- Có lẽ VN cần phản bác những ngộ nhận của TQ !!! -> có rùi : Phản ứng của Bộ Ngoại giao về thông tin báo chí Trung Quốc đã đăng tải “rằng Việt Nam muốn đàm phám song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông” (GDVN).
Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình (TN 5-6-11) -- P/v ông Nguyễn Chí Vịnh. Có câu này: "nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương". Lãnh đạo đã tính đâu vào đấy rồi (giải quyết song phương!). Dân đi chỗ khác chơi! ◄ CẬP NHẬT QUAN TRỌNG (6-6-11) -- Vì lời phê bình này, viet-studies vừa được email của báo Thanh Niên, xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.
Ngày 6 tháng 6, 2011 (GDVN) - Về việc tờ Xinhua của Trung Quốc có đưa tin với nội dung "Trong cuộc gặp gỡ tại Hội nghị Shangri-La vào cuối tuần trước ở Singapore giữa Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã trao đổi với tướng Lương Quang Liệt rằng Việt Nam muốn đàm phám song phương với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông".
Đối thoại Việt - Trung tại Sangri-La, Singapore |
Làm rõ vấn đề trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cho biết:
"Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương của LHQ và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002, thông qua đàm phán song phương và đa phương nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
Trong vấn đề biển Đông cũng có rất nhiều loại vấn đề. Đối với những vấn đề chỉ liên quan tới hai nước thì có thể giải quyết song phương giữa các nước có liên quan trực tiếp. Ví dụ như trong trường hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc, những vấn đề song phương như cửa vịnh, vịnh Bắc Bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Đối với những vấn đề có liên quan tới nhiều nước, nhiều bên khác như vấn đề quần đảo Trường Sa sẽ giải quyết giữa các bên có liên quan. Còn đối với những vấn đề không chỉ liên quan tới các nước ven Biển Đông mà còn liên quan tới cả các nước ngoài khu vực như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan".
"Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương của LHQ và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của LHQ về Luật biển năm 1982 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở biển Đông được ký kết giữa Trung Quốc và các nước ASEAN năm 2002, thông qua đàm phán song phương và đa phương nhằm duy trì hòa bình, ổn định ở biển Đông trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
Trong vấn đề biển Đông cũng có rất nhiều loại vấn đề. Đối với những vấn đề chỉ liên quan tới hai nước thì có thể giải quyết song phương giữa các nước có liên quan trực tiếp. Ví dụ như trong trường hợp giữa Việt Nam và Trung Quốc, những vấn đề song phương như cửa vịnh, vịnh Bắc Bộ, vấn đề quần đảo Hoàng Sa.
Đối với những vấn đề có liên quan tới nhiều nước, nhiều bên khác như vấn đề quần đảo Trường Sa sẽ giải quyết giữa các bên có liên quan. Còn đối với những vấn đề không chỉ liên quan tới các nước ven Biển Đông mà còn liên quan tới cả các nước ngoài khu vực như vấn đề an ninh, an toàn hàng hải phải được giải quyết với sự tham gia của các bên liên quan".
Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình (TN 5-6-11) -- P/v ông Nguyễn Chí Vịnh. Có câu này: "nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương". Lãnh đạo đã tính đâu vào đấy rồi (giải quyết song phương!). Dân đi chỗ khác chơi! ◄ CẬP NHẬT QUAN TRỌNG (6-6-11) -- Vì lời phê bình này, viet-studies vừa được email của báo Thanh Niên, xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.
Thưa GS Trần Hữu Dũng
Chúng tôi là đại diện báo Thanh Niên, vừa được đọc bình luận của GS trên trang Viet-studies liên quan đến bài phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đăng trên tờ báo chúng tôi, trong đó có ý nói rằng ông Vịnh đã "hố" khi nói đến "giải quyết song phương" với Trung Quốc vấn đê Biển Đông.
Do trang tin của GS được đông đảo người Việt theo dõi cả trong và ngoài nước, nói theo cách nào đó là có thể tác động đến nhận thức của nhiều người, chúng tôi xin được chia sẻ như sau: đoạn trích mà GS đề cập nằm trong đoạn viết vê sự kiện 26.5, do vậy ý của tướng Vịnh là VN sẵn sàng giải quyết song phương vụ va chạm đó với Trung Quốc thôi, chứ không phải toàn bộ vấn đề Biển Đông. Nếu ý đó không được bạn đọc hiểu đúng, dẫn đến cho rằng Nhà nước Việt Nam thay đổi lập trường thì rất đáng tiếc, hoàn toàn ngoài ý muốn của người trả lời cũng như người thực hiện.
