-Tàu sân bay Trung Quốc sẽ không đi vào hải phận nước khác?
VietnamDefence - Tàu sân bay được mua từ Ukraine đang được đóng hoàn thiện và hiện đại hóa, nhưng công việc chưa hoàn tất, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho hay.
Như vây, Trung Quốc đã chính thức xác nhận đóng tàu sân bay.
Tàu được cho là có tên Thi Lang hiện đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các nguồn tin giấu tên cho hay, tàu sân bay này sẽ được hạ thủy muộn nhất là vào cuối tháng 6.2011.
Theo lời trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Qi Jianguo, tàu sân bay này, theo chiến lược quốc gia, sẽ không đi vào hải phận các quốc gia khác.
Trước đó có tin Trung Quốc dự định sử dụng tàu sân bay hoàn toàn để huấn luyện phi công trên hạm và làm cơ sở để đóng các tàu sân bay nội địa trong tương lai.
Varyag được khởi đóng ở Nikolayev đầu thập niên 1980. Năm 1998, thông qua một công ty Macao, Trung Quốc mua lại con tàu hoàn thành 76% với giá sắt vụn 20 triệu USD với lý do giả là “làm sòng bạc nổi”. Các chuyên gia cho rằng, khi mua tàu, Trung Quốc đã ẵm được toàn bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật con tàu. Từ năm 2002, tàu được đưa về xưởng đóng tàu ở Đại Liên.
Đầu tháng 6.2011, có tin, bên trong con tàu đã được khôi phục hoàn toàn, vỏ tàu và mặt boong cũng đã được sửa chữa, hãng đóng tàu Changxingdao Shipyard phụ trách hoàn thiện con tàu, đã lắp đặt khí tài radar, vũ khí và một số hệ thống máy tính.
Phỏng đoán, cuối năm 2011, tàu Thi Lang sẽ bắt đầu chạy thử và vào năm 2012 sẽ được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay, yếu tố then chốt của tương lai phát triển hải quân Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ được hãng Changxingdao đóng.
Ở giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành 2 tàu sân bay động lực thông thường vào năm 2015-2016, thành lập 2 cụm tàu sân bay đầu tiên vào năm 2020. Đồng thời, tiến hành phát triển tiêm kích trên hạm.
Ở giai đoạn 2, sẽ đóng 2 tàu sân bay có lượng giãn nước trung bình 65.000 tấn, sử dụng động lực hạt nhân.
Trong tương lai, hải quân Trung Quốc dự định thành lập 4 cụm tàu sân bay để triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chính của chúng là giành ưu thế quân sự trên các vùng biển và đại dương gần, cũng như bảo vệ trên không cho các binh đoàn tàu, chi viện cho các chiến dịch đổ bộ.
Tuy vậy, Trung Quốc hiện vẫn chưa có máy bay trên hạm. Họ đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15. Tháng 12.2009, Trung Quốc đã thử nghiệm J-15. Đây được cho là mẫu sao chép máy bay Su-33 của Nga dựa trên mẫu chế thử Т-10К mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 2005. Còn phía Trung Quốc khẳng định, J-15 là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27). J-15 đang tiến hành bay thử nghiệm và dự đoán có thể được nhận vào trang bị từ năm 2015.
Tàu được cho là có tên Thi Lang hiện đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các nguồn tin giấu tên cho hay, tàu sân bay này sẽ được hạ thủy muộn nhất là vào cuối tháng 6.2011.
Theo lời trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Qi Jianguo, tàu sân bay này, theo chiến lược quốc gia, sẽ không đi vào hải phận các quốc gia khác.
Trước đó có tin Trung Quốc dự định sử dụng tàu sân bay hoàn toàn để huấn luyện phi công trên hạm và làm cơ sở để đóng các tàu sân bay nội địa trong tương lai.
Varyag được khởi đóng ở Nikolayev đầu thập niên 1980. Năm 1998, thông qua một công ty Macao, Trung Quốc mua lại con tàu hoàn thành 76% với giá sắt vụn 20 triệu USD với lý do giả là “làm sòng bạc nổi”. Các chuyên gia cho rằng, khi mua tàu, Trung Quốc đã ẵm được toàn bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật con tàu. Từ năm 2002, tàu được đưa về xưởng đóng tàu ở Đại Liên.
