Thứ Hai, 6 tháng 6, 2011

Tất yếu hỗ trợ Vinashin trả nợ: Tập đoàn Vinashin yêu cầu xóa 90% các khoản nợ đáo hạn vào tháng 4

- - -- Vinashin và món nợ với các nhà thầu nhỏ (Thanh niên).    - Sau khi không trả được nợ vào tháng 4-2011, Vinashin đang yêu cầu các chủ nợ xóa bớt 90% các khoản nợ  (Trần Hoàng/Bloomberg)
--- Thực lỗ của Vinashin gấp 3 lần báo cáo (VNEconomy)- Doanh nghiệp Nhà nước: Nên để “mẹ” giám sát “con”! (PLTP)
 -Vụ Vinashin: Vinashin lỗ, nợ nhiều hơn báo cáo (VnEx 3-6-11) -- Vinashin lỗ hàng nghìn tỉ đồng (TT 3-6-11) -- Ba bộ có trách nhiệm trong sai phạm của Vinashin (LĐ 3-6-11) -Sai phạm ở Vinashin: Nhiều “bộ sậu” người nhà (PLTP 4-6-11) – “Gia đình trị” ở Vinashin (Dân Việt).
- Báo Dân Trí nói: Tất yếu hỗ trợ Vinashin trả nợ (DT 3-6-11) còn Bee.net thì nói: Chính phủ kiên quyết không trả nợ thay cho Vinashin (Bee.net 3-6-11) -- Thế nà thế nào? - Vinashin khó trả nợ trong năm nay (Tuổi trẻ).

 Các nhà tài trợ không muốn có thêm sự cố Vinashin (PL)-

-‘Vinashin sẽ trả nợ theo lộ trình’



Đại diện Chính phủ thừa nhận việc Vinashin đang gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ nhưng cho biết cơ quan chức năng sẽ cùng với Tập đoàn này xây dựng một lộ trình thanh toán hợp lý.
> Vinashin lại xin giảm nợ / Vinashin lỗ, nợ nhiều hơn báo cáo
- – Chính phủ kiên quyết không trả nợ thay cho Vinashin (Bee).
 - Truy trách nhiệm 20 lãnh đạo Vinashin (VEF).  – Ba bộ có trách nhiệm trong sai phạm của Vinashin (Lao động).

- Các chủ nợ VN 'đều chưa thể quyết định được điều gì' cho Vinashin BBC

Giới lãnh đạo tập đoàn Vinashin mới đây đã họp với các chủ nợ Việt Nam tại Hà Nội để đề xuất tái cơ cấu nợ từ trái phiếu trị giá 3.000 tỷ VND.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC Việt ngữ, ông Phạm Việt Bắc, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ Sabeco, chủ nợ đang sở hữu 30 tỷ đồng trái phiếu Vinashin, cho biết "thực ra Vinashin đang dò hỏi chủ nợ về khả năng giảm nợ nhưng lại không chịu ký bất kỳ một văn bản đào chứng tỏ việc đề nghị này".
“Phía Vinashin cũng từ chối cung cấp cho các chủ nợ kết quả kiểm toán mới nhất với lý do đây là văn bản mật, và vì vậy tất cả các chủ nợ đều không thể quyết định được điều gì cả", ông Bắc nói thêm.

Lượng trái phiếu bằng tiền đồng trị giá 3.000 tỷ VND nêu trên được Vinashin phát hành vào tháng Năm năm 2007 với thời hạn 10 năm, lãi suất 9% mỗi năm và đợt trả lãi đầu tiên lẽ ra phải được thực hiện vào đầu tháng Tư vừa qua nhưng Vinashin đã không thu xếp được nguồn tài chính trả nợ.


- Thực lỗ của Vinashin gấp 3 lần báo cáo
 Tính đến ngày 30/6/2010, các khoản vay của tập đoàn này đã lên đến trên 72.000 tỷ đồng.
Thanh tra Chính phủ vừa báo cáo Thủ tướng kết luận quá trình thanh tra toàn diện tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Theo đó, sau hơn 4 tháng (từ tháng 7 - 11/2010) tiến hành thanh tra hoạt động sản xuất kinh doanh tại tập đoàn này, Thanh tra Chính phủ đã phát hiện Vinashin mắc hàng loạt sai phạm trong việc xây dựng thể chế hoạt động, huy động, quản lý và sử dụng vốn…



Kết quả thanh tra cho thấy, từ cuối năm 2005 đến thời điểm thanh tra, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới hình thức vay các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp...

