Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Hàng nghìn công nhân Việt xuống đường đòi quyền lợi

-Hàng nghìn công nhân Việt xuống đường đòi quyền lợi
VOA Tiếng Việt
31.03.2015

Hàng nghìn công nhân công ty Pou Yuen ở Sài Gòn đã tuần hành để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới suốt nhiều ngày qua.

Vụ đình công bắt đầu từ sáng 26/3 với cuộc diễu hành của hàng nghìn công nhân trong khu công nghiệp Tân Tạo nhằm bày tỏ sự không đồng tình đối với Luật Bảo hiểm Xã hội 2015.

Theo các quy định trong luật này, người tham gia Bảo hiểm xã hội không được hưởng bảo hiểm xã hội một lần, và vì thế, công nhân không được nhận hỗ trợ một lần ngay sau nghỉ việc như trước đây mà phải đợi đến tuổi nghỉ hưu.
Sáng 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay Công ty Pou Yuen. Tình trạng rất phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ.
Nhà báo tự do Minh Đức.

Nhà báo tự do Minh Đức, chuyên theo dõi mảng lao động, cho VOA biết những diễn biến mới nhất:

“Sáng nay 31/3 cuộc đình công và biểu tình vẫn tiếp diễn, làm tắc nghẽn quốc lộ 1A trên đoạn Bình Chánh ngay chỗ Công ty Pou Yuen. Họ bố trí công an rất là nhiều để ngăn chặn cuộc biểu tình. Công nhân thì vẫn diễu hành ôn hòa trên đường phố. Tình trạng rất là phức tạp, có thể diễn tiến kéo dài và lan rộng trên cả nước. Những công ty khác, công nhân khác của những nơi khác cũng đang đòi hỏi quyền lợi và yêu cầu nhà nước Việt Nam phải trả lời cho họ”.

Tin tức từ trong nước cho biết các quan chức địa phương đã tới gặp và thương thảo với công nhân nhưng không được chấp nhận.

Cuộc tuần hành rầm rộ này đang khiến dư luận chú ý tới vấn đề chính sách đối với công nhân lao động ở Việt Nam.

Trong khi vấp phải phản đối, quan chức Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nói rằng các công dân xuống đường vì “chưa hiểu rõ” luật mới đồng thời kêu gọi họ trở lại làm việc.

Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, một nhà hoạt động cho quyền của người lao động từng bị cầm tù nhiều năm, nhận định với VOA Việt Ngữ:

“Việc bùng nổ vụ đình công đã xảy ra cách đây mấy ngày, từ ngày 26/3. Từ cuộc đình công hai ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động. Họ đã tự đặt luật và người công nhân nói riêng và người lao động nói chung đã bị động trong vấn đề luật pháp và phải chấp nhận một hệ thống luật pháp mà họ không biết đến. Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.”

Bà Hạnh nhận định rằng “luật pháp đã ép người công nhân đến bước đường cùng, buộc họ phải đứng lên để đấu tranh giành quyền lợi của họ”.
Từ cuộc đình công 2 ngày đầu thì bây giờ chuyển thành một cuộc biểu tình đòi chính sách về bảo hiểm xã hội. Nó cho thấy sự bất mãn của công nhân trong vấn đề luật pháp tại Việt Nam. Đây là một sai lầm của quốc hội Việt Nam vì họ ban hành luật pháp họ không trưng cầu ý dân và hỏi ý kiến của người lao động...Hiện nay giai cấp công nhân là một đối tượng đang bị bỏ rơi trong xã hội Việt Nam.
Nhà hoạt động cho quyền của người lao động Nguyễn Thị Minh Hạnh.

Theo bà Hạnh, Việt Nam nói là có công đoàn độc lập, nhưng không phải vậy. Bà nói các công đoàn ở trong các công ty, xí nghiệp ở Việt Nam “vẫn chịu sự ảnh hưởng, chi phối của đảng, và nhà nước”.

VOA Việt Ngữ đã liên lạc với Sở Lao động Thương binh Xã hội TP HCM nhưng một quan chức phụ trách từ chối trả lời.

Cuộc đình công xảy ra trong bối cảnh một phái đoàn dân biểu Mỹ do lãnh đạo phe thiểu số của đảng Dân chủ trong Hạ viện, bà Nancy Pelosi, dẫn đầu đang thăm Việt Nam.

