động hải giám bằng cách bổ sung hơn 200 tàu và 6.000 nhân viên từ nay tới năm 2020. Tới cuối năm 2015, họ sẽ có 16 máy bay, 350 thuyền và tới năm 2020, số nhân viên vượt mức 15.000, số tàu thuyền là hơn 520.
Chủ tịch TQ thăm Ukrain bbc-Căng thẳng trên biển Đông: có thể có một giải pháp?
Scribd
Phỏng vấn GS Carlyle A. Thayer:
14-06- 2011
HỎI: Đánh giá của ông về những căng thẳng gia tăng gần đây nhất trên Biển Đông là gì?
ĐÁP: Cả Trung Quốc và Việt Nam đang đi tới tiến trình xung đột nếu họ không ngưng việc gia tăng những rủi ro trong việc đáp trả lẫn nhau. Việt Nam đã phản đối các hành động của tàu dân sự giám sát biển Trung Quốc trong vụ cắt cáp, bằng cách gửi các tàu hộ tống đi cùng với các tàu thăm dò dầu khí của mình. Nếu Trung Quốc gửi thêm tàu tới để thực thi quyền tài phán của họ, có mỗi khả năng xảy ra sự cố như một vụ va chạm hoặc thậm chí đọ súng tùy thuộc vào hành động khiêu khích.
Phản ứng của Trung Quốc với thái độ thù địch ngay từ đầu. Thậm chí Trung Quốc còn không them điều tra bất kỳ sự cố nào. Hành vi của Trung Quốc có khả năng nhấn chìm các cuộc đàm phán đang thực hiện giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc áp dụng các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và do đó cản trở kế hoạch cho một bộ luật ràng buộc pháp lý hơn: Quy tắc Ứng xử.
Những sự kiện gần đây trên Biển Đông cũng liên quan đến Philippines, nghĩa là tranh chấp lãnh thổ sẽ nổi bật vào tháng 7, khi các cuộc họp ASEAN được tổ chức tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan. Áp lực quốc tế sẽ gia tăng đối với tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc, để chấm dứt hành động khiêu khích và thỏa thuận một hòa ước hòa bình tạm thời. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, điều này có thể tác động đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á dự kiến tổ chức ở Jakarta vào tháng 10 khi Hoa Kỳ dự định sẽ tham dự lần đầu tiên.
HỎI: Làm sao ông thấy kết quả này bây giờ khi Việt Nam tiến hành tập trận bắn đạn thật?
ĐÁP: Tập trận bắn đạn thật của Việt Nam là sự phản kháng lên tới đỉnh điểm. Việc tập trận liên quan đến việc pháo binh ven biển vào ban ngày và bắn súng hải quân vào ban đêm. Không có bắn thử tên lửa chống tàu. Khu vực có liên quan trải dài từ bờ biển đến đảo Hòn Ông xa 40 km. Việc tập trận đã không tiến hành gần nơi hai sự cố cắt cáp đã diễn ra. Và việc tập trận đã được thực hiện rất gần với đất liền để không có khả năng xảy ra bất kỳ sự liên quan nào đến tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng có thể dự đoán – điên cuồng và bi thảm. Thực ra, Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Tây Thái Bình Dương trước khi Việt Nam tuyên bố tập trận bắn đạn thật. Tàu Trung Quốc sẽ chỉ bị đe dọa nếu chúng xâm nhập vào lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, không phải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của VN.
HỎI: Các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng Việt Nam đã kêu gọi hòa giải quốc tế và muốn Mỹ giúp đỡ. Năm ngoái, Mỹ cho biết quyết định trong tranh chấp biển Hoa Nam là “lợi ích quốc gia” của mình – Chính xác đó là những gì lợi ích?
ĐÁP: Lập trường của Việt Nam đã được công bố trong câu trả lời về câu hỏi của một phóng viên tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao. Không phải là một sáng kiến mới.
Lợi ích của Mỹ là duy trì sự an toàn và tự do hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế đi qua biển Hoa Nam. Mỹ có lợi ích quốc gia để thấy rằng những con tàu do Mỹ sở hữu và những con tàu do các đồng minh và bạn bè của Mỹ và tàu chở hàng hóa đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ không bị quấy nhiễu.
