16/06/2011 0:00
Mỹ đang điều tra nghi vấn Trung Quốc cung cấp linh kiện quân sự dỏm cho nước này.
Từ nhiều tháng qua, giới chức Mỹ cho biết họ đã phát hiện các linh kiện điện tử dỏm, chủ yếu từ Trung Quốc, trong hệ thống quốc phòng của mình. Nay Ủy ban Quân vụ Thượng viện đang điều tra vấn đề này và kêu gọi Trung Quốc hợp tác làm rõ. Tham gia cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 3 năm nay có các đại diện của Bộ Quốc phòng, Cơ quan Hậu cần Quốc phòng, Không quân và Hải quân Mỹ.
Chỉ đích danh
Tại cuộc họp báo ở Washington hôm 14.6, thượng nghị sĩ Carl Levin - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, và thượng nghị sĩ John McCain cho biết nhóm điều tra của ủy ban tiết lộ rằng các nhà thầu quốc phòng và các cơ quan chính phủ đã phát hiện nguồn gốc của phần lớn linh kiện quốc phòng dỏm là từ thành phố Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông. “Việc mua bán linh kiện dỏm diễn ra công khai ở thành phố đó và tại tỉnh đó”, báo The Washington Times dẫn lời ông Levin tuyên bố với báo giới.
Một báo cáo của Văn phòng Trách nhiệm giải trình Chính phủ Mỹ được công bố hồi tháng 3.2010 cho thấy mạng lưới toàn cầu của Lầu Năm Góc cung cấp 4 triệu linh kiện trị giá 94 tỉ USD. Các linh kiện bao gồm khóa đai an toàn dùng trên máy bay, thiết bị điện tử điều khiển tên lửa, vật liệu dùng cho áo giáp cá nhân… “Linh kiện dỏm có khả năng làm gián đoạn các dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng, trì hoãn các sứ mệnh đang được thực hiện, thậm chí tác động đến tính toàn vẹn của các hệ thống vũ khí”, báo cáo viết. Báo cáo lưu ý rằng vấn đề không chỉ giới hạn trong các hệ thống vũ khí mà bao gồm cả Ủy ban Hàng không và không gian Mỹ cũng như Bộ Năng lượng, cùng với các công ty tư nhân sản xuất phần mềm, hàng không thương mại, linh kiện ô tô và sản phẩm điện tử, và “có thể đe dọa sự an toàn của người tiêu dùng”.
Ông Levin nói rằng linh kiện dỏm đã xâm nhập được vào dây chuyền cung cấp quốc phòng bao gồm các bộ vi xử lý do Không quân Mỹ mua để trang bị cho máy tính kiểm soát bay trên chiến đấu cơ F-15. Các bộ vi mạch dỏm cũng đã được tìm thấy trong phần cứng của Cơ quan Phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ. “Tháng 1.2010, Bộ Thương mại (Mỹ) đã công bố kết quả một cuộc khảo sát gần 400 công ty và tổ chức trong dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng. Những người được khảo sát cho biết Trung Quốc là nước bị tình nghi là nguồn cung cấp linh kiện điện tử dỏm”, ông Levin cho biết.
Phản ứng của Bắc Kinh
Thượng nghị sĩ Levin cho biết suốt 2 tháng qua, ông và thượng nghị sĩ McCain đã nỗ lực thuyết phục Chính phủ Trung Quốc cho phép thực hiện 1 hoặc 2 ngày phỏng vấn thực địa trong khuôn khổ cuộc điều tra của thượng viện. Theo lời ông này, Bắc Kinh đã yêu cầu các nhà điều tra hoãn chuyến đi dự kiến đến Thâm Quyến hoặc đồng ý để một quan chức Trung Quốc tháp tùng trong quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn.
Tại cuộc họp báo hôm 13.6, ông Levin tuyên bố không đồng ý yêu cầu của Trung Quốc. “Chúng tôi không muốn cho phép ai đó quan sát nhân viên của chúng tôi khi họ đang phỏng vấn những người liên quan đến cuộc điều tra”. Trong khi đó, ông Cain cho rằng Trung Quốc cần quan tâm loại trừ những sản phẩm linh kiện điện tử dỏm vì “nếu không, chúng sẽ gây tổn hại cho các sản phẩm của Trung Quốc cùng với những nước khác”. Trong phản ứng đáp lại, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nói rằng vấn đề có liên quan đến việc thực thi pháp luật và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc, vốn phải được tôn trọng. “Chúng tôi đã nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng những vấn đề như thế nên được thông qua kênh hợp tác thực thi pháp luật bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng tôi sẵn sàng giữ liên lạc với phía Mỹ”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Vương cam kết.
Đầu tháng này, giới chức Trung Quốc đã chỉ trích một dự luật, theo đó Mỹ sẽ tiếp tục cấm các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu các chương trình vũ khí của Mỹ. Tân Hoa xã dẫn lời giới chức Bắc Kinh nói rằng dự luật trên không phù hợp với các quy định thương mại quốc tế và là “một phản ứng méo mó xuất phát từ sự thận trọng của Mỹ và thành kiến đối với sức mạnh quốc gia đang lên của Trung Quốc”.
