-Trung Quốc và chiến lược chia nhỏ Đông Nam Á
Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, các quốc gia Đông Nam Á có một vai trò cực kỳ quan trọng.
Có thể nói các nước Đông Nam Á đang nắm trong tay chiếc chìa khóa hướng ra biển lớn của Trung Quốc. Giải quyết mối quan hệ với các quốc Đông Nam Á đang là một trong những ưu tiên hàng đầu của quốc gia này.
Chia nhỏ các tranh chấp trong khu vực
Chia nhỏ các tranh chấp trong khu vực
Đông Nam Á án ngữ biển Đông (phía Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa hay Nam Hải), nơi có 21/39 tuyến hàng hải quốc tế từ Trung Quốc đi qua khu vực này. Đông Nam Á cũng là khu vực có các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển đảo trên biển Đông.
Từ lâu Trung Quốc luôn tìm mọi cách để phản đối sự đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực. Đa phương hóa các vấn đề tranh chấp trong khu vực là cơ hội để Mỹ can thiệp vào khu vực này. Họ luôn muốn giải quyết các tranh chấp theo phương thức đàm phán song phương. Lúc đó với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự đang có họ sẽ có được kết quả có lợi nhất cho mình. Đồng thời, Bắc Kinh luôn phản đối sự hợp tác của các quốc gia Đông Nam Á với nước ngoài trong các dự án khai thác tài nguyên trên biển Đông.
Bên cạnh đó, các nước trong khối ASEAN chưa đạt được sự thống nhất cao trong cách giải quyết các tranh chấp, đây là cơ hội tốt để Trung Quốc chia nhỏ ASEAN.
Duy trì tranh chấp trong chiến lược "nước chảy đá mòn"
Từ lâu các nước Đông Nam Á muốn có được một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) để các tranh chấp trong khu vực không lâm vào ngõ cụt, tránh các nguy cơ xung đột. Song Trung Quốc năm lần bảy lượt trì hoãn vấn đề này. Họ chỉ đáp ứng các yêu cầu của các nước Đông Nam Á một cách nhỏ giọt.
Mãi đến năm 2002, Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) mới được ký kết, và cả hai bên Trung Quốc và ASEAN mới chỉ thống nhất nâng cấp DOC thành một Bộ Quy tắc ứng xử COC có tính ràng buộc về mặt pháp lý. Nhưng 9 năm trôi qua, Trung Quốc vẫn “án binh bất động”, bên cạnh đó các nước ASEAN cũng không thực đạt được sự nhất quán trong vấn đề này.
Đầu năm 2011, ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết: “Các bên đã mất quá nhiều thời gian để xem xét các nguyên tắc chỉ đạo. Nếu chúng ta tiếp tục để tình hình im lìm và bất động, nó có thể tạo ra những phức tạp không cần thiết”. Đó là cơ hội trời cho với Trung Quốc, trong lúc ASEAN chưa tìm được lối ra cho chính mình, Bắc Kinh có thêm nhiều thời gian để cũng cố yêu sách của mình trên biển Đông.
Trong thời gian qua họ liên tục tổ chức, quảng cáo các chuyến du lịch trên biển Đông, gia tăng các hoạt động khai thác tài nguyên trên các vùng biển tranh chấp. Nếu ASEAN không nhanh, dần dần thế giới chỉ biết đến biển Đông như là một phần của Trung Quốc.
Trung Quốc đã đệ trình lên Liên Hợp Quốc tấm bản đồ với đường “lưỡi bò”chiếm đến 80% diện tích biển Đông. Họ đưa ra những tuyên bố hết sức vô lý bất chấp sự phản đối của ASEAN. Bắc Kinh hiểu rõ tuyên bố này vi phạm công ước về Luật biển 1982, trái với tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC), đồng thời, cũng biết chắc các nước ASEAN, đặc biệt là các nước có tranh chấp với Trung Quốc về lãnh hải sẽ phản đối tới cùng yêu sách này. Điều đó có nghĩa họ không muốn kết thúc các vấn đề tranh chấp này.
Duy trì sự tranh chấp là cơ hội củng cố các yêu sách của mình. Một bên tiếp tục đưa ra yêu sách, một bên tiếp tục phản đối. Đồng nghĩa với các tranh chấp không có lối ra.
"Chia để trị"
Trong thời gian qua, Trung Quốc liên tục cũng cố và nâng tầm đối tác chiến lược với một số nước Đông Nam Á không có tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ, đặc biệt là các nước có nền kinh tế yếu trong ASEAN.