Cụ thể, tính đến ngày 30/6/2010, các khoản vay của tập đoàn này đã lên đến trên 72.000 tỷ đồng. Tuy nhiên tập đoàn đã buông lỏng quản lý, tùy tiện và vi phạm quy định của pháp luật trong các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý sử dụng vốn.

Nổi bật nhất là việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả, trong đó có việc đầu tư mua tàu biển cũ trái chỉ đạo của Thủ tướng, không tuân thủ quy định của pháp luật dẫn đến lãng phí vốn, nhiều trường hợp mất vốn với số lượng lớn.

Một sai phạm nghiêm trọng khác cũng được Thanh tra Chính phủ chỉ ra tại Vinashin là trong vòng 5 năm, đó là hoạt động chủ yếu của công ty mẹ là huy động vốn cho các đơn vị vay lại và hưởng lãi.

Thanh tra Chính phủ kết luận thực chất đây là hoạt động cấp tín dụng trái pháp luật, cùng với những vi phạm về quan hệ hợp đồng, quản lý nợ… dẫn tới không quản lý được dòng tiền, mất khả năng thanh toán nợ đến hạn.

Không những thế, Vinashin đã vi phạm giao kết dẫn tới hủy quá nhiều hợp đồng đóng tàu, phải chấp nhận trả lãi tiền đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng thiệt hại trên 1.000 tỷ đồng.

Theo kết quả thanh tra, giá trị tài sản và nguồn vốn của Vinashin đến hết ngày 31/12/2009 là trên 102.000 tỷ đồng, loại trừ công nợ nội bộ còn hơn 92.500 tỷ đồng. Tính đến thời điểm này, nợ phải trả của Vinashin là hơn 86.700 tỉ đồng.

Khoản tiền này được cân đối tương ứng với các nguồn vốn, tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh, vật tư, tài sản hình thành trong các dự án đầu tư. Hiện Chính phủ đã và đang chỉ đạo kiểm kê đánh giá thực chất giá trị tài sản hiện thời của tập đoàn này.

Đáng chú ý, theo kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2009, Vinashin chỉ lỗ gần 1.700 tỉ đồng, nhưng qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định thực chất số lỗ của tập đoàn này lên tới gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.300 tỷ đồng so với báo cáo kiểm toán.

Cụ thể, tập đoàn đã lỗ gần 848 tỷ đồng từ chi phí chưa phân bổ hết đối với các hợp đồng đóng tàu đã hoàn thành, bàn giao cho chủ tàu; chi phí phải trả các công ty quản lý tàu; chi phí khấu hao tài sản cố định đối với những tài sản đã đưa vào sử dụng nhưng tập đoàn chưa trích theo quy định...

Vinashin cũng lỗ 2.455 tỷ đồng do khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc đánh giá lại các tài sản và nợ phải trả dài hạn bằng tiền, có gốc ngoại tệ ở thời điểm hết năm 2009.

Ngoài ra, Thanh tra Chính phủ cũng chỉ ra Vinashin còn khoảng 8.500 tỷ đồng lỗ tiềm tàng, bao gồm gần 2.800 tỷ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của các hợp đồng đóng tàu đã bị hủy; chênh lệch từ các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu gần 4.700 tỷ đồng và hơn 1.000 tỷ đồng bị phạt, trả lãi tiền đặt cọc cho các chủ tàu do Vinashin vi phạm hợp đồng.

Theo Thanh tra Chính phủ, để xảy ra sai phạm trên trách nhiệm trước hết thuộc về Hội đồng Quản trị, Ban tổng giám đốc và một số cá nhân có chức vụ tại Công ty mẹ Vinashin.

Hội đồng Quản trị công ty mẹ Vinashin không hoạt động đúng theo quyết định của Thủ tướng, không thực hiện được đề xuất bổ nhiệm hay thuê Tổng giám đốc mà để Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm nhiệm trong nhiều năm. Tất cả những điều này dẫn đến yếu kém, khuyết điểm và sai phạm của công ty mẹ cũng như toàn tập đoàn.

