Theo tôi ít nhất có ba lí do để thảo luận về số phận của tầng lớp trí thức của đất nước ta. Thứ nhất, các cuộc thảo luận “về trí thức” vốn thuộc loại đề tài hiện diện thường xuyên trên báo chí (đang có một cuộc thảo luận như thế trên tờ Thế giới Mới [Novy mir][1] ), đề tài này tự nó đã là mối quan tâm của những người như chúng ta. Thứ hai, trong những năm vừa qua người ta đã nhận thấy những cố gắng của tầng lớp có học nhằm định hình các giá trị và quyền lợi của tầng lớp của mình (một trong những biểu hiện tập trung nhất là bài báo của I. Alekseev trên tờ Nhật báo Độc lập [Nezavisimaya gazeta] ra ngày 14 tháng Bảy năm 1993). Thứ ba, chúng ta đang nói đến sự hồi sinh của nước Nga, nói đến sự quay trở lại với nền văn hoá của nó, không thể tưởng tượng nổi những việc như thế nếu không hình thành cho được một tầng lớp có học tương ứng.
Trong khi thảo luận như thế người ta thấy nổi lên hai vấn đề: Một mặt không rõ là người ta đang nói đến ai hay nói đến hiện tượng nào và mặt khác người ta đã bỏ qua hoặc không nhận thức được một vài hiện tượng, liên quan đến vị trí của tầng lớp tinh hoa trong xã hội nói chung và sự tồn tại của “tầng lớp trí thức Xô-viết” nói riêng.
Trong khi thảo luận như thế người ta thấy nổi lên hai vấn đề: Một mặt không rõ là người ta đang nói đến ai hay nói đến hiện tượng nào và mặt khác người ta đã bỏ qua hoặc không nhận thức được một vài hiện tượng, liên quan đến vị trí của tầng lớp tinh hoa trong xã hội nói chung và sự tồn tại của “tầng lớp trí thức Xô-viết” nói riêng.
Những cuộc tranh luận về việc nên coi ai là trí thức có thể chứa đụng nhiều điều hay, nhưng tôi, một người chuyên làm việc với các tài liệu buồn tẻ về cơ cấu của nhà nước và xã hội, không đủ sức đánh giá và sẽ chỉ viết về những việc có thể được xác định một cách cụ thể hơn. Như một bài báo trên tờ Thế giới Mới đã viết, trí thức không phải là tầng lớp có học hay là tầng lớp những người lao động trí óc; thậm chí, trí thức và tầng lớp có học còn được xem là những nhóm người đối lập với nhau. Như vậy là tôi sẽ chỉ nói đến tầng lớp có học như một giai tầng xã hội, không phụ thuộc vào việc họ là người tốt hay người xấu, hiền từ hay độc ác, “tiến bộ” hay “phản động”, tả khuynh hay hữu khuynh. Mặc dù quan điểm của những nhóm người này về các vấn đề chính trị và xã hội (trong đó có vấn đề vị trí của mình trong xã hội) có khác nhau đến đâu thì họ vẫn là những thành viên của một nền văn hoá. “Các nhà trí thức” phủ nhận những giá trị mà họ được dạy dỗ, nhưng họ vẫn được dạy dỗ theo những giá trị y như những “người bảo vệ”. Dĩ nhiên là nếu không tính đến các thành phần dân chúng khác thì sự khác biệt giữ các nhóm trong giai tầng này rõ ràng là nổi trội nhất và có ý nghĩa nhất. Trong khi đó người ta lại hoàn toàn không để ý đến sự khác biệt mang tính nguyên tắc của tất cả những người này (khoảng 2 đến 3% dân số) với toàn bộ khối quần chúng còn lại. Về mặt khách quan, từ quan điểm cơ cấu xã hội, họ là một giai tầng, khác những người khác ở chỗ có khả năng hoạt động trí tuệ và sự phát triển của đất nước không phụ thuộc vào việc họ tích cực chửi bới chính quyền đến mức nào mà phụ thuộc vào trình độ tri thức của chính giai tầng này.
1.
Tầng lớp có học không chỉ là “bộ mặt” của xã hội, không chỉ là biểu hiện của những thành quả của xã hội mà còn quyết định khả năng cạnh tranh của xã hội trên trường quốc tế, quyết định mức độ đóng góp của xã hội đó vào nền văn minh thế giới nữa. Vì vậy phẩm chất của tầng lớp có học đóng vai trò to lớn vào việc tạo ra số phận của đất nước. Những thành quả sáng chói của nền khoa học và văn hoá Nga thế kỉ XIX được tạo nên bởi những con người sinh ra trên những nguyên tắc có nguồn gốc từ ba thế kỉ trước, trong khi sự nhợt nhạt trong những thập kỉ gần đây lại liên quan đến việc cố tình hạ thấp vai trò của tầng lớp mang trong mình nền văn hoá và tiêu diệt trên thực tế tầng lớp này bằng cách tạo ra một tầng lớp có học nhưng không có khả năng thực hiện các thiên chức của nó.
Mặc dù trong nhiều trường hợp người ta đã nhận thức được mối liên hệ giữa tương lai của nước Nga và việc phục hồi chất lượng của “tầng lớp có học”, nhưng việc đó khả thi đến mức nào, có chút men nào cho việc tái sinh nền văn hoá cũ hay không thì vẫn chưa được mấy người nghĩ tới vì sự khác biệt căn bản giữa tầng lớp tạo ra nền văn hoá đó với tầng lớp hình thành dưới chế độ Xô-viết hiện nay vẫn chưa được người ta nhận thức một cách đầy đủ. Dĩ nhiên là tầng lớp có học, tức là tầng lớp những người có nền học vấn cao hơn những thành viên bình thường của xã hội và thực hiện chức năng lãnh đạo, tiến hành công tác trong lĩnh vực văn hoá - tinh thần và phát triển khoa học - kĩ thuật thì xã hội nào cũng có, nhưng dù có sự đa dạng của các nhóm xã hội hình thành nên tầng lớp này trong những nước khác nhau, trong những giai đoạn khác nhau cũng như địa vị của tầng lớp đó trong xã hội, đều tuân thủ một số qui luật chung. Những qui luật đó lại thường bị người ta bỏ quên.
Có những khó khăn nhất định ngăn cản, không cho tầng lớp có học hiện nay nhận thức được sự bất toàn về mặt xã hội của mình. Cơ sở tư tưởng của mọi chế độ toàn trị là sự sùng bái “con người bình thường” (đây chính là sự tương đồng giữa các hệ tư tưởng toàn trị có xu hướng hoàn toàn khác nhau). Sau hàng chục năm bị thôi miên rằng tay chân quan trọng hơn đầu óc và đầu óc là để phục vụ cho chân tay, đầu óc đã quen dần với “định đề” đó, nó đã đánh mất phần lớn khả năng tư duy của mình và cho đến nay vẫn chưa có đủ dũng khí vươn lên để nhận ra tính chất phi tự nhiên của quan điểm đó.
Tầng lớp có học, về bản chất, là tầng lớp tinh hoa (vì nó là nhóm thiểu số đủ sức làm những việc mà đa số không làm nổi). Nhưng những cố gắng nhằm bảo vệ quyền lợi được nhắc tới bên trên của nó lại lại xuất phát từ chính quan niệm rằng “chúng ta đông”, nghĩa là nhấn mạnh sự kiện là trí thức bây giờ là một tầng lớp xã hội đông đảo. Thói quen phát biểu đại diện, nếu không phải cho đa số thì cũng là cho một số đông người, có từ thời Xô-viết lại được khởi động: không phải là một vài người mà là hàng triệu, “một lực lượng to lớn”. Chính “tính quần chúng” như thế đã làm cho những có gắng trở thành vô vọng, thậm chí tức cười nữa.
Vấn đề là địa vị và sự bảo đảm về mặt vật chất của mọi tầng lớp tinh hoa bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với số lượng các thành viên và tỉ lệ của nó trong xã hội. Việc gia tăng số lượng các nhóm xã hội tham gia vào tầng lớp tinh hoa của xã hội luôn luôn dẫn việc suy giảm uy tín của các nhóm đó, mức độ bảo đảm về mặt vật chất của đa số các thành viên của nó cũng giảm theo, tương tự như việc mất giá của những danh hiệu hay phần thưởng..v.v... khi số người được các danh hiệu hay phần thưởng đó gia tăng.
Vì vậy tỉ lệ các tầng lớp tinh hoa trong xã hội thường không thay đổi và không vượt quá 10%, nhưng hay gặp con số nhỏ hơn: chỉ khoảng 2 đến 3%. Đấy là do những hạn chế về mặt sinh học (chỉ một ít cá thể trong giống loài có những tính chất giúp chúng thực hiện một số chức năng nhất định) cũng như phần vật chất để bảo đảm cho sự tồn tại của tầng lớp tinh hoa cũng không phải là vô giới hạn. Tầng lớp tinh được lựa chọn theo nguyên tắc kết hợp giữa “tái sản xuất” và việc bổ sung thường xuyên các thành viên mới trên cơ sở các đóng góp cá nhân và tài năng; tuỳ theo hệ tư tưởng, nguyên tắc này hay nguyên tắc kia có thể giữ thế thượng phong trong những xã hội khác nhau. Chỉ tiêu quan trọng chứng tỏ chất lượng của tầng lớp này là khả năng hấp thụ các thành viên mới ngay trong thế hệ đầu tiên. Khi tầng lớp có học bị lẫn quá nhiều các thành viên không đáp ứng được nhiệm vụ là giữ vững truyền thống văn hoá thì nó sẽ thoái hoá và đánh mất uy tín trong nhận thức xã hội, “giá trị” khách quan của những đại diện trung bình của nó giảm đi và việc bảo đảm về mặt vật chất cũng giảm theo.
Vì những lí do vừa nêu, các nhóm xã hội hình thành nên tầng lớp tinh hoa có thể thay đổi theo thời gian. Quyết định không phải là trình độ học vấn tuyệt đối, địa vị của nó phụ thuộc vào chỉ số tương đối so với những nhóm khác, so với mức độ trung bình của xã hội đó. Vì vậy, số lượng và tỉ lệ so với dân số của một nhóm xã hội muốn được tham gia vào tầng lớp tinh hoa có thể gián tiếp chứng tỏ rằng nhóm này có thuộc (hay không thuộc) tầng lớp tinh hoa hay không. Tỉ lệ người có trình độ học vấn cách biệt hẳn so với xã hội thường là không đổi và không vượt quá vài phần trăm và không phụ thuộc vào các tiêu chí “tuyệt đối”. Khái niệm “trung học”, “cao học”... chỉ có giá trị tương đối và chẳng có giá trị gì trên bình diện xã hội: thí dụ nếu giáo dục đại học là bắt buộc thì nghiên cứu sinh trở thành bậc cao học, còn khi mọi người đều làm nghiên cứu sinh thì tiến sỹ mới có thể được coi là trí thức cao học...
Quan trọng không phải là trình độ tuyệt đối mà là sự cách biệt so với dân chúng nói chung. Thí dụ, trước cách mạng trình độ văn hoá của một người tốt nghiệp trung học khác hẳn với đám đông dân chúng (sự khác biệt giữa anh ta với người tốt nghiệp đại học không phải là quá lớn), trong khi dưới chế độ Xô-viết chỉ có một vài trường đại học tốt nhất hay nghiên cứu sinh mới cung cấp được sự khác biệt như thế (đấy là chưa nói các trường “trung học” cũ cung cấp cho người ta kiến thức về các môn xã hội - nhân văn cao hơn hẳn các trường “cao đẳng” ở Liên Xô).
Vì vậy, dĩ nhiên là khi số lượng các thành viên có học của những nhóm xã hội thực hiện các chức năng nào đó tăng lên thì các nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp nhất sẽ bị loại khỏi tầng lớp tinh hoa để hoà nhập trở lại với đa số dân chúng nói chung. Thí dụ, có thời các nhân viên văn phòng, thư kí v.v... với công việc có thể coi là đặc quyền đặc lợi và số lượng ít so với dân chúng nên cũng thuộc tầng lớp tinh hoa, nhưng khi những người được gọi là “cổ trắng” chiếm đến một phần tư dân số thì chỉ những nhóm có học vấn cao nhất mới được coi là tinh hoa mà thôi. Tương tự như thế, một người tốt nghiệp đại học thời Liên Xô có địa vị xã hội bằng, thậm chí còn thấp hơn một tay thư kí quèn thời trước cách mạng.
Viết về các vấn đề của trí thức thì bản sắc của tác giả thường để lại dấu ấn rất đậm nét. Friedrich Nietzsche đã hoàn toàn có lí khi nói rằng chúng ta chỉ không ưa thói háo danh của tha nhân khi nó chống lại thói háo danh của chính ta mà thôi. Đấy là lí do vì sao mặc dù đang có phong trào sùng bái nước Nga trước cách mạng, mối ác cảm với “tầng lớp có học” thời đó vẫn hiện diện một cách rất rõ rệt trong các bài viết của những người có các quan điểm hoàn toàn khác nhau. Đối với một số người thì đấy là bọn tư sản và phản động, đối với một số người khác thì đấy là hội Tam điểm và bọn phản bội, những kẻ có tội trong việc làm cho nước Nga sụp đổ. Nhưng dù có mô tả nó theo cách nào, dù có bôi bác tầng lớp tinh hoa cũ như thế nào đi nữa, dù có gán cho nó bao nhiêu tội lỗi đi nữa thì sự thật vẫn là: đấy là tầng lớp tinh hoa, vâng nó chính là tầng lớp tinh hoa. Chính tầng lớp này đã tạo dựng nên nền văn hoá Nga, mà toàn thể thế giới văn minh hiện nay đều phải công nhận. Nền văn hoá, bối cảnh văn hoá chung, phong cách sống, hành động và giao tiếp không thể do một vài chục “vĩ nhân” tạo ra mà được, đấy là công việc của cả tầng lớp có học: hàng chục ngàn thày giáo, hàng chục ngàn sỹ quan và các tiểu thư tỉnh lẻ, các viên chức, các bác sỹ (vĩ nhân thường được sinh ra trong các gia đình như thế). Cho nên dù họ có là ai thì cái mà họ làm cũng đã có kết quả rồi. Vấn đề chỉ là nhiều người trong giới trí thức Xô-viết không ưa nền văn hoá đó. Nền văn hoá đó không thể tách rời khỏi những người đã xây dựng nên nó: dù sao thì đấy cũng là nền văn hoá mang tính thượng lưu.