Tháng 12/2010, trong chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, hai bên đã nhất trí nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào Campuchia. Trung Quốc cũng đã nâng mối quan hệ song phương lên tầm đối tác chiến lược với Lào. Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào các quốc gia này, nhằm trói buộc các nền kinh tế non yếu này. Trung Quốc cũng có những động thái tích cực để đẩy mạnh quan hệ song phương với Myanmar.
Theo Tạp chí Kanwa, thời gian qua Trung Quốc liên tục gia tăng bán vũ khí cho các quốc gia ĐNA, đặc biệt là các quốc gia không có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc về chủ quyền biển, đảo.
Hiện tại, Thái Lan là khách hàng mua vũ khí lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài hợp đồng bán 2 tàu tuần tra Type-053H3, Thái Lan cũng là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên mua tên lửa chống hạm C-802A tầm bắn 180km. Hai bên đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất pháo phản lực bắn loạt WS-1B. Đây là dự án hợp tác phát triển công nghệ tên lửa lớn nhất của quân đội Thái Lan. Một bạn hàng quan trọng khác của Trung Quốc ở khu vực là Myanmar, nước này có truyền thống hợp tác quân sự lâu đời với Trung Quốc. Nhiều vũ khí trong Quân đội Myanmar có nguồn gốc từ Trung Quốc như xe tăng MBT-2000, Type-69II, Type-59D, máy bay K-8, J-7, Q-5, Y-8... Với Campuchia, phần lớn các tàu chiến trong biên chế của Hải quân nước này có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong các cuộc mua bán, “giá cả phải chăng” là điểm mạnh để vũ khí Trung Quốc len lỏi vào Đông Nam Á, qua đó gây ảnh hưởng tới các quốc gia mua.
Hiện tại, trong khu vực, chỉ có Việt Nam, Philippines và Brunei là 3 quốc gia duy nhất Trung Quốc không xúc tiến các hợp đồng bán vũ khí lớn.
Đã đến lúc ASEAN cần phải đoàn kết hơn, thống nhất trong cách giải quyết các tranh chấp trong khu vực. Một ASEAN đoàn kết sẽ là đối trọng để giải quyết các tranh chấp trong khu vực với Trung Quốc.
Một chuyên gia nghiên cứu về biển Đông từng nói rằng “Chia nhỏ miếng bánh để mọi người cùng hưởng, còn hơn là cố giành lấy về mình để rồi mất trắng”.
- Phản ứng của Việt Nam so với các nước về hành động bắt nạt của Trung Quốc (RFA 2-6-11) -- Các nước khác thì rượt đuổi, bắn trả, v.v.. Việt Nam thì... đánh võ mồm! ◄
Những năm gần đây, Trung Quốc liên tục có hành động khiêu khích và bắt nạt các nước trên biển. Ngoài Việt Nam, các nước như Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, và Philippines…cũng đã từng bị Trung Quốc quấy nhiễu trong thời gian qua.
Việt Nam: chỉ “đánh võ mồm”!
Rạng sáng ngày 26 tháng 5 vừa qua, ba tàu hải giám của Trung Quốc đã ngang nhiên cắt cáp, phá hoại thiết bị thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 02, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, khi con tàu này đang hoạt động trong khu vực thuộc phạm vi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.Hành động của các tàu Trung Quốc này, ngoài việc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, vi phạm các công ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký và cam kết từ trước tới nay, còn thể hiện cách hành xử kém văn minh của một nước lớn, đối với một nước láng giềng trong khu vực. Hành động này đi ngược lại chủ trương của giới lãnh đạo Trung Quốc, mà ba ngày trước đó, ông Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực tự kềm chế, tránh xung đột trên biển Đông.
Sau khi xâm phạm và quấy nhiễu lãnh hải Việt Nam hồi tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn ra thông cáo, nói rằng, đó là vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và Trung Quốc đang “hoạt động bình thường trong vùng biển chủ quyền” của mình.
Phản đối lại hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, cũng như bao lần trước, ở cấp cao nhất phía Việt Nam vẫn chỉ là phát ngôn Bộ Ngoại giao. Lần này cũng vậy, sau khi gặp đại diện sứ quán Trung Quốc để trao công hàm phản đối hành động của Bắc Kinh, ba ngày sau sự kiện nói trên xảy ra, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, đã tổ chức họp báo, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền và bồi thường thiệt hại cho phía Việt Nam.
