Trần Khải
Có phải Trung Quốc chỉ muốn đưa ra một phép thử thôi, chứ chưa thật là muốn đánh? Có phải chỉ là nắn gân, chứ chưa thật là muốn bẻ cho gãy tay hay muốn vặn cho gãy giò? Có phảỉ chỉ là muốn thăm dò, chứ chưa thật muốn hải chiến?
Chuyện đời không đơn giản trắng đen, huống gì là chuyện TQ trăm mưu nghìn kế. Đừng nói rằng đó là thử hay thăm dò, cứ nhìn ra góc phố là thấy liền: khi nàng nghe lời mật ngọt, tưởng là chàng chỉ muốn nắm tay thôi, thực ra trong đầu chàng đã bày sẵn cạm bẫy để chiếm gọn toàn thân nàng rồi. Thế nên, tưởng là vài chuyện nhỏ tranh chấp nơi vùng đánh bắt cá, nhưng chuyện tàu chiến TQ quấy nhiễu Biển Đông không phải là thử, mà là chuyện thật cả.
Câu chuyện lúc đầu tưởng đâu vào Khối ASEAN là nói chuyện được đa phương với Trung Quốc, nhưng không ngờ Khối ASEAN cũng đâu có thật lòng bênh vực VN toàn lực đâu. Thậm chí, trong lúc Việt Nam dầu sôi lửa bỏng vì tàu chiến TQ vào quấy rối, thì Miến Điện, nước có thể lên làm Chủ Tịch ASEAN vào năm 2014, lại bày tỏ thân thiết thêm với TQ: Mới mấy ngày trước, trong chuyến công du chính thức Trung Quốc lần đầu tiên, Tổng thống Thein Sein của Miến Điện nói rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện được nâng lên một tầm mới và khẳng định Trung Quốc là “đối tác chiến lược thân thiết nhất và quan trọng nhất” đối với Miến Điện. Như thế, không cách chi mà VN có thể tin vào ASEAN, bởi vì kể cả người đàn em Lào Quốc và Cam Bốt bây giờ cũng nghiêng về TQ quá độ thân thiết.
Tương lai, nếu trong viễn ảnh không dựa vào ASEAN được, VN nên ứng phó thế nào với TQ hung hãn?
Điều chúng ta nên tin rằng, Biển Đông thực sự là lợi ích cốt lõi của TQ, cho dù nhà nước Bắc Kinh có muốn nói ra minh danh hay không. Còn những chuyện khác, thí dụ như bơm tiền mở các sòng bài và trồng rừng cao su ở Lào và Cam Bốt, hay mở các trường đạị học cho các nước trong vùng, hay ngay cả chuyện khai thác mỏ bauxite trên vùng Tây Nguyên của VN, và ngay cả việc thuê đất VN để trồng rừng... chỉ là chuyện nhỏ đối với TQ.
Tất cả có vẻ như là mưu kế năm xưa của Hàn Tín khi đưa quân đánh Chương Hàm, gọi là mưu kế “Minh Tu Sạn Đạo, Ám Lộ Trần Thương,” giả vờ ầm ĩ sửa đường sạn đạo, nhưng lặng lẽ đưa đại quân đi trên đường Trần Thương để đánh úp Chương Hàm.
Bây giờ TQ cũng thế, mưu kế lộ hẳn ra rồi: mọi chuyện khác chỉ là chuyện nhỏ, chuyện lớn là các mỏ dầu ở Biển Đông. Lý do, dầu tuy chỉ là năng lượng, nhưng cũng là vũ khí chiến lược, vừa dùng để tự vệ, để không bị nước nào bao vây, xiết đường vận chuyển dầu khí để xử ép, vừa dùng để tấn công, vì có thể giúp đầu cơ, tăng giá dầu khí để quấy rối thị trường toàn cầu.
Trường hợp này quả nhiên khó xử cho Việt Nam, vì nếu quá cứng rắn tất có cơ nguy thua trận, nhưng nếu nhường nhịn quá thì sẽ bị lấn tới hoài, sẽ mất biển. Nghĩa là, tiến thoáí lưỡng nan. Thêm nữa, trong khi chúng ta nói rằng VN có chính nghĩa, vì vùng biển (các nơi tàu chiến TQ quấy rối) thấy rõ là trong vùng đặc quyền kinh tế của biển VN, thì TQ có thể cũng có những lý do thầm kín nào mà chúng ta chưa hiểu (thí dụ, giả sử như chúng ta hình dung: nhà nước Bắc Kinh có thể nói rằng Bác Hồ lúc làm hôn lễ với Cô Nương Tăng Tuyết Minh thì có khất rằng quà cưới sẽ hẹn giao nộp sau... và thế là chiếc lược (nửa Thác Bản Giốc), chiếc trâm cài (vài trăm mét nơi Ải Nam Quan) đã nộp nhưng vẫn chưa đủ, vẫn cần thêm xâu chuỗi ngọc trai Biển Đông mới trọn tình đủ nghĩa?).