Trong những điều kiện bình thường, đất nước nhất định phải sản sinh ra tầng lớp thượng lưu vì bản chất của những biểu hiện cao thượng nhất của nền văn hoá vốn đã mang sẵn trong mình tính thượng lưu sâu sắc: chỉ một ít người có thể làm được những việc mà đa số không thể nào làm nổi (nghệ thuật, khoa học hay quản lí nhà nước thì cũng thế). Những người đó không nhất thiết phải sinh ra trong gia đình thượng lưu, nhưng việc tồn tại một môi trường thượng lưu, việc tồn tại những lí tưởng và quan niệm tương ứng trong xã hội nhằm kích thích các thành công trong các lĩnh vực hoạt động như thế là một nhu cầu thiết yếu. Phân tầng xã hội sẽ sinh ra nền văn hoá cao, trong khi sự cào bằng, sự bình đẳng chỉ tạo ra một nền văn hoá nhợt nhạt mà thôi. Nền văn hoá Nga mà ta đang nói tới được hình thành chính trên sự khác biệt về tiềm lực (“những người bạn dân” đủ mọi màu sắc ghét nó là vì như thế). Trên thực tế người ta đã nghĩ đến sự khác biệt này khi nhắc đi nhắc lại một trong những lời buộc tội thịnh hành nhất dành cho Petr I là dường như ông đã đào sâu hố ngăn cách giữa tầng lớp thượng lưu và “nhân dân” là một một lời buộc tội phi lí (dưới quyền cai trị của ông những người xuất thân từ “nhân dân” đã có nhiều điều kiện thâm nhập vào tầng lớp thượng lưu, trước đó bức tường ngăn cách gần như không thể nào vượt qua được). Mặc dù đã từ lâu nền văn hoá của tầng lớp có học của nước Nga trước cách mạng không còn giữ thế thượng phong nữa, nhưng cảm giác về sự bất toàn của mình đã tạo ra trong óc não các thành viên của “giai tầng có học hiện đại” một sự thù địch, nhiều khi chính họ cũng không nhận thức được. Cho đến mãi thời gian gần đây vẫn chưa có nhiều người trong hàng ngũ trí thức đương đại tự giác tìm hiểu nền văn hoá cũ: xu hướng này không liên quan trực tiếp với nguồn gốc xuất thân (nó chỉ là một động lực phụ trợ), mà phụ thuộc chủ yếu vào ý thích, được hình thành trong quá trình tự đạo tạo; dưới chế độ Xô-viết người trí thức thường có rất ít cơ hội lựa chọn xu hướng đó. Nhưng việc tồn tại trong xã hội dù chỉ một ít những người kế thừa và những môn đồ tinh thần của nó cũng đã giúp tăng cường tình cảm này vì nó thể hiện (cho dù là thầm lặng) một sự đối nghịch giữ những người theo những xu hướng văn hoá khác nhau. Cần phải nhấn mạnh rằng nói đến các giá trị và khái niệm văn hoá truyền thống thì một người bình thường còn gần gũi với nó hơn là những người có học theo kiểu Liên Xô vì họ đã nuốt phải khá nhiều độc tố (nền văn hoá Xô-viết, theo quan điểm của một người bình thường, một người không phải Liên Xô, lại chính là hiện tượng phản văn hoá). Những người ít tiếp xúc với nền văn hoá này (trong chế độ Xô-viết không có một nền văn hoá nào khác) hoá ra lại ít bị hư hỏng hơn. Chính người đó lại còn giữ được, ở mức độ nào đó, khái niệm về một nền văn hoá chân chính, chính họ còn nhớ nền văn hoá trước kia là như thế nào. Đấy chính là cội nguồn của lòng kính trọng mang tính truyền thống đối với “ngài quí tộc”, tức là người mang trong mình nền văn hoá này, cũng có nghĩa là lòng kính trọng đối với người có học trước cách mạng. Dĩ nhiên là nông dân thì không thích “quí tộc” rồi, nhưng anh nông dân nhận thức được rõ rằng người kia khác mình ở chỗ nào và chính vì thế mà anh ta không thích, trong đầu anh ta không bao giờ có thể xuất hiện ý nghĩ rằng mình là người “ngang hàng” với “quí ngài”. Nhưng dù có căm tức, người nông dân vẫn lờ mờ hiểu rằng “ngài quí tộc” có một cái gì đó mà anh ta không thể nào có và vì vậy mà trong đáy sâu tâm hồn anh ta không thể không kính trọng. Còn người trí thức Xô-viết thì có phần “yêu” “ngài quí tộc” (vì cho rằng về mặt xã hội thì mình “ngang hàng”) nhưng thực chất lại không kính trọng vì cho rằng mình cũng có “văn hoá” chẳng kém (thậm chí còn hơn vì theo anh ta thì văn hoá Xô-viết dĩ nhiên là “cao hơn” và “tiến bộ hơn”) và không nhận thức được sự khác biệt thuộc về bản chất giữa mình với “nhà quí tộc” kia vì thường thì anh ta không biết các tiêu chí của sự khác biệt này.
Cũng không thể nói rằng những người có học hiện nay hình dung được diện mạo của các bậc tiền bối trước cách mạng. Có lần tôi đã buộc phải viết (tờ Moskva, số 2-4 năm 1992) vì đọc được quan điểm tức cười về “tính thư lại”, không cho “những người có học thuộc các tầng lớp khác nhau” tham gia vào hàng ngũ, và đấy chính là “tầng lớp trí thức” cũ. Đối với một số nhà sử học Xô-viết vô học thì đây là chuyện bình thường, (làm sao mà họ biết được “Nội qui phục vụ dân sự”, họ mất thì giờ tìm hiểu hệ thống cấp bậc dân sự, thành phần và trình độ học vấn của những các tầng lớp trí thức mà họ có ý định thảo luận để làm gì), nhưng những động cơ tương tự cũng có thể bắt gặp ở cả những người tưởng như có một trình độ văn hoá khác. Còn nói chung, vì thiếu hiểu biết thực tiễn của các nước châu Âu khác, “tính đặc thù” của nước Nga (tích cực hay tiêu cực không phải là quan trọng) được người ta nhìn thấy ở chính những chỗ mà nó không hiện diện.
2.
Tầng lớp xã hội của những người đại diện cho nền văn hoá và chủ quyền quốc gia đã bị cuộc đảo chính Bolshevik tiêu diệt cùng với việc tiêu diệt nền văn hoá và chủ quyền lịch sử của nước Nga. Trong khoảng mười lăm năm sau khi thiết lập chế độ cộng sản người ta đã tiêu diệt nốt những gì còn sót lại và tiến hành quá trình thành lập “tầng lớp trí thức mới”, chính quá trình này đã quyết định địa vị của giới trí thức ở nước ta hiện nay. Quá trình này ra đời trong hoàn cảnh sau.
Dĩ nhiên là tầng lớp trí thức đã tỏ thái độ thù địch đối với cuộc cách mạng Bolshevik. Hơn nữa đây là tầng lớp duy nhất tích cực phản kháng về mặt quân sự, trong khi (mùa thu năm 1917 – mùa đông năm 1918) nông dân và ngay cả dân Cô-dắc vẫn tỏ thái độ thụ động. Mặc dù số người trí thức tham gia kháng chiến không nhiều (đa số chưa đủ tầm, thể hiện sự thiếu suy nghĩ, thiếu quyết đoán và hèn nhát) nhưng đại diện của tầng lớp trí thức vẫn chiếm 80 đến 90% những người chống đối việc thiết lập chế độ độc tài Bolshevik. Quân đội tình nguyện và các đơn vị tương tự trên các mặt trận khác nhau thời gian đầu có thành phần đúng như thế (trong số 3693 người tham gia cuộc hành quân “Băng giá” thì hơn ba ngàn là các sỹ quan, các thiếu sinh quân, sinh viên, học sinh trung học...; tại phía Đông, mùa thu năm 1918, trong số 5261 người thuộc quân đoàn Trung Sibiri đã có 2929 sĩ quan...). Cần phải nhớ rằng vào năm 1917 tất cả những người có học trong độ tuổi nghĩa vụ đều là sĩ quan cả. Những người Bolshevik nhận thức rõ rằng kẻ thù thực sự của họ trong cuộc nội chiến không phải là bọn “tư sản và địa chủ” mà chính là tầng lớp trí thức – có quân hàm hoặc không đeo quân hàm, đấy chính là thành phần chủ yếu của các đại đội bạch vệ.
Đấy là lí do vì sao khủng bố đỏ lại nhắm chủ yếu vào tầng lớp trí thức. Trong các chỉ thị gửi cho các Uỷ ban khẩn cấp đều nhấn mạnh cần phải coi nghề nghiệp và học vấn là cơ sở để kết án những người rơi vào tay họ. Các chỉ thị gửi cho chính quyền Xô-viết địa phương trong việc bắt giữ con tin để đem ra xử bắn cũng ghi rõ nghề nghiệp của những nạn nhân tương lai. Lúc đó người ta không hề che giấu chuyện này, các lãnh tụ Bolshevik coi việc “giai cấp vô sản đã bẻ gãy được ý chí của tầng lớp trí thức” là “sự biện hộ lịch sử” cho những hành động của họ. Đàn áp, nạn đói, nạn dịch, vốn là hậu quả trực tiếp của cách mạng, đã làm mấy trăm ngàn trí thức thiệt mạng. Một số lượng tương tư như thế đã phải sống cuộc đời lưu vong. Đất nước không chỉ bị mất phần lớn tiềm lực trí tuệ mà hơn thế, giới trí thức cũ đã không còn là một cộng đồng, một lực lượng xã hội nữa. Số còn lại, bị các nhà tư tưởng cộng sản coi là “xứng đáng nếm trải số phận của kẻ chiến bại” và bị đàn áp về mặt chính trị. Nhiệm vụ đặt ra là, thứ nhất, làm sao thay thật nhanh “tầng lớp trí thức cũ” bằng tầng lớp “trí thức Xô-viết” trong các lĩnh vực chuyên môn; thứ hai, tước bỏ khả năng lao động trí óc của họ (các trại lao động nông nghiệp, cải tạo lao động chân tay trong công nghiệp, bãi bỏ một số lĩnh vực mà chỉ các chuyên gia cũ mới có khả năng) và thứ ba, không cho con em tầng lớp trí thức trước cách mạng thâm nhập vào “tầng lớp trí thức mới” với mục đích là việc suy giảm một cách tự nhiên tầng lớp trí thức cũ không đi kèm với “việc thay nó bằng một số lượng tương đương từ chính môi trường đó”. Ngay từ khởi thuỷ, tầng lớp trí thức mới đã được xây dựng trên những nguyên tắc đối lập hoàn toàn với các nguyên tắc trước cách mạng. Nhưng quan trọng nhất là, xuất phát từ quan điểm xã hội học của những người cầm quyền mới, giai tầng này phải có tính chất “tạm thời”. Tầng lớp trí thức vốn đã không có chỗ đứng trong các sơ đồ mác-xít, lúc nào cũng làm “vướng cẳng” các lí thuyết gia mác-xít rồi. Theo quan niệm của những người xây dựng xã hội mới thì trong tương lai tầng lớp này sẽ không còn. Hệ thống giáo dục có mục đích tạo ra “một sự đồng nhất về mặt xã hội”.
Dễ hiểu là tầng lớp trí thức được xây dựng từ những nhiệm vụ như thế sẽ phải phủ nhận bản chất của chính mình, tức là phủ nhận bản chất của tầng lớp tinh hoa vốn có trong bất kì xã hội bình thường nào. Mặt khác, muốn tồn tại người ta không thể thực hiện được hết các tiền đề của hệ tư tưởng cộng sản. Quá trình hình thành tầng lớp trí thức dưới chính thể Xô-viết diễn ra bên trong sự kết hợp trái tự nhiên của hai xu hướng đối lập nhau đó. Xin được phép nhắc lại rằng giữa tầng lớp trí thức của nước Nga xưa và tầng lớp có học hiện nay có một vực thẳm – có một sự khác biệt rất lớn giữa các đặc điểm chủ yếu của hai tầng lớp này, và mọi cố gắng đưa ra các đòi hỏi nhằm phục hồi cho tầng lớp trí thức hiện nay cái địa vị mà nó từng giữ trong thời kì trước cách mạng chỉ là việc làm vô ích. Trước hết, tầng lớp trí thức trước cách mạng có số lượng tương đối nhỏ, khoảng từ 2 đến 3 triệu người, tức là khoảng 3% dân số. Phần lớn là những người quản lí trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. (Khoảng 300 ngàn giáo chức các loại, 50 ngàn cán bộ kĩ thuật (trong đó có 10 ngàn kĩ sư), 80 đến 90 ngàn thày thuốc (trong đó có 25 ngàn bác sĩ), khoảng 20 ngàn nhà khoa học và giáo sư đại học, 60 ngàn sĩ quan, 200 ngàn tu sĩ). Trong khi đó, dưới chính quyền Xô-viết sự kiện quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến phần lớn các vấn đề liên quan đến bộ mặt và địa vị của tầng lớp trí thức là sự phát triển một cách nhanh chóng và mang tính nhân tạo của số người có học trong giai đoạn này.
Hầu như trong tất cả các giai đoạn lịch sử của chế độ Xô-viết người ta đều cố gắng thúc đẩy việc đào tạo các chuyên gia và phát triển hệ thống trường học. Mục đích là “biến tất cả mọi người thành trí thức” và không để cho giai tầng này được hưởng địa vị đặc quyền đặc lợi nữa. Tốc độ đào tạo kĩ sư và chuyên gia các ngành khác nhau vượt xa nhu cầu thực tế của nền kinh tế (nhất là trong lĩnh vực sản xuất) và được quyết định chủ yếu bởi nhu cầu chính trị và tuyên truyền. Bắt đầu từ những năm 1920, bên cạnh nhiều việc khác, giới lãnh đạo còn phải giải quyết vấn đề là làm sao bảo đảm cho được sự trung thành của tầng lớp trí thức, không để cho nó trở thành lực lượng đối lập. Muốn thế, điều quan trọng là trước hết phải tiêu diệt cho bằng được tính cộng đồng phường hội và sự đoàn kết của giai tầng này (truyền thống cộng đồng khá phát triển ở nước Nga trước cách mạng), thứ hai, phải có khả năng thay thế những chuyên gia nổi loạn hay bị đàn áp ngay cả khi sự phản kháng đã mang tính quần chúng. Sự dư thừa các chuyên gia bảo đảm giải quyết được cả hai vấn đề này cùng một lúc.
Muốn gia tăng tầng lớp trí thức thì điều quan trọng nhất dĩ nhiên là phải tăng số lượng sinh viên, tăng nhanh số lượng sinh viên là mối lo hàng đầu của chính quyền Xô-viết. Nhưng số lượng người lao động trí óc còn tăng nhanh hơn số sinh viên và nhanh hơn rất nhiều số người tốt nghiệp đại học vì một trong những đặc trưng của chế độ Xô-viết (nhất là giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới II) là “đề cử”, tức là bổ nhiệm hàng loạt những người không có bằng cấp phù hợp làm những việc đòi hỏi tri thức. Sự gia tăng đột ngột số lượng người có học diễn ra trong những năm 1930, khi chỉ trong một chục năm đã gia tăng gần 300%, riêng số người có bằng đại học và trung học chuyên nghiệp gia tăng 360%. Cú “bùng nổ” thứ hai diễn ra trong những năm 1950–1960, lúc đó trong một số ngành tốc độ phát triển lên đến 100% trong có một chục năm. Cả hai cú nhảy, như sẽ trình bày dưới đây, đều do nhu cầu chính trị - tư tưởng mà ra.