Malaysia: phản đối bằng chiến đấu cơ và tàu chiến rượt đuổi
Khác với Việt Nam, khi bị Trung Quốc quấy nhiễu, các nước trong khu vực đã có thái độ và hành động khá cứng rắn. Mặc dù mức độ và tần suất vi phạm lãnh hải Việt Nam của Trung Quốc là nghiêm trọng hơn so với các nước khác, mặc dù các tàu Trung Quốc chỉ ở mức độ khiêu khích đối với các nước trong khu vực, chứ chưa có hành động phá hoại như đã cắt cáp thăm dò dầu khí mà họ đã làm đối với tàu Bình Minh 02 của Việt Nam, thế nhưng Trung Quốc đã từng bị tàu chiến và máy bay của các nước rượt đuổi.Báo chí Trung Quốc cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồTháng 4 năm ngoái, nhằm phô trương sức mạnh quân sự trên biển, Bắc Kinh đã điều các tàu ngư chính đến tuần tra trên vùng biển Trường Sa. Trong đợt tuần tra này, Bắc Kinh đã gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của Malaysia khi tàu tuần tra Trung Quốc đi vào vùng biển của nước này.
Báo chí Trung Quốc cho biết, cuối tháng 4 năm ngoái, các tàu ngư chính của họ đã phải đối đầu căng thẳng với tàu chiến và chiến đấu cơ của Malaysia khi vi phạm lãnh hải nước này. Các tàu ngư chính của Trung Quốc đã bị tàu chiến Malaysia rượt đuổi liên tục trong khoảng thời gian 17 tiếng đồng hồ vào một ngày cuối tháng 4 năm 2010, khi tuần tra ở vùng biển Malaysia.
Tin tức còn cho biết thêm, khi tàu ngư chính Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, tàu chiến Malaysia được trang bị tên lửa đạn đạo, đã tiến vào tàu ngư chính Trung Quốc, chĩa pháo hạm vào những con tàu này, trong khi các binh lính trên tàu Malaysia trong tư thế sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ chủ quyền. Cùng lúc, Malaysia đã cho máy bay chiến đấu bay lượn trên bầu trời, nơi bên dưới là tàu Trung Quốc, với mục đích cảnh cáo Bắc Kinh xâm phạm lãnh hải của Malaysia.
Indonesia: bắt giữ tàu Trung Quốc và phản đối lên LHQ
Không lâu sau đó, Bắc Kinh cũng đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Indonesia khi đưa các tàu ngư chính có trang bị vũ khí, hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc, đánh bắt cá ở khu vực gần quần đảo Natura, thuộc Indonesia.các tàu đánh cá và thuyền viên Trung Quốc đã từng bị tàu hải quân Indonesia bắt giữ khi ngang nhiên đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Báo Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng đã xác nhận tin nàyBáo Mainichi của Nhật, dẫn lời một viên chức chính phủ Indonesia, cho biết, khoảng giữa năm ngoái, các tàu đánh cá và thuyền viên Trung Quốc đã từng bị tàu hải quân Indonesia bắt giữ khi ngang nhiên đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia. Báo Tân Hoa xã của Trung Quốc cũng đã xác nhận tin này và cho biết thêm, các thủy thủ và tàu đánh cá Trung Quốc đó chỉ được thả sau các cuộc đàm phán giữa hai bên.
Ngoài việc bắt giữ tàu và thủy thủ Trung Quốc, hai tuần sau sự cố nói trên, Indonesia đã gửi công hàm lên Liên Hiệp quốc, phản đối việc đòi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông là vô căn cứ. Trong công hàm đệ trình lên Liên Hiệp quốc hồi tháng 7 năm ngoái, Indonesia cho biết, họ không tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, mà chỉ đứng ở vai trò trung gian, phản đối việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên gần như
toàn bộ Biển Đông, là thiếu cơ sở pháp lý và xâm phạm lợi ích chính đáng của cộng đồng quốc tế.
Indonesia cũng đã yêu cầu Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc chuyển bức thư đó tới tất cả các thành viên của Ủy ban Thềm lục địa và các nước thành viên đã ký Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cùng tất cả các thành viên Liên Hiệp Quốc, để tố cáo hành động bá quyền của Bắc Kinh.