Hà Nội và Washington đang tăng cường đàm phán để sớm ký kết Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhưng phía Mỹ từng bày tỏ quan ngại về sự thiếu vắng công đoàn độc lập tại Việt Nam.

Công ty TNHH Pou Yuen Việt Nam có 100% vốn của Đài Loan, chuyên sản xuất giày thể thao, may mặc xuất khẩu, với trên 90.000 công nhân.

Năm ngoái, công nhân công ty này cũng đã xuống đường phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan dầu tại vùng biển mà Việt Nam nói là thềm lục địa của mình.




-


-90 ngàn công nhân đình công ở hãng giày Pou Yuen, một số bị bắt
 [UBBV 16/7/2011] Từ 21 đến 28 tháng 6, nhà máy Pou Yuen của Đài Loan ở Sàigòn đã có một cuộc đình công lớn, lúc cao điểm lên tới toàn bộ 90 ngàn công nhân, để đòi tăng lương. Theo báo chí ở Đài Loan, có 20 công nhân lãnh đạo đình công bị bắt.
HÌNH (Lấy từ các video máy điện thoại mà công nhân cho lên mạng): Công nhân tràn ra ngày càng đông. Một đại diện công ty cầm loa, ra lệnh cho công nhân ngồi xuống. Không ai nghe lời. Một nữ


Trả lời  UBBV (Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam) các công nhân tại đây cho biết nghe nói có người bị bắt, nhưng không rõ tổng số vì công ty quá lớn. Trả lời một tổ chức bạn của UBBV ở Hồng Kông, Adidas (một thân chủ đặt hàng của Pou Yuen) nói rằng Pou Yuen nói không có ai bị bắt.
Trên thực tế, nhà cầm quyền CS luôn luôn tìm bắt các công nhân lãnh đạo. Riêng tại Pou Yuen, năm 2009, báo Lao Động số 228 ngày 09/10/2009 viết họ đã đặt 675 viên chức ở đây để ngăn chặn đình công.
UBBV đang cố gắng tìm biết tên và số công nhân bị bắt hoặc bị đuổi việc, vậy nơi đây xin nhắn với toàn thể công nhân Pou Yuen và thân nhân hãy cho chúng tôi biết qua baovelaodong@gmail.com.
Một số tổ chức lao động trên thế giới đã hứa với UBBV rằng sau khi có thêm các chi tiết này, họ sẽ đòi Adidas và Reebok, là 2 công ty thân chủ của Pou Yuen, phải làm rõ vấn đề.
Công nhân đình công đòi tăng lương căn bản 500 ngàn đồng một tháng. Pou Yuen hứa tăng 200 ngàn lương căn bản, cộng với 300 ngàn tiền phụ cấp. Tuy nhiên, theo công nhân cho UBBV hay thì Củ Phát Nghiệp, một viên chức Đảng CS giữ chức chủ tịch công đoàn tại Pou Yuen, tuyên bố rằng vì công nhân “đã đình công Pou quá lâu, đòi hỏi quá nhiều” nên công đoàn nhà nước sẽ giảm bớt các “tiền thưởng” như tiền tặng công nhân khi đăng ký kết hôn. Ông này, 50 tuổi, thường tự xưng và được báo chí nhà nước gọi là “Bố Nghiệp”.
Không thấy báo chí của nhà cầm quyền thông tin về cuộc đình công này. Trên blog danlambao và trên Youtube, có một số video do công nhân quay từ điện thoại di động.

Củ Phát Nghiệp, một viên chức của Đảng CS đóng vai trò Chủ tịch công đoàn tại Pou Yuen, tuyên bố trừng phạt công nhân vì “đã đình công Pou quá lâu”.


- Cty Pou Yuen tăng lương, công nhân chưa chịu (VTC),
 (VTC News) - Qua nhiều ngày đình công, nghỉ việc, tập thể công nhân công ty Pou Yuen đã nhận được sự phản hồi tích cực từ phía BGĐ công ty, đó là việc đồng ý nâng mức lương từ 200.000 đồng lên 500.000 đồng vào tháng 07/2011.

Sáng ngày 28/06, ban lãnh đạo cùng công đoàn công ty Pou Yuen đã họp bàn thống nhất tăng tiền lương thêm 500.000 đồng/người/tháng (trong đó lương cơ bản lên 300.000 đồng và 200.000 tiền trợ cấp sinh hoạt). Những ngày nghỉ do đình công, công nhân vẫn được tính lương mà không bị trừ vào các khoản nào cả.