Có trời mà biết những gì Hà Nội và Bắc Kinh trước giờ thương thuyết mật.
Tuy nhiên, cần thấy rằng Trung Quốc ngày càng khát dầu, trong khi nguồn dầu thế giới ngày một khan hiếm. Không chỉ TQ, mà cả thế giới đều sẽ khan hiếm dầu, kể từ năm 2015: bản phúc trình của Bộ Tư Lệnh Liên Quân Hoa Kỳ (US Joint Forces Command) viết như thế, và Tướng James N Mattis dự đoán có thể sớm lắm là năm 2015, nhân loại sẽ thiếu dầu tới mức kinh khủng (US military warns oil output may dip causing massive shortages by 2015, http://www.guardian.co.uk/business/2010/apr/11/peak-oil-production-supply, Sunday 11 April 2010)
Trong khi đó, theo trang EvaluateEnergy.com hiện nay Trung Quốc phải nhập cảng dầu tới 58% lượng tiêu thụ quốc nội. Cùng lúc là, nguồn dầu thế giới dự kiến sẽ cạn trong thế kỷ này, và nếu nhân loại giữ y tốc độ xài dầu như hiện nay, các mỏ dầu sẽ cạn vào 40 năm tới, theo ước tính của International Energy Agency (The Guardian, ngày 10/11/2009). Như thế, Trung Quốc phải lo chiếm nguồn dầu Biển Đông là chuyện dễ hiểu, chứ còn trồng rừng cao su ở Lào Quốc chỉ là giả vờ làm “Minh Tu Sạn Đạo” thôi.
Cần phảỉ thấy, cuộc chiến sắp tới phải là cuộc chiến toàn lực và là cuộc chiến toàn dân (với cả hỗ trợ từ người Việt hải ngoại), chứ không thể là cuộc chiến thuần túy quân sự.
Hãy hình dung rằng, Trung Quốc sẽ suy nghĩ rằng, TQ đã từng đánh chiếm đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 (lúc đó, quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị chìm một chiến hạm, hư hại ba chiến hạm khác, trong khi tử trận 58 chiến binh, bị thương 16 người và bị Hảỉ Quân TQ bắt 48 thủy thủ). Và rồi quốc tế vẫn để yên, không ai tới làm khó dễ gì Trung Quốc nữa, dù là về mặt pháp lý quốc tế hay là quân sự hải chiến.
TQ cũng sẽ suy nghĩ thêm, TQ cũng đã đánh chiếm nhiều đảo vùng Trường Sa của VN ngày 14/3/1988 (bấy giờ, VN đã thống nhất), làm VN mất 3 tàu chiến, tử trận 64 chiến binh.
Điều cần ghi nhận rằng, lúc đó, “Trong suốt thời gian xảy ra chiến sự, Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh đã không can thiệp, mặc dù giữa Việt Nam và Liên Xô có ký riêng một hiệp ước liên minh quân sự (tháng 11-1978). Tháng 5 năm 1988, hai tháng sau cuộc hải chiến này, một nghị quyết mật của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam điều chỉnh cơ bản chiến lược đối ngoại từ dựa vào Liên Xô sang "đa phương hóa".” (Theo Wikipedia)
Nghĩa là, Nga (cựu Liên Xô) đã nhiều lần sẵn sàng đưa quân vào các cộng hòa cựu Xô Viết, nhưng lại không chịu bênh vực VN trong trận này. thực tế là xa quá, và tốn kém quá. Hãy hình dung thế này, khi Hoa Kỳ còn giá xăng 3.50 đôla/gallon, thì xăng này đưa qua cho cuộc chiến Afghanistan lên tới giá 400 đôla/gallon vì cộng thêm chi phí vận chuyển, an ninh, kho chứa... Do vậy, tương tự, hễ xa quá là khó mà mời gọi Nga hay Ấn Độ tới giúp VN. Chỉ duy có một nước hào hiệp chịu đi xa, chịu tốn tiền, và không hề muốn chiếm đất, chiếm đảo nào hết... là Hoa Kỳ, thì nhà nước VN đã tuyên bố liên tục rằng Mỹ là thù địch vì xúi giục diễn biến hòa bình, cứ đòi nhân quyền và dân chủ....
Chưa hết, kể thêm chuyện nữa, rằng vào tháng 2 năm 1995, Trung Quốc đã đưa quân đánh chiếm đảo đá ngầm Vành khăn (Mischief reef) từ Phi Luật Tân, và giữ luôn cho tới bây giờ.
Quốc tế có ai nói gì đâu? Có ai dám đưa quân hỏi tội Trung Quốc, kiểu như Mỹ đưa quân vào cứu Kuwait khi nước này bị Iraq (lúc đó, Saddam Hussein là nguyên thủ Iraq) đánh chiếm không? Không, không gì hết.