Nhật: bắt giữ thuyền trưởng tàu Trung Quốc
Sau khi bắt nạt hai nước Malaysia và Indonesia trên biển Đông, Trung Quốc chuyển sang biển Hoa Đông để thử phản ứng của Nhật Bản. Đầu tháng 9 năm ngoái, được sự ủng hộ của Trung Quốc, tàu đánh cá Mân Tấn Ngư của nước này đã đâm vào hai tàu tuần duyên Nhật Bản, gần quần đảo Senkaku mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư đài. Ngay lập tức, Nhật Bản đã bắt giữ ông Chiêm Kỳ Hùng, thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc, cùng thủy thủ đoàn trên chiếc tàu này.Phía Trung Quốc đã liên tục triệu tập đại sứ Nhật Bản đến để phản đối việc bắt giữ thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc. Kế đến là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cùng cùng thủ tướng nước này cũng đã lên tiếng răn đe Nhật, rằng Bắc Kinh sẽ có biện pháp mạnh nếu Tokyo không thả thuyền trưởng tàu Mân Tấn Ngư. Vài ngày sau tuyên bố của ông Ôn Gia Bảo, Trung Quốc cũng đã trả đũa kinh tế đối với Nhật Bản, bằng cách ngưng xuất khẩu đất hiếm sang Nhật để gây áp lực, buộc chính phủ Nhật thả thuyền trưởng tàu đánh cá Trung Quốc.
Khác với cách giải quyết vấn đề của Việt Nam, Nhật Bản đã tỏ ra cứng rắn hơn. Họ giữ tàu và bắt thủy thủ đoàn Trung Quốc ngay lập tức để điều tra. Đã hai lần phía Nhật gia hạn thêm thời gian tạm giam đối với thuyền trưởng tàu Trung Quốc, bất kể điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ Nhật-TrungMặt dù vụ bắt giữ này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ Trung-Nhật, thế nhưng Tokyo đã không chùn bước trước những áp lực của Bắc Kinh. Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đã so sánh phản ứng của chính phủ Nhật với chính phủ Việt Nam như sau: “Khác với cách giải quyết vấn đề của Việt Nam, Nhật Bản đã tỏ ra cứng rắn hơn. Họ giữ tàu và bắt thủy thủ đoàn Trung Quốc ngay lập tức để điều tra. Đã hai lần phía Nhật gia hạn thêm thời gian tạm giam đối với thuyền trưởng tàu Trung Quốc, bất kể điều đó có thể ảnh hưởng đến quan hệ Nhật-Trung”.
Philippines: cho chiến đấu cơ rượt đuổi và phản đối lên LHQ
Đầu tháng 3 năm nay, Trung Quốc cũng đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Manila khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu Philippines ở khu vực gần phía Tây Palawan. Ngay lập tức, Philippines điều hai máy baychiến đấu đến hiện trường, để đuổi tàu tuần tra của Trung Quốc ra khỏi khu vực.
Trung Quốc cũng đã gặp phải phản ứng mạnh mẽ của Manila khi các tàu Trung Quốc quấy nhiễu tàu Philippines ở khu vực gần phía Tây Palawan. Ngay lập tức, Philippines điều hai máy bay chiến đấu đến hiện trường, để đuổi tàu tuần tra của Trung Quốc ra khỏi khu vựcCùng lúc, ông Albert Del Rosario, Ngoại trưởng Philippines lên tiếng phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc giải thích hành động này. Ông Rosario cho biết: "Có một sự chạm trán giữa một con tàu Philippines với hai tàu Trung Quốc, ở khu vực phía Tây Palawan, làm cho tàu Philippines chuyển hướng. Chúng tôi đang yêu cầu Trung Quốc giải thích về những gì đã xảy ra và chúng tôi đang đối thoại với họ".
Một ngày sau sự cố xảy ra, phái đoàn thường trực của Philippines tại Liên Hiệp quốc đã gửi công hàm tới Tổng Thư ký LHQ để phản đối Trung Quốc, bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh. Philippines cho rằng, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc tế.
Trở lại vấn đề Việt Nam, những năm gần đây, các tàu tuần tra Trung Quốc cố tình vi phạm lãnh hải Việt Nam khi tuần tra trên vùng biển nước ta, hoặc hộ tống các tàu Trung Quốc, đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam có nhiều bài để học. Vấn đề là học như thế nào và hành ra sao để ngăn chặn được nguy cơ không chỉ riêng cho dân tộc mà còn là nguy cơ đối với đảng cầm quyền và những người lãnh đạo đất nướcSo với các nước trong khu vực, mức độ vi phạm lãnh hải của Trung Quốc đối với Việt Nam là nghiêm trọng, trong khi phản ứng của chính phủ Việt Nam không đủ mạnh, nên không thể ngăn các hành động của Trung Quốc quấy nhiễu lãnh hải nước ta. Phản ứng yếu ớt của chính phủ Việt Nam càng làm cho Trung Quốc tin rằng, Việt Nam rất dễ bị bắt nạt, và thực tế cho thấy Trung Quốc ngày càng leo thang trong việc bắt nạt Việt Nam.