Cty Pou Yuen tăng lương, công nhân chưa chịu
Hàng ngàn công nhân công ty Pou Yuen đình công do không không tình
với quyết định của BGĐ - ảnh: H.C

Tuy nhiên, về phía công nhân không đồng ý về việc tăng lương vào các khoản như trên mà mong muốn số tiền 500.000 đồng chỉ thêm hoàn toàn vào lương cơ bản. Chị Nguyễn Thanh Mận - nói rõ: "Nếu họ tăng tiền vào khoản trợ cấp sinh hoạt thì không được bền vững, bởi khoản thu nhập này họ muốn thay đổi, tăng giảm, rút lại lúc nào cũng được. Ngược lại tiền lương cơ bản thì ổn định hơn, ví dụ nếu có xét thưởng, tăng ca thì nhân hệ số vào khoản lương này".
PV ghi nhận, vẫn còn hàng ngàn công nhân kéo đoàn xuất phát từ các khu A, C, D... không chịu vào làm việc như lời kêu gọi từ BGĐ vận động. Chỉ có vài khu vực hoạt động bình thường trở lại. BGĐ ra thông báo: "Những công nhân nào nếu không đồng ý với quyết định mới này thì cứ xin thôi việc".

Cty Pou Yuen tăng lương, công nhân chưa chịu
Lực lượng cơ quan công an phối hợp nhằm đảm bảo ANTT, giao thông tại công Pou Yuen - ảnh: Nhật Tuyền

Tuyến đường số 7 và QL1A cùng các cổng của các khu tại công ty Pou Yuen lực lượng CSGT quận Bình Tân, công an phường, trật tự đô thị, bảo vệ dân phố vẫn còn chốt chặn, nhằm đảm bảo giao thông, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn.

Phan Cường

- Đình công tại Cty đông công nhân nhất TP.HCM
(VTCNews) – Đã có ít nhất trên 1.000 công nhân tổ chức đình công, ngừng việc tập thể từ sáng cho đến trưa 24/6 với lí do không hài lòng về nâng tiền lương, thưởng.
Các nhân chứng là công nhân Công ty Pou Yuen (phường Tân Tạo, quận Bình Tân) kể lại với VTC News, sự việc bắt đầu bùng nổ từ cách đây 3 ngày, hàng ngàn công nhân của khu C tổ chức nghỉ việc tập thể, đình công để đề ra các kiến nghị tăng mức lương so với hiện tại. Cho dù, BGĐ Công ty vừa quyết định tăng mức lương cho tất cả thêm 200.000 đồng so với hiện tại.
Mức độ càng lên cao trào khi từ sáng kéo dài cho đến trưa ngày 24/6, hàng ngàn công nhân bắt đầu từ khu A, sau đó kéo qua khu B, C, D tổ chức đình công tập thể. Nhiều công nhân quá khích đã tràn vào công ty dùng gậy đập phá cửa kính, miệng la lớn yêu cầu những người đang làm việc phải ngưng lại ra về. Đã có một vài người bị đánh gây thương tích.
Hoạt động kinh doanh, sản xuất tại công ty này hầu như bị tê liệt trong buổi sáng. Thấy nhóm người có thái độ quá khích, một số công ty vệ tinh nằm trong công ty Pou Yuen đã họp khẩn với cán bộ và công nhân, thông báo tình hình, yêu cầu mọi người tạm nghỉ việc ra về.


Đình công tại Cty đông công nhân nhất TP.HCM
Công nhân Công ty Pou Yuen ra về, nghỉ việc tập thể sau buổi ngưng việc vào sáng 24/6 (ảnh: N.D) 


Theo tìm hiểu, ngoài chuyện lương bổng, còn những yếu tố khác dẫn đến hàng loạt công nhân công ty dẫn đến đình công như thưởng năng suất không tương xứng giữa các khu nhà làm việc, việc đồ ăn thức uống thiếu không đủ ăn, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế giờ nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, ép tăng ca, không cho mang sữa, nước uống, trái cây... vào phòng làm việc.