Đầu tháng 6.2011, có tin, bên trong con tàu đã được khôi phục hoàn toàn, vỏ tàu và mặt boong cũng đã được sửa chữa, hãng đóng tàu Changxingdao Shipyard phụ trách hoàn thiện con tàu, đã lắp đặt khí tài radar, vũ khí và một số hệ thống máy tính.
Phỏng đoán, cuối năm 2011, tàu Thi Lang sẽ bắt đầu chạy thử và vào năm 2012 sẽ được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc.
Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay, yếu tố then chốt của tương lai phát triển hải quân Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ được hãng Changxingdao đóng.
Ở giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành 2 tàu sân bay động lực thông thường vào năm 2015-2016, thành lập 2 cụm tàu sân bay đầu tiên vào năm 2020. Đồng thời, tiến hành phát triển tiêm kích trên hạm.
Ở giai đoạn 2, sẽ đóng 2 tàu sân bay có lượng giãn nước trung bình 65.000 tấn, sử dụng động lực hạt nhân.
Trong tương lai, hải quân Trung Quốc dự định thành lập 4 cụm tàu sân bay để triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chính của chúng là giành ưu thế quân sự trên các vùng biển và đại dương gần, cũng như bảo vệ trên không cho các binh đoàn tàu, chi viện cho các chiến dịch đổ bộ.
Tuy vậy, Trung Quốc hiện vẫn chưa có máy bay trên hạm. Họ đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15. Tháng 12.2009, Trung Quốc đã thử nghiệm J-15. Đây được cho là mẫu sao chép máy bay Su-33 của Nga dựa trên mẫu chế thử Т-10К mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 2005. Còn phía Trung Quốc khẳng định, J-15 là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27). J-15 đang tiến hành bay thử nghiệm và dự đoán có thể được nhận vào trang bị từ năm 2015.
Trung Quốc cũng đang xây dựng 2 trung tâm mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây.
- Nguồn: Lenta, Armstrade, 8.6.2011.
"Trên thực địa Trung Quốc đang sử dụng các lực lượng bán quân sự như ngư chính, hải giám. Vỏ bọc bán quân sự này để tránh hình ảnh xung đột vũ trang, đụng độ", tiến sĩ Trần Trường Thủy, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu biển Đông phân tích.
> Chiến lược 'đàm phán' và 'đe dọa vũ lực' của Trung Quốc/ Phép thử của Trung Quốc và giải pháp của Việt Nam
Tiến sĩ Trần Trường Thủy đã có cuộc trao đổi với VnExpress, sau khi ông vừa trở về từ Hội thảo quốc tế về biển Đông tại Jakarta (Indonesia),
- Những nội dung đáng chú ý nào đã được đưa ra tại hội thảo biển Đông lần này, thưa ông?
- Hội thảo tại Jakarta tuy hình thức là hội thảo học thuật nhưng đã thu hút được sự chú ý lớn ở Indonesia, tham dự hội thảo có cả giới quan chức nước sở tại, ngoại giao đoàn, Ban thư ký ASEAN, báo chí, nên có tác động rất lớn đến dư luận. Các học giả tập trung đánh giá các phát triển gần đây ở biển Đông, phân tích các cơ chế hiện có trong việc quản lý tranh chấp, đề ra các biện pháp giúp tăng cường hợp tác và giảm nhẹ căng thẳng.
Hội thảo học thuật thường có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên tại Hội thảo lần này có thể thấy nhiều nội dung được đa số đại biểu thống nhất. Các học giả đều cho rằng biển Đông bao gồm nhiều vấn đề, có cả các vấn đề chỉ song phương (như tranh chấp quần đảo Hoàng Sa); đa phương (như tranh chấp quần đảo Trường Sa), các vấn đề về chồng lấn vùng biển, thềm lục địa, vấn đề tự do hàng hải, hòa bình ổn định khu vực. Ngoài ra còn có tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan đến hoạt động của tàu quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế. Do đó lợi ích, lập trường của các bên liên quan đối với từng vấn đề cũng khác nhau và cần có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Về các diễn biến gần đây, có nhiều ý kiến quan ngại về tình hình sẽ ngày càng căng thẳng do các bước đi mạnh bạo của Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh các cơ chế quản lý tranh chấp hiện có (như DOC) có nhiều điểm hạn chế.