Để kết thúc, chúng tôi xin mượn lời của nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc: “Khi đã có một Đặng Tiểu Bình tuyên bố biển Đông là ‘chủ quyền thuộc ngã’ và khi Trung Quốc tuyên bố biển Đông là khu vực ‘lợi ích cốt lõi’ của họ, thì khó dùng tinh thần hiếu hòa của người Việt để ngăn chặn tham vọng của phương Bắc. Lịch sử Việt Nam có nhiều bài để học. Vấn đề là học như thế nào và hành ra sao để ngăn chặn được nguy cơ không chỉ riêng cho dân tộc mà còn là nguy cơ đối với đảng cầm quyền và những người lãnh đạo đất nước”.
-Philippines sẽ nộp đơn phản đối Trung Quốc lên LHQ (03/06/2011)
- Ngày 2/6, Tổng thống Philippines, Benigno Aquino III tuyên bố Manila sẽ nộp đơn phản đối lên Liên hợp quốc (LHQ) về một loạt vụ xâm nhập của Trung Quốc vào lãnh hải quốc gia Đông Nam Á này.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ông Aquino cho rằng từ hôm 25/2, Trung Quốc đã xâm nhập lãnh hải Philippines trên Biển Đông ít nhất 6 hoặc 7 lần, trong đó có việc đặt các trụ thép và phao gần bãi ngầm Amy Douglas hồi tháng trước.
Ông Aquino tuyên bố: "Chúng tôi đang hoàn thiện tất cả dữ liệu cần thiết, sau đó sẽ trình chúng cho họ (Trung Quốc) và tiếp đó đệ trình lên cơ quan thích hợp là LHQ".
Ông Benigno Aquino III |
Cũng theo Tổng thống Aquino, ông sẽ đề cập tới các vụ xâm nhập trên trong chuyến công du Trung Quốc dự kiến vào cuối năm nay. Ông Aquino cho rằng khuôn khổ của Philippines về lãnh thổ là Công ước LHQ về Luật biển, trong khi việc Trung Quốc đang tuân theo cái gọi là đường chín đoạn là không tuân thủ Công ước này.
Hôm 31/5 vừa qua, Bộ Quốc phòng Philippines đã triệu Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Manila tới để yêu cầu giải thích về sự hiện diện của một tàu Hải giám và hai tàu gắn tên lửa Trung Quốc gần bãi ngầm Amy Douglas từ 21-24/5.
Trà My (Tổng hợp)
Manila - The Philippines president says his country will file a new protest at the United Nations accusing China of territorial incursion in disputed South China Sea islands. -
MANILA - THE Philippines president says his country will file a new protest at the United Nations accusing China of territorial incursion in disputed South China Sea islands.
China earlier denied allegations that its ships intruded into the Spratly Islands close to the Philippine coast to build new structures and fortify its claim in the potentially oil-rich region.
President Benigno Aquino III told reporters during a visit to Brunei on Thursday that the Philippines plans to file a protest at the UN .
Mr Aquino said he still hopes to visit Beijing this year and engage China, a key trade partner.
The Spratlys have long been feared as a potential flashpoint of armed conflicts in Asia. They are also claimed by Vietnam, Taiwan, Brunei and Malaysia. -- AP
Còn VN???
-VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: Việt Nam đánh động công luận về hành động sách nhiễu của Trung Quốc tại Biển Đông (RFI)- Kể từ ngày mai, 03/06/2011, diễn đàn thường niên về an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương, thường gọi là Đối thoại Shangri La, sẽ lại mở ra tại Singapore, với sự tham dự của quan chức quốc phòng cao cấp trong khu vực. Vào năm ngoái hồ sơ Biển Đông đã nổi bật lên tại diễn đàn, khi hành động của Trung Quốc chèn ép Việt Nam tại Biển Đông bị Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nêu lên công khai. Sau một loạt sự cố mới đây của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam bị Hà Nội cực lực phản đối, hồ sơ này được cho là sẽ tiếp tục nổi cộm tại Hội nghị.
Biển Đông (DR)