Hầu như tất cả các nhóm nghề nghiệp-xã hội của tầng lớp trí thức đều có tốc độ phát triển nhanh như thế về mặt số lượng, điều đó làm cho nghề nghiệp của nó mất hết ánh hào quang trước đây. Sự phình ra một cách vô giới hạn tầng lớp trí thức (cuối những năm 1980 có 37 triệu chuyên gia, trong đó 16 triệu người tốt nghiệp đại học) dẫn đến hiện tượng là tuy mức độ phát triển khoa học - kĩ thuật và văn hoá - xã hội của Liên Xô thấp hơn so với các nước phát triển ở châu Âu, nhưng lại đứng đầu về số lượng bác sĩ, kĩ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học v.v..., không chỉ về giá trị tuyệt đối mà còn đứng đầu cả về tỉ lệ tính theo đầu người nữa, đồng thời họ lại được trả mức lương thấp nhất, không chỉ về giá trị tuyệt đối mà là thấp nhất nếu so với mức lương trung bình trong cả nước. Trước cách mạng, trái với các quan điểm thịnh hành, chỉ một ít người có học tham gia trực tiếp trong bộ máy quản lí của nhà nước. Nếu tính cả phần lớn số giáo chức, bác sĩ, kĩ sư và đại diện của những ngành nghề thông dụng khác của tầng lớp trí thức phục vụ trong bộ máy nhà nước, nghĩa là thuộc thành phần công chức thì số lượng công chức ở Nga cũng không lớn, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia khác.
Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII nước Nga có gần 4,7 ngàn quan chức, trong khi nước Anh, với dân số bằng một phần tư nước Nga lại có đến 10 ngàn quan chức. Giữa thế kỉ XVIII, nước Nga có 2051 quan chức tất cả các ngạch bậc (cùng với 5379 nhân viên văn phòng). Năm 1796 có 15,5 ngàn quan chức xếp ngạch, năm 1804 có 13,2 ngàn, năm 1847 có 61,548 ngàn, năm 1857 có 86,066 ngàn (cộng với 32.073 nhân viên văn phòng), năm 1897 có 101,513 ngàn, đầu thế kỉ XX có 161 ngàn (cùng với 385 ngàn nhân viên văn phòng). Năm 1917 bộ máy nhà nước có tổng cộng 576 ngàn nhân viên. Trong khi đó, ở Pháp ngay từ giữa thế kỉ XIX đã có 0,5 triệu viên chức, ở Anh năm 1914 (dân số chỉ bằng một nửa đến ba phần tư nước Nga) lại có 779 ngàn công chức, năm 1900 nước Mĩ có 1275 ngàn công chức (dân số ít hơn 1,5 lần Nga), nước Đức năm 1918 (dân số ít hơn 2,5 lần Nga) có 1,5 triệu công chức. Số công chức “tính theo đầu người” của Nga chỉ bằng một phần tám đến một phần năm bất kì quốc gia châu Âu nào khác. Đặc trưng của chế độ Xô-viết là quá trình quan liêu hoá toàn bộ tầng lớp trí thức. Cùng với việc loại bỏ chế độ quan liêu thực sự (đấy là tầng lớp quan chức có phẩm trật, chức danh được qui định rõ ràng) là quá trình quan liêu hoá toàn bộ xã hội, mặc dù không người nào có phẩm trật, nhưng hầu như tất cả mọi người đều là quan chức, theo nghĩa là đều nằm trong hệ thống các quan hệ xã hội do nhà nước điều khiển và tất cả các lĩnh vực hoạt động về bản chất đều là hoạt động trong bộ máy nhà nước vì không có người sử dụng lao động nào khác. Nếu trước cách mạng bộ máy nhà nước chỉ chiếm chưa đầy một phần tư giới trí thức, thì sau cách mạng đã thu hút phần lớn và đến cuối những năm 1920 (sau khi bãi bỏ NEP) thu hút đến 100%.
Việc nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểm soát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho bộ máy quản lí phình to chưa từng thấy. Cuối năm 1919, mặc dù đã bị mất mát trong Thế chiến I và nội chiến, lưu vong và bị nước ngoài chiếm đóng các khu vực có hàng triệu người sinh sống, trong 33 tỉnh thuộc phần châu Âu của nước Nga vẫn có đến 1880 ngàn viên chức hạng trung và 480 ngàn viên chức cấp cao (trước cách mạng chỉ có tất cả 576 ngàn). Cuộc điều tra dân số năm 1923 thống kê được 1836 ngàn công chức (chỉ tính các thành phố, không kể vùng nông thôn). Dù đã có nhiều đợt cắt giảm, từ năm 1925 đến năm 1928 số viên chức vẫn tăng từ 1854,6 ngàn lên 2230,2 ngàn người. Nếu trước năm 1917, nước Nga với dân số 167 triệu người nhưng chỉ có chưa đến 0,6 triệu công chức nhà nước, còn Đức với dân số 67,8 triệu người lại có 1,5 triệu công chức thì chỉ mười năm sau ở Đức có 20 công chức trên 1000 dân còn ở Liên Xô là 33. Như vậy nghĩa là trước cách mạng nước ta đứng hạng chót về số công chức “tính trên đầu người” thì sau cách mạng đã giữ vị trí đầu bảng. Ngay từ năm 1923–1924 trong bộ máy nhà nước đã có đến 2000 chức danh, trong khi trước cách mạng chỉ có 600. Vấn đề “cắt giảm” bộ máy được nói đến thường xuyên nhưng không bao giờ có thể tiến gần đến giải pháp vì trong nhà nước xã hội chủ nghĩa đây là vấn đề về nguyên tắc là không giải quyết được. Ồn ào nhất là những chiến dịch với khẩu hiệu theo kiểu: “Từ bàn giấy về xưởng thợ!” diễn ra hồi cuối những năm 1950 đầu 1960. Kế hoạch là tái đào tạo các viên chức thành công nhân và đưa họ về các vùng sâu, vùng xa. Nhưng việc giải tán một loạt bộ, việc sát nhập các cơ quan và hàng loạt biện pháp khác cũng chỉ là trò cười mà thôi. So với năm 1958, năm 1960 bộ máy nhà nước có giảm 6–7%, nhưng đến năm 1963 thì trở lại như cũ và từ đó tiếp tục tăng và năm 1968 đã tăng thêm 30%. Và sau này cũng vậy, cứ sau mỗi đợt “giảm biên chế” là bộ máy nhà nước lại phình ra. Không thể tưởng tượng nổi chế độ Xô-viết mà không có quá trình quan liêu hoá, đấy là cơ sở của chế độ, thiếu nó thì chế độ không thể tồn tại được.
Chất lượng của lực lượng chuyên viên trước cách mạng nói chung là cao vì hệ thống giáo dục của nước Nga thời đó thuộc mẫu hình tốt nhất ở châu Âu. Cụ thể là trước cách mạng, kĩ sư Nga có trình độ văn hoá nói chung cao hơn hẳn các đồng nghiệp nước ngoài vì ở Nga người ta không coi kĩ sư là một “nghề” kiếm cơm hạn hẹp. Giới trí thức do chế độ cộng sản tạo dựng được gọi là “trí thức Xô-viết” nói chung đều có trình độ văn hoá thấp. Chỉ có một số vị trí tinh hoa (thí dụ các nhà khoa học tự nhiên và khoa học chính xác) ít bị nhồi sọ về tư tưởng, là còn giữ được một phần truyền thống của trường phái khoa học Nga, hay trong lĩnh vực kĩ thuật quân sự, đấy là lĩnh vực quyết định trực tiếp sự tồn vong của chế độ cho nên nó phải giữ một số trí thức ở trình độ quốc tế. Toàn bộ khối trí thức còn lại có trình độ thấp, không chỉ so với các chuyên gia trước cách mạng mà còn thấp hơn các đồng nghiệp nước ngoài đương thời với họ. Phần lớn giới trí thức Liên Xô được giáo dục một cách rất hời hợt. Trong những năm 1920–1930 người ta sử dụng rộng rãi phương pháp gọi là “học theo đội”, chỉ cần một sinh viên trả lời đúng là cả nhóm đều được cho qua kì kiểm tra. Các chuyên gia được đào tạo theo kiểu đó, mà đấy lại là những người có trình độ thấp ngay trước khi nhập trường, sẽ không thể nào so sánh được với các trí thức trước cách mạng. Hơn nữa, hệ thống giáo dục, được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng của chế độ, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ có thể cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết đủ để thực hiện công tác chuyên môn, đấy là nói những trường đại học nổi tiếng nhất (các trường đại học ở các tỉnh, vừa tầm thường hoá vừa xuyên tạc khái niệm đại học, không có cả khả năng này). Trình độ văn hoá chung, trình độ các môn khoa học nhân văn do hệ thống nhà trường Liên Xô đào tạo không những không đáng phê bình mà còn có hại vì đều không phải là văn hoá thực thụ mà được thay bằng các nguyên tắc đảng. Các môn học nhằm tạo ra trình độ văn hoá nói chung được dạy rất ít. Các trường đại học bách khoa hoàn toàn không có các môn này, trong các trường khoa học nhân văn-xã hội, các môn này cũng được dạy rất ít, ít hơn 2–3 lần thời kì 1940–1950 và không thể nào so sánh được với giai đoạn trước cách mạng. Một vài người còn giữ được truyền thống văn hoá cũ hoàn toàn tan biến trong cái biển người có học nhưng thiếu văn hoá đó. Môi trường trí thức hình thành trong những năm 1920–1930 tiếp tục tự tái tạo lại chính mình về mặt chất lượng. Hình mẫu của người kĩ sư, người bác sĩ... Liên Xô đã được hình thành trong những năm trước Chiến tranh Thế giới II. Trong giai đoạn 1950–1960 những người này chiếm giữ tất cả các vị trí lãnh đạo và thay thế tất cả các giáo chức trước cách mạng còn sót lại và đào tạo ra những người tương tự như mình. Thế là khoảng một phần ba giới trí thức Liên Xô là những người không có trình độ học vấn cần thiết. Trước cách mạng hiện tượng này không có ảnh hưởng lớn đối với trình độ chung của tầng lớp trí thức vì những người đó có trình độ văn hoá không khác biệt lắm với những người được đào tạo chuyên nghiệp (họ cùng sinh ra trong một môi trường và có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá ngay trong gia đình). Các chuyên gia “thực hành” - cử tuyển Liên Xô, vốn xuất thân từ dưới đáy xã hội lại được giáo dục một cách sơ sài trong các trường chuyên nghiệp chính là thành tố góp phần làm giảm trình độ văn hoá của tầng lớp trí thức. Đặc điểm của Liên Xô là càng ngày người ta càng tầm thường hoá lao động trí óc và tầm thường hoá quá trình đào tạo. Người ta đưa vào lĩnh vực lao động trí óc cả những ngành nghề chẳng liên quan gì đến trí thức. Sinh ra hàng loạt chức vụ dường như phải tốt nghiệp đại học hay trung cấp mới làm được và như thế tạo ra các “đơn đặt hàng” giả tạo đối với hệ thống giáo dục. Tư tưởng “xoá nhoà ranh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay” đã được thực hiện theo kiểu người ta đòi phải có bằng cấp ngay cả khi đấy chỉ là một nghề lao động bình thường. Chứng cớ rõ rệt nhất về sự thoái hoá của tầng lớp trí thức trong thời kì Xô-viết là sự xuất hiện và gia tăng tầng lớp gọi là “trí thức - công nhân”, tức là những người có bằng đại học nhưng lại làm việc như công nhân. Hiện tượng bệnh hoạn này là do hệ thống lương bổng quái gở và dư thừa chuyên gia tạo ra (trong khi nhiều vị trí chuyên viên kĩ thuật cần người có bằng đại học lại do những người “thực hành” đảm nhiệm) và được coi là thành tựu chủ yếu của chính sách xã hội của Liên Xô. Tầng lớp này được coi là hiện thân của sự đồng nhất xã hội trong tương lai, là “mầm mống của sự hợp nhất mang tính lịch sử của giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức trong tương lai”.
Tầng lớp có học, về bản chất, là tầng lớp tinh hoa (vì nó là nhóm thiểu số đủ sức làm những việc mà đa số không làm nổi). Nhưng những cố gắng nhằm bảo vệ quyền lợi được nhắc tới bên trên của nó lại lại xuất phát từ chính quan niệm rằng “chúng ta đông”, nghĩa là nhấn mạnh sự kiện là trí thức bây giờ là một tầng lớp xã hội đông đảo. Thói quen phát biểu đại diện, nếu không phải cho đa số thì cũng là cho một số đông người, có từ thời Xô-viết lại được khởi động: không phải là một vài người mà là hàng triệu, “một lực lượng to lớn”. Chính “tính quần chúng” như thế đã làm cho những có gắng trở thành vô vọng, thậm chí tức cười nữa.
Vấn đề là địa vị và sự bảo đảm về mặt vật chất của mọi tầng lớp tinh hoa bao giờ cũng tỉ lệ nghịch với số lượng các thành viên và tỉ lệ của nó trong xã hội. Việc gia tăng số lượng các nhóm xã hội tham gia vào tầng lớp tinh hoa của xã hội luôn luôn dẫn việc suy giảm uy tín của các nhóm đó, mức độ bảo đảm về mặt vật chất của đa số các thành viên của nó cũng giảm theo, tương tự như việc mất giá của những danh hiệu hay phần thưởng..v.v... khi số người được các danh hiệu hay phần thưởng đó gia tăng.
Vì vậy tỉ lệ các tầng lớp tinh hoa trong xã hội thường không thay đổi và không vượt quá 10%, nhưng hay gặp con số nhỏ hơn: chỉ khoảng 2 đến 3%. Đấy là do những hạn chế về mặt sinh học (chỉ một ít cá thể trong giống loài có những tính chất giúp chúng thực hiện một số chức năng nhất định) cũng như phần vật chất để bảo đảm cho sự tồn tại của tầng lớp tinh hoa cũng không phải là vô giới hạn. Tầng lớp tinh được lựa chọn theo nguyên tắc kết hợp giữa “tái sản xuất” và việc bổ sung thường xuyên các thành viên mới trên cơ sở các đóng góp cá nhân và tài năng; tuỳ theo hệ tư tưởng, nguyên tắc này hay nguyên tắc kia có thể giữ thế thượng phong trong những xã hội khác nhau. Chỉ tiêu quan trọng chứng tỏ chất lượng của tầng lớp này là khả năng hấp thụ các thành viên mới ngay trong thế hệ đầu tiên. Khi tầng lớp có học bị lẫn quá nhiều các thành viên không đáp ứng được nhiệm vụ là giữ vững truyền thống văn hoá thì nó sẽ thoái hoá và đánh mất uy tín trong nhận thức xã hội, “giá trị” khách quan của những đại diện trung bình của nó giảm đi và việc bảo đảm về mặt vật chất cũng giảm theo.