Trao đổi cùng với PV VTC News, Chủ tịch CĐ Công ty Pou Yuen Củ Phát Nghiệp xác nhận rằng việc ngưng việc tập thể ở đơn vị này trong vài ngày nay là có thật.
Theo đại diện công đoàn công ty, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ mối quan hệ ứng xử, đối đãi giữa chủ và người lao động. “Hiện chúng tôi đang báo cáo với Ban GĐ lấy ý kiến để bàn phương án giải quyết nhằm thương lượng để hai bên cùng có tiếng nói chung, để công ty sớm ổn định hoạt động trở lại".
Được biết, đây là công ty 100% vốn của Đài Loan, chuyên sản xuất giày da. Tổng số công nhân ở công ty hiện này vào khoảng trên dưới 65.000 người, làm việc ở 8 khu sản xuất đánh dấu theo bảng chữ cái. Đây là công ty có đông số công nhân nhất TP.HCM hiện nay.
Việt Dũng – TDương

--
 ttngbt rất muốn tìm thêm tin từ các báo chính thức, nhưng chỉ tìm được bài này, nó lại nói cái ... Đảng ơi mà Mafiovi nói..., khổ dzậy !

-Bất ngờ ở Công ty Pouyuen
Thứ sáu, 11/07/2008, 23:36 (GMT+7)
  • Chi bộ, Công đoàn, Đoàn TNCS là cầu nối giữa công nhân và chủ doanh nghiệp
  • Tổ chức chính trị và doanh nghiệp có cùng chí hướng: cùng phát triển và cùng chăm lo cho nhau.
Công ty Pouyuen là doanh nghiệp (DN) 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất giày xuất khẩu và cung ứng nguyên vật liệu cho ngành giày, có gần 65.500 công nhân (CN), tương đương với số lượng CN của cả KCX Linh Trung và nhiều gấp đôi số dân của 1 phường bình thường ở TPHCM. Vậy mà từ ngày thành lập đến nay, hơn 10 năm, Công ty Pouyuen chưa bao giờ để xảy ra đình công…

Công đoàn - chủ DN: quan hệ khắng khít

Công nhân Công ty Pouyuen (phải) nhận trợ cấp thai sản tại Công đoàn công ty. Ảnh: M.HƯƠNG
Trước tình hình giá cả tăng đột biến, ban chấp hành công đoàn (CĐ) Công ty Pouyuen đề xuất với chủ DN sớm có các biện pháp tăng lương để hỗ trợ khó khăn cho 65.000 CN. Anh Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch Công đoàn công ty kể: “Tăng lương cùng lúc cho 65.000 con người - đó không phải là chuyện đơn giản.
Muốn đề nghị của mình được chấp thuận, CĐ phải đưa ra được những lý lẽ thuyết phục, những dẫn chứng có cơ sở. Vậy là CĐ làm một cuộc khảo sát quy mô, chi tiết, trong đó thống kê cụ thể tiền nhà trọ, tiền ăn sáng, ăn tối, các khoản sinh hoạt phí như xà bông tắm, dầu gội, tiền đi lại, đồ dùng cá nhân, sinh hoạt văn hóa, tiền đám cưới, đám hỏi… của mỗi CN phải chi trong 1 tháng.

Kết quả cho thấy: bình quân mỗi CN Pouyuen xài hết khoảng 1,2 triệu đồng/tháng để đảm bảo những nhu cầu tối thiểu, trong khi mức lương hiện tại của mỗi người chỉ từ 1,1 - 1,2 triệu đồng/tháng. Từ kết quả khảo sát đó, chúng tôi mang ra thảo luận với ban giám đốc. Cuối cùng chủ DN đồng ý tăng thêm 170.000 đồng/tháng cho toàn bộ CN, bắt đầu từ tháng 7-2008 này. Để đi đến quyết định đó, mỗi tháng, quỹ lương của công ty phải chi thêm hơn 11 tỷ đồng!”.
Không chỉ thay mặt CN đề đạt những bức xúc về đời sống, trước đó, tổ chức CĐ đã đề xuất chủ DN chi phụ cấp độc hại cho CN làm ở 18 công đoạn khác nhau như bốc vác, làm thử giày, xử lý nước khoáng, dán đế… Kết quả, từ tháng 2-2008, những CN làm ở khâu độc hại đã được hưởng phụ cấp 5% lương/tháng. “Ngoài việc hỗ trợ kinh phí hoạt động, lãnh đạo công ty còn luôn quan tâm đến những đề xuất của tổ chức CĐ và đáp ứng với khả năng cao nhất nếu đề xuất đó là hợp lý, có lợi cho CN, đem lại lợi ích lâu dài cho công ty và không vi phạm chủ trương, chính sách của nhà nước.
Nếu có vấn đề gì cấp bách cần đề đạt, CĐ đều có thể gặp trực tiếp chủ DN bất cứ lúc nào…” - anh Nghiệp cho biết. Chính từ mối quan hệ khắng khít, phối hợp nhịp nhàng, CĐ đã thực sự trở thành cầu nối giữa CN và lãnh đạo công ty, càng ngày càng được CN tin tưởng và gắn bó nhiều hơn với công ty. Thông qua hộp thư góp ý và kênh thông tin từ các Phòng Nhân quyền được đặt ở mỗi xưởng, mỗi năm, có hàng ngàn ý kiến phản ánh, góp ý của CN được gửi về cho tổ chức CĐ. “Nhờ nắm bắt và giải quyết kịp thời những bức xúc của CN nên từ ngày thành lập đến nay, dù đã hơn 10 năm, Công ty Pouyuen chưa từng xảy ra đình công” - Bí thư Chi bộ Công ty Pouyuen Tống Văn Thiện nhận định.
Họp chi bộ trong giờ sản xuất

“Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho CN, đó vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Tôi tán thành quan điểm của lãnh đạo Công ty Pouyuen là DN muốn phát triển nhanh, lâu dài và vững chắc thì việc chăm lo CN có ý nghĩa sống còn. Đó là tư tưởng nhìn xa trông rộng, cách làm ăn lớn!” - Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải phát biểu khi làm việc với lãnh đạo Công ty Pouyuen vào ngày 17-6.


Từ chỗ chỉ có 3 đảng viên vào thời điểm mới thành lập (tháng 3-2008) đến nay, Chi bộ Đảng Công ty Pouyuen đã có 8 đảng viên. Do hầu hết các đảng viên trong chi bộ đều là CN, lại làm việc theo ca, nên việc sắp xếp thời gian sinh hoạt chi bộ gặp khó khăn.
Nhìn thấy sự đóng góp thiết thực của chi bộ và vai trò của tổ chức cơ sở Đảng, chủ DN đã chấp thuận cho CN là đảng viên đang làm việc tại các xưởng được nghỉ từ 2 - 3 tiếng để họp chi bộ mà không bị trừ điểm chuyên cần, không bị trừ lương hoặc hạ bậc thi đua. “Họp chi bộ trong giờ cũng là để phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty!” - Ban giám đốc Công ty Pouyuen nhìn nhận.
Đây là sự khác biệt quan điểm khá lớn giữa chủ DN Pouyuen với nhiều chủ DN khác, thậm chí là một số DN cổ phần hóa vốn có tổ chức cơ sở Đảng hình thành từ khi còn là DN Nhà nước. Bí thư Chi bộ Tống Văn Thiện kể: “Mới vừa rồi, chủ DN tạo điều kiện cho chi bộ cùng với CĐ, Chi đoàn TNCS lập danh sách 75 đoàn viên gửi đi học lớp cảm tình Đảng. Kết quả có 49/75 người được cấp giấy chứng nhận. Chúng tôi sẽ phân công đảng viên theo dõi, giúp đỡ CN ưu tú để kết nạp họ vào Đảng”.
Phối hợp nhịp nhàng với chi bộ và tổ chức CĐ, Chi đoàn TNCS công ty chủ động nắm bắt và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi của thanh niên CN. Được biết ở công ty, 37.951 CN có trình độ văn hóa THCS (58%), 22.900 CN có trình độ THPH và còn 4.580 CN mới học hết tiểu học (7%).
Sắp tới, theo chỉ đạo của Thành ủy THCM, Thành đoàn TPHCM cùng với Chi đoàn TNCS công ty đứng ra lãnh trách nhiệm mở các lớp bổ túc văn hóa cho CN. “Nâng trình độ văn hóa cho CN, đó là đầu tư chiều sâu!” - Tổng Giám đốc Thạch Tiểu Bình nhìn nhận. Bí thư Chi đoàn TNCS, anh Trần Duy Canh kể: Cuối năm 2007, trong công ty xuất hiện dư luận là đầu năm 2008, CN sẽ không được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tức là không tính thâm niên làm việc (!?).