Bên cạnh đó, Thanh tra Chính phủ cũng cho rằng, một số bộ ngành như các bộ Tài chính, Giao thông Vận tải, Nội vụ... cũng có trách nhiệm liên đới trong các sai phạm tại Vinashin do thiếu kiên quyết và chậm đưa ra các giải pháp hiệu quả để xử lý những tồn tại của tập đoàn.

Cơ quan thanh tra đề xuất Chính phủ và các cơ quan chức năng tiếp tục thúc đẩy việc xử lý các vi phạm tại Vinashin, thu hồi nợ và tiến hành các biện pháp xử lý kinh tế khác.

Thanh tra Chính phủ cũng đề nghị bộ máy lãnh đạo hiện tại của Vinashin và các đơn vị tiếp nhận tiếp tục chỉ đạo kiểm điểm, xử lý các tập thể cá nhân có sai phạm. Riêng các vụ việc nghiêm trọng, có dấu hiệu phạm pháp, Thanh tra Chính phủ sẽ chuyển hồ sơ sang Bộ Công an để tiếp tục xử lý.
- Tất yếu hỗ trợ Vinashin trả nợ
(Dân trí) - Bình luận sau khi kết luận thanh tra Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Vinashin được Thủ tướng phê duyệt và công bố, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết: đảm bảo việc trả nợ của đơn vị là tất yếu.
 >> Vụ Vinashin: Đề nghị chuyển bảy vụ việc sang Bộ Công an
 Theo đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định tập đoàn đã được kiểm tra, kiểm điểm làm rõ trách nhiệm đến từng Bộ trưởng và thành viên có liên quan. Cơ quan chức năng cũng đã tiến hành điều tra gắt gao những cá nhân vi phạm pháp luật, chỉ còn chờ ngày đưa ra xét xử.

Kết luận thanh tra toàn diện tập đoàn, theo đó, cũng được công bố công khai, xử lý nghiêm túc. Nhiều nội dung, vụ việc đã được kiến nghị chuyển CQĐT tiếp tục làm rõ đến cùng.
“Một đơn vị kinh tế lớn như vậy, trong lúc đổ vỡ như này, thái độ của Chính phủ rất rõ ràng, xử lý kiên quyết” - Bộ trưởng Phúc nhấn mạnh.
Về vấn đề Vinashin khó có khả năng trả nợ nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, ông Phúc xác nhận số nợ của tập đoàn như báo chí đã thông tin. Tính đến thời điểm 31/12/2009, tổng số nợ của đơn vị là hơn 96.000 tỷ đồng. Nếu loại trừ gần 10.000 tỷ đồng sau khi đối chiếu nợ nội bộ, số nợ còn lại Vinashin phải trả là 86.000 tỷ đồng.
“Việc trả nợ của đơn vị là tất yếu nhưng trả thời điểm nào sẽ yêu cầu tập đoàn cũng như các thành viên chức năng xem xét lên một lộ trình cụ thể” - Bộ trưởng Phúc khẳng định không để tan rã Vinashin, tiếp tục xây dựng phát triển ngành đóng tàu của Việt Nam hiện đại theo tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị.
P.Thảo 

- Sách nhiễu Hà Nội: Các chủ nợ bơi chèo trong biển nước xa lạ khi công ty Vinashin không trả được nợ

Ilya Garger; hiệu đính bởi Lee Adelene
Lê Quốc Tuấn. X CafeVN chuyển ngữ.
Dịch vụ Tư vấn tài chính Debtwire cho biết, đối những nhà vay nợ nước ngoài cho Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), có thể con đường thu hồi vốn sẽ phải cần đến việc gây sức ép để yêu cầu chính phủ can thiệp.