TQ đã chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của VN, chiếm một phần Trường Sa của Phi Luật Tân.... và mọi chuyện êm luôn tới giờ.
Không phải thử hay nắn gân gì hết: Thực tế là cần dầu. Thông tấn VietnamNet tuần qua có bản tin dẫn từ Tân Hoa Xã, nói công ty dầu quốc doanh CNOOC của TQ có kế hoạch thăm dò và khai thác 12 lô ở khu vực đông Biển Đông và 7 lô ở phía tây Biển Đông, sẽ đầu tư 54 tỉ USD trong 5 năm tới để khai thác tài nguyên dầu và khí tự nhiên. Nếu chúng ta trải bản đồ ra mặt bàn, 7 lô phía tây Biển Đông là ở đâu, nếu không phải là sát bờ biển VN? Cực kỳ nguy hiểm.
Tuy nhiên, nhà nước VN trong cơ hội này sẽ có một vũ khí lợi hại nhất: đó là lòng dân sôi sục đòi giữ biển, giữ đảo, cũng là giữ tài sản dầu khí cho con cháu mai sau. Một biểu hiện tuyệt vời là một số hackers Việt Nam, những chàng tráng sĩ mạng, đêm 1/6 và sáng 2/6 đã tấn công nhiều trang mạng chính phủ TQ. Lòng dân sôi sục như thế, là một điểm tựa lớn cho chính phủ.
Nếu không dựa vào sức dân, VN sẽ dần dần mất hết, vì càng lùi, là càng bị lấn tới. Nhưng nếu chúng ta quyết liệt, cũng có thể sẽ mất thêm như các trận hải chiến 1974 và 1988.
Xin đề nghị với nhà nước VN:
- hãy tuyên bố tổ quốc lâm nguy, và rằng chính phủ cần lòng dân muôn người như một để giữ nước;
- chính phủ tuyên bố sẽ lập tức trả tự do cho tất cả dân oan, tù nhân chính trị và tù nhân tôn giáo;
- tuyên bố sẽ lập lộ trình 5 năm chuyển đổi chế độ độc đảng sang đa đảng (lúc đó, những quan chức của 2 chế độ thời nội chiến hầu hết sẽ từ trần, sẽ không còn bao nhiêu ký ức về thời đau đớn này);
- mời Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ làm Trưởng Ban Tư Vấn Pháp Lý, LS Lê Công Định làm Phó Ban, mời các anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, chị Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Tiến Trung... vào Ban này, để lập hồ sơ kiện TQ ra LHQ, trong khi dùng mọi phương tiện để giáo dục toàn dân về hiểm họa mất nước;
- lập tức cho biểu tình hàng tuần trước tòa đại sứ TQ, quay phim lên TV cho cả nước xem;
- tuyên bố tách rời đảng ra khỏi chính quyền, lập tức cho dân được lập các xã hội dân sự và các xã hội dân sự có quyền giám sát và tham dự vào một số các cơ chế chính quyền;
- tuyên bố sẽ mở Đại Hội Diên Hồng với tham dự của mọi thành phần Kinh, Thượng, Hmong, đảng pháí hải ngoại... để góp ý về lộ trình chuyển đổi chế độ.
Giây phút này là lúc để có những bước chuyển đổi quyết liệt. Nếu lúc này mà không làm được như thế, VN sẽ không tận dụng được sức mạnh toàn dân, cả trong lẫn ngoài. Nếu còn do dự, VN cơ nguy không chỉ mất biển, mất đảo, mà viễn ảnh trở thành một Tây Tạng, Tân Cương thấy rất rõ ràng.
-- Trước Trung Quốc “to xác nhưng xấu tính”, cả Châu Á tức giận song không biểu hiện ầm ĩ ra bên ngoài anhbasam
The Financial Times
-David Pilling Ngày 1 tháng 6 năm 2011
Tháng trước, một người đàn ông đã đi xe máy đến sát cổng tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội được bảo vệ nghiêm ngặt rồi phất một tấm biểu ngữ to như tấm chăn trải giường có dòng chữ “Trung Quốc không có quyền cấm đánh bắt cá hoặc chiếm các quần đảo của Việt Nam” và ngay sau đó đã châm lửa đốt chiếc xe máy của mình. Khi lửa bắt đầu bốc lên cao, người đàn ông phản kháng này đã bị một nhân viên an ninh lôi ra khỏi chỗ đó. Sự kiện này đã được một người dân ghi hình lại, song báo chí của nhà nước Việt Nam không hề có một dòng tin nào.