Mới nghe phong thanh như vậy, không ít CN đã tính chuyện nghỉ việc. Chi đoàn TNCS liền phân công đoàn viên nòng cốt nắm bắt thêm tình hình, giải thích cho CN hiểu, yên tâm làm việc. Chủ DN cũng ra thông báo cho CN biết đó là thông tin thất thiệt, đồng thời cam kết không ngừng chăm lo cho CN như cải thiện bữa ăn, trợ cấp khó khăn, chăm lo phúc lợi, xây dựng nhà ở…
Không có đình công, đời sống CN được cải thiện, tổ chức Đảng và các đoàn thể chính trị trong DN đều có vai trò thực chất đối với người lao động và người sử dụng lao động, là điều kiện không thể thiếu để DN phát triển… Đó là những điều bất ngờ chúng tôi nhận được từ công ty tư nhân 100% vốn nước ngoài Pouyuen.
Tuấn Sơn – Mai Hương
 -Đình công tiếp diễn sang tuần thứ 2 tại công ty Pou Yuen


Video về cuộc đình công dẫn đến xung đột tại công ty Pou Yuen  
danlambao - Trong hai ngày 27 và 28/06, công nhân công ty PouYuen vẫn tiếp tục đình công đòi quyền lợi. Như vậy, cuộc đình công đã kéo dài sang tuần thứ 2, khiến toàn bộ hoạt động tại công ty lớn nhất TP.HCM gần như tê liệt.

Các cuộc đình công bắt đầu từ hôm 21/06 cho đến nay, lan ra nhiều phân xưởng. Có thể nói đây là cuộc đình công lớn nhất tại VN tính từ đầu năm 2011 cho đến nay,

Đã xảy ra xô xát giữa công nhân và phía công ty. Cụ thể là vào sáng ngày 24/06, bảo vệ công ty đã đánh hội đồng dẫn đến việc một công nhân bị thương nặng, khiến bùng nổ xung đột giữa công nhân và phía công ty.

Ngay sau đó, hàng ngàn công nhân đã kéo sang các phân xưởng khác, yêu cầu mọi người cùng ngưng việc, tắt điện nhà máy … để đòi cho bằng được quyền lợi chính đáng.

Hơn 65.000 công nhân cty Pou Yuen đã đồng loạt ngưng việc và bỏ ra về.

Cuộc đình công tiếp diễn khi đã bước sang tuần mới, sáng ngày 27/06, phía công ty vẫn chưa đáp ứng yêu sách của công nhân đưa ra, mọi người tiếp tục ngưng việc đình công, sau đó đồng loạt bỏ về.

Sang ngày 28/06, phía công ty buộc phải xuống nước chấp nhận tăng lương cho toàn bộ công nhân. Theo thông báo, công ty đồng ý tăng 300.000 đồng vào tiền lương cơ bản và 200.000 tiền trợ cấp, tổng cộng là tăng thêm 500.000đ vào lương tháng sau.

Phía công nhân trước đây vốn đã bị công ty lừa nhiều lần, (hứa tăng tiền trợ cấp sau đó rút lại), cho nên họ đã yêu cầu công ty phải cam kết tăng lương cơ bản lên 500.000đ, cùng với các yêu cầu khác để cải thiện điều kiện lao động.

Phía công ty PouYuen không đáp ứng các yêu cầu của công nhân, thậm chí còn lớn tiếng thách thức : Không đồng ý thì cứ làm đơn thôi việc!

Ngay sau đó, công nhân tiếp tục ngưng việc, kéo xuống tuần hành sang các phân xưởng khác kêu gọi đình công, ngưng việc tập thể. Hoạt động của công ty PouYuen tiếp tục bị tê liệt, dù đã bước sang tuần thứ 2.

Lực lượng công an, cảnh sát cũng được kéo đến rất đông, dầy đặc tại tuyến Quốc lộ 1 A và đường số 7 dẫn vào khu Tân Tạo, Bình Tân

Theo tìm hiểu của danlambao, ngoài nguyên nhân đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động... thì cuộc đình công còn có nhiều nguyên nhân sâu xa khác, khi nhân phẩm của người lao động tại Pou Yuen bị chà đạp suốt nhiều năm liền.

Một công nhân tham gia đình công cho biết, giới chủ người Đài Loan, Trung Quốc thường đối xứ với công nhân như “trâu, bò”, trong khi đó những cán bộ công đoàn trong công ty tuy cùng là người Việt Nam, có vị trí cao trong cty thì không những vô cảm mà thường chửi mắng công nhân hết sức thậm tệ.