Tàn phế vì quản lý vụng và bị tố cáo là tham nhũng cùng gánh nặng của hơn 3 tỷ USD nợ nần, công ty do nhà nước sở hữu 100% dường như không làm ra đủ lượng tiền mặt để trang trải món nợ 600 triệu USD không có thế chấp của Credit Suisse cho vay trong tương lai gần trước mắt. Nhưng để có thể gây áp lực chính trị thành công, các nhà cho vay nợ cần phải phải hiểu một điều: Nghiêm túc mà nói, chính phủ Việt Nam không nợ họ gì cả. Ngay cả trước khi Vinashin không trả được khoản nợ từ việc thất hẹn thanh toán một khoản nợ vốn 60 triệu USD vào tháng Mười hai năm ngoái, một số chủ nợ đã ồn ào yêu cầu chính phủ can thiệp và gánh đỡ khoản thiếu hụt. Các chủ vay nợ khiếu nại rằng, một "lá thư xoa dịu" do chính phủ đưa ra khi khoản vay nợ được ban hành trong năm 2007 đã tạo nên một đảm bảo ngầm và khoản vay lãi xuất Libor rẻ + 150bps khi ấy được nhiều người xem là một khoản nợ tương đưong với trái phiếu. Nhưng dù cho đã tiến hành một vai trò tích cực trong việc thay đổi cơ cấu hoạt động của Vinashin, nhà nước vẫn không hề có bất kỳ trách nhiệm nào về nợ nần của công ty và các đàm phán trực tiếp giữa công ty và giới chủ vay nợ đã di chuyển với một tốc độ băng giá. Một "lá thư xoa dịu" không phải là một sự đảm bảo, các luật sư có kinh nghiệm trong nước đã cho biết, và thực tế của việc tiền vay nợ quá rẻ không có nghĩa là chính phủ phải bảo lãnh cứu họ ra.
Các nguồn tin cho biết rằng, một ban chỉ đạo của các chủ vay nợ được thành lập mùa thu năm ngoái, ban đầu bao gồm Credit Suisse, Depfa Bank, Elliott Advisors, Maybank và Standard Chartered. Elliott, một nhà hoạt động về quỹ đầu tư mạo hiểm, từng có một lịch sử gây áp lực lên các chính phủ trong những tình huống có các khoản nợ tương đương như trái phiếu, dù đôi khi chỉ từ biểu hiện qua các phương tiện truyền thông. Standard Chartered đã từ chức khỏi ban chỉ đạo trong tháng Tư.
Nếu chính phủ không can thiệp, có khả năng các chủ nợ sẽ phải đối diện với một quá trình tái cấu trúc kéo dài, trong đó việc thu hồi nợ sẽ xoay quanh hy vọng rằng một ngày nào đó doanh nghiệp của Vinashin sẽ phất lên. "Việc bình thường hóa hoạt động thương mại của Vinashin sẽ là một thử thách thực sự", ông Matthew Flynn, giám đốc của công ty tư vấn nghành công nghiệp đóng tàu Worldyards cho biết. Thêm vào các khó khăn của Vinashin, sự quá tải đã từng dồn ép lợi nhuận trong toàn ngành công nghệ và có thể còn kéo dài trong nhiều năm nữa, ông nói. Nhiều nhà kinh tế nói rằng thúc đẩy của chính phủ nhằm tạo ra một ngành công nghiệp đóng tàu lớn đã sai lầm và lạc hướng ngay từ khởi đầu và hoàn toàn là do động cơ chính trị thúc đẩy, một nhân vật quen thuộc với nghành doanh nghiệp này cho biết.
Vậy thì làm thế nào mà các chủ nợ, đã khờ khạo cho Vinashin vay tiền bằng những cái giá của loại nợ tương đương trái phiếu, có thể đòi được nợ ? Chì còn cách "Sách nhiễu chính phủ Việt Nam", một luật sư có kinh nghiệm đại diện cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói. "Chính phủ luôn luôn nói với mọi người rằng 'chúng tôi đang mở cửa để làm ăn'. Ngay cả Thủ tướng Chính phủ đi cũng còn trình diễn với các doanh nghiệp nhà nước để nói rằng đất nước là một môi trường thân thiện cho các nhà đầu tư".
Ba vị luật sư nói rằng, chìa khóa của vấn đề sẽ là phải tìm được các phương pháp sách nhiễu có hiệu quả, lưu ý rằng không hề có một tiền lệ nào ở Việt Nam cho một tình huống như vậy. Chỉ đơn giản đòi trả nợ và công bố tình hình đã mang lại những oán giận. Một số chủ nợ đã sử dụng các phương tiện truyền thông để nói lên quan điểm của họ rằng việc không trả được nợ của Vinashin sẽ xua đuổi giới đầu tư nước ngoài trong nền một kinh tế được nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, những thương vụ giao dịch gần đây cho thấy vốn liếng ngoại quốc vẫn còn sẵn sàng cho các công ty Việt Nam - nếu các giao dịch được kết cấu hợp lý. Trong tháng Tư, Tập đoàn Dầu khí Việt nam (PetroVietnam) đã có được 904 triệu, một khoản vay được hỗ trợ bởi cơ quan tín dụng xuất khẩu từ Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Credit Suisse, HSBC và Intesa Sanpaolo. Đại tập đoàn không thuộc sở hữu của nhà nước Hoàng Anh Gia Lai đã đóng một đợt trái phiếu 90 triệu có lãi suất cao trong tháng này.