Thế nhưng trong tháng này, cũng với cách làm thu hút sự chú ý tương tự như người đàn ông nọ tự châm lửa đốt chiếc xe máy của chính mình, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc. Tại một cuộc họp báo được tổ chức gấp gáp, bộ ngoại giao Việt Nam đã cáo buộc Bắc Kinh gây ra “một sự vi phạm nghiêm trọng” ở Biển Hoa Nam được Hà Nội gọi bằng một cái tên khác mà người ta có thể đoán được ý định của họ: Biển Đông. Bắc Kinh được tuyên bố là đã sử dụng những khẳng định chủ quyền “không có cơ sở pháp lý” đối với toàn bộ biển này và biến biển này thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Sự kiện đã khiến chính phủ Việt Nam phải dùng đến ngôn ngữ có lửa như vậy đã xảy ra vào tuần trước ở vùng biển cách bờ biển của Việt Nam 120 hải lý mà cả Hà Nội và Bắc Kinh đều khẳng định chủ quyền. Việt Nam nói rằng một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt đứt cáp nối với một chiếc tàu khảo sát của Việt Nam. Đường cáp này dường như nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, điều này hàm ý tàu của Trung Quốc đã được trang bị những máy cắt dùng ngoài khơi.
Tàu tuần dương của Trung Quốc thường xuyên ngăn cản tàu đánh cá của Việt Nam ở vùng biển có tranh chấp, bắt giữ tàu rồi đòi tiền chuộc để được thả. Xung đột với các tàu thăm dò dầu khí thì xảy ra ít hơn, mặc dù Việt Nam nói rằng đây không phải là lần đầu tiên tàu của Trung Quốc đã cắt đứt cáp của Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Hoa Nam là nơi nằm tiếp giáp với Philippine, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Các nước này, kiên trì bám vào nguyên tắc “nơi nào có đất thì nơi đó có chủ quyền biển”, hiện đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau đối với các vùng biển ở ngoài khơi mỗi nước. Hà Nội đã giễu cợt đường đứt đoạn mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ để biểu thị chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này là Trung Quốc đang thè lè ra cái “đường lưỡi bò”. Ngoài ra còn có những tuyên bố tranh chấp đối với Quần đảo Paracel [Hoàng Sa] và Spratly [Trường Sa].
Hà Nội đang ở trong tình huống mà giáo sư môn chính trị học Brantly Womack ở Đại học Virginia gọi là một “mối quan hệ bất cân xứng” với Bắc Kinh. Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc bị thâm hụt 12 tỉ đô la, chủ yếu là nhập khẩu máy móc, máy tính, hóa chất và hàng may mặc. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng hóa. Rất nhiều người Việt Nam trong thâm tâm giữ mối thù ghét ngàn đời đối với ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều cho rằng Trung Quốc đã bóp chết nền công nghiệp mới manh nha của Việt Nam.
Sự tức giận người hàng xóm to xác mà xấu tính thỉnh thoảng lại bùng lên. Đáng chú ý nhất là hồi năm 2009 có một đợt phản đối dự án Trung-Việt trị giá hàng tỉ đô la để khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị anh hùng từng chiến đấu bên cạnh Hồ Chí Minh, cũng lên án dự án này là có hại cho môi trường, xã hội và quốc phòng của Việt Nam. Tướng Giáp từng là bộ trưởng quốc phòng hồi năm 1979 khi Việt Nam và Trung Quốc có chiến tranh ở biên giới tuy không kéo dài nhưng đẫm máu.
Mối quan hệ bất cân xứng nói trên thường khiến Hà Nội buộc phải cung kính Trung Quốc, Giáo sư Womack nói. Nhưng điều này chỉ có kết quả nếu như Trung Quốc đến lượt mình cũng phải tôn trọng “những lợi ích và quyền tự trị” của Việt Nam. Ông mô tả mối quan hệ này giống như chế độ chư hầu xưa kia theo đó các nước chư hầu phải tỏ lòng tôn kính đối với hoàng đế Trung Hoa. Bằng cách tỏ ra tôn kính và thừa nhận ưu thế của Trung Quốc, các nước hầu như sẽ được Trung Quốc để cho yên ổn.
Cái khó của Việt Nam hiện nay dường như là họ đang phải cố gắng tìm ra một cách tồn tại phù hợp với thời nay. Ngoại trừ Ấn Độ và có thể là cả Nhật Bản nữa, còn thì tất cả các nước châu Á khác đều đang có mối quan hệ bất cân xứng tương tự đối với Trung Quốc. Hãy xem trường hợp của Philippine. Philippine cũng than phiền rằng tàu của Trung Quốc quấy nhiễu một tàu khảo sát dầu khí của họ ở ngoài khơi bờ biển Philippine. Nhưng khi tôi đặt vấn đề này với Tổng thống Benigno Aquino III thì ông đã nói với tôi là nước ông hầu như bất lực vì hải quân thì toàn tàu cũ mua lại còn không quân thì chẳng có lấy một chiếc chiến đấu cơ nào để mà hãnh diện cả. “Nếu chơi quyền Anh thì một người bọn tôi có thể hạ được 15 người bọn họ,” ông nói [Philippine rất nổi tiếng với môn quyền Anh].
