Việt Nam - Nga - Biển Đông: Welcome support from an old friend (SCMP 13-6-11) -- Các nước trong vùng chú ý đến chuyến viếng thăm Việt Nam vừa rồi của Đại tướng Nikolai Patrushev, Thư ký Hội đồng An ninh LB Nga (cũng là nguyên Giám Đốc Tình báo Nga)
-Những láng giềng đầy lo lắng của Trung QuốcanhbasamNew York Times Philip Bowring June 7, 2011
HONG KONG — Cuộc họp diễn ra gần với dịp tưởng niệm vụ thảm sát Thiên An Môn 4-6. Các bộ trưởng quốc phòng, cùng những nhân vật có máu mặt nhất từ Mỹ, Trung Hoa và một loạt siêu cường khu vực nhỏ hơn, đã đến Singapore dự những cuộc hội nghị có tên là Đối thoại Shangri-la. Cũng giống như ngày 4-6 ở Bắc Kinh từng chấm dứt muôn vàn ảo tưởng về bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc, các sự kiện xảy ra trong năm qua đã lột trần hết mọi ảo tưởng về cái sự “trỗi dậy hòa bình” của nước này.
Khu vực không còn mặc nhiên cho rằng hòa bình là thứ trời cho và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng sẽ không mang lại rắc rối nào. Thay vì thế, mối quan tâm chính yếu là làm sao kiểm soát xung đột và giảm bớt ngờ vực lẫn nhau, thông qua đối thoại.
Trung Quốc đang cố sức bù đắp lại bước thụt lùi về ngoại giao của họ trong năm 2010, khi mà, một cách liên tiếp và ồ ạt, họ gây ra tranh cãi về lãnh thổ với Việt Nam, Philippines, Nhật Bản và Ấn Độ, và chọc giận Hàn Quốc bằng việc không lên án hành động xâm lược của Bình Nhưỡng. Hậu quả phần nào là, Mỹ được khuyến khích ra tuyên bố rằng hòa bình và tự do hàng hải trên Biển Đông thuộc về lợi ích sống còn của Mỹ. Tâm điểm chú ý của Mỹ là tầm quan trọng của các tuyến đường mậu dịch, vốn là huyết mạch của phần lớn Đông Á.
Hiện nay, Trung Quốc đang làm đủ cách để khoác lên một bộ mặt tươi cười, trong khi Mỹ thì thích tỏ ra rằng họ muốn đối thoại với quân đội Trung Quốc; gần đây họ vừa đón tiếp vị tổng tư lệnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thăm Mỹ, Thủ tướng Ôn Gia Bảo mang tin tốt lành tới toàn cầu, và Trung Quốc đã liên tục nhấn mạnh họ tụt hậu so với Mỹ thế nào trong lĩnh vực vũ trang. Nhưng đã quá muộn để Trung Quốc lấy lại tình hình lúc trước.
Nền kinh tế Mỹ có thể đang ngập trong khó khăn, cũng như Nhật Bản và các nước Đông Nam Á yếu thế về quân sự khác. Australia ngày càng phụ thuộc hơn vào xuất khẩu sang Trung Quốc, và Ấn Độ sắc sảo ý thức rằng họ tụt lại sau Trung Quốc đến mức nào về công nghệ quân sự. Nhưng chính những yếu kém này, cộng với việc Bắc Kinh thổi phồng khả năng sử dụng sức mạnh của mình, đã làm cho các quốc gia khác ở tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhận thức được hơn ai hết về các lợi ích chung giữa họ. Indonesia bắt đầu coi ASEAN quan trọng hơn, đổi lại, ASEAN tập trung đến nhiều vấn đề khác nữa ngoài hợp tác kinh tế. Đối với Mỹ, cắt giảm ngân sách quốc phòng không chắc đã ảnh hưởng tới khả năng quân sự của họ ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc cũng tự thấy khó khăn trong việc biến những nụ cười của các quan chức cao cấp nhất thành sự kiềm chế. Vài ngày trước hội nghị Shangri-la, họ phá hoại tàu thăm dò khai thác của Việt Nam ngoài khơi biển Việt Nam, trong khu vực mà các nước khác coi là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Một Hà Nội nóng giận, với những mối quan hệ cũ với Nga và Mỹ, và những mối quan hệ đang ấm dần lên với Mỹ, đã kích thích các nước khác trong khu vực coi Biển Đông là bài kiểm tra mấu chốt đối với các ý đồ của Trung Quốc.
Nhưng đối với Trung Quốc, cân bằng giữa những việc cần phải làm về ngoại giao với các động cơ dân tộc chủ nghĩa có vẻ là việc rất khó khăn. Một ví dụ là con tàu sân bay đầu tiên của họ. Được mua từ Ukraine vào năm 1998 – khi ấy nó mới chỉ có vỏ – nay con tàu sắp vận hành được. Nghe nói nó mang tên “Thi Lang”, đặt theo tên một vị tướng Mãn Châu chinh phục Đài Loan năm 1683. Con tàu sân bay sẽ là niềm tự hào của Trung Quốc và là lời nhắc nhở không ngừng với các nước láng giềng của Trung Quốc rằng họ sẽ phải cố mà thúc đẩy liên minh khu vực.
Trung Quốc cũng không được giúp đỡ nhiều từ một số ít bạn bè thực sự của họ. Thủ tướng Pakistan, Yousaf Raza Gilani, có thể làm Mỹ ngượng mặt khi ông ca ngợi Trung Quốc bốc trời trong một chuyến thăm gần đây. Nhưng ông cũng khiến Bắc Kinh sượng sùng khi khẳng định rằng Trung Quốc đã đề xuất xây cho Pakistan một căn cứ hải quân ở Gwadar, gần Vịnh Oman, mà Trung Quốc được phép vào đó. Mặc dù điều này có thể chỉ là nói phét, nhưng nó cũng động chạm tới tâm lý Ấn Độ.
Tuy nhiên, mối quan tâm lớn nhất của việc xây dựng lực lượng vũ trang không phải là Biển Đông mà cũng chẳng phải Ấn Độ Dương hay Đông Bắc Á. Cho dù có tạo nên một cuộc “chạy đua vũ trang” hay không thì cũng có vô số phản ứng đối với việc Trung Quốc mua sắm tên lửa, máy bay tàng hình và một loạt vũ khí tinh vi khác. Nhật Bản và Hàn Quốc có thể không phản ứng lại kho vũ khí chiến lược của Bắc Kinh, nhưng sự nhẹ nhàng ngoài mặt và hạm đội tàu ngầm của họ là quá đủ cho Trung Quốc, còn sự bất đồng giữa Mỹ và Nhật về việc xác định lại địa điểm đặt khu căn cứ Okinawa chỉ là vấn đề nhỏ. Nga cũng vậy, đang tái thiết hạm đội Thái Bình Dương một thời suy tàn của họ.
Trong bất kỳ trường hợp nào, sự nổi lên của Trung Quốc cũng làm đảo lộn tình hình. Các hành động của Bắc Kinh, cho dù là ôn hòa hay hung hãn, đều quy định tính chất của sự việc trong tương lai, và do đó ảnh hưởng cả mối quan hệ giữa Mỹ và các nước khác trong khu vực.
Người dịch: Đan Thanh
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
Lưu ý: Bà con cần đọc bản gốc tiếng Anh của bài viết, mời bấm vào tên tờ báo (New York Times), ngay trên tựa tiếng Việt.