Tuy nhiên, các chủ nợ có lý do chính đáng. Vinashin là một đề án con cưng lâu dài của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã công khai thừa nhận rằng sự thiếu giám sát đưa đến quản lý kém và nạn gian lận đã đưa công ty 100% chủ quyền của nhà nước đến bờ vực của sự sụp đổ. Với sự thật này, khẳng định của chính phủ cho rằng món nợ vay là một chuyện hoàn toàn thương mại có phần không trung thực, các chủ nợ cho biết. Các chủ nợ vay cũng phản đối việc chính phủ chuyển giao một số công ty con của Vinashin sang các doanh nghiệp nhà nước khác, cho rằng điều này vi phạm các điều khoản của thỏa thuận vay, đặc biệt là bởi vì một số các công ty con là những bảo chứng cho món nợ.
Thay vì chỉ đơn giản đòi trả nợ, những chủ vay nợ nên tận dụng các lựa chọn có thể kham nổi từ các thỏa thuận vay để theo đuổi các đòi hỏi của mình, hai trong số các luật sư nói. Khoản vay nợ được điều phối bởi luật pháp của Anh Quốc, và vì một phán quyết từ nước ngoài sẽ rất khó để thi hành tại Việt Nam, nơi đặt để các tài sản của công ty, các chủ nợ có thể gây trở ngại hoặc thậm chí thu giữ những tiền tệ chuyển ngân ở nước ngoài và các thư tín dụng, một trong những luật sư nói. "Về cơ bản họ có thể làm cho Vinashin không thể làm ăn ở nước ngoài".
Người cho vay cũng có thể đưa cuộc tranh chấp ra Tòa án Trọng tài Quốc tế ở London, các chủ nợ cho biết. Để đạt được một quyết định phân giải cho các khoản nợ quá hạn có lẽ là đơn giản, người luật sư thứ hai cho biết. Nhưng sử dụng được quyết định này ở Việt Nam mới là việc khó khăn hơn. Dù rằng vẫn có những trường hợp phân giải của Trọng tài nước ngoài được thi hành tại Việt Nam, ông nói, nhưng "thường là áp dụng với các nhà đầu tư nước ngoài". Tìm được trọng tài cũng cần đến sự ủng hộ từ hai phần ba số chủ nợ - vốn là có thể khó mà đạt được. Một cuộc bỏ phiếu vào tháng Ba kêu gọi việc bảo đảm chỉ cần đạt được ủng hộ của 54% chủ nợ, và Credit Suisse là một trong số những thành viên phản đối biện pháp ấy.
Tuy nhiên, khi các khoản nợ cứ tiếp tục đáo hạn, có lẽ việc ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn sẽ gia tăng. Hầu hết các khoản nợ vẫn thuộc về các chủ nợ ban đầu, đa số là các ngân hàng thương mại có quyền lợi trong việc duy trì được quan hệ tốt với chính phủ Việt Nam. Một chủ nợ tiết lộ, chỉ có khoảng 100 triệu USD nợ được cho là từng giao dịch ở thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin cho biết rằng, có thể việc giao thương sẽ tăng mạnh sau tháng 6 tới đây, khi đến hạn phải trả vốn và lãi sắp tới. Đó là vì nhu cầu dự phòng xa hơn của những ngân hàng cho vay sau sáu tháng bị đáo hạn có thể tăng thêm động cơ bán ra, đặc biệt khi phần tiền lời không được chi trả đúng hạn. Theo các nguồn tin thị trường, món nợ được giao dịch lần cuối cùng ở mức từ 50 – 60%.
Tất cả các nguồn tin đều nhận xét rằng, đưa ra những đòi hỏi thực tế về mặt chính trị cũng sẽ giúp vào triển vọng đòi được nợ của những chủ cho vay nợ. Với các chính trị gia đang ngồi trên đống lửa vì trách nhiệm của mình trong sự thăng hoa và suy sụp của Vinashin, đem lại một cuộc “cứu chuộc” cho Vinashin có thể là một thảm họa, nhất là vì tập đoàn này đang gánh một lượng nợ lớn có bảo lãnh từ những ngân hàng quốc doanh. Nếu có lượng tiền mặt USD để trả nợ xuất hiện, có lẽ khả năng là nguồn tiền đó có được từ việc bán tháo tài sản hơn là từ ngân quỹ của nhà nước, một trong các chủ nợ cho biết. Do đó, tạo áp lực sau hậu trường lên các quan chức chính phủ tái cơ cấu mạng lưới dày đặc các công ty con của Vinashin xem ra hiệu quả hơn thay vì tiến hành một cuộc đấu tranh công khai, một luật sư khác nói.
Giảm thiểu tối đa (và đối với các chủ vay nợ từng mua khoản nợ ở mức giá rẻ, khiến tối đa hóa được lợi nhuận) với khoản nợ của Vinashin đòi hỏi một cuộc sách nhiễu chính phủ khôn khéo nhằm tránh đi những đối đầu không cần thiết. Chiến lược được xử dụng bởi những nhà cho vay hiện nay không những quyết định đến khả năng lời, lỗ của họ, mà nó còn có thể tạo ra một tiền lệ cho các nhà đầu tư tương lai trong những thị trường vốn phát triển nhanh chóng nhưng vẫn còn là xa lạ của Việt nam.
Nguồn: Financial Times