Vì những lí do vừa nêu, các nhóm xã hội hình thành nên tầng lớp tinh hoa có thể thay đổi theo thời gian. Quyết định không phải là trình độ học vấn tuyệt đối, địa vị của nó phụ thuộc vào chỉ số tương đối so với những nhóm khác, so với mức độ trung bình của xã hội đó. Vì vậy, số lượng và tỉ lệ so với dân số của một nhóm xã hội muốn được tham gia vào tầng lớp tinh hoa có thể gián tiếp chứng tỏ rằng nhóm này có thuộc (hay không thuộc) tầng lớp tinh hoa hay không. Tỉ lệ người có trình độ học vấn cách biệt hẳn so với xã hội thường là không đổi và không vượt quá vài phần trăm và không phụ thuộc vào các tiêu chí “tuyệt đối”. Khái niệm “trung học”, “cao học”... chỉ có giá trị tương đối và chẳng có giá trị gì trên bình diện xã hội: thí dụ nếu giáo dục đại học là bắt buộc thì nghiên cứu sinh trở thành bậc cao học, còn khi mọi người đều làm nghiên cứu sinh thì tiến sỹ mới có thể được coi là trí thức cao học...
Quan trọng không phải là trình độ tuyệt đối mà là sự cách biệt so với dân chúng nói chung. Thí dụ, trước cách mạng trình độ văn hoá của một người tốt nghiệp trung học khác hẳn với đám đông dân chúng (sự khác biệt giữa anh ta với người tốt nghiệp đại học không phải là quá lớn), trong khi dưới chế độ Xô-viết chỉ có một vài trường đại học tốt nhất hay nghiên cứu sinh mới cung cấp được sự khác biệt như thế (đấy là chưa nói các trường “trung học” cũ cung cấp cho người ta kiến thức về các môn xã hội - nhân văn cao hơn hẳn các trường “cao đẳng” ở Liên Xô).
Vì vậy, dĩ nhiên là khi số lượng các thành viên có học của những nhóm xã hội thực hiện các chức năng nào đó tăng lên thì các nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp nhất sẽ bị loại khỏi tầng lớp tinh hoa để hoà nhập trở lại với đa số dân chúng nói chung. Thí dụ, có thời các nhân viên văn phòng, thư kí v.v... với công việc có thể coi là đặc quyền đặc lợi và số lượng ít so với dân chúng nên cũng thuộc tầng lớp tinh hoa, nhưng khi những người được gọi là “cổ trắng” chiếm đến một phần tư dân số thì chỉ những nhóm có học vấn cao nhất mới được coi là tinh hoa mà thôi. Tương tự như thế, một người tốt nghiệp đại học thời Liên Xô có địa vị xã hội bằng, thậm chí còn thấp hơn một tay thư kí quèn thời trước cách mạng.
Viết về các vấn đề của trí thức thì bản sắc của tác giả thường để lại dấu ấn rất đậm nét. Friedrich Nietzsche đã hoàn toàn có lí khi nói rằng chúng ta chỉ không ưa thói háo danh của tha nhân khi nó chống lại thói háo danh của chính ta mà thôi. Đấy là lí do vì sao mặc dù đang có phong trào sùng bái nước Nga trước cách mạng, mối ác cảm với “tầng lớp có học” thời đó vẫn hiện diện một cách rất rõ rệt trong các bài viết của những người có các quan điểm hoàn toàn khác nhau. Đối với một số người thì đấy là bọn tư sản và phản động, đối với một số người khác thì đấy là hội Tam điểm và bọn phản bội, những kẻ có tội trong việc làm cho nước Nga sụp đổ. Nhưng dù có mô tả nó theo cách nào, dù có bôi bác tầng lớp tinh hoa cũ như thế nào đi nữa, dù có gán cho nó bao nhiêu tội lỗi đi nữa thì sự thật vẫn là: đấy là tầng lớp tinh hoa, vâng nó chính là tầng lớp tinh hoa. Chính tầng lớp này đã tạo dựng nên nền văn hoá Nga, mà toàn thể thế giới văn minh hiện nay đều phải công nhận. Nền văn hoá, bối cảnh văn hoá chung, phong cách sống, hành động và giao tiếp không thể do một vài chục “vĩ nhân” tạo ra mà được, đấy là công việc của cả tầng lớp có học: hàng chục ngàn thày giáo, hàng chục ngàn sỹ quan và các tiểu thư tỉnh lẻ, các viên chức, các bác sỹ (vĩ nhân thường được sinh ra trong các gia đình như thế). Cho nên dù họ có là ai thì cái mà họ làm cũng đã có kết quả rồi. Vấn đề chỉ là nhiều người trong giới trí thức Xô-viết không ưa nền văn hoá đó. Nền văn hoá đó không thể tách rời khỏi những người đã xây dựng nên nó: dù sao thì đấy cũng là nền văn hoá mang tính thượng lưu.
Trong những điều kiện bình thường, đất nước nhất định phải sản sinh ra tầng lớp thượng lưu vì bản chất của những biểu hiện cao thượng nhất của nền văn hoá vốn đã mang sẵn trong mình tính thượng lưu sâu sắc: chỉ một ít người có thể làm được những việc mà đa số không thể nào làm nổi (nghệ thuật, khoa học hay quản lí nhà nước thì cũng thế). Những người đó không nhất thiết phải sinh ra trong gia đình thượng lưu, nhưng việc tồn tại một môi trường thượng lưu, việc tồn tại những lí tưởng và quan niệm tương ứng trong xã hội nhằm kích thích các thành công trong các lĩnh vực hoạt động như thế là một nhu cầu thiết yếu. Phân tầng xã hội sẽ sinh ra nền văn hoá cao, trong khi sự cào bằng, sự bình đẳng chỉ tạo ra một nền văn hoá nhợt nhạt mà thôi. Nền văn hoá Nga mà ta đang nói tới được hình thành chính trên sự khác biệt về tiềm lực (“những người bạn dân” đủ mọi màu sắc ghét nó là vì như thế). Trên thực tế người ta đã nghĩ đến sự khác biệt này khi nhắc đi nhắc lại một trong những lời buộc tội thịnh hành nhất dành cho Petr I là dường như ông đã đào sâu hố ngăn cách giữa tầng lớp thượng lưu và “nhân dân” là một một lời buộc tội phi lí (dưới quyền cai trị của ông những người xuất thân từ “nhân dân” đã có nhiều điều kiện thâm nhập vào tầng lớp thượng lưu, trước đó bức tường ngăn cách gần như không thể nào vượt qua được). Mặc dù đã từ lâu nền văn hoá của tầng lớp có học của nước Nga trước cách mạng không còn giữ thế thượng phong nữa, nhưng cảm giác về sự bất toàn của mình đã tạo ra trong óc não các thành viên của “giai tầng có học hiện đại” một sự thù địch, nhiều khi chính họ cũng không nhận thức được. Cho đến mãi thời gian gần đây vẫn chưa có nhiều người trong hàng ngũ trí thức đương đại tự giác tìm hiểu nền văn hoá cũ: xu hướng này không liên quan trực tiếp với nguồn gốc xuất thân (nó chỉ là một động lực phụ trợ), mà phụ thuộc chủ yếu vào ý thích, được hình thành trong quá trình tự đạo tạo; dưới chế độ Xô-viết người trí thức thường có rất ít cơ hội lựa chọn xu hướng đó. Nhưng việc tồn tại trong xã hội dù chỉ một ít những người kế thừa và những môn đồ tinh thần của nó cũng đã giúp tăng cường tình cảm này vì nó thể hiện (cho dù là thầm lặng) một sự đối nghịch giữ những người theo những xu hướng văn hoá khác nhau. Cần phải nhấn mạnh rằng nói đến các giá trị và khái niệm văn hoá truyền thống thì một người bình thường còn gần gũi với nó hơn là những người có học theo kiểu Liên Xô vì họ đã nuốt phải khá nhiều độc tố (nền văn hoá Xô-viết, theo quan điểm của một người bình thường, một người không phải Liên Xô, lại chính là hiện tượng phản văn hoá). Những người ít tiếp xúc với nền văn hoá này (trong chế độ Xô-viết không có một nền văn hoá nào khác) hoá ra lại ít bị hư hỏng hơn. Chính người đó lại còn giữ được, ở mức độ nào đó, khái niệm về một nền văn hoá chân chính, chính họ còn nhớ nền văn hoá trước kia là như thế nào. Đấy chính là cội nguồn của lòng kính trọng mang tính truyền thống đối với “ngài quí tộc”, tức là người mang trong mình nền văn hoá này, cũng có nghĩa là lòng kính trọng đối với người có học trước cách mạng. Dĩ nhiên là nông dân thì không thích “quí tộc” rồi, nhưng anh nông dân nhận thức được rõ rằng người kia khác mình ở chỗ nào và chính vì thế mà anh ta không thích, trong đầu anh ta không bao giờ có thể xuất hiện ý nghĩ rằng mình là người “ngang hàng” với “quí ngài”. Nhưng dù có căm tức, người nông dân vẫn lờ mờ hiểu rằng “ngài quí tộc” có một cái gì đó mà anh ta không thể nào có và vì vậy mà trong đáy sâu tâm hồn anh ta không thể không kính trọng. Còn người trí thức Xô-viết thì có phần “yêu” “ngài quí tộc” (vì cho rằng về mặt xã hội thì mình “ngang hàng”) nhưng thực chất lại không kính trọng vì cho rằng mình cũng có “văn hoá” chẳng kém (thậm chí còn hơn vì theo anh ta thì văn hoá Xô-viết dĩ nhiên là “cao hơn” và “tiến bộ hơn”) và không nhận thức được sự khác biệt thuộc về bản chất giữa mình với “nhà quí tộc” kia vì thường thì anh ta không biết các tiêu chí của sự khác biệt này.
Cũng không thể nói rằng những người có học hiện nay hình dung được diện mạo của các bậc tiền bối trước cách mạng. Có lần tôi đã buộc phải viết (tờ Moskva, số 2-4 năm 1992) vì đọc được quan điểm tức cười về “tính thư lại”, không cho “những người có học thuộc các tầng lớp khác nhau” tham gia vào hàng ngũ, và đấy chính là “tầng lớp trí thức” cũ. Đối với một số nhà sử học Xô-viết vô học thì đây là chuyện bình thường, (làm sao mà họ biết được “Nội qui phục vụ dân sự”, họ mất thì giờ tìm hiểu hệ thống cấp bậc dân sự, thành phần và trình độ học vấn của những các tầng lớp trí thức mà họ có ý định thảo luận để làm gì), nhưng những động cơ tương tự cũng có thể bắt gặp ở cả những người tưởng như có một trình độ văn hoá khác. Còn nói chung, vì thiếu hiểu biết thực tiễn của các nước châu Âu khác, “tính đặc thù” của nước Nga (tích cực hay tiêu cực không phải là quan trọng) được người ta nhìn thấy ở chính những chỗ mà nó không hiện diện.
2.
Tầng lớp xã hội của những người đại diện cho nền văn hoá và chủ quyền quốc gia đã bị cuộc đảo chính Bolshevik tiêu diệt cùng với việc tiêu diệt nền văn hoá và chủ quyền lịch sử của nước Nga. Trong khoảng mười lăm năm sau khi thiết lập chế độ cộng sản người ta đã tiêu diệt nốt những gì còn sót lại và tiến hành quá trình thành lập “tầng lớp trí thức mới”, chính quá trình này đã quyết định địa vị của giới trí thức ở nước ta hiện nay. Quá trình này ra đời trong hoàn cảnh sau.
Dĩ nhiên là tầng lớp trí thức đã tỏ thái độ thù địch đối với cuộc cách mạng Bolshevik. Hơn nữa đây là tầng lớp duy nhất tích cực phản kháng về mặt quân sự, trong khi (mùa thu năm 1917 – mùa đông năm 1918) nông dân và ngay cả dân Cô-dắc vẫn tỏ thái độ thụ động. Mặc dù số người trí thức tham gia kháng chiến không nhiều (đa số chưa đủ tầm, thể hiện sự thiếu suy nghĩ, thiếu quyết đoán và hèn nhát) nhưng đại diện của tầng lớp trí thức vẫn chiếm 80 đến 90% những người chống đối việc thiết lập chế độ độc tài Bolshevik. Quân đội tình nguyện và các đơn vị tương tự trên các mặt trận khác nhau thời gian đầu có thành phần đúng như thế (trong số 3693 người tham gia cuộc hành quân “Băng giá” thì hơn ba ngàn là các sỹ quan, các thiếu sinh quân, sinh viên, học sinh trung học...; tại phía Đông, mùa thu năm 1918, trong số 5261 người thuộc quân đoàn Trung Sibiri đã có 2929 sĩ quan...). Cần phải nhớ rằng vào năm 1917 tất cả những người có học trong độ tuổi nghĩa vụ đều là sĩ quan cả. Những người Bolshevik nhận thức rõ rằng kẻ thù thực sự của họ trong cuộc nội chiến không phải là bọn “tư sản và địa chủ” mà chính là tầng lớp trí thức – có quân hàm hoặc không đeo quân hàm, đấy chính là thành phần chủ yếu của các đại đội bạch vệ.
