Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Việt Nam cân nhắc giữa lòng yêu nước và quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh

Biểu tình chống Trung Quốc hôm 26/6/2011 (Hình: AP) Việt Nam cân nhắc giữa lòng yêu nước và quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh
DPA by Marianne BrownRim lược dịch
 Hà Nội – Trong lúc những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam giờ bước qua tuần thứ tư, việc nối lại tình hữu nghị với Trung Quốc mới đây của Hà Nội đã đặt vấn đề là làm thế nào nhà nước Việt Nam có thể cân bằng cho tốt giữa những yêu cầu ngoại giao và với nhu cầu bày tỏ lòng yêu nước của quần chúng trong nước.


Một bản thông cáo chung được công bố hôm Chủ Nhật cho thấy mối căng thẳng dịu đi giữa hai nước láng giềng qua việc tranh giành tính chủ quyền ở biển Nam Hải. Nhưng một số thành phần của công chúng đã bày tỏ sự giận dữ đối với việc được xem là sự nhượng bộ của Hà Nội, theo một số nhà quan sát, điều này đã cho những người hoạt động chống nhà nước cộng sản thêm cái cớ để chỉ trích.

Bên ngoài toà đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Việt Nam, việc hằng chục người tụ tập đã là một hình ảnh quen thuộc trong tháng rồi, họ vẫy khẩu hiệu và la lớn “Quần đảo Trường Sa là của Việt Nam” và “Trung Quốc: nước lớn, hành xử đê tiện.”

Quần đảo Trường Sa nằm trong khu vực người ta cho rằng có nhiều nguồn hải sản và khoáng sản, và là chủ thể cho sự tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và Việt Nam, và nhiều nước khác trong khối Đông Nam Á châu.

Căng thẳng tăng cao trong những tuần qua sau khi Việt Nam lên án Trung Quốc sách nhiễu tàu thăm dò địa chấn và tàu đánh cá Việt Nam trong vùng biển đang tranh chấp, trong lúc Bắc Kinh viện lý rằng tàu Việt Nam đi vào lãnh hải của Trung Quốc bất hợp pháp và làm nguy hiểm đến sinh mạng của ngư dân Trung Hoa.

Nhà cầm quyền Việt Nam cho đến nay, đã đồng ý một cách bất thường đối với những cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Nhưng những cưỡng chế ngoại giao có thể buộc họ vào thế phải ra bản thông cáo chung, sau cuộc viếng thăm Bắc Kinh của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn vào cuối tuần rồi.

Cuộc thương thảo, theo bản thông cáo chung đăng trên trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm thứ Hai, nói rằng “nhấn mạnh nhu cầu cần tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước.”

Một số thành phần ở Việt Nam nói là họ không muốn ý kiến của họ bị lái theo lối định hướng đó, và họ đã chỉ trích cung cách thỏa hiệp với Trung Quốc của nhà nước Việt Nam.

Một tổ chức hoạt động đấu tranh cho dân chủ bị cấm hoạt động ở Việt Nam là Việt Tân nói trong thời gian gần đây là nhà nước Việt Nam “bất lực, không có khả năng” giải quyết chuyện tranh chấp lãnh hải. Nhưng Việt Tân cũng nói là tình trạng này như ngọn đèn chiếu lên một ánh sáng hữu ích nhằm phơi bày những sai lầm của nhà nước cộng sản Việt Nam.

“Vấn đề Trung Quốc là một cơ hội tốt để thấy rõ ràng hơn là nhà nước Việt Nam thiếu năng lực lãnh đạo đất nước,” một công dân Hoa Kỳ và cũng là một thành viên của Việt Tân ông Nguyễn Quốc Quân, người bị giam sáu tháng tù năm 2008 vì tội chuẩn bị tờ rơi kêu gọi dân chủ.

Đối với nhà báo và cũng là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã về hưu ông David Brown, thì sự tham dự trong những “thương thảo song phương” của Việt Nam, sau nhiều tháng khăng khăng cho rằng bất cứ cuộc thương thảo nào cũng nên nằm dưới sự bảo hộ của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), “cho thấy đó là một bước lùi cho người Việt Nam,” và có thể làm cho quần chúng phẫn nộ hơn nữa.