Trong ngắn hạn thì thái độ quyết đoán của Trung Quốc dường như đã gây ra những kết quả ngược lại sự mong đợi. Các nước nhỏ hơn đang tụm lại với nhau dưới sự bảo trợ của hiệp hội các nước Đông Nam Á. Ngoài ra họ cũng xích lại gần hơn với Mỹ trong khi Mỹ lại vừa tái cam kết sẽ có sự hiện diện mạnh mẽ ở Thái Bình Dương khi Mỹ gọi Biển Hoa Nam là một khu vực có lợi ích chiến lược và điều này đã khiến Trung Quốc khó chịu.
Nhờ sự phản đối của Việt Nam, Biển Hoa Nam sẽ là vấn đề nổi bật tại diễn đàn quốc phòng thường niên Đối thoại Shangri-La được tổ chức trong tuần này ở Singapore. Năm nay, cả bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quảng Liệt và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đều sẽ tham dự. Có thể sẽ có những sự nổi nóng. Nhưng cũng sẽ có vô khối những tranh luận suông về sự cần thiết phải có sự minh bạch hơn nữa giữa hai cường quốc này để đảm bảo những xung đột trên biển không bị tuột ra khỏi tầm kiểm soát.
Nhưng ai cũng biết là hải quân Trung Quốc hiện nay đang ở thế thịnh. Nếu đúng vậy thì sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này tất nhiên sẽ ở thế suy. Khi tôi hỏi ông Aquino về việc quay sang tìm kiếm sự bảo vệ của nước Mỹ thì ông đã trả lời ngay tắp lự. “Giá như họ vẫn còn ở đây,” ông đã trả lời như vậy. Những nước như Việt Nam và Philippine đang cảm thấy may mắn nếu được Mỹ ủng hộ. Nhưng sớm muộn thì họ cũng hiểu rằng họ sẽ buộc phải tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
—
Published: June 1 2011 22:36 | Last updated: June 1 2011 22:36
Last month, a man rode up to China’s well-protected embassy in Hanoi, unfurled a bed-sheet-sized banner reading “China has no right to ban fishing or take Vietnam’s Paracel islands” and promptly set fire to his motorbike. As the flames blazed skywards, the protester was marched away by a Vietnamese security official. Not a word about the incident, captured in an amateur video, has appeared in the Vietnamese press.
But this month, in the rhetorical equivalent of motorbike immolation, the Vietnamese government was itself protesting against China. At a hastily convened weekend press conference, the foreign ministry accused Beijing of committing a “serious violation” in the South China Sea, which Hanoi predictably calls something else – the East Sea. Beijing was said to have used “legally groundless” claims to assert its ownership of the whole sea and turn it into its “home pond”.
The incident that provoked such kerosene-fuelled language took place last week, 120 nautical miles off the coast of Vietnam in waters claimed by both Hanoi and Beijing. Vietnam said a Chinese patrol boat cut cables trailing from one of its survey ships. The cables were apparently 30m under water, implying the Chinese vessel was equipped with deepwater cutters.
Chinese coastguard vessels routinely detain Vietnamese fishing boats in disputed waters, capturing them and charging a ransom for their release. Clashes with oil survey ships are rarer, although Vietnam said this was not the first time Chinese vessels had cut cables.
China claims almost the entire South China Sea, which also borders on the Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia and Vietnam. These countries, sticking to the principle of “where there is land, there are sea rights”, have overlapping claims to waters off their coast. Hanoi ridicules the dotted line that China draws on maps to indicate its ownership of the entire sea as like a lolling “bull tongue”. There are also competing claims to the Paracel and Spratly islands.
Hanoi has what Brantly Womack, professor of politics at the University of Virginia, calls an “asymmetric relationship” with Beijing. Vietnam runs a $12bn trade deficit with China, which is the chief source of its machinery, computers, chemicals and textiles. Vietnam’s exports are mostly commodities. Many Vietnamese, who have centuries of resentment stashed up against the dominant culture, believe China has strangled local industry at birth.
Anger against the big, bad neighbour occasionally flares up. Most notably, in 2009, there was a fight over a multibillion dollar Sino-Vietnam development of bauxite reserves in Vietnam’s Central Highlands. No less a figure than Nguyen Giap, the hero who fought alongside Ho Chi Minh, condemned the Vo project as harmful to Vietnam’s environment, society and national defence. Gen Giap had been defence minister in 1979 when Vietnam and China fought a brief, but bloody, border war.
This asymmetrical relationship normally obliges Vietnam to be deferential, says Prof Womack. But that only works if China, in turn, respects Vietnam’s “interests and autonomy”. The relationship he describes resembles the tributary system by which kingdoms once paid obeisance to imperial China. By showing deference and admitting China’s superiority, countries would be largely left alone.