Chỉ đích danh
Tại cuộc họp báo ở Washington hôm 14.6, thượng nghị sĩ Carl Levin - Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện, và thượng nghị sĩ John McCain cho biết nhóm điều tra của ủy ban tiết lộ rằng các nhà thầu quốc phòng và các cơ quan chính phủ đã phát hiện nguồn gốc của phần lớn linh kiện quốc phòng dỏm là từ thành phố Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông. “Việc mua bán linh kiện dỏm diễn ra công khai ở thành phố đó và tại tỉnh đó”, báo The Washington Times dẫn lời ông Levin tuyên bố với báo giới.
Ông Levin và McCain tại cuộc họp báo - Ảnh: AFP |
Ông Levin nói rằng linh kiện dỏm đã xâm nhập được vào dây chuyền cung cấp quốc phòng bao gồm các bộ vi xử lý do Không quân Mỹ mua để trang bị cho máy tính kiểm soát bay trên chiến đấu cơ F-15. Các bộ vi mạch dỏm cũng đã được tìm thấy trong phần cứng của Cơ quan Phòng thủ tên lửa quốc gia Mỹ. “Tháng 1.2010, Bộ Thương mại (Mỹ) đã công bố kết quả một cuộc khảo sát gần 400 công ty và tổ chức trong dây chuyền cung cấp của Bộ Quốc phòng. Những người được khảo sát cho biết Trung Quốc là nước bị tình nghi là nguồn cung cấp linh kiện điện tử dỏm”, ông Levin cho biết.
Phản ứng của Bắc Kinh
Thượng nghị sĩ Levin cho biết suốt 2 tháng qua, ông và thượng nghị sĩ McCain đã nỗ lực thuyết phục Chính phủ Trung Quốc cho phép thực hiện 1 hoặc 2 ngày phỏng vấn thực địa trong khuôn khổ cuộc điều tra của thượng viện. Theo lời ông này, Bắc Kinh đã yêu cầu các nhà điều tra hoãn chuyến đi dự kiến đến Thâm Quyến hoặc đồng ý để một quan chức Trung Quốc tháp tùng trong quá trình thực hiện các cuộc phỏng vấn.
Tại cuộc họp báo hôm 13.6, ông Levin tuyên bố không đồng ý yêu cầu của Trung Quốc. “Chúng tôi không muốn cho phép ai đó quan sát nhân viên của chúng tôi khi họ đang phỏng vấn những người liên quan đến cuộc điều tra”. Trong khi đó, ông Cain cho rằng Trung Quốc cần quan tâm loại trừ những sản phẩm linh kiện điện tử dỏm vì “nếu không, chúng sẽ gây tổn hại cho các sản phẩm của Trung Quốc cùng với những nước khác”. Trong phản ứng đáp lại, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Vương Bảo Đông nói rằng vấn đề có liên quan đến việc thực thi pháp luật và chủ quyền tư pháp của Trung Quốc, vốn phải được tôn trọng. “Chúng tôi đã nói với các thượng nghị sĩ Mỹ rằng những vấn đề như thế nên được thông qua kênh hợp tác thực thi pháp luật bình thường giữa Trung Quốc và Mỹ, và chúng tôi sẵn sàng giữ liên lạc với phía Mỹ”, Hãng tin AFP dẫn lời ông Vương cam kết.
Đầu tháng này, giới chức Trung Quốc đã chỉ trích một dự luật, theo đó Mỹ sẽ tiếp tục cấm các công ty Trung Quốc tham gia đấu thầu các chương trình vũ khí của Mỹ. Tân Hoa xã dẫn lời giới chức Bắc Kinh nói rằng dự luật trên không phù hợp với các quy định thương mại quốc tế và là “một phản ứng méo mó xuất phát từ sự thận trọng của Mỹ và thành kiến đối với sức mạnh quốc gia đang lên của Trung Quốc”.
Thiết bị nghe lén trên xe hơi Hồng Kông Tờ Apple Daily xuất bản tại Hồng Kông hôm 14.6 đưa tin chính quyền Thâm Quyến từ nhiều năm nay đã cài đặt thiết bị do thám trên các xe mang biển số kép Trung Quốc - Hồng Kông, cho phép thiết lập một mạng lưới nghe lén trên toàn lãnh thổ đặc khu này. Theo tờ báo, các thiết bị ghi âm dưới dạng “thẻ kiểm dịch và kiểm tra” bắt đầu được gắn vào tháng 7.2007. Văn phòng Kiểm dịch và kiểm tra Thâm Quyến đã gắn miễn phí những thiết bị này trên hàng ngàn chiếc xe. Những tay buôn lậu là người đầu tiên để mắt đến các “thẻ lạ” này. Tờ báo dẫn một nguồn tin nói rằng sau khi thẻ trên được cài đặt, chính quyền đại lục đã dễ dàng phát hiện những chiếc xe chở hàng lậu. Thiết bị trên, có kích cỡ bằng một thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA), được dán lên cửa sổ trước của xe. Apple Daily cho biết họ đã đem thiết bị trên đến một giáo sư và một nhà điều tra tư nhân. Cả 2 người đều xác nhận tiềm năng do thám của thiết bị này. Cũng theo tờ báo, Văn phòng Kiểm dịch và kiểm tra Thâm Quyến đã bác bỏ cáo buộc. |
Trùng Quang