Bản thông cáo chung hôm Chủ Nhật đi xa hơn cảnh nhép miệng thường thấy nhằm ca ngợi mối quan hệ tốt giữa hai bên, ông nói.

“Có vô số cuộc gặp gỡ các cấp giữa thành phần ưu tú người Việt và người Hoa,” ông nói, và thêm rằng mỗi một gặp gỡ như thế đều sản sinh ra một lời tuyên bố nghe ngọt ngào, êm tai. “Nhưng bản thông cáo chung lần này là một điều gì đó hơn thế, và có thể gây nên niềm phẫn nộ của công chúng.”

Ông Brown giải thích là “99.5 phần trăm người Việt chỉ biết sống cho hiện tại,” và quan tâm hơn đến chuyện không bị mất mặt hơn là một giải pháp dài lâu. “Vấn đề thực sự bây giờ là sau khi có ba hay bốn tuần đụng độ với Trung Quốc thì giờ họ đang gắng tìm một thỏa hiệp,” ông nói.

Nhưng ông Brown nói là ông không nghĩ điều này sẽ tạo nên một cơ hội tốt đẹp cho phong trào đấu tranh cho dân chủ. Ý kiến này được ông Carl Thayer - một chuyên viên nghiên cứu Việt Nam và Đông Nam Á châu của Viện Phòng thủ Úc – người đã từng nói cái cảm tính chống Trung Quốc còn lâu mới có thể thành một sự hăm dọa được nhà nước này.

Những cuộc biểu tình vừa xảy ra có mức độ nhỏ và được được sắp xếp khéo léo, và chính cái dữ kiện rằng người dân đang lên tiếng kêu gọi nhà nước có hành động “là tái xác nhận tính hợp pháp (của nhà nước) để giải quyết vấn đề quốc tế,” ông nói.

Ông thừa nhận là đã có cơ may cho nhà nước Việt Nam có thể được xem như là bán tháo hết cho Trung Quốc. Nhưng sự chọn lựa thay vào đó, ông nói, là mắc phải “sự giận dữ của Trung Quốc có khả năng ảnh hưởng đến nền kinh tế và những mối quan hệ khác.”

Nhà nước có thể làm hơn thế nữa để cho người dân hiểu và có thể chấp nhận hướng hành động về mặt ngoại giao (của nhà nước Việt Nam), ông nói.

“Tại sao bộ quốc phòng không thể đến trường Đại học Quốc gia Hà Nội và nói chuyện?” ông nói. Đó có thể là một cơ hội để giải thích cho công chúng hay rằng “anh không có thể đá vào ống chân của Trung Quốc mà không cần nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra ngay sau đó.”

Và những người quốc gia đang gây rắc rối có thể được xoa dịu nếu nhà nước cộng sản Việt Nam có thể “làm cho họ hiểu rằng ngoại giao không là cái rõ ràng như trắng và đen trong trường hợp đặc biệt này,” ông Brown nói.


© DCVOnline





Nguồn:
(1) Vietnam weighs patriotism against diplomacy in China spat. DPA by Marianne Brown, 27 June 2011


 - Nhận định ban đầu về cuộc gặp Việt - Trung 
GS. Carlyle A. Thayer:  Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nên nhận lời mời của Việt Nam để đi thăm Hà Nội. Một hội nghị thượng đỉnh sẽ giúp hai nước tìm giải pháp hòa bình cho tranh chấp trên biển và đặt ra thời hạn chót, theo sau tiền lệ của thỏa thuận biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ.
Tiến sĩ Fu-Kuo Liu: Việt Nam và Trung Quốc có những quyền lợi căn bản khác nhau. Không có nghĩa là hai nước lúc nào cũng phải đánh nhau.
Đối với tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, gần như đối thoại là cách giải quyết duy nhất.
- ANALYSIS: Vietnam weighs patriotism against diplomacy in China spat 

Hanoi - As anti-China protests in Vietnam enter their fourth week, Hanoi's recent rapprochement with China has raised the question of how well the government can balance diplomatic requirements with the public's patriotic demands.