Đấy là lí do vì sao khủng bố đỏ lại nhắm chủ yếu vào tầng lớp trí thức. Trong các chỉ thị gửi cho các Uỷ ban khẩn cấp đều nhấn mạnh cần phải coi nghề nghiệp và học vấn là cơ sở để kết án những người rơi vào tay họ. Các chỉ thị gửi cho chính quyền Xô-viết địa phương trong việc bắt giữ con tin để đem ra xử bắn cũng ghi rõ nghề nghiệp của những nạn nhân tương lai. Lúc đó người ta không hề che giấu chuyện này, các lãnh tụ Bolshevik coi việc “giai cấp vô sản đã bẻ gãy được ý chí của tầng lớp trí thức” là “sự biện hộ lịch sử” cho những hành động của họ. Đàn áp, nạn đói, nạn dịch, vốn là hậu quả trực tiếp của cách mạng, đã làm mấy trăm ngàn trí thức thiệt mạng. Một số lượng tương tư như thế đã phải sống cuộc đời lưu vong. Đất nước không chỉ bị mất phần lớn tiềm lực trí tuệ mà hơn thế, giới trí thức cũ đã không còn là một cộng đồng, một lực lượng xã hội nữa. Số còn lại, bị các nhà tư tưởng cộng sản coi là “xứng đáng nếm trải số phận của kẻ chiến bại” và bị đàn áp về mặt chính trị. Nhiệm vụ đặt ra là, thứ nhất, làm sao thay thật nhanh “tầng lớp trí thức cũ” bằng tầng lớp “trí thức Xô-viết” trong các lĩnh vực chuyên môn; thứ hai, tước bỏ khả năng lao động trí óc của họ (các trại lao động nông nghiệp, cải tạo lao động chân tay trong công nghiệp, bãi bỏ một số lĩnh vực mà chỉ các chuyên gia cũ mới có khả năng) và thứ ba, không cho con em tầng lớp trí thức trước cách mạng thâm nhập vào “tầng lớp trí thức mới” với mục đích là việc suy giảm một cách tự nhiên tầng lớp trí thức cũ không đi kèm với “việc thay nó bằng một số lượng tương đương từ chính môi trường đó”. Ngay từ khởi thuỷ, tầng lớp trí thức mới đã được xây dựng trên những nguyên tắc đối lập hoàn toàn với các nguyên tắc trước cách mạng. Nhưng quan trọng nhất là, xuất phát từ quan điểm xã hội học của những người cầm quyền mới, giai tầng này phải có tính chất “tạm thời”. Tầng lớp trí thức vốn đã không có chỗ đứng trong các sơ đồ mác-xít, lúc nào cũng làm “vướng cẳng” các lí thuyết gia mác-xít rồi. Theo quan niệm của những người xây dựng xã hội mới thì trong tương lai tầng lớp này sẽ không còn. Hệ thống giáo dục có mục đích tạo ra “một sự đồng nhất về mặt xã hội”.
Dễ hiểu là tầng lớp trí thức được xây dựng từ những nhiệm vụ như thế sẽ phải phủ nhận bản chất của chính mình, tức là phủ nhận bản chất của tầng lớp tinh hoa vốn có trong bất kì xã hội bình thường nào. Mặt khác, muốn tồn tại người ta không thể thực hiện được hết các tiền đề của hệ tư tưởng cộng sản. Quá trình hình thành tầng lớp trí thức dưới chính thể Xô-viết diễn ra bên trong sự kết hợp trái tự nhiên của hai xu hướng đối lập nhau đó. Xin được phép nhắc lại rằng giữa tầng lớp trí thức của nước Nga xưa và tầng lớp có học hiện nay có một vực thẳm – có một sự khác biệt rất lớn giữa các đặc điểm chủ yếu của hai tầng lớp này, và mọi cố gắng đưa ra các đòi hỏi nhằm phục hồi cho tầng lớp trí thức hiện nay cái địa vị mà nó từng giữ trong thời kì trước cách mạng chỉ là việc làm vô ích. Trước hết, tầng lớp trí thức trước cách mạng có số lượng tương đối nhỏ, khoảng từ 2 đến 3 triệu người, tức là khoảng 3% dân số. Phần lớn là những người quản lí trong lĩnh vực kinh tế tư nhân. (Khoảng 300 ngàn giáo chức các loại, 50 ngàn cán bộ kĩ thuật (trong đó có 10 ngàn kĩ sư), 80 đến 90 ngàn thày thuốc (trong đó có 25 ngàn bác sĩ), khoảng 20 ngàn nhà khoa học và giáo sư đại học, 60 ngàn sĩ quan, 200 ngàn tu sĩ). Trong khi đó, dưới chính quyền Xô-viết sự kiện quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến phần lớn các vấn đề liên quan đến bộ mặt và địa vị của tầng lớp trí thức là sự phát triển một cách nhanh chóng và mang tính nhân tạo của số người có học trong giai đoạn này.
Hầu như trong tất cả các giai đoạn lịch sử của chế độ Xô-viết người ta đều cố gắng thúc đẩy việc đào tạo các chuyên gia và phát triển hệ thống trường học. Mục đích là “biến tất cả mọi người thành trí thức” và không để cho giai tầng này được hưởng địa vị đặc quyền đặc lợi nữa. Tốc độ đào tạo kĩ sư và chuyên gia các ngành khác nhau vượt xa nhu cầu thực tế của nền kinh tế (nhất là trong lĩnh vực sản xuất) và được quyết định chủ yếu bởi nhu cầu chính trị và tuyên truyền. Bắt đầu từ những năm 1920, bên cạnh nhiều việc khác, giới lãnh đạo còn phải giải quyết vấn đề là làm sao bảo đảm cho được sự trung thành của tầng lớp trí thức, không để cho nó trở thành lực lượng đối lập. Muốn thế, điều quan trọng là trước hết phải tiêu diệt cho bằng được tính cộng đồng phường hội và sự đoàn kết của giai tầng này (truyền thống cộng đồng khá phát triển ở nước Nga trước cách mạng), thứ hai, phải có khả năng thay thế những chuyên gia nổi loạn hay bị đàn áp ngay cả khi sự phản kháng đã mang tính quần chúng. Sự dư thừa các chuyên gia bảo đảm giải quyết được cả hai vấn đề này cùng một lúc.
Muốn gia tăng tầng lớp trí thức thì điều quan trọng nhất dĩ nhiên là phải tăng số lượng sinh viên, tăng nhanh số lượng sinh viên là mối lo hàng đầu của chính quyền Xô-viết. Nhưng số lượng người lao động trí óc còn tăng nhanh hơn số sinh viên và nhanh hơn rất nhiều số người tốt nghiệp đại học vì một trong những đặc trưng của chế độ Xô-viết (nhất là giai đoạn trước Chiến tranh Thế giới II) là “đề cử”, tức là bổ nhiệm hàng loạt những người không có bằng cấp phù hợp làm những việc đòi hỏi tri thức. Sự gia tăng đột ngột số lượng người có học diễn ra trong những năm 1930, khi chỉ trong một chục năm đã gia tăng gần 300%, riêng số người có bằng đại học và trung học chuyên nghiệp gia tăng 360%. Cú “bùng nổ” thứ hai diễn ra trong những năm 1950–1960, lúc đó trong một số ngành tốc độ phát triển lên đến 100% trong có một chục năm. Cả hai cú nhảy, như sẽ trình bày dưới đây, đều do nhu cầu chính trị - tư tưởng mà ra.
Hầu như tất cả các nhóm nghề nghiệp-xã hội của tầng lớp trí thức đều có tốc độ phát triển nhanh như thế về mặt số lượng, điều đó làm cho nghề nghiệp của nó mất hết ánh hào quang trước đây. Sự phình ra một cách vô giới hạn tầng lớp trí thức (cuối những năm 1980 có 37 triệu chuyên gia, trong đó 16 triệu người tốt nghiệp đại học) dẫn đến hiện tượng là tuy mức độ phát triển khoa học - kĩ thuật và văn hoá - xã hội của Liên Xô thấp hơn so với các nước phát triển ở châu Âu, nhưng lại đứng đầu về số lượng bác sĩ, kĩ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học v.v..., không chỉ về giá trị tuyệt đối mà còn đứng đầu cả về tỉ lệ tính theo đầu người nữa, đồng thời họ lại được trả mức lương thấp nhất, không chỉ về giá trị tuyệt đối mà là thấp nhất nếu so với mức lương trung bình trong cả nước. Trước cách mạng, trái với các quan điểm thịnh hành, chỉ một ít người có học tham gia trực tiếp trong bộ máy quản lí của nhà nước. Nếu tính cả phần lớn số giáo chức, bác sĩ, kĩ sư và đại diện của những ngành nghề thông dụng khác của tầng lớp trí thức phục vụ trong bộ máy nhà nước, nghĩa là thuộc thành phần công chức thì số lượng công chức ở Nga cũng không lớn, đặc biệt là khi so sánh với các quốc gia khác.
Cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII nước Nga có gần 4,7 ngàn quan chức, trong khi nước Anh, với dân số bằng một phần tư nước Nga lại có đến 10 ngàn quan chức. Giữa thế kỉ XVIII, nước Nga có 2051 quan chức tất cả các ngạch bậc (cùng với 5379 nhân viên văn phòng). Năm 1796 có 15,5 ngàn quan chức xếp ngạch, năm 1804 có 13,2 ngàn, năm 1847 có 61,548 ngàn, năm 1857 có 86,066 ngàn (cộng với 32.073 nhân viên văn phòng), năm 1897 có 101,513 ngàn, đầu thế kỉ XX có 161 ngàn (cùng với 385 ngàn nhân viên văn phòng). Năm 1917 bộ máy nhà nước có tổng cộng 576 ngàn nhân viên. Trong khi đó, ở Pháp ngay từ giữa thế kỉ XIX đã có 0,5 triệu viên chức, ở Anh năm 1914 (dân số chỉ bằng một nửa đến ba phần tư nước Nga) lại có 779 ngàn công chức, năm 1900 nước Mĩ có 1275 ngàn công chức (dân số ít hơn 1,5 lần Nga), nước Đức năm 1918 (dân số ít hơn 2,5 lần Nga) có 1,5 triệu công chức. Số công chức “tính theo đầu người” của Nga chỉ bằng một phần tám đến một phần năm bất kì quốc gia châu Âu nào khác. Đặc trưng của chế độ Xô-viết là quá trình quan liêu hoá toàn bộ tầng lớp trí thức. Cùng với việc loại bỏ chế độ quan liêu thực sự (đấy là tầng lớp quan chức có phẩm trật, chức danh được qui định rõ ràng) là quá trình quan liêu hoá toàn bộ xã hội, mặc dù không người nào có phẩm trật, nhưng hầu như tất cả mọi người đều là quan chức, theo nghĩa là đều nằm trong hệ thống các quan hệ xã hội do nhà nước điều khiển và tất cả các lĩnh vực hoạt động về bản chất đều là hoạt động trong bộ máy nhà nước vì không có người sử dụng lao động nào khác. Nếu trước cách mạng bộ máy nhà nước chỉ chiếm chưa đầy một phần tư giới trí thức, thì sau cách mạng đã thu hút phần lớn và đến cuối những năm 1920 (sau khi bãi bỏ NEP) thu hút đến 100%.
Việc nhà nước xã hội chủ nghĩa kiểm soát tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội làm cho bộ máy quản lí phình to chưa từng thấy. Cuối năm 1919, mặc dù đã bị mất mát trong Thế chiến I và nội chiến, lưu vong và bị nước ngoài chiếm đóng các khu vực có hàng triệu người sinh sống, trong 33 tỉnh thuộc phần châu Âu của nước Nga vẫn có đến 1880 ngàn viên chức hạng trung và 480 ngàn viên chức cấp cao (trước cách mạng chỉ có tất cả 576 ngàn). Cuộc điều tra dân số năm 1923 thống kê được 1836 ngàn công chức (chỉ tính các thành phố, không kể vùng nông thôn). Dù đã có nhiều đợt cắt giảm, từ năm 1925 đến năm 1928 số viên chức vẫn tăng từ 1854,6 ngàn lên 2230,2 ngàn người. Nếu trước năm 1917, nước Nga với dân số 167 triệu người nhưng chỉ có chưa đến 0,6 triệu công chức nhà nước, còn Đức với dân số 67,8 triệu người lại có 1,5 triệu công chức thì chỉ mười năm sau ở Đức có 20 công chức trên 1000 dân còn ở Liên Xô là 33. Như vậy nghĩa là trước cách mạng nước ta đứng hạng chót về số công chức “tính trên đầu người” thì sau cách mạng đã giữ vị trí đầu bảng. Ngay từ năm 1923–1924 trong bộ máy nhà nước đã có đến 2000 chức danh, trong khi trước cách mạng chỉ có 600. Vấn đề “cắt giảm” bộ máy được nói đến thường xuyên nhưng không bao giờ có thể tiến gần đến giải pháp vì trong nhà nước xã hội chủ nghĩa đây là vấn đề về nguyên tắc là không giải quyết được. Ồn ào nhất là những chiến dịch với khẩu hiệu theo kiểu: “Từ bàn giấy về xưởng thợ!” diễn ra hồi cuối những năm 1950 đầu 1960. Kế hoạch là tái đào tạo các viên chức thành công nhân và đưa họ về các vùng sâu, vùng xa. Nhưng việc giải tán một loạt bộ, việc sát nhập các cơ quan và hàng loạt biện pháp khác cũng chỉ là trò cười mà thôi. So với năm 1958, năm 1960 bộ máy nhà nước có giảm 6–7%, nhưng đến năm 1963 thì trở lại như cũ và từ đó tiếp tục tăng và năm 1968 đã tăng thêm 30%. Và sau này cũng vậy, cứ sau mỗi đợt “giảm biên chế” là bộ máy nhà nước lại phình ra. Không thể tưởng tượng nổi chế độ Xô-viết mà không có quá trình quan liêu hoá, đấy là cơ sở của chế độ, thiếu nó thì chế độ không thể tồn tại được.