Hội thảo đã ra Tuyên bố Jakarta đề cập nhiều vấn đề, trong đó coi "đường lưỡi bò" là không phù hợp với luật pháp quốc tế và kêu gọi ASEAN cần phải đoàn kết hơn nữa để đối phó với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Bản đồ đường yêu sách 9 đoạn (hay đường lưỡi bò) Trung Quốc gửi kèm công hàm lên Liên Hợp quốc năm 2009 phản đối báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa của Việt Nam. Ảnh: T.L. |
- Chiến lược của Trung Quốc đối với biển Đông được các học giả nhìn nhận như thế nào?
- Nhiều học giả đánh giá tuy Trung Quốc không công khai rõ tính chất của "đường lưỡi bò", nhưng cách hành xử của Trung Quốc là muốn kiểm soát trên thực tế. Trung Quốc muốn kiểm soát tài nguyên theo "đường lưỡi bò", nhất là dầu khí và thủy sản, và tìm cách đẩy Mỹ càng xa càng tốt bằng cách giải thích Công ước luật biển theo cách có lợi nhất cho mình.
Chiến lược của Trung Quốc một mặt ép các nước khác “gác tranh chấp, cùng khai thác” trong đường lưỡi bò. Mặt khác, Trung Quốc ngăn cản các hoạt động phát triển tài nguyên của các bên khác trong đường này. Ngoài các biện pháp chính trị - ngoại giao, trên thực địa Trung Quốc ngăn cản bằng cách sử dụng các lực lượng bán quân sự như ngư chính, hải giám. Vỏ bọc bán quân sự này để tránh hình ảnh xung đột vũ trang, đụng độ, chứng tỏ Trung Quốc chỉ “sử dụng các biện pháp hòa bình”.
- Ngay trước thềm hội thảo xảy ra sự kiện Bình Minh 02 và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc có chủ quyền với vùng biển xảy ra sự kiện này. Các học giả bình luận gì về tuyên bố này?
- Thời điểm hội thảo xảy ra ngay sau vụ tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 nên thu hút được sự chú ý của các đại biểu. Phần tham luận của tôi khi phân tích các diễn biến gần đây tại biển Đông và tác động đến an ninh và hợp tác khu vực, tôi cũng đã dùng bản đồ để chỉ ra vị trí xảy ra sự kiện Bình Minh 02. Hầu hết các học giả cho rằng hành xử và tuyên bố của phía Trung Quốc là phi lý. Vị trí xảy ra sự kiện không chỉ nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam mà còn nằm bên trái của đường trung tuyến giả định của bờ biển Việt Nam và các vị trí gần bờ nhất của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Do đó kể cả giả thuyết là Trung Quốc lập luận chủ quyền đối với hai quần đảo (mà Việt Nam phản đối) và hai quần đảo có hiệu lực 100% đối với phân định biển (điều này cũng hoàn toàn không phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế), thì theo Công ước luật biển 1982, vị trí xảy ra sự kiện cũng thuộc vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Lập luận về “quyền lịch sử” của Trung Quốc theo "đường lưỡi bò" thì hoàn toàn không phù hợp luật pháp quốc tế.
Đa số đánh giá, sự kiện này xảy ra không lâu sau sự kiện Bãi Cỏ Rong tháng 3 khi Trung Quốc ngăn cản Philippines thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này càng dấy lên quan ngại của các nước về cách hành xử của Trung Quốc. Hình ảnh “phát triển hòa bình” của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng.
- Có ý kiến cho rằng, chiêu bài quen thuộc trên biển Đông của Trung Quốc là “vừa lấn vừa đàm” và Việt Nam nên tăng cường tiềm lực quân sự. Quan điểm của ông thế nào?