Đương nhiên, là những người truyền tải thông tin đó, chúng tôi cũng cảm thấy có trách nhiệm nhất định. Việc chúng tôi nói lại cho rõ chuyện này là xuất phát từ sự chân thành, trung thực của những người làm báo Thanh Niên, đồng thời đây cũng là một đề nghị với GS xin rút lại lời bình nói trên khỏi trang Web, nhằm tránh làm lan rộng thêm sự hiểu lầm bất lợi không chỉ cho cá nhân ông Vịnh mà cho cả lợi ích chung của đất nước.
Kính mong GS xem xét. Trân trọng cảm ơn GS.
Trần Việt Hưng
Ủy viên Ban biên tập
Phó tổng thư ký tòa soạn
-Việt Nam ủng hộ chiến thuật giải quyết song phương với Trung Quốc
Trung Quốc Nhật báo – Hoa Bèo lược dịch
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tướng Phùng Quang Thanh nói hôm thứ Sáu ngày 3 tháng Sáu là những tranh chấp ở vùng biển Nam Hải với Trung Quốc nên được giải quyết giữa hai bên mà không cần sự can thiệp của thành phần thứ ba.
Ông Phùng Quang Thanh phát biểu như trên khi gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc tướng Lương Quang Liệt bên lề cuộc Đối thoại Shangri-la thường niên, là một hội nghị an ninh Á châu được Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức (ở Singapore tuần này).
Lập lại lời tuyên bố của tướng Thanh, tướng Liệt nói tranh chấp chủ quyền trên biển nên được giải quyết qua những cuộc thương thảo hữu nghị và đối thoại song phương giữa các nước liên quan.
Nhắc đến Trung Quốc như là anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt và đồng chí tốt, tướng Phùng Quang Thanh nói quân sự hai nước chia sẻ một một tình hữu nghị truyền thống và sẽ gia tăng trao đổi hơn nữa trong những lãnh vực khác nhau.
Bài diễn văn của ông ta hợp lý và đa phần thích hợp với quan điểm của Trung Quốc về vấn đề này, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quản trị Xung đột và Chiến lược của Trường Đại học Ngoại giao Trung Quốc ông Su Hao nói.
“Vấn đề Biển Nam Hải là một vấn đề kỹ thuật. Những cố gắng trước đây từ phía Việt Nam nhằm khiêu khích sự tranh chấp ở một mức độ quốc gia là không hợp lý, không biết điều. Nhưng lần này họ ứng xử hợp lý hơn,” theo ông Su.
Hợp tác an ninh hàng hải thế giới là quan trọng để xây dựng một “vùng biển hài hòa” và để làm được thế, các nước nên tìm kiếm sự phát triển chung và sự an ninh chung trong lúc tôn trọng quyền và chủ quyền của các nước khác, tướng Lương Quang Liệt nói.
Tranh chấp trong vùng biển Nam Hải trở nên trầm trọng hơn trong năm rồi sau khi Hoa Kỳ cho mnìh có “lợi ích quốc gia” trong vùng biển này ở diễn đàn an ninh vùng được tổ chức ở Việt Nam, là nước cũng cho mình có chủ quyền lên trên một số quần đảo ở Biển Nam Hải.
Trung Quốc luôn nói rằng chủ quyền của Trung Quốc lên những quần đảo này là không tranh cãi được và trước sau như một quyết thúc đẩy cho một giải pháp qua thương thảo ôn hoà và đối thoại hữu nghị theo luật quốc tế dựa trên căn bản song phương.
Bắc Kinh mới đây phản đối sự khai thác dầu khí của Hà Nội trong vùng biển thuộc Trung Quốc nằm ở Biển Nam Hải, Bắc Kinh nói rằng những hành động này vi phạm chủ quyền Trung Quốc.
Duy trì và phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và nước Việt Nam láng giềng là phù hợp với lợi ích dài hạn và căn bản cho cả hai nước, ông Liệt nói. Ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung còn Quốc nói thêm là Trung Quốc mong muốn đưa mối quan hệ lên một mức cao hơn.
“Trung Quốc mong mỏi được tiếp tục trao đổi thông tin toàn diện với Việt Nam, và sẽ là một nước chủ nhà tổ chức cuộc hội thảo an ninh và phòng thủ song phương lần thứ năm sắp xảy ra,” ông Liệt nói.
Ông Liệt cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates hôm chiều thứ Sáu.
Hai nước nên xem nhau “chân thành và thành khẩn” xem nhau như là một đối tác, hơn là một đối thủ, ông Liệt nói.
Quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trải qua những giai đoạn thăng trầm trong những năm gần đây, và xuống rất thấp trong năm 2010 sau một loạt sự kiện xảy ra bao gồm việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và thao diễn quân sự trong vùng biển gần Trung Quốc sau vụ chiến hạm Cheonan của hải quân Nam Hàn bị đánh chìm.