Chất lượng của lực lượng chuyên viên trước cách mạng nói chung là cao vì hệ thống giáo dục của nước Nga thời đó thuộc mẫu hình tốt nhất ở châu Âu. Cụ thể là trước cách mạng, kĩ sư Nga có trình độ văn hoá nói chung cao hơn hẳn các đồng nghiệp nước ngoài vì ở Nga người ta không coi kĩ sư là một “nghề” kiếm cơm hạn hẹp. Giới trí thức do chế độ cộng sản tạo dựng được gọi là “trí thức Xô-viết” nói chung đều có trình độ văn hoá thấp. Chỉ có một số vị trí tinh hoa (thí dụ các nhà khoa học tự nhiên và khoa học chính xác) ít bị nhồi sọ về tư tưởng, là còn giữ được một phần truyền thống của trường phái khoa học Nga, hay trong lĩnh vực kĩ thuật quân sự, đấy là lĩnh vực quyết định trực tiếp sự tồn vong của chế độ cho nên nó phải giữ một số trí thức ở trình độ quốc tế. Toàn bộ khối trí thức còn lại có trình độ thấp, không chỉ so với các chuyên gia trước cách mạng mà còn thấp hơn các đồng nghiệp nước ngoài đương thời với họ. Phần lớn giới trí thức Liên Xô được giáo dục một cách rất hời hợt. Trong những năm 1920–1930 người ta sử dụng rộng rãi phương pháp gọi là “học theo đội”, chỉ cần một sinh viên trả lời đúng là cả nhóm đều được cho qua kì kiểm tra. Các chuyên gia được đào tạo theo kiểu đó, mà đấy lại là những người có trình độ thấp ngay trước khi nhập trường, sẽ không thể nào so sánh được với các trí thức trước cách mạng. Hơn nữa, hệ thống giáo dục, được hình thành và hoạt động dưới sự chỉ đạo của hệ tư tưởng của chế độ, trong trường hợp tốt nhất cũng chỉ có thể cung cấp cho người học những kiến thức cần thiết đủ để thực hiện công tác chuyên môn, đấy là nói những trường đại học nổi tiếng nhất (các trường đại học ở các tỉnh, vừa tầm thường hoá vừa xuyên tạc khái niệm đại học, không có cả khả năng này). Trình độ văn hoá chung, trình độ các môn khoa học nhân văn do hệ thống nhà trường Liên Xô đào tạo không những không đáng phê bình mà còn có hại vì đều không phải là văn hoá thực thụ mà được thay bằng các nguyên tắc đảng. Các môn học nhằm tạo ra trình độ văn hoá nói chung được dạy rất ít. Các trường đại học bách khoa hoàn toàn không có các môn này, trong các trường khoa học nhân văn-xã hội, các môn này cũng được dạy rất ít, ít hơn 2–3 lần thời kì 1940–1950 và không thể nào so sánh được với giai đoạn trước cách mạng. Một vài người còn giữ được truyền thống văn hoá cũ hoàn toàn tan biến trong cái biển người có học nhưng thiếu văn hoá đó. Môi trường trí thức hình thành trong những năm 1920–1930 tiếp tục tự tái tạo lại chính mình về mặt chất lượng. Hình mẫu của người kĩ sư, người bác sĩ... Liên Xô đã được hình thành trong những năm trước Chiến tranh Thế giới II. Trong giai đoạn 1950–1960 những người này chiếm giữ tất cả các vị trí lãnh đạo và thay thế tất cả các giáo chức trước cách mạng còn sót lại và đào tạo ra những người tương tự như mình. Thế là khoảng một phần ba giới trí thức Liên Xô là những người không có trình độ học vấn cần thiết. Trước cách mạng hiện tượng này không có ảnh hưởng lớn đối với trình độ chung của tầng lớp trí thức vì những người đó có trình độ văn hoá không khác biệt lắm với những người được đào tạo chuyên nghiệp (họ cùng sinh ra trong một môi trường và có điều kiện tiếp xúc với nền văn hoá ngay trong gia đình). Các chuyên gia “thực hành” - cử tuyển Liên Xô, vốn xuất thân từ dưới đáy xã hội lại được giáo dục một cách sơ sài trong các trường chuyên nghiệp chính là thành tố góp phần làm giảm trình độ văn hoá của tầng lớp trí thức. Đặc điểm của Liên Xô là càng ngày người ta càng tầm thường hoá lao động trí óc và tầm thường hoá quá trình đào tạo. Người ta đưa vào lĩnh vực lao động trí óc cả những ngành nghề chẳng liên quan gì đến trí thức. Sinh ra hàng loạt chức vụ dường như phải tốt nghiệp đại học hay trung cấp mới làm được và như thế tạo ra các “đơn đặt hàng” giả tạo đối với hệ thống giáo dục. Tư tưởng “xoá nhoà ranh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay” đã được thực hiện theo kiểu người ta đòi phải có bằng cấp ngay cả khi đấy chỉ là một nghề lao động bình thường. Chứng cớ rõ rệt nhất về sự thoái hoá của tầng lớp trí thức trong thời kì Xô-viết là sự xuất hiện và gia tăng tầng lớp gọi là “trí thức - công nhân”, tức là những người có bằng đại học nhưng lại làm việc như công nhân. Hiện tượng bệnh hoạn này là do hệ thống lương bổng quái gở và dư thừa chuyên gia tạo ra (trong khi nhiều vị trí chuyên viên kĩ thuật cần người có bằng đại học lại do những người “thực hành” đảm nhiệm) và được coi là thành tựu chủ yếu của chính sách xã hội của Liên Xô. Tầng lớp này được coi là hiện thân của sự đồng nhất xã hội trong tương lai, là “mầm mống của sự hợp nhất mang tính lịch sử của giai cấp công nhân và tầng lớp trí thức trong tương lai”.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
(Còn 1 kì nữa)
[1] Xem, thí dụ như: Iu. Shreider, Tính hai mặt của những người ra đời trong những năm 1960, Thế giới mới, 1992, số 5; Renata Galseva, Sự hồi sinh của nước Nga “hội” trí thức mới, Thế giới mới, 1992, số 7; Dmitriĭ Likhachëv, Phẩm tính trí thức, Thế giới mới, 1993, số 2; Aleksei Kiva, Intelligentsia trong giờ phút thử thách, Thế giới mới, 1993, số 8; Andrei Bystritsky, Tiến tới một nền hoà bình, Thế giới mới, 1994, số 3; Iu. Kagramanov, Ở buổi giao thời, Thế giới mới, 1994, số 5; Modest Kolerov, Quá trình tự phân tích của giới trí thức như một triết lí chính trị, Thế giới mới, 1994, số 8.
-Sergey Kirilov - Bàn về số phận của tầng lớp có học ở Nga (phấn 2)
3.
Đặc trưng quan trọng của tầng lớp trí thức Nga cũ là tính chất “quí phái” của nó. Trên thực tế trí thức ở Nga chính là tầng lớp quí tộc.
Từ đầu thế kỉ XVIII (80–90% quí tộc xuất hiện trong thế kỉ XVIII–XIX) người ta đã cho rằng quí tộc là tầng lớp thượng lưu, phải bao gồm những người đã tự thể hiện được mình trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau và đã chứng tỏ tài năng của mình so với quần chúng nhân dân (những tính chất được cho là sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau). Trước năm 1845, quân nhân được phong hàm sĩ quan, quan chức dân sự từ bậc 8 trở lên (từ bậc 14 đến bậc 9 được phong quí tộc một đời) cũng như những người được gắn bất kì loại mề đay nào đều được phong tước quí tộc cha truyền con nối. Trình độ học vấn đóng vai trò quyết định trên con đường hoạn lộ. Như vậy là, gần như tất cả những người có học, không phụ thuộc vào thành phần xuất thân, đều trở thành quí tộc, ban đầu là quí tộc một đời và sau này có thể trở thành quí tộc cha truyền con nối và trên thực tế tầng lớp thượng lưu chính là tầng lớp có học.
Đặc trưng quan trọng của tầng lớp trí thức Nga cũ là tính chất “quí phái” của nó. Trên thực tế trí thức ở Nga chính là tầng lớp quí tộc.
Từ đầu thế kỉ XVIII (80–90% quí tộc xuất hiện trong thế kỉ XVIII–XIX) người ta đã cho rằng quí tộc là tầng lớp thượng lưu, phải bao gồm những người đã tự thể hiện được mình trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau và đã chứng tỏ tài năng của mình so với quần chúng nhân dân (những tính chất được cho là sẽ được truyền lại cho các thế hệ sau). Trước năm 1845, quân nhân được phong hàm sĩ quan, quan chức dân sự từ bậc 8 trở lên (từ bậc 14 đến bậc 9 được phong quí tộc một đời) cũng như những người được gắn bất kì loại mề đay nào đều được phong tước quí tộc cha truyền con nối. Trình độ học vấn đóng vai trò quyết định trên con đường hoạn lộ. Như vậy là, gần như tất cả những người có học, không phụ thuộc vào thành phần xuất thân, đều trở thành quí tộc, ban đầu là quí tộc một đời và sau này có thể trở thành quí tộc cha truyền con nối và trên thực tế tầng lớp thượng lưu chính là tầng lớp có học.
Như vậy là, dù xuất thân khác nhau, cho đến giữa thế kỉ XIX tầng lớp trí thức chính là giới thượng lưu. Sau này, do hệ thống trường học và chức vụ đòi hỏi phải có học vấn tăng lên nhanh chóng, tầng lớp quí tộc vẫn được bổ sung bằng con đường này nhưng tiêu chuẩn phong quí tộc đã được nâng lên (từ năm 1845 chỉ những người có cấp bậc thiếu tá trở lên hay quan chức dân sự bậc 5 trở lên mới được phong cấp quí tộc cha truyền con nối, còn giới quân nhận bậc 14 đến 9 và dân sự bậc 9 đến 6 chỉ được phong quí tộc một đời mà thôi; từ năm 1856 trở đi thì phải là đại tá (bậc 6) hay quan chức bậc 4 trở lên mới được phong cấp quí tộc cha truyền con nối), như vậy là giai đoạn này có một số trí thức không nằm trong tầng lớp thượng lưu. Ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nếu cho rằng tầng lớp trí thức chiếm 2–3% dân số, trong khi quí tộc (kể cả quí tộc một đời chiếm 1,5%) nghĩa là đa số trí thực thuộc tầng lớp thượng lưu (75% số đó phục vụ trong bộ máy nhà nước). Địa vị xã hội và uy tín của tầng lớp trí thức, trong điều kiện như thế, phải nói là rất cao. Không có nước châu Âu nào mà người lao động trí óc (đặc biệt là đối với tầng lớp thấp) lại có địa bị xã hội cao đến thế. Mặc dù từ giữa thế kỉ XIX danh hiệu quí tộc không còn đóng vai trò đáng kể trong cuộc sống của con người, nhưng về mặt tâm lí, có chân trong tầng thượng lưu giúp người ta dễ dàng giữ được sự độc lập về mặt tinh thần, dễ dàng nhận thức được giá trị của chính mình. Quan niệm của một thời chưa xa, khi một người có học tự đồng nhất mình với giới thượng lưu đã để lại dấu ấn “cao thượng” lên toàn bộ lĩnh vực hoạt động trí thức.
Một khi đã tham gia vào đội ngũ “đẳng cấp có học”, một người không xuất thân từ tầng lớp quí tộc, ngay cả khi người đó không được chính thức phong tước (đầu thế kỉ XX chức tước chỉ còn danh nghĩa), cũng tự cảm thấy mình đã thuộc về “đẳng cấp cao”. Và người đó có đủ cơ sở để coi mình là người như thế, vì, dù có sự khác nhau rất lớn giữa một giáo sư đại học và một ông giáo làng, giữa một luật sư ở thủ đô và anh thư kí quèn tỉnh lẻ, giữa một viên tướng tháp tùng hoàng thượng và một viên sĩ quan nghèo thì tất cả bọn họ cũng chỉ chiếm từ 2 đến 3 phần trăm dân số mà thôi. Đương nhiên là tất cả trí thức đều được dân chúng coi là “quí ông”, đấy chính là sự khác biệt giữa họ với tuyệt đại bộ phận dân chúng còn lại.
Nguyên tắc kết nạp các thành viên mới vào tầng lớp tinh hoa trí thức của nước Nga chứa đựng các thành tố tốt nhất của truyền thống châu Âu và phương Đông, tức là bao gồm cả nguyên tắc cha truyền con nối của giai tầng có học, đặc quyền đặc lợi và thu nạp những người có khả năng và có các ưu điểm cá nhân tương xứng. Bên cạnh việc tuyệt đại đa số thành viên của tầng lớp trí thức Nga là những người đã giành được địa vị do những đóng góp của chính mình thì con cái của họ được thừa kế danh hiệu của cha mẹ mình và được ở lại trong giai tầng này. Đến đầu thế kỉ XX, 50–60% thành viên của tầng lớp trí thức xuất thân từ chính môi trường này, nhưng như đã nói hai phần ba cho đến ba phần tư là quí tộc cha truyền con nối hay quí tộc một đời, nhưng cha mẹ đa số người trong bọn họ lại không phải là quí tộc. 30,7% quan chức dân sự, 51,2% sĩ quan, 25,6% học sinh trung học, 22,8% sinh viên xuất thân từ tầng lớp quí tộc (năm 1897). Ngay trước cách mạng tỉ lệ quí tộc trong các thành phần này còn ít hơn. Như vậy nghĩa là đa số trí thức được sinh ra ngay trong tầng lớp này và họ giữ được truyển thống văn hoá của môi trường đã sinh ra mình. Ảnh hưởng của môi trường này lên các “ma mới” mạnh đến nỗi thường thì ngay trong thế hệ đầu tiên ranh giới văn hoá giữa họ và những người “thừa kế” “đẳng cấp có học” đã bị xoá nhoà. Vì việc xây dựng tầng lớp trí thức Xô-viết diễn ra dưới chiêu bài tạo ra “sự đồng nhất trong xã hội”, chế độ cộng sản cố tình tạo ra tầng lớp trí thức có thành phần hoàn toàn xác định; họ dành cho công việc này sự chú ý đặc biệt, nhiều khi còn coi đấy là việc làm có ý nghĩa tự thân nữa. Lí tưởng là có được một tầng lớp trí thức (cho đến khi nó biến mất hẳn) xuất thân hoàn toàn từ “công - nông”, làm sao để mỗi thế hệ trí thức đều là trí thức thuộc “thế hệ đầu tiên”. Nhưng nhiệm vụ thực tế hơn là làm sao trong mỗi thế hệ, tỉ lệ những người xuất thân từ tầng lớp trí thức không vượt quá tỉ lệ của trí thức so với dân chúng nói chung. Nhiệm vụ điều tiết thành phần trí thức được tiến hành theo một số hướng như sau.