Mỹ cũng đã tuyên bố họ quan tâm trong việc ngăn chặn bất kỳ nước nào sử dụng quyền bá chủ trên biển Hoa Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.
HỎI: Thực tế, giải pháp gì có thể đạt được trong vấn đề này? Dường như chuyện đã xảy ra vào quá lâu, để đạt được một “giải pháp” sẽ vô cùng khó khăn.
ĐÁP: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Nam có lẽ không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết biển Hoa Nam không căn cứ vào luật pháp quốc tế và do đó không tuân theo thỏa thuận. Tuyên bố của Trung Quốc cắt sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam đã tuyên bố.
Trong khi đó, căng thẳng hiện tại có thể được giải quyết bằng cách tất cả các bên liên quan đồng ý kềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và để duy trì hiện trạng, và hoàn tất việc đàm phán các hướng dẫn để thực hiện bản Tuyên bố Ứng xử (DOC). Điều này sẽ mang lại một số ổn định và có thể đoán được mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ven biển. Đây là điều tốt nhất có thể hy vọng bởi vì DOC mà Trung Quốc đã đồng ý với các nước thành viên ASEAN. Những đề nghị khác nhau cho hoạt động hợp tác về DOC có thể thực hiện cả phương pháp thực hiện và xây dựng lòng tin.
Về lâu dài, tranh chấp chủ quyền có thể xếp lại và các nước liên quan có thể đồng ý phát triển hợp tác [khai thác] tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Họ cũng có thể áp dụng một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt hơn nhưng để điều này có được ràng buộc pháp lý, sẽ cần phải có ý nghĩa của một hiệp ước.
Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/57825488/Thayer-China%E2%80%99s-Strategy-in-the-South-China-Sea-and-the-Prospect-for-Armed-Conflict
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Phỏng vấn GS Carlyle A. Thayer:
14-06- 2011
HỎI: Đánh giá của ông về những căng thẳng gia tăng gần đây nhất trên Biển Đông là gì?
ĐÁP: Cả Trung Quốc và Việt Nam đang đi tới tiến trình xung đột nếu họ không ngưng việc gia tăng những rủi ro trong việc đáp trả lẫn nhau. Việt Nam đã phản đối các hành động của tàu dân sự giám sát biển Trung Quốc trong vụ cắt cáp, bằng cách gửi các tàu hộ tống đi cùng với các tàu thăm dò dầu khí của mình. Nếu Trung Quốc gửi thêm tàu tới để thực thi quyền tài phán của họ, có mỗi khả năng xảy ra sự cố như một vụ va chạm hoặc thậm chí đọ súng tùy thuộc vào hành động khiêu khích.
Phản ứng của Trung Quốc với thái độ thù địch ngay từ đầu. Thậm chí Trung Quốc còn không them điều tra bất kỳ sự cố nào. Hành vi của Trung Quốc có khả năng nhấn chìm các cuộc đàm phán đang thực hiện giữa Trung Quốc và ASEAN trong việc áp dụng các hướng dẫn thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2002 và do đó cản trở kế hoạch cho một bộ luật ràng buộc pháp lý hơn: Quy tắc Ứng xử.
Những sự kiện gần đây trên Biển Đông cũng liên quan đến Philippines, nghĩa là tranh chấp lãnh thổ sẽ nổi bật vào tháng 7, khi các cuộc họp ASEAN được tổ chức tại hội nghị thượng đỉnh hàng năm và các cuộc họp liên quan. Áp lực quốc tế sẽ gia tăng đối với tất cả các bên, đặc biệt là Trung Quốc, để chấm dứt hành động khiêu khích và thỏa thuận một hòa ước hòa bình tạm thời. Nếu Trung Quốc phản ứng tiêu cực, điều này có thể tác động đến Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á dự kiến tổ chức ở Jakarta vào tháng 10 khi Hoa Kỳ dự định sẽ tham dự lần đầu tiên.
HỎI: Làm sao ông thấy kết quả này bây giờ khi Việt Nam tiến hành tập trận bắn đạn thật?