Tuy nhiên mối quan hệ được ấm áp lại với việc Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Trung Quốc vào cuối năm rồi, và sau đó là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hôm tháng Một. Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ mới đây của Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân tướng Chen Bingde cũng đánh dấu một bước hướng về phía trước.
Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Đô đốc Mike Mullen dự trù sẽ viếng thăm Trung Quốc trong tháng tới đây.
Giờ đây quân đội hai nước đang ở trên một tiến trình tích cực và đối diện với những cơ hội mới để phát triển các mối quan hệ, ông Liêu nói thêm là cả hai quân đội đang đối đầu với sự thách đố chung, là làm thế nào để thích nghi với tình trạng an ninh trong vùng cũng như trên thế giới.
“Quân đội Trung Hoa và Hoa Kỳ nên thực sự xem trọng sự hợp tác thực tiển trong lãnh vực an ninh và phòng thủ, tôn trọng lẫn nhau, và đạt những ích lợi chung từng bước,” ông Liêu nhấn mạnh.
© DCVOnline
Bắc Kinh mới đây phản đối sự khai thác dầu khí của Hà Nội trong vùng biển thuộc Trung Quốc nằm ở Biển Nam Hải, Bắc Kinh nói rằng những hành động này vi phạm chủ quyền Trung Quốc.
Duy trì và phát triển mối quan hệ giữa Trung Quốc và nước Việt Nam láng giềng là phù hợp với lợi ích dài hạn và căn bản cho cả hai nước, ông Liệt nói. Ông Bộ trưởng Quốc phòng Trung còn Quốc nói thêm là Trung Quốc mong muốn đưa mối quan hệ lên một mức cao hơn.
“Trung Quốc mong mỏi được tiếp tục trao đổi thông tin toàn diện với Việt Nam, và sẽ là một nước chủ nhà tổ chức cuộc hội thảo an ninh và phòng thủ song phương lần thứ năm sắp xảy ra,” ông Liệt nói.
Ông Liệt cũng đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ ông Robert Gates hôm chiều thứ Sáu.
Hai nước nên xem nhau “chân thành và thành khẩn” xem nhau như là một đối tác, hơn là một đối thủ, ông Liệt nói.
Quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ đã trải qua những giai đoạn thăng trầm trong những năm gần đây, và xuống rất thấp trong năm 2010 sau một loạt sự kiện xảy ra bao gồm việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan, và thao diễn quân sự trong vùng biển gần Trung Quốc sau vụ chiến hạm Cheonan của hải quân Nam Hàn bị đánh chìm.
Tuy nhiên mối quan hệ được ấm áp lại với việc Tổng thống Hoa Kỳ viếng thăm Trung Quốc vào cuối năm rồi, và sau đó là chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào hôm tháng Một. Cuộc viếng thăm Hoa Kỳ mới đây của Tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân tướng Chen Bingde cũng đánh dấu một bước hướng về phía trước.
Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Đô đốc Mike Mullen dự trù sẽ viếng thăm Trung Quốc trong tháng tới đây.
Giờ đây quân đội hai nước đang ở trên một tiến trình tích cực và đối diện với những cơ hội mới để phát triển các mối quan hệ, ông Liêu nói thêm là cả hai quân đội đang đối đầu với sự thách đố chung, là làm thế nào để thích nghi với tình trạng an ninh trong vùng cũng như trên thế giới.
“Quân đội Trung Hoa và Hoa Kỳ nên thực sự xem trọng sự hợp tác thực tiển trong lãnh vực an ninh và phòng thủ, tôn trọng lẫn nhau, và đạt những ích lợi chung từng bước,” ông Liêu nhấn mạnh.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Vietnam backs bilateral tack in solving sea disputes. China Daily, 4 June 2011
(1) Vietnam backs bilateral tack in solving sea disputes. China Daily, 4 June 2011
– HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH AN NINH CHÂU Á: Việt Nam đưa ra bốn nguyên tắc (PLTP) -Việt Nam đưa vụ tàu bị cắt cáp ra diễn đàn an ninh châu Á (VnEx 5-6-111) -- Còn ông Phùng Quang Thanh thì nói: "Chúng ta cần đẩy mạnh hợp tác thông qua các kênh cả song phương và đa phương, nhằm đảm bảo sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau" Thế nà thế nào? (Nguyên văn phát biểu của Phùng Quang Thanh)
Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình (TN 5-6-11) -- P/v ông Nguyễn Chí Vịnh. Có câu này: "nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương". Lãnh đạo đã tính đâu vào đấy rồi (giải quyết