Trước hết là thực hiện việc điều tiết thành phần học sinh bằng cách giành ưu tiên cho con em “công - nông” và hạn chế quyền đi học của con em tầng lớp trí thức. Ngay từ năm 1918 người ta đã thông qua một đạo luật vô tiền khoáng hậu, cho phép người thuộc mọi trình độ học vấn, thậm chí không cần trình độ gì, cũng được quyền học đại học và với khẩu hiệu “chinh phục trường đại học”, người ta đã đưa hàng loạt “công nhân đứng máy” vào thẳng đại học. Năm 1921 người ta lại đưa ra “nguyên tắc giai cấp” trong việc tiếp nhận vào đại học nhằm hạn chế tối đa việc nhận con em tầng lớp trí thức vào các trường đại học. Các phương pháp gọi là “giới thiệu”, “cử tuyển”... cũng được áp dụng một cách rộng rãi. Nhằm ngăn chặn, không cho con em tầng lớp có học trở thành ngay cả những thành viên thấp nhất của tầng lớp trí thức, người ta không những không cho họ học đại học mà còn không cho học trong các trường trung học nữa. Chỉ có con em các chuyên gia đặc biệt tin cậy, đây là những trường hợp ngoại lệ, mới được học trong các trường đại học. Đấy là những người được coi là đại diện của “tầng lớp trí thức công nông”. Cuối những năm 1920, trùng hợp với các phiên toà xét xử giới trí thức, “quan điểm giai cấp” càng được nhấn mạnh, đây cũng là lúc số lượng sinh viên gia tăng đột biến. Mãi đến năm 1932, các kì thi tuyển sinh đại học mới được tổ chức. “Nguyên tắc giai cấp” chỉ được bãi bỏ vào khoảng giữa những năm 1930, đấy là lúc các thí sinh, con em của những người “vô sản” và được “cử tuyển” vào đại học trong những năm sau cách mạng đã chiếm một số lượng đáng kể. Những người này tạo thành một nhóm mới, được chế độ đối xử khoan dung hơn: người ta cho rằng “tầng lớp trí thức Xô-viết hậu sinh”, tức là con em của những người nhờ cách mạng và chế độ mà trở thành có học và là thành viên của tầng lớp trí thức mới, sẽ trung thành và không cần kìm kẹp quá mức. Nhưng công nông vẫn được ưu tiên như cũ. Hệ tư tưởng của chế độ luôn luôn cho rằng về nguyên tắc, việc gia tăng số trí thức mới xuất thân ngay cả từ tầng lớp có học do chính chế độ tạo ra là không thể chấp nhận được. Trong những năm 1950, khi xu hướng như thế bắt đầu xuất hiện, người ta đã định quay trở lại với cách làm của những năm 1920–1930. Trong năm 1958 đã thông qua qui định, theo đó những người đã từng tham gia sản xuất, “có thâm niên” sản xuất trên hai năm được ưu tiên khi thi vào đại học, qui định này được áp dụng trong suốt thời gian cầm quyền của Khrushchev. Trên thực tế những người có “thâm niên” chi cần đăng kí là được, kì thi chỉ mang tính hình thức vì trong kế hoạch họ chiếm đến 80% số sinh viên mới. Nhưng việc này đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng, chính quyền Xô-viết đành phải từ bỏ việc đột phá “sự xoá bỏ ranh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay”. Lúc đó, theo mô hình của những năm 1920, người ta lại cho tái lập các khoa gọi là “rabfak” (khoa dự bị dành cho công nhân) và hệ thống ưu tiên ưu đãi bất thành văn dành cho những người xuất thân công - nông vẫn tồn tại cho đến tận ngày tàn của chế độ; những người đã kinh qua sản xuất cũng được ưu tiên đáng kể, họ chỉ phải trải qua các kì thi đặc biệt, với điểm đầu vào rất thấp, còn những người đã qua rabfak thậm chí còn không phải thi. Cách làm này đã được báo chí và các công trình khoa học ủng hộ (một trong những đề tài nghiên cứu xã hội học được ưa chuộng là nghiên cứu thành phần sinh viên như tác nhân của “tính đồng nhất của xã hội Xô-viết”).
Kết quả là, ngay sau cách mạng số sinh viên xuất thân từ thành phần có học còn chiếm đến hai phần ba thì chỉ vài năm sau đã giảm đi nhanh chóng. Năm 1923 số thí sinh xuất thân từ thành phần có học dự thi lần đầu chỉ còn chiếm một nửa. Cuối những năm 1920, đầu những năm 1930 số sinh viên xuất thân từ tầng lớp trí thức chỉ còn chiếm từ 20 đến 30% (trong một số trường, đặc biệt là các trường kĩ thuật đôi khi chỉ chiếm dưới 10%), học sinh các trường trung cấp chiếm từ 10–15%. Cần nói thêm rằng trong các lớp ban đêm và tại chức tỉ lệ các sinh viên xuất thân từ tầng lớp trí thức chỉ bằng một nửa hoặc một phẩn ba . Cuối những năm 1930, vì những lí do như đã trình bày, số sinh viên xuất thân từ tầng lớp trí thức chiếm đến 40%, còn trong những năm 1940–1950 được nâng lên thành 50–60%, nhưng sau khi những ưu tiên ưu đãi cho những người có “thâm niên” và các khoa “rabfak” được tái lập thì số này chỉ còn 40–45% và trong những năm 1970 chiếm không quá 50%. Từ cuối những năm 1960 đến cuối những năm 1970, số sinh viên nhập học xuất thân từ tầng lớp trí thức đã giảm 10% (từ 55 xuống còn 45%). Trong số những người tốt nghiệp các trường trung học chuyên nghiệp, đã nắm giữ các vị trí chuyên viên kĩ thuật hoặc các nghiệp vụ trí thức được ưa chuộng khác, những người xuất thân từ tầng lớp trí thức chỉ chiếm 20%.
4.
Về mặt xã hội - tâm lí và văn hoá - lịch sử, người ta chia tầng lớp trí thức giai đoạn chính quyền Xô-viết thành ba nhóm: 1. những người thuộc tầng lớp trí thức cũ và con em họ, đấy là những người còn giữ được truyền thống; 2. những người trí thức cha truyền con nối của chế độ (con cháu những người thuộc thành phần trí thức sau cách mạng); 3. trí thức Xô-viết thế hệ thứ nhất. Diện mạo của tầng lớp trí thức trong những giai đoạn khác nhau của chế độ Xô-viết được quyết định chủ yếu bởi tương quan lực lượng của ba nhóm này. Mặc dù đã thi hành một số biện pháp, chính quyền Xô-viết không thể hoàn thành ngay được các nhiệm vụ đã đặt ra trong việc điều tiết thành phần giới trí thức. Các cố gắng mang tính quyết định được thực hiện trong những năm 1920–1930. Trong năm 1929 gần 60% trí thức vẫn là những trí thức cũ hoặc con em họ. Nhưng đến cuối những năm 1930 số này chỉ còn chiếm 20–25%. Loại bỏ hoàn toàn giới trí thức cũ là việc bất khả thi vì muốn sống còn chế độ phải giữ, dù ở mức tối thiểu, một số người có văn hoá thực sự. Người ta buộc phải để cho con em giới trí thức bổ sung vào thế hệ trí thức mới, ngoài ra con em trí thức cũ cũng có thể nhập học sau khi đã trải qua một thời gian lao động nhất định. Nhưng những mất mát mà tầng lớp trí thức cũ phải gánh chịu do bị đàn áp và lưu vong là không thể phục hồi được. Tỉ lệ của những người xuất thân từ tầng lớp trí thức cũ giảm đi nhanh chóng và sau Thế chiến II thì chỉ còn chiếm chưa đến 10% số trí thức nói chung.
Nhóm thứ hai xuất hiện vào cuối những năm 1930, nhưng còn ít, phải đến sau Thế chiến II mới có sự bùng nổ về số lượng. Đến đầu nhũng năm 1960 nhóm này chiếm từ 20 đến 25% số trí thức nói chung. Và không phải vô tình mà trong thời gian này, khi cháu của thế hệ trí thức Xô-viết thứ nhất đến tuổi vào đại học, đấy là lúc chế độ phải đối mặt với một tương lai hoàn toàn không dễ chịu chút nào, tức là trong tương lai gần sẽ có tầng lớp trí thức đông đảo thuộc thế hệ thứ ba (điều này mâu thuẫn với cả các quan điểm về xã hội học và tư tưởng của nó). Người ta lại thực hiện một chiến dịch bài trí thức. “Quan điểm giai cấp”, giống như hồi những năm 1920-1930, lại giữ thế thượng phong. Từ những năm 1960, khi số lượng con em những người trí thức Xô-viết tham gia vào hàng ngũ trí thức càng gia tăng thì tỉ lệ những người xuất thân từ tầng lớp trí thức có tăng lên (khoảng 30%) và đến những năm 1980 thì đạt con số 35–45%. Kết quả của các biện pháp này là người ta đã ngăn chặn được đà gia tăng tỉ trọng của tầng lớp trí thức cha truyền con nối.
Tuy không giảm được tỉ lệ trí thức xuất thân từ tầng lớp có học trong thành phần trí thức xuống ngang bằng với tỉ lệ của tầng lớp trí thức so với dân số nói chung, nhưng người ta đã thực hiện được nhiệm vụ là tạo ra một tầng lớp trí thức mới đặc biệt, gọi là “trí thức Xô-viết”: ba phần tư giới trí thức là những người thuộc thế hệ đầu tiên, có trình độ văn hoá chẳng hơn gì trình độ của quần chúng nói chung. Tương quan lực lượng đó được giữ bằng cách gia tăng thật nhanh số lượng trí thức thuộc thế hệ thứ nhất. Nhóm trí thức thứ ba đạt tỉ lệ cao nhất vào cuối những năm 1930, đầu những năm 1940 (từ 80 đến 90%), sau đó vì sự gia tăng của nhóm thứ hai, tỉ lệ của nó có giảm dần một cách chậm chạp. Nhưng nhờ việc kiểm soát thành phần sinh viên, chế độ vẫn tiếp tục bảo đảm cho nhóm này giữ được số lượng vượt trội cho đến ngày cuối cùng, tức là giữ được diện mạo của tầng lớp trí thức Xô-viết: trí thức một đời. Chỉ có các tầng lớp tinh hoa (giới hàn lâm, văn nghệ sĩ) là có tỉ lệ những người xuất thân cha truyền con nối cao hơn mà thôi,
Kết quả là những người trí thức đã đánh mất khái niệm về lòng tự trọng cá nhân và đoàn thể của mình và không còn mối liên hệ nào với giới quyền uy cũ (nơi những khái niệm như thế tự động xuất hiện). Nó lại không có khả năng tạo ra được những khái niệm mới vì trong xã hội Liên Xô tầng lớp trí thức không những không phải là tầng lớp đặc quyền đặc lợi mà ngược lại, còn bị coi là tầng lớp bất toàn về mặt xã hội, là “giai tầng” tạm thời và không đáng tin, là đối tượng để quần chúng công nông giáo dục về mặt tư tưởng nữa. Trước cách mạng điều kiện vật chất của tầng lớp trí thức nói chung là có thể chấp nhận được. Ít nhất, nó cũng tương xứng với vị trí xã hội mà tầng lớp này nắm giữ. Nói cho ngay, trí thức không phải là những người giầu có, đa số không có sở hữu đất đai hay bất động sản nào khác. Cho đến đầu thế kỉ XX, 60% những người giữ các chức vụ cao trong bộ máy nhà nước (quan chức bậc 1–4) không có bất động sản, 95% sĩ quan không có bất động sản. Nhưng tiền lương và thu nhập của những người lao động trí óc là khá cao, cao gấp vài lần thu nhập của người lao động chân tay. Lương của một kĩ sư trong bộ máy nhà nước là gần 2 ngàn rub, trong doanh nghiệp tư nhân là 3 ngàn rub trở lên, bác sĩ – 1,5 ngàn rub, giáo viên trung học – từ 900 đến 2500 rub, sĩ quan cấp thấp – 660 đến 1260 rub, nghệ sĩ – 1200 đến 1800 rub, luật sư – 2 đến 10 ngàn rub, giáo sư đại học – 3 đến 5 ngàn rub. Thu nhập của các hoạ sĩ, nghệ sĩ, luật sư, giáo sư nổi tiếng và những người lãnh đạo trong cách ngành vận tải và công nghiệp có thể tới 12 ngàn rub, hoặc hơn. Năm 1913 thu nhập trung bình của một công nhân là 258 rub một năm, trong khi của trí thức là 1058 rub (những người làm trong ngành kĩ thuật là 1462 rub). Chỉ những tầng lớp thấp như giáo viên tiểu học, y tá... mới có thu nhập ngang bằng với quần chúng nhân dân nói chung mà thôi. Sau thời gian phục vụ nhất định họ còn được nhận lương hưu bằng đúng mức lương khi còn làm việc. Như vậy nghĩa là, phúc lợi vật chất của một người trung bình trong “giới có học” tạo điều kiện cho anh ta giữ được uy tín của mình và đáp ứng được quan niệm về vai trò của giai tầng này trong xã hội. Địa vị của tầng lớp trí thức Xô-viết tương đương với thu nhập của chính họ. Ngay sau cách mạng, tức là trong những năm 1920 thu nhập trung bình của tầng lớp trí thức chỉ bằng, thậm chí thấp hơn, thu nhập của công nhân (trước cách mạng cao hơn 4 lần). Một số chuyên gia trong lĩnh vực công nghiệp nặng và các nhà khoa học đầu đàn là những ngoại lệ, người ta biện hộ rằng đấy là do sự thiếu hụt nghiêm trọng các chuyên gia loại này. Không kể các điều kiện về nhà ở và các điều kiện khác, riêng thu nhập của tầng lớp trí thức đã giảm đến 4–5 lần. Các chuyên gia bậc trung và bậc cao là những người bị thiệt thòi nhất (nếu các giáo viên tiểu học được nhận đến 75% mức lương trước cách mạng thì giáo sư và giảng viên đại học chỉ được nhận 20% mức lương thời trước cách mạng, ngay cả đến cuối những năm 1920 lương bổng của các nhà khoa học cũng chưa bằng 45% thời trước cách mạng). Trước cách mạng, giáo sư có mức lương gấp 15,4 lần lương công nhân, cuối những năm 1920 chỉ còn gấp 4,1 lần).
Cùng với quá trình “vô sản hoá” và “Xô-viết hoá” tầng lớp trí thức, cuối những năm 1930 người ta cho rằng có thể nâng cao phúc lợi cho nó, nhưng nên nhớ rằng lương của những người lao động trí óc trong nhiều lĩnh vực còn thấp hơn lương của công nhân công nghiệp, nhưng ít nhất lương của các kĩ sư và kĩ thuật viên cũng cao gấp đôi lương công nhân, còn lương của các cộng tác viên khoa học thì cao hơn khoảng một phần ba. Nhưng sau này, thu nhập tương đối của những người lao động trí óc đã sụt giảm liên tục, quá trình này không hề có điểm dừng và diễn ra đặc biệt nhanh trong những năm 1950–1960, lúc đó lương của những người lao động trí óc thuộc mọi lĩnh vực đều thấp hơn lương công nhân. Đầu những năm 1970, ngay các nhà khoa học cũng có mức lương thấp hơn công nhân và đến giữa những năm 1980 thì đến lượt các kĩ thuật viên trong lĩnh vực công nghiệp, đây là nhóm giữ được lâu nhất sự bình đẳng với giai cấp công nhân về mặt lương bổng.
Nếu tính thêm việc các quĩ gọi là “phúc lợi xã hội” cũng được tái phân phối theo hướng có lợi cho công nhân, thì cho đến những năm 1980 mức sống của tầng lớp trí thức chỉ bằng một nửa hoặc 40% mức sống của công nhân (lương của phần lớn bác sĩ, giáo viên, cán bộ văn hoá chỉ bằng một phần tư đến một phần ba lương của công nhân mà thôi). Thế mà trong các tác phẩm viết về xã hội học người ta lại nhấn mạnh “xu hướng tích cực” của quá trình này, coi đó là “một trong những khía cạnh chủ yếu của quá trình tiến đến một xã hội đồng nhất”. Như vậy nghĩa là sự phân tầng về thu nhập của những người lao động trí óc và lao đông chân tay không những đã bị cào bằng mà còn bị đảo ngược, kết quả là so với thới kì trước cách mạng, mức sống của tầng lớp trí thức đã suy giảm đến hơn mười lần.