- Vinashin: Nếu Chính phủ không hỗ trợ… tất yếu phá sản (Lao động).
Kết luận thanh tra Vinashin đã vẽ nên một bức tranh tổng thể về hệ thống những khiếm khuyết, tồn tại, sai phạm ở đơn vị này. Từ những lỏng lẻo, thiếu các quy định quản lý tương ứng cho mô hình tổ chức, quản lý tập đoàn... đến những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình quản lý, sử dụng vốn.
Hậu quả là tình hình tài chính của Vinashin mất cân đối nghiêm trọng, nếu không có hỗ trợ của Chính phủ thì tất yếu phải tuyên bố phá sản.

Quá trình thanh tra, Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ tập trung kiểm tra, xác minh 3 vấn đề lớn là: Thể chế tổ chức, hoạt động của tập đoàn; tài chính của tập đoàn và việc quản lý và thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản. Cả 3 nội dung này đều bộc lộ không chỉ những tồn tại, hạn chế, mà còn là một hệ thống các vi phạm, sai phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Mất 5.000 tỉ đồng vốn nhà nước
Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 do Tập đoàn Vinashin lập ngày 21.5.2009, tình hình tài chính tại thời điểm hết năm 2009 như sau: Tổng tài sản 95.148,18 tỉ đồng; cơ cấu nguồn vốn gồm, nợ phải trả 85.642,88 tỉ đồng, nguồn vốn chủ sở hữu 9.505,29 tỉ đồng. Tuy nhiên qua kiểm tra, TTCP xác định báo cáo tài chính trên chưa chính xác, chưa đúng theo quy định các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Vì vậy, số liệu về nguồn vốn, tài sản, đặc biệt là số liệu về nợ phải trả 85.642,88 tỉ đồng chưa đúng với tình hình thực tế.
Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2009 đã được kiểm toán quốc tế KPMG thực hiện cũng được xác định là chưa phản ánh chính xác về nguồn vốn, tài sản, kết quả sản xuất kinh doanh. Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán, giá trị tài sản và nguồn vốn của tập đoàn tại thời điểm 31.12.2009 là 102.536,15 tỉ đồng. TTCP xác định: Nếu loại trừ công nợ nội bộ theo kết quả đối chiếu, xác nhận của tập đoàn thì giá trị nguồn vốn, tài sản của Vinashin là 92.575,15 tỉ đồng.
Về nợ phải trả, theo TTCP thì số nợ phải trả của Vinashin tại thời điểm 31.12.2009 là 96.706,43 tỉ đồng, lớn hơn số báo cáo của tập đoàn 11.000 tỉ và cao hơn số nợ đã qua kiểm toán 71 tỉ đồng. Tuy nhiên, TTCP cũng xác định nếu ghi nhận kết quả đối chiếu nợ nội bộ của tập đoàn, từ đó loại trừ đi 9.961 tỉ đồng, thì số nợ phải trả là 86.745,43 tỉ đồng.
Theo kết quả kiểm toán quốc tế KTMG báo cáo tài chính năm 2009, Vinashin lỗ 1.682,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, qua quá trình thanh tra, TTCP kết luận thực chất số lỗ là 4.985,16 tỉ đồng, tăng thêm 3.302,66 tỉ đồng so với báo cáo của kiểm toán. Ngoài ra, mặc dù chưa ghi nhận là khoản lỗ, nhưng TTCP khuyến cáo Vinashin cần đặc biệt lưu ý kiểm soát khả năng lỗ tiềm tàng, rất hiện thực ở các khoản: 2.787 tỉ đồng chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của những hợp đồng đóng tàu đã bị huỷ; chênh lệch các khoản phải thu nội bộ nhưng không xác định được đối tượng phải thu lên đến hơn 4.688 tỉ đồng; 1.035 tỉ đồng bị phạt và trả lãi tiền đặt cọc cho các chủ tàu do Vinashin vi phạm hợp đồng.
Tính đến hết năm 2009, Vinashin đã không bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỉ đồng vốn điều lệ Nhà nước cấp. Theo kết luận thanh tra: Tình hình tài chính của Vinashin mất cân đối nghiêm trọng, nếu không có hỗ trợ của Chính phủ thì tất yếu phải tuyên bố phá sản, hậu quả nặng nề trên nhiều phương diện, nhất là chính trị - xã hội.
Không đủ năng lực... đóng tàu