A joint press release issued Sunday showed an easing of tensions between the neighbouring countries over their competing claims in the South China Sea. But some elements of the public have expressed anger at Hanoi's perceived stepping down, which according to some observers has provided a boost to anti-government activists.
Outside the Chinese Embassy in the Vietnamese capital, gatherings of dozens of people have been a familiar sight for the past month, waving banners and chanting 'the Spratly Islands belong to Vietnam' and 'China: big country, ignoble behaviour.'
The Spratlys lie in an area thought to be rich in mineral and fish resources, and are the subject of competing territorial claims by China and Vietnam, and several other South-East Asian countries.
Tensions spiked in recent weeks after Vietnam accused China of harassing seismic survey ships and fishing boats in the contested area, while Beijing alleged that Vietnamese boats had entered its waters illegally and endangered Chinese fishermen.
Vietnamese authorities have so far been unusually tolerant of the anti-China demonstrations. But diplomatic imperatives could force their hand after the joint press release, issued following a visit to Beijing by Vietnam's Deputy Foreign Minister Ho Xuan Son at the weekend.
The talks, according to the joint statement published on Vietnam's Foreign Ministry website Monday, 'laid stress on the need to steer public opinions along the correct direction, avoiding comments and deeds that harm the friendship and trust of the people of the two countries.'
Some elements in Vietnam have said they do not want their opinion steered in that direction, and have criticized the government's approach of conciliation towards China.
Banned pro-democracy group Viet Tan recently said the government was 'incapable' of resolving the maritime territory dispute. But it said that the situation shone a useful light on the government's shortcomings.
'The issue of China is a good opportunity to see clearer the government is unfit to lead the country,' said US citizen and Viet Tan member Nguyen Quoc Quan, who served six months in prison in 2008 for preparing pro-democracy leaflets.
For retired US diplomat and journalist David Brown, Vietnam's participation in 'bilateral negotiations', after insisting for months that any talks should be under the aegis of the Association of South-East Asian Nations, 'does appear to be a step back for the Vietnamese,' and could further stoke public resentment.
Sunday's joint statement went further than the usual lip-service to good relations, he said.
'There is a huge amount of institutionalised contact between the Chinese and Vietnamese elite,' he said, adding that every such contact produces a feel-good statement. 'But this one is something more than that,' he said, and could well provoke public resentment.
He explained that '99.5 per cent of the Vietnamese live in the here and now,' and are more concerned with not losing face than a long-term solution. 'The real problem is now having had three or four weeks of bashing China now they are trying to cut a deal,' he said.
But Brown said he did not think that this would provide much useful grist to the mill of the pro-democracy movement. This opinion was shared by Carl Thayer, expert on Vietnam and South-East Asia at the Australian Defence Academy, who said that anti-China sentiment is far from being a threat to the government.
The demonstrations have been small and well-managed, and the very fact that the people are calling on the government to take action 'is reaffirming its legitimacy to handle foreign affairs,' he said.

He conceded that there was chance the government could be seen to be selling out to China. But the alternative, he said, was incurring 'Chinese anger that is going to affect some of the economic and other relationships.'
The government could do more to make the diplomatic course of action more widely understood and acceptable, he said.
'Why can't the defence ministry go to the National University in Hanoi and give a talk?' he said. That would be a chance to explain to the public that 'You can't just kick China in the shins without thinking of what will happen next.'
And trouble-making nationalists could be defused if the government can 'make them understand that diplomacy isn't in black and white in this particular case,' he said.




- Việt Nam - Trung Quốc giải quyết hòa bình? (27/6/2011) 
 (lưu ý dấu hỏi ???)

Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Tàu Hải quân Việt Nam HQ75, một trong hai tàu tham gia tuần tra chung và thăm cảng Trung Quốc. Ảnh: QĐND
Ngày 25/6 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình biển Đông thời gian gần đây. Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.

Hai bên cho rằng, quan hệ Việt - Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt - Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của Lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam - Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất.