Như vậy là, nhìn từ phía nào ta cũng thấy sự cách biệt to lớn đến mức chẳng thể nào phục hồi lại được vị trí của giới trí thức hiện đại. Tầng lớp trí thức, do chế độ Xô-viết xây dựng lên, ở một số khía cạnh nào đó, là một hiện tượng có một không hai. Khác với các nước khác và khác với nước Nga trước cách mạng, nơi tầng lớp trí thức hình thành một cách tự nhiên, ở Liên Xô nó được tạo dựng một cách nhân tạo, mà lại được tạo dựng chủ yếu từ một loại vật liệu không phù hợp. Tầng lớp này còn được coi là một hiện tượng tạm thời, sẽ phải “cáo chung” trong một tương lai không xa. Xã hội với một “tầng lớp có học” có chất lượng, qui chế và địa vị như thế thì không thể có đủ sức cạnh tranh và nhất định sẽ bị thoái hoá. Sự thoái hoá của của tầng lớp trí thức là không thể tránh khỏi vì chế độ Xô-viết là chế độ được xây dựng trên nguyên tắc phản-chọn-lọc. Nó không chỉ tiêu diệt những người ưu tú nhất, mà (điều này còn quan trọng hơn) còn liên tục cất nhắc những kẻ tồi tệ nhất. Quá trình chọn lựa kéo dài hơn một nửa thế kỉ những kẻ xấu xa nhất đã dẫn đến kết quả là không những nhóm lãnh đạo chính trị chóp bu mà cả ở những nấc thang thấp hơn của kim tự tháp quyền lực đều chỉ là những kẻ chẳng ra gì. Đấy là lí do vì sao chế độ Xô-viết về nguyên tắc là không thể thay đổi được, ngay cả trong trường hợp tầng lớp lãnh đạo cao nhất của nó bị loại bỏ.
Sự phát triển thành công của bộ máy nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào quá trình “phối kết hợp” tầng lớp tinh hoa trí thức với tầng lớp tinh hoa quản lí - chính trị, nói một cách đơn giản hơn là xã hội có biết cách sắp xếp địa vị xã hội cho từng người phù hợp với khả năng trí tuệ của anh ta hay không (I. Ilin gọi là “tư tưởng phẩm hàm”), nghĩa là bảo đảm việc thăng cấp cho những người, nếu không phải là tài năng nhất thì ít nhất cũng là những người có học vấn cao nhất. (Nếu tài năng có thể được đánh giá một cách chủ quan thì xã hội nào cũng có các tiêu chí khách quan để đánh giá trình độ học vấn, và có thể dựa vào việc các tiêu chí này quan trọng đến mức nào đối với sự nghiệp công chức mà đánh giá [trình độ] tổ chức của xã hội đó). Nếu tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí trước cách mạng bao gồm những người được giáo dục và có học vấn tốt nhất trong thời đại của mình và tầng lớp tinh hoa chính trị trong các nước châu Âu ngày nay cũng bao gồm chủ yếu là những người đã tốt nghiệp các trường đại học uy tín nhất thì ở Liên Xô bức tranh hoàn toàn ngược lại: tầng lớp lãnh đạo chính trị cao nhất gần như là những người có trình độ học vấn - văn hoá kém nhất trong số những người lao động trí óc. Mặc dù nước ta có một số trường đại học có chất lượng cao (cứ cho là so với bối cảnh chung của các trường đại học Liên Xô), nhưng hiếm khi những người tốt nghiệp các trường như thế được tham gia vào tầng lớp tinh hoa trong lĩnh vực quản lí. Tầng lớp quản lí thường chỉ bao gồm những người tốt nghiệp các trường đại học tỉnh lẻ cộng với Trường Đảng cao cấp, nghĩa là những trường đại học có trình độ văn hoá thấp nhất. Sự kiện là trình độ học vấn và văn hoá của các cán bộ trong bộ máy của Đảng (nomenclature) thấp hơn trình độ của giới trí thức nói chung đã dẫn đến sự đối lập “quan chức – trí thức” mà ai cũng biết (trước cách mạng không có chuyện như thế vì trình độ văn hoá của đội ngũ lãnh đạo cao cấp bao giờ cũng cao hơn mức trung bình của tầng lớp trí thức lúc đó). Bộ máy quản lí thời Khrushchev và quan điểm đối với chính sách trong lĩnh vực khoa học và giáo dục đã có ảnh hưởng cực kì tai hại đối với chất lượng và vị trí của giới trí thức. Đây là giai đoạn mà sự tầm thường hoá giáo dục đại học đạt đến đỉnh điểm: hàng chục trường đại học không đủ điều kiện đã được thành lập. Số lượng sinh viên tăng đột biến trong những năm 1960 và chất lượng của nó cũng suy giảm tương ứng. Đây chính là giai đoạn hình thành cơ sở cho việc “sản xuất thừa” các chuyên gia, mà biểu hiện trầm trọng nhất diễn ta trong những năm 1980. Kết quả và quá trình bành trướng số người lao động trí óc trong giai đoạn này đã dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng uy tín của lao động trí óc và phúc lợi của những người làm việc trong các lĩnh vực này so với những người lao động khác. Những năm đó đã tạo ra những hậu quả năng nề nhất đối với tương lai của khoa học. Việc mở rộng như vũ bão biên chế các viện nghiên cứu khoa học, cũng như gia tăng theo cấp số nhân các viện đó đã dẫn tới kết quả là những người mà trong điều kiện bình thường không thể có hi vọng và phần lớn không hề nghĩ đến việc nghiên cứu khoa học cũng trở thành cộng tác viên khoa học. Những người bước chân vào khoa học trong những năm 1960, bước chân vào khoa học trong giai đoạn “tổng động viên” đó là lực lượng bổ sung tồi tệ nhất. Đến những năm 1980 họ đã trở thành gánh nặng, và vì thế mà những dự định cải cách lúc đó không thể nào thoát ra được. Hơn thế nữa, do quá trình thay đổi thế hệ, lúc đó họ đã chiếm giữ hầu hết các vị trí lãnh đạo trong khoa học và thực hiện chính sách cán bộ trong lĩnh vực này theo đúng bản chất của chính mình.
Một sự kiện nữa, mang tính quyết định đối với quá trình suy giảm chất lượng của tầng lớp trí thức trong những năm 1960 so với những năm 1950, là lúc đó đã không còn các chuyên gia thế hệ trước cách mạng, không còn những người có học vấn thực sự nữa. Và như thế nghĩa là đã không còn tiêu chí đánh giá học vấn chân chính nữa, người trí thức Xô-viết đã trở thành tiêu chuẩn tuyệt đối.
Tình cảnh đáng thương và vị trí của tầng lớp trí thức hiện nay đã được quyết định ngay từ cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980. Ngay từ lúc đó, việc thoái hoá toàn diện của nó đã là sự kiện nhãn tiền rồi. Lúc đó đã xuất hiện khá nhiều tác phẩm sách báo nói về vấn đề trí thức và tương lai của tầng lớp này. Quan điểm của các tác giả có thể qui về những điểm chính sau: 1. càng ngày trí thức càng gần gũi với công nhân, nghĩa là đang xảy ra hiện tượng hội nhập hai giai tầng này với nhau, 2. hầu hết các gia đình là pha tạp về mặt xã hội, 3. tầng lớp trí thức không tự tái sản xuất mà mỗi thế hệ lại được bổ sung từ thành phần công nhân và nông dân, 4. tính chất công việc do trí thức và công nhân thực hiện chứng tỏ sự xoá nhoà danh giới giữa lao động trí óc và lao động chân tay. Từ đó người ta rút ra kết luận về chiến thắng hoàn toàn và trong tương lai không xa của chế độ Xô-viết trong sự nghiệp tạo dựng nên một xã hội đồng nhất.
Không đi sâu vào những sự thổi phồng và xuyên tạc đặc trưng cho những tác phẩm kiểu này, nhưng phải công nhận rằng những bản tin chiến thắng của các nhà xã hội học Xô-viết phản ánh được một phần sự thật. Chế độ Xô-viết, sau hàng chục năm phấn đấu, đã gần đạt được thành công trong việc loại bỏ tầng lớp trí thức, như một hiện tượng xã hội đặc thù, như một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh, với sự tự nhận thức mang tính đặc thù; hoàn toàn loại bỏ được đặc trưng mang tính thượng lưu của nó và xoá bỏ được sự khác biệt về trình độ học vấn và vốn văn hoá giữa nó với đám quần chúng nhân dân nói chung.
*
Nhưng khi đã có người đặt vấn đề về địa vị của những người có học thì có nghĩa là một bộ phận của giới trí thức đã có sự tự nhận thức và quan tâm đến ý tưởng về việc khôi phục địa vị của của mình trong xã hội. Tương lai sẽ ra sao? Quá trình phục hưng giới trí thức của nước ta phụ thuộc vào hai điều kiện: 1. khả năng của nhà nước trong việc bồi dưỡng một thế hệ trí thức mới (ít nhất là tạo điều kiện cho nó) và sử dụng một cách đúng đắn những người trí thức hiện có và 2. sự hiện diện của một nhà nước quan tâm đến vấn đề này. Khó có thể tạo được tầng lớp trí thức có chất lượng cao nếu chính quyền ở đó không hướng tới một vai trò độc lập, then chốt trên trường quốc tế hoặc không coi giá trị tự thân của nền văn hoá dân tộc là kim chỉ nam cho hoạt động của mình. Các trí thức trong nhà nước như thế (ngay cả những người có trình độ cao nhất) sẽ không gắn kết con đường công danh, không gắn kết thành tựu của mình với thành tựu của đất nước và địa vị của quốc gia mà ngược lại, họ sẽ tìm cách hoà nhập vào đội ngũ những người có học của các quốc gia có “uy tín” hơn.
Nếu chính phủ ngang tầm với những nhiệm vụ đặt ra với nó và quan tâm tới việc tạo dựng một tầng lớp trí thức thực sự có giá trị thì nó sẽ phải giải quyết một loạt vấn đề. Tầng lớp có học hiện nay đang ở trong tình trạng là ngay cả nhận dạng các thành viên của nó cũng là một việc rất khó. Nếu coi đấy là tầng lớp tinh hoa của xã hội thì không chỉ những tầng lớp lao động trí óc cấp thấp (khi so sánh về trình độ học vấn và văn hoá với quần chúng nhân dân nói chung, như vẫn thường xảy ra trong các nước châu Âu) mà cả phần lớn thành viên của các nhóm có học, tuy vẫn là tinh hoa theo quan điểm của châu Âu, cũng sẽ bị ra rìa vì sự hiểu biết và văn hoá không phù hợp với tiêu chuẩn chung. Không nghi ngờ gì rằng một số lượng rất lớn những người được gọi là “kỹ giả”[1] ngu dốt và vô năng do chế độ Xô-viết nặn ra sẽ bị mất việc nếu người ta thực sự đoạn tuyệt với cách làm trong thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những người này sẽ nằm bên ngoài tầng lớp trí thức, vì vậy họ sẽ tìm mọi cách kháng cự và tìm mọi cách bảo vệ các tiêu chuẩn đào tạo và trình độ văn hoá phù hợp với chính họ. Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy rằng những người có năng lực cũng khó có thể tìm được vị trí xứng đáng trong bộ máy công quyền vì chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc sử dụng những người như thế.
Về nguyên tắc, con số không lớn các nhà trí thức đáp ứng được vai trò của họ có thể được bù đắp bằng cách đưa những người đó vào những lĩnh vực hoạt động quan trọng nhất của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho họ chiếm lĩnh những vị trí phù hợp. Nhưng thực tiễn quá trình tuyển lựa hiện nay cho thấy còn xa mới đạt được điều kiện như thế vì trong lĩnh vực nhà nước thì các tiêu chuẩn chính trị đang giữ thế thượng phong, còn trong lĩnh vực kinh doanh (trong điều kiện bình thường thì cơ chế chọn lọc tự nhiên sẽ hoạt động một cách hữu hiệu), thì do đặc điểm mafia và những dây mơ dễ má với chính quyền của các “doanh nghiệp” của chúng ta mà tiêu chuẩn “quen biết” lại đóng vai trò chủ đạo.
Mặc cho tính chất phi tự nhiên của tầng lớp trí thức Xô-viết nói chung, trong thành phần của nó vẫn còn, thậm chí đã hình thành những nhóm với các thành viên có phẩm chất tốt hơn. Đấy trước hết là những người làm trong lĩnh vực hàn lâm và kĩ thuật quân sự. Trong các ngành này, như mọi người đầu biết, năng lực trí tuệ của chúng ta vẫn đứng ngang tầm quốc tế, ít nhất là trong lĩnh vực chuyên môn. Vì nhiều lí do (một số, do được đặc biệt chú ý và quan tâm, số khác, ngược lại, đứng “cách rất xa” con đường xây dựng chủ nghĩa cộng sản) những người này thoát khỏi được sự kiểm soát gắt gao về mặt tư tưởng và vẫn giữ gìn được các nét đặc trưng của tầng lớp trí thức tinh hoa. Tầng lớp này còn có một đặc điểm nữa là có khả năng “tái sản xuất” rất cao. Nói chung có chưa đến một nửa chuyên viên xuất thân từ tầng lớp có học nói chung (đặc biệt là các cán bộ kĩ thuật trong các xí nghiệp) thì có đến 60% chuyên viên các phòng thiết kế, 70% chuyên viên các viện nghiên cứu chuyên ngành và hơn 80% cộng tác viên các viện nghiên cứu mang tính hàn lâm xuất thân từ tầng lớp có học. Họ cũng còn giữ được một vài truyền thống của tầng lớp trí thức trước cách mạng nữa. Việc đào tạo thế hệ trí thức mới chỉ có thể được thực hiện nhờ hệ thống các trường học thuộc mọi bậc học, thông qua các kì thi tuyển, như các nước bình thường đang làm. Khi đã chủ động định hướng theo các mô hình đã biết trên thế giới thì ngay cả với tiềm lực sư phạm hiện có, việc đào tạo một số (ban đầu có thể không nhiều) các nhà trí thức đáp ứng được vai trò và nhiệm vụ của họ có thể là công việc khả thi.
Như thế nghĩa là, nếu tầng lớp trí thức của nước ta có được cơ hội tái sinh như một tầng lớp tinh hoa thì nó sẽ bao gồm ba thành tố: một số trí thức hiện nay, sau khi đã trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên, một số trí thức hiện đáp ứng được chức năng và nhiệm vụ của họ và trí thức thế hệ mới. Nhưng tầng lớp tinh hoa trí thức, như một giai tầng xã hội, chỉ có thể hình thành nhờ những cố gắng mang tính chủ động của nhà nước. Không có sự cố gắng như thế, đất nước, trong trường hợp tốt nhất, sẽ biến thành người cung cấp chuyên gia cho các nước khác mà thôi.
Thế giới Mới (Novy mir) 1995, số 8
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
[1] Thuật ngữ do dịch giả La Thành sáng tạo ra trong bài báo nêu trên (N.D.)