Một trong những nội dung quan trọng, được thanh tra tập trung làm rõ là vấn đề huy động, quản lý, sử dụng vốn: Theo xác định của TTCP, thì từ cuối năm 2005 đến 30.6.2010, Vinashin đã huy động một khối lượng vốn rất lớn từ các nguồn trong và ngoài nước dưới các hình thức vay của các tổ chức tín dụng, vay nguồn trái phiếu quốc tế của Chính phủ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp và các hình thức khác lên đến 72.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, Vinashin đã tùy tiện, buông lỏng quản lý và vi phạm quy định của pháp luật trong các giai đoạn của quá trình huy động, quản lý và sử dụng vốn, để lại hậu quả nghiêm trọng trên nhiều mặt.
Kiểm tra khoản vay 750 triệu USD từ nguồn vay trái phiếu quốc tế của Chính phủ, kết luận thanh tra xác định có nhiều sai phạm. Nhiều dự án mới chỉ là ý tưởng đầu tư, chưa và không tồn tại trên thực tế vẫn được đưa vào đề án xin vay vốn. Ngay trong ngày ký hợp đồng vay từ nguồn trái phiếu quốc tế này, Vinashin đã sử dụng 1.000 tỉ đồng để mua lại khoản nợ của các đơn vị thành viên và của bản thân Cty mẹ, trong đó có nhiều khoản nợ xấu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam. Theo TTCP thì việc mua nợ trên là trái với quy chế mua bán nợ; sử dụng không đúng mục đích khoản vay trái phiếu quốc tế; có nhiều dấu hiệu cố ý làm trái quy định của pháp luật, dùng thủ đoạn hoán đảo nợ đã mua để che giấu thiệt hại.
Chỉ mua con tàu
Chỉ mua con tàu "5 sao" này đã thiệt hại 550 tỉ đồng. Ảnh: DUY THANH
Ngoài ra, tại tất cả các khoản vay còn lại từ khoản 300 triệu USD trái phiếu quốc tế do Chính phủ phát hành; khoản vay 600 triệu USD của 15 ngân hàng và 2 quỹ đầu tư nước ngoài... đến các khoản vay trong nước đều được xác định là có sai phạm. Theo kết luận thanh tra: Vinashin sử dụng vốn vay tuỳ tiện, dàn trải (615 dự án) nên bình quân chỉ đáp ứng được khoảng 30% vốn cho nhu cầu của dự án; không kiểm soát được vốn đối ứng, dẫn đến toàn bộ các dự án hiện vẫn dở dang, gây lãng phí lớn, nhiều trường hợp mất vốn với số lượng lớn.
Từ năm 2006 đến năm 2009, tập đoàn đã quyết định mua 25 tàu cũ đã qua sử dụng với số tiền lên đến trên 8.000 tỉ đồng. Theo TTCP, việc này vi phạm quyết định của Thủ tướng, gây lãng phí, thiệt hại nghiêm trọng trong đầu tư. Chỉ tính riêng việc mua tàu Hoa Sen - một con tàu mà tập đoàn từng quảng cáo rầm rộ là tàu “5 sao”  - đã gây thiệt hại trên 550 tỉ đồng.
Theo TTCP thì đầu tư dàn trải, tuỳ tiện, không hiệu quả là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới không tăng cường kịp thời năng lực đóng tàu theo đúng chủ trương của Chính phủ và đề án phát triển của tập đoàn. Vì vậy, từ năm 2007 đến nay, Vinashin đã không đủ năng lực về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tay nghề, trình độ quản lý và tiềm lực tài chính để thực hiện các hợp đồng đã giao kết với khách hàng.
Nhiều hợp đồng đóng tàu bị huỷ không phải do tác động của khủng hoảng kinh tế, thậm chí khách hàng đã nhân nhượng, chia sẻ với Vinashin (biểu hiện ở việc có khách hàng chấp thuận gia hạn hợp đồng giao hàng); Vinashin là bên vi phạm giao kết hợp đồng với khách hàng trong và ngoài nước dẫn tới huỷ quá nhiều hợp đồng. Cụ thể, từ 2006 đến nay, Vinashin đã ký 85 hợp đồng, giá trị 58.224 tỉ đồng. Tuy nhiên, chỉ mới hoàn thành được 15 hợp đồng, đạt tỉ lệ 12%. Số hợp đồng đã bị huỷ và dự kiến huỷ chiếm tới 47% (54 tàu trị giá 27.223 tỉ đồng).
Theo xác định của TTCP thì chỉ tính riêng tiền phạt, tiền lãi phải trả do huỷ hợp đồng và chắc chắn huỷ hợp đồng đã lên đến 1.035,5 tỉ đồng.  Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của 11 đơn vị đóng tàu, công nghiệp phụ trợ cũng vô cùng èo uột. Qua xem xét, TTCP khẳng định báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị này đều chưa đúng thực tế. Tổng số lỗ luỹ kế ở các đơn vi này là trên 3.962 tỉ đồng.   
Nhóm P.V