Theo TTXVN



Thông tin báo chí chung Việt Nam - Trung Quốc(TTXVN SGGP 26-6-11) -- Đây là biến chuyển "tương đối" tốt, nhưng tôi thắc mắc: Tại sao ông Hồ Xuân Sơn phải sang Bắc Kinh? Tại sao Đới Bỉnh Quốc không sang Hà Nội? Hoặc gặp nhau ở một nước thứ ba? - China, Vietnam agree to resolve maritime dispute (Reuters 26-6-11) - China, Vietnam agree to resolve maritime dispute through negotiations (Tân Hoa Xã 26-6-11) -- China, Vietnam vow to cool S. China Sea tensions (AFP 26-6-11) -- China Announces Pact With Vietnam on Disputed Sea (WSJ 26-6-11).  Để ý đến câu này trong thông cáo chung: "Hai bên khẳng địng, cần...  tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước"  Như vậy là nhà nước hứa sẽ bịt miệng báo chí, cấm biểu tình?-China, Vietnam to resolve maritime row: report  (Straits Times)- BEIJING - CHINA and Vietnam have pledged to resolve a row over competing South China Sea territorial claims 'peacefully', Chinese media on Sunday quoted both sides saying after tensions spiked over the issue. - China and Vietnam Agree to Talks on South China Sea Dispute NYT -The dispute over the sea, which is believed to be rich in oil and gas deposits, has festered for years, and neither country has made any concessions.


- Việt - Trung 'đồng ý giải quyết tranh chấp'  

Tiếp tục diễn ra biểu tình chống Trung Quốc trong tuần lễ thứ tư liên tiếp ở Việt Nam, trong khi Hà Nội và Bắc Kinh cho hay hai bên đã đạt thỏa thuận 'đồng ý giải quyết tranh chấp biển đảo", theo hãng tin Reuters hôm Chủ Nhật.

Tại Hà Nội, các hãng truyền thông quốc tế ghi nhận nhiều người biểu tình đã diễu hành qua các đường phố ở Thủ đô với các khẩu hiệu, băng cờ "phản đối Trung Quốc" và yêu cầu chính quyền nước này "chấm dứt vi phạm lãnh hải" của Việt Nam tại khu vực Biển Đông đang diễn ra tranh chấp, căng thẳng thời gian gần đây.
Hôm Chủ Nhật, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết tại cuộc họp ngoại giao ở Bắc Kinh diễn ra giữa Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, Hồ Xuân Sơn, và Ủy viên Nhà nước, quan chức cao cấp ngoại giao, Đới Bỉnh Quốc, phía Trung Quốc cho rằng "tranh chấp phải được giải quyết thông qua thương lượng."

Trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 26 tháng Sáu, được Reuters trích thuật, thông báo trước đó Thứ trưởng Sơn cũng đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Trì, và cho hay hai bên nhất trí "giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển thông qua đàm phán và tham vấn một cách hữu nghị."
Hai bên đồng ý tăng cường định hướng dư luận nhằm tránh có những lời lẽ và hành động vốn có thể gây phương phại tới quan hệ hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau giữa nhân dân hai nước
Thông báo của Bộ Ngoại giao TQ
Hãng tin nhà nước Tân Hoa Xã của Trung Quốc cùng ngày cũng dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao nước này cho hay "hai bên đồng ý tăng cường định hướng dư luận nhằm tránh có những lời lẽ và hành động vốn có thể gây phương phại tới quan hệ hữu nghị và tin tưởng lẫn nhau giữa nhân dân hai nước."
"Các phát triển lành mạnh và bền vững trong quan hệ Trung - Việt cần hài hòa với những lợi ích cơ bản và các nguyện vọng chung của nhân dân hai nước và đồng thời cũng dẫn tới hòa bình, ổn định và phát triển khu vực," vẫn theo Tân Hoa Xã.
Trong khi đó, tại Hà Nội, truyền thông nước ngoài tường thuật một cuộc biểu tình với nhiều tầng lớp dân cư tham gia, mà đa số trong đó là thanh niên, đã tụ tập gần Đại sứ quán Trung Quốc.
Khoảng một trăm người biểu tình sau khi "hô to các khẩu hiệu" phản đổi hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông và "đòi chủ quyền" của Việt Nam tại khu vực tranh chấp, đã chuyển sang diễu hành qua các khu phố ở trung tâm thủ đô, theo hãng tin AP.
Chưa rõ tác động?
Hiện chưa rõ sau cuộc 'dàn xếp' ngoại giao Việt-Trung tại Bắc Kinh, các biểu tình trong nước còn diễn ra nữa hay không.
Hiện chưa rõ thỏa thuận mà Thứ trưởng Việt Nam đạt được với các đối tác Trung Quốc tại Bắc Kinh, đặc biệt trong một chuyến thăm không diễn ra ở một quốc gia thứ ba hoặc bên lề một hội nghị quốc tế, đa phương này, sẽ tác động ra sao tới dư luận và làn sóng biểu tình chống Trung Quốc của người dân Việt Nam ở trong nước, như đã diễn ra trong mấy tuần qua.
Tuy nhiên, giới quan sát có thể cho rằng nếu các lời lẽ thông báo của Bắc Kinh trong cuộc gặp là 'nghiêm túc' thì rõ ràng các diễn biến của dư luận quốc tế, các hội nghị đa phương, cũng như thái độ của truyền thông, dư luận quần chúng trong nước, hải ngoại và sự chuyển hướng của chính phủ ở một số quốc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với TQ như VN, Philippines, đã có những tác động nhất định.
Tuần trước hải quân Việt Nam cho hay đã tiến hành tuần tra chung trên biển với lực lượng của Trung Quốc, sau khi Hà Nội tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở bờ biển miền Nam Trung Bộ.
Về phần mình, Trung Quốc đã yêu cầu Hoa Kỳ không can thiệp vào các tranh chấp của Biển Đông mà theo quan điểm của Bắc Kinh là "chỉ có thể làm xấu thêm tình hình," trong khi thông báo tăng cường hải quân, lực lượng và các hoạt động hải giám, tuần duyên ở khu vực này.
Hoa Kỳ có những nguyên tắc mạnh mẽ được thiết lập lâu dài về việc duy trì tự do hàng hải, thương mại tự do và không bị cản trở pháp lý cũng như duy trì hòa bình và ổn định
Trợ lý ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell
Trong một diễn biến mới đây, hôm thứ Sáu, trước thềm hội nghị ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Hawaii, trợ lý của Ngoại trưởng Hoa Kỳ, đặc trách Đông Á - Thái Bình Dương, ông Kurt Campbell tuyên bố Hoa Kỳ mong muốn 'làm giảm các căng thẳng' giữa các bên tranh chấp ở biển Nam Trung Hoa (hay Biển Đông).
Nhà ngoại giao này cũng nhắc lại rằng: "Hoa Kỳ có những nguyên tắc mạnh mẽ được thiết lập lâu dài về việc duy trì tự do hàng hải, thương mại tự do và không bị cản trở pháp lý cũng như duy trì hòa bình và ổn định" trong khu vực.
Hãng AP trong bản tin hôm Chủ Nhật nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ nói rằng Biển Đông, nơi có tuyến đường biển quan trọng, là lợi ích quốc gia của nước này.
Tuần trước, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tôn trọng hiệp ước phòng thủ chung với đồng minh của mình là Philippines.
Bà cũng cho biết Washington sẵn sàng hỗ trợ một quá trình hợp tác ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), vốn từng nỗ lực xây dựng một khung quy tắc ứng xử với Trung Quốc.
Về phần mình, Bắc Kinh luôn khẳng định tất cả các tranh chấp lãnh thổ cần được giải quyết song phương với từng nước láng giềng châu Á của mình, mà không nên quốc tế hóa hay đa phương hóa.
-Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc QĐND -Ngày 25-6 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây...Quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định (VOV)-Quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước

-Thông tin báo chí chung Việt Nam và Trung Quốc
Ngày 25/6 tại Bắc Kinh, Thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc, chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây.

Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã trình bày lập trường và chủ trương của phía Trung Quốc về việc phát triển quan hệ song phương và vấn đề trên biển. Trước đó, Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đã hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân.


Hai bên cho rằng, quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt-Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Hai bên nhấn mạnh cần kiên trì đưa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển theo đúng phương châm 16 chữ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”.

Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước; đẩy nhanh tiến độ đàm phán để sớm ký kết “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc”; thúc đẩy việc thực hiện “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các công việc tiếp theo, cố gắng sớm đạt tiến triển thực chất./.


(TTXVN/Vietnam+)

Tổng số lượt xem trang