- Theo tôi, chiến lược của Việt Nam đối với vấn đề biển Đông cần tiếp tục được hoạch định mang tính tổng thể, hệ thống. Là nước nhỏ hơn trong quan hệ bất đối xứng thì vũ khí chính mà ta cần sử dụng là ngoại giao, thông qua luật pháp quốc tế, tăng cường đan xen lợi ích, thu hút sự ủng hộ của quốc tế và khu vực.
Thời gian tới, theo các nghiên cứu của chúng tôi thì khả năng xảy ra đụng độ vũ trang là rất hạn chế, bởi đụng độ về quân sự sẽ gây thiệt hại cho tất cả các bên, kể cả Trung Quốc. Ngoài các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế thì Trung Quốc hiện đã ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á, Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông, trong đó có điều khoản cấm sử dụng vũ lực giải quyết tranh chấp. Quan trọng hơn, nếu Trung Quốc sử dụng vũ lực sẽ làm các nước ASEAN lo sợ, đoàn kết và xích lại gần Mỹ hơn, hình ảnh “phát triển hòa bình” mà Trung Quốc dày công xây dựng sẽ chấm hết, Trung Quốc sẽ không còn môi trường hòa bình cho phát triển như hơn 30 năm qua.
Tuy nhiên, theo tôi, Việt Nam cũng cần tăng cường “sức mạnh cứng” theo hướng tự vệ, đủ để bảo vệ chủ quyền và lợi ích của đất nước, trong điều kiện hài hòa đầu tư nguồn lực cho an ninh và phát triển. “Sức mạnh cứng” cần được tăng cường theo hướng “răn đe”, ngăn ngừa đụng độ và nhằm hỗ trợ cho mặt trận ngoại giao, chính trị. Điều quan trọng nữa là cần đầu tư cho các lực lượng thực thi pháp luật nhằm thực hiện chấp pháp của Việt Nam trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của ta.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy. Ảnh: Nguyễn Hưng. |
- Để cộng đồng quốc tế hiểu rõ về tình biển Đông, vấn đề phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu biển Đông của Việt Nam cần được giải quyết như thế nào?
- Vấn đề biển Đông là vấn đề phức tạp, liên quan nhiều nhân tố, lĩnh vực; các tranh chấp nhiều khả năng không thể giải quyết dứt điểm trong tương lai gần. Do đó cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu toàn diện về biển Đông để phân tích, nắm rõ tình hình mới có thể có các kiến nghị chính sách đúng đắn.
Giới học giả nghiên cứu về Biển Đông có rất nhiều nhiệm vụ: phổ biến kiến thức; kiến nghị chính sách; đấu tranh quốc tế trên kênh 2 (kênh học giả) nhằm bảo vệ các lợi ích và chính sách của ta; viết bài đăng tạp chí quốc tế nhằm thu hút sự ủng hộ của dư luận quốc tế.
Tuy nhiên, có thể nói năng lực hiện nay vẫn còn không theo kịp yêu cầu. Đơn giản như tìm người có khả năng tham dự và “chiến đấu” trong các hội thảo hội nghị quốc tế về biển Đông cũng không phải là nhiều. Hay học giả Việt Nam cũng không có nhiều bài viết đăng trên các tạp chí quốc tế uy tín. Do đó điều cấp thiết hiện nay là cần đầu tư hơn nữa cho việc xây dựng đội ngũ nghiên cứu về biển Đông, cả nâng cao năng lực đội ngũ hiện tại và xây dựng lực lượng trong dài hạn; cử người đi học ở nước ngoài; cấp nhiều học bổng cho sinh viên trong nước viết luận văn, luận án về đề tài Biển Đông. Không chỉ Nhà nước đầu tư mà cần cả theo hướng xã hội hóa. Chúng tôi sắp tới cũng sẽ lập quỹ hỗ trợ các sinh viên, thạc sỹ viết luận văn tốt nghiệp về đề tài Biển Đông.
Tiến sĩ Trần Trường Thủy (sinh năm 1978) từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Biển Đông ở Đại học Tổng hợp RUDN, Moscow, Liên bang Nga, với đề tài "Tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông" dưới góc độ lịch sử quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại. |
Nguyễn Hưng thực hiện