ĐÁP: Tập trận bắn đạn thật của Việt Nam là sự phản kháng lên tới đỉnh điểm. Việc tập trận liên quan đến việc pháo binh ven biển vào ban ngày và bắn súng hải quân vào ban đêm. Không có bắn thử tên lửa chống tàu. Khu vực có liên quan trải dài từ bờ biển đến đảo Hòn Ông xa 40 km. Việc tập trận đã không tiến hành gần nơi hai sự cố cắt cáp đã diễn ra. Và việc tập trận đã được thực hiện rất gần với đất liền để không có khả năng xảy ra bất kỳ sự liên quan nào đến tàu Trung Quốc.
Trung Quốc đã phản ứng có thể dự đoán – điên cuồng và bi thảm. Thực ra, Trung Quốc đã thông báo rằng họ sẽ tiến hành tập trận hải quân ở Tây Thái Bình Dương trước khi Việt Nam tuyên bố tập trận bắn đạn thật. Tàu Trung Quốc sẽ chỉ bị đe dọa nếu chúng xâm nhập vào lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, không phải bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế của VN.
HỎI: Các phương tiện truyền thông nước ngoài nói rằng Việt Nam đã kêu gọi hòa giải quốc tế và muốn Mỹ giúp đỡ. Năm ngoái, Mỹ cho biết quyết định trong tranh chấp biển Hoa Nam là “lợi ích quốc gia” của mình – Chính xác đó là những gì lợi ích?
ĐÁP: Lập trường của Việt Nam đã được công bố trong câu trả lời về câu hỏi của một phóng viên tại buổi họp báo của Bộ Ngoại giao. Không phải là một sáng kiến mới.
Lợi ích của Mỹ là duy trì sự an toàn và tự do hàng hải trên các tuyến đường biển quốc tế đi qua biển Hoa Nam. Mỹ có lợi ích quốc gia để thấy rằng những con tàu do Mỹ sở hữu và những con tàu do các đồng minh và bạn bè của Mỹ và tàu chở hàng hóa đến Hoa Kỳ và từ Hoa Kỳ không bị quấy nhiễu.
Mỹ cũng đã tuyên bố họ quan tâm trong việc ngăn chặn bất kỳ nước nào sử dụng quyền bá chủ trên biển Hoa Nam. Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ.
HỎI: Thực tế, giải pháp gì có thể đạt được trong vấn đề này? Dường như chuyện đã xảy ra vào quá lâu, để đạt được một “giải pháp” sẽ vô cùng khó khăn.
ĐÁP: Giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên biển Hoa Nam có lẽ không bao giờ thực hiện được. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền không thể tranh cãi trên hầu hết biển Hoa Nam không căn cứ vào luật pháp quốc tế và do đó không tuân theo thỏa thuận. Tuyên bố của Trung Quốc cắt sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế mà Philippines và Việt Nam đã tuyên bố.
Trong khi đó, căng thẳng hiện tại có thể được giải quyết bằng cách tất cả các bên liên quan đồng ý kềm chế đe dọa hoặc sử dụng vũ lực và để duy trì hiện trạng, và hoàn tất việc đàm phán các hướng dẫn để thực hiện bản Tuyên bố Ứng xử (DOC). Điều này sẽ mang lại một số ổn định và có thể đoán được mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ven biển. Đây là điều tốt nhất có thể hy vọng bởi vì DOC mà Trung Quốc đã đồng ý với các nước thành viên ASEAN. Những đề nghị khác nhau cho hoạt động hợp tác về DOC có thể thực hiện cả phương pháp thực hiện và xây dựng lòng tin.
Về lâu dài, tranh chấp chủ quyền có thể xếp lại và các nước liên quan có thể đồng ý phát triển hợp tác [khai thác] tài nguyên thiên nhiên trong khu vực. Họ cũng có thể áp dụng một quy tắc ứng xử nghiêm ngặt hơn nhưng để điều này có được ràng buộc pháp lý, sẽ cần phải có ý nghĩa của một hiệp ước.
Ngọc Thu dịch từ: http://www.scribd.com/doc/57825488/Thayer-China%E2%80%99s-Strategy-in-the-South-China-Sea-and-the-Prospect-for-Armed-Conflict
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011