-Tập đoàn Vinashin yêu cầu xóa 90% các khoản nợ đáo hạn vào tháng 4 (VOA)- Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã yêu cầu các chủ nợ Việt Nam xóa 90% các khoản nợ mà họ đã không thanh toán được khi đáo hạn vào tháng 4.

Theo bản tin hôm thứ Năm của hãng thông tấn Bloomberg, ông Phạm Việt Bắc, Tổng Giám đốc Quĩ Đầu tư Sabeco ở Sài Gòn, nói rằng yêu cầu vừa kể đã được các giới chức Vinashin đưa ra tại cuộc họp ở Hà Nội hồi tuần trước.

Ông Bắc cho biết các giới chức Vinashin nói với các chủ nợ là họ không thể trả bất kỳ khoản tiền nào cho tới sớm nhất là năm 2015.

Những khó khăn tài chánh của công ty quốc doanh với khoản nợ hơn 4 tỉ đô la này đã nêu bật những nghi vấn về mức độ mà chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ, và có thể làm mất lòng tin của giới đầu tư trong lúc Việt Nam dự định đẩy nhanh tiến độ của kế hoạch tư nhân hóa.

Một bản phúc trình  ngày 20 tháng 4 của công ty Dịch vụ cho các nhà đầu tư Moody cho biết việc Vinashin không trả được khoản tiền lãi 60 triệu đô la trên khoản nợ 600 triệu đáo hạn vào tháng 12 chứng tỏ rằng sự hỗ trợ của chính phủ cho các công ty nhà nước không được bảo đảm.

Một viên chức của Moody cho rằng những diễn tiến này sẽ làm cho các nhà đầu tư dè dặt trong việc làm ăn với chính phủ và các doanh nghiệp nhà nước.

Nguồn: Bloomberg, Lao Dong


-Vụ Vinashin: Harassing Hanoi: Vinashin creditors paddle in uncharted waters as shipbuilder sinks in default (FT 31-5-11).  Chủ nợ Vinashin đòi nợ.   Ối giời ơi! Phước bất trùng lai, hoạ vô đơn chí! Giặc đánh, chủ nợ réo đòi, lạm phát cao, tăng trưởng thấp..

Tổng số lượt xem trang