The jostling with Vietnam appears to be an attempt to work out a similar modus operandi for the modern age. With the exception of India, and possibly Japan, all Asian nations have a similarly asymmetric relationship with China. Take the Philippines. It, too, has complained that Chinese ships hassled an oil-survey vessel off the Philippine coast. But, when I put the issue to Benigno Aquino III, the president, he told me there was little his country could do with a second-rate navy and an air force that boasted not a single fighter jet. “If we were to engage in a boxing match, there’s 15 of them for every one of us,” he said.
In the short term, China’s assertiveness appear to have backfired. Smaller nations are huddling together under the auspices of the Association of Southeast Asian Nations. They are also moving closer to the US, which has restated its commitment to having a strong presence in the Pacific and annoyed China by calling the South China Sea an area of strategic interest.
Thanks to Vietnam’s protest, the South China Sea will dominate this weekend’s Shangri-La Dialogue, an annual regional defence forum held in Singapore. This year, both Liang Guanglie and Robert Gates, the defence chiefs of China and the US, will be attending. There could be some fireworks. But there will also be plenty of talk about the need for greater transparency between the two powers to ensure that maritime frictions don’t get out of hand.
Everyone knows, though, that China’s naval might is waxing. As it does, US regional influence will surely wane. When I asked Mr Aquino about turning to the US for protection, he didn’t miss a beat. “If they are around,” he replied. Countries like Vietnam and the Philippines are happy for American support. But sooner or later, they know they are going to have to reach accommodation with China.
-David Pilling Ngày 1 tháng 6 năm 2011
Tháng trước, một người đàn ông đã đi xe máy đến sát cổng tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội được bảo vệ nghiêm ngặt rồi phất một tấm biểu ngữ to như tấm chăn trải giường có dòng chữ “Trung Quốc không có quyền cấm đánh bắt cá hoặc chiếm các quần đảo của Việt Nam” và ngay sau đó đã châm lửa đốt chiếc xe máy của mình. Khi lửa bắt đầu bốc lên cao, người đàn ông phản kháng này đã bị một nhân viên an ninh lôi ra khỏi chỗ đó. Sự kiện này đã được một người dân ghi hình lại, song báo chí của nhà nước Việt Nam không hề có một dòng tin nào.
Thế nhưng trong tháng này, cũng với cách làm thu hút sự chú ý tương tự như người đàn ông nọ tự châm lửa đốt chiếc xe máy của chính mình, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng phản đối Trung Quốc. Tại một cuộc họp báo được tổ chức gấp gáp, bộ ngoại giao Việt Nam đã cáo buộc Bắc Kinh gây ra “một sự vi phạm nghiêm trọng” ở Biển Hoa Nam được Hà Nội gọi bằng một cái tên khác mà người ta có thể đoán được ý định của họ: Biển Đông. Bắc Kinh được tuyên bố là đã sử dụng những khẳng định chủ quyền “không có cơ sở pháp lý” đối với toàn bộ biển này và biến biển này thành “ao nhà” của Trung Quốc.
Sự kiện đã khiến chính phủ Việt Nam phải dùng đến ngôn ngữ có lửa như vậy đã xảy ra vào tuần trước ở vùng biển cách bờ biển của Việt Nam 120 hải lý mà cả Hà Nội và Bắc Kinh đều khẳng định chủ quyền. Việt Nam nói rằng một chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc đã cắt đứt cáp nối với một chiếc tàu khảo sát của Việt Nam. Đường cáp này dường như nằm ở độ sâu 30 mét dưới mặt nước, điều này hàm ý tàu của Trung Quốc đã được trang bị những máy cắt dùng ngoài khơi.
Tàu tuần dương của Trung Quốc thường xuyên ngăn cản tàu đánh cá của Việt Nam ở vùng biển có tranh chấp, bắt giữ tàu rồi đòi tiền chuộc để được thả. Xung đột với các tàu thăm dò dầu khí thì xảy ra ít hơn, mặc dù Việt Nam nói rằng đây không phải là lần đầu tiên tàu của Trung Quốc đã cắt đứt cáp của Việt Nam.
Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền đối với toàn bộ Biển Hoa Nam là nơi nằm tiếp giáp với Philippine, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam. Các nước này, kiên trì bám vào nguyên tắc “nơi nào có đất thì nơi đó có chủ quyền biển”, hiện đang có những tuyên bố chủ quyền chồng chéo nhau đối với các vùng biển ở ngoài khơi mỗi nước. Hà Nội đã giễu cợt đường đứt đoạn mà Trung Quốc vẽ trên bản đồ để biểu thị chủ quyền của họ đối với toàn bộ vùng biển này là Trung Quốc đang thè lè ra cái “đường lưỡi bò”. Ngoài ra còn có những tuyên bố tranh chấp đối với Quần đảo Paracel [Hoàng Sa] và Spratly [Trường Sa].