Là một công ty có số lượng công nhân đông nhất tại TP.HCM (lúc cao điểm lên đến 80.000 công nhân), Pou Yuen cũng được xem là một công ty có lực lượng công đoàn, Đảng bộ hùng hậu nhất với mối liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền. Trước đó, hầu hết các cuộc đình công tại Pou Yuen đều mau chóng bị dập tắt trước sự chia rẽ & can thiệp của cán bộ công đoàn. Đây có lẽ là điều mà họ vẫn tự hào : 10 năm thành lập, chưa xảy ra vụ đình công nào.

Các cán bộ công đoàn của Pou Yuen đều được biệt đãi đặc biệt, hàng ngày chỉ việc đến cty ngồi chơi xơi nước, để hàng thánh được nhận những khoản lương, tiền thưởng hậu hĩnh, cùng với những chuyến du lịch đắt tiền... Không rõ cán bộ công đoàn có hiểu được rằng, những ưu đãi mà họ đang nhận được đều lấy từ mồ hôi, nước mắt của những công nhân ngày đêm làm việc trong điều kiện kham khổ...

Cũng cần phải nhắc lại, ba người bạn trẻ hoạt động Công đoàn độc lập tại Việt Nam là Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương đã bị nhà cầm quyền kết án nặng nền với các mức án từ 7 đến 9 năm tù, chỉ vị họ dám đứng ra bảo vệ cho quyền lợi người công nhân.


-Sài Gòn : Đình công lớn tại Công ty có hơn 65.000 công nhân
danlambao - Liên tiếp trong 3 ngày, kể từ ngày 21/06 đến nay đã nổ ra cuộc đình công lớn tại công ty Pou Yuen (Tân Tạo, Bình Tân) - nơi được xem là công ty có số lượng công nhân đông nhất tại Tp. HCM với hơn 65.000 lao động.


Các nguồn tin độc lập cho biết, số lượng công nhân tham gia đình công có thể lên đến nhiều ngàn người, và được tiến hành đồng loạt ở các phân xưởng khác trong công ty.

Ngoài đòi hỏi việc tăng lương, phía công nhân còn yêu cầu cải thiện điều kiện làm việc, giảm tăng ca, cải thiện bữa ăn và các vấn đề vệ sinh, an toàn khác.

Mặc dù công ty hứa sẽ tăng lương, nhưng phía công nhân cho rằng mức lương được tăng không đáng kể, bên cạnh những đòi hỏi chính đáng khác vẫn chưa được đáp ứng, chính vì vậy mà các cuộc đình công vẫn tiếp tục diễn ra nhiều ngày sau đó.

Sáng ngày 24/06, cuộc đình công vẫn tiếp diễn. Một nguồn tin cho biết, đã có xô xát xảy ra, khi phía công ty ngăn chặn đình công bằng cách ra lệnh cho bảo vệ khóa cửa các phân xưởng, không cho công nhân được ra ngoài. Hành động này đã dấy lên sự bất bình, dẫn đến việc một số phân xưởng bị phá cửa, vỡ kính.

Trước sức ép của hàng ngàn công nhân, hoạt động của cty PouYen gần như tê liệt. E ngại toàn bộ 65.000 công nhân trong cty sẽ tiếp tục kéo ra đình công, phía chính quyền yêu cầu công ty PouYen phải ngưng làm việc và để cho công nhân ra về.

Video cuộc đình công đã được một công nhân gửi lên mạng internet, ghi lại quá trình thương lượng giữa ban giám đốc cty và các công nhân. Trong đó có đoạn ông giám đốc người Đài Loan hứa sẽ dùng tiền túi để tặng mỗi công nhân thêm 50.000 VND cho tiền năng suất, tuy nhiên phía công nhân tỏ ra không đồng tình, với lý do họ đang đòi quyền lợi từ công ty, chứ không phải từ cá nhân ông giám đốc này.

Được biết, công ty PonYen là công ty có 100% vốn của Đài Loan, với số lượng công nhân được cho là đông nhất tại TP.HCM (tương đương với số lượng cả KCN Linh Trung cộng lại). Ngoài ra, cty này còn được biết đến với những điều kiện làm việc cực kỳ kham khổ, bên cạnh đó là một lực lượng cán bộ công đoàn, Đảng bộ hùng hậu - những người mà quyền lợi gắn chặt với công ty.

Tổng số lượt xem trang