Hà Nội đang ở trong tình huống mà giáo sư môn chính trị học Brantly Womack ở Đại học Virginia gọi là một “mối quan hệ bất cân xứng” với Bắc Kinh. Thương mại của Việt Nam với Trung Quốc bị thâm hụt 12 tỉ đô la, chủ yếu là nhập khẩu máy móc, máy tính, hóa chất và hàng may mặc. Xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng hóa. Rất nhiều người Việt Nam trong thâm tâm giữ mối thù ghét ngàn đời đối với ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đều cho rằng Trung Quốc đã bóp chết nền công nghiệp mới manh nha của Việt Nam.
Sự tức giận người hàng xóm to xác mà xấu tính thỉnh thoảng lại bùng lên. Đáng chú ý nhất là hồi năm 2009 có một đợt phản đối dự án Trung-Việt trị giá hàng tỉ đô la để khai thác bô-xít ở Tây Nguyên. Thậm chí Võ Nguyên Giáp, vị anh hùng từng chiến đấu bên cạnh Hồ Chí Minh, cũng lên án dự án này là có hại cho môi trường, xã hội và quốc phòng của Việt Nam. Tướng Giáp từng là bộ trưởng quốc phòng hồi năm 1979 khi Việt Nam và Trung Quốc có chiến tranh ở biên giới tuy không kéo dài nhưng đẫm máu.
Mối quan hệ bất cân xứng nói trên thường khiến Hà Nội buộc phải cung kính Trung Quốc, Giáo sư Womack nói. Nhưng điều này chỉ có kết quả nếu như Trung Quốc đến lượt mình cũng phải tôn trọng “những lợi ích và quyền tự trị” của Việt Nam. Ông mô tả mối quan hệ này giống như chế độ chư hầu xưa kia theo đó các nước chư hầu phải tỏ lòng tôn kính đối với hoàng đế Trung Hoa. Bằng cách tỏ ra tôn kính và thừa nhận ưu thế của Trung Quốc, các nước hầu như sẽ được Trung Quốc để cho yên ổn.
Cái khó của Việt Nam hiện nay dường như là họ đang phải cố gắng tìm ra một cách tồn tại phù hợp với thời nay. Ngoại trừ Ấn Độ và có thể là cả Nhật Bản nữa, còn thì tất cả các nước châu Á khác đều đang có mối quan hệ bất cân xứng tương tự đối với Trung Quốc. Hãy xem trường hợp của Philippine. Philippine cũng than phiền rằng tàu của Trung Quốc quấy nhiễu một tàu khảo sát dầu khí của họ ở ngoài khơi bờ biển Philippine. Nhưng khi tôi đặt vấn đề này với Tổng thống Benigno Aquino III thì ông đã nói với tôi là nước ông hầu như bất lực vì hải quân thì toàn tàu cũ mua lại còn không quân thì chẳng có lấy một chiếc chiến đấu cơ nào để mà hãnh diện cả. “Nếu chơi quyền Anh thì một người bọn tôi có thể hạ được 15 người bọn họ,” ông nói [Philippine rất nổi tiếng với môn quyền Anh].
Trong ngắn hạn thì thái độ quyết đoán của Trung Quốc dường như đã gây ra những kết quả ngược lại sự mong đợi. Các nước nhỏ hơn đang tụm lại với nhau dưới sự bảo trợ của hiệp hội các nước Đông Nam Á. Ngoài ra họ cũng xích lại gần hơn với Mỹ trong khi Mỹ lại vừa tái cam kết sẽ có sự hiện diện mạnh mẽ ở Thái Bình Dương khi Mỹ gọi Biển Hoa Nam là một khu vực có lợi ích chiến lược và điều này đã khiến Trung Quốc khó chịu.
Nhờ sự phản đối của Việt Nam, Biển Hoa Nam sẽ là vấn đề nổi bật tại diễn đàn quốc phòng thường niên Đối thoại Shangri-La được tổ chức trong tuần này ở Singapore. Năm nay, cả bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quảng Liệt và bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates đều sẽ tham dự. Có thể sẽ có những sự nổi nóng. Nhưng cũng sẽ có vô khối những tranh luận suông về sự cần thiết phải có sự minh bạch hơn nữa giữa hai cường quốc này để đảm bảo những xung đột trên biển không bị tuột ra khỏi tầm kiểm soát.
Nhưng ai cũng biết là hải quân Trung Quốc hiện nay đang ở thế thịnh. Nếu đúng vậy thì sự ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực này tất nhiên sẽ ở thế suy. Khi tôi hỏi ông Aquino về việc quay sang tìm kiếm sự bảo vệ của nước Mỹ thì ông đã trả lời ngay tắp lự. “Giá như họ vẫn còn ở đây,” ông đã trả lời như vậy. Những nước như Việt Nam và Philippine đang cảm thấy may mắn nếu được Mỹ ủng hộ. Nhưng sớm muộn thì họ cũng hiểu rằng họ sẽ buộc phải tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc.
Người dịch: Hiền Ba
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
—
Asia’s quiet anger with ‘big, bad’ China
By David PillingPublished: June 1 2011 22:36 | Last updated: June 1 2011 22:36
Last month, a man rode up to China’s well-protected embassy in Hanoi, unfurled a bed-sheet-sized banner reading “China has no right to ban fishing or take Vietnam’s Paracel islands” and promptly set fire to his motorbike. As the flames blazed skywards, the protester was marched away by a Vietnamese security official. Not a word about the incident, captured in an amateur video, has appeared in the Vietnamese press.
But this month, in the rhetorical equivalent of motorbike immolation, the Vietnamese government was itself protesting against China. At a hastily convened weekend press conference, the foreign ministry accused Beijing of committing a “serious violation” in the South China Sea, which Hanoi predictably calls something else – the East Sea. Beijing was said to have used “legally groundless” claims to assert its ownership of the whole sea and turn it into its “home pond”.
The incident that provoked such kerosene-fuelled language took place last week, 120 nautical miles off the coast of Vietnam in waters claimed by both Hanoi and Beijing. Vietnam said a Chinese patrol boat cut cables trailing from one of its survey ships. The cables were apparently 30m under water, implying the Chinese vessel was equipped with deepwater cutters.
Chinese coastguard vessels routinely detain Vietnamese fishing boats in disputed waters, capturing them and charging a ransom for their release. Clashes with oil survey ships are rarer, although Vietnam said this was not the first time Chinese vessels had cut cables.
China claims almost the entire South China Sea, which also borders on the Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia and Vietnam. These countries, sticking to the principle of “where there is land, there are sea rights”, have overlapping claims to waters off their coast. Hanoi ridicules the dotted line that China draws on maps to indicate its ownership of the entire sea as like a lolling “bull tongue”. There are also competing claims to the Paracel and Spratly islands.
Hanoi has what Brantly Womack, professor of politics at the University of Virginia, calls an “asymmetric relationship” with Beijing. Vietnam runs a $12bn trade deficit with China, which is the chief source of its machinery, computers, chemicals and textiles. Vietnam’s exports are mostly commodities. Many Vietnamese, who have centuries of resentment stashed up against the dominant culture, believe China has strangled local industry at birth.
Anger against the big, bad neighbour occasionally flares up. Most notably, in 2009, there was a fight over a multibillion dollar Sino-Vietnam development of bauxite reserves in Vietnam’s Central Highlands. No less a figure than Nguyen Giap, the hero who fought alongside Ho Chi Minh, condemned the Vo project as harmful to Vietnam’s environment, society and national defence. Gen Giap had been defence minister in 1979 when Vietnam and China fought a brief, but bloody, border war.
This asymmetrical relationship normally obliges Vietnam to be deferential, says Prof Womack. But that only works if China, in turn, respects Vietnam’s “interests and autonomy”. The relationship he describes resembles the tributary system by which kingdoms once paid obeisance to imperial China. By showing deference and admitting China’s superiority, countries would be largely left alone.
The jostling with Vietnam appears to be an attempt to work out a similar modus operandi for the modern age. With the exception of India, and possibly Japan, all Asian nations have a similarly asymmetric relationship with China. Take the Philippines. It, too, has complained that Chinese ships hassled an oil-survey vessel off the Philippine coast. But, when I put the issue to Benigno Aquino III, the president, he told me there was little his country could do with a second-rate navy and an air force that boasted not a single fighter jet. “If we were to engage in a boxing match, there’s 15 of them for every one of us,” he said.
In the short term, China’s assertiveness appear to have backfired. Smaller nations are huddling together under the auspices of the Association of Southeast Asian Nations. They are also moving closer to the US, which has restated its commitment to having a strong presence in the Pacific and annoyed China by calling the South China Sea an area of strategic interest.
Thanks to Vietnam’s protest, the South China Sea will dominate this weekend’s Shangri-La Dialogue, an annual regional defence forum held in Singapore. This year, both Liang Guanglie and Robert Gates, the defence chiefs of China and the US, will be attending. There could be some fireworks. But there will also be plenty of talk about the need for greater transparency between the two powers to ensure that maritime frictions don’t get out of hand.
Everyone knows, though, that China’s naval might is waxing. As it does, US regional influence will surely wane. When I asked Mr Aquino about turning to the US for protection, he didn’t miss a beat. “If they are around,” he replied. Countries like Vietnam and the Philippines are happy for American support. But sooner or later, they know they are going to have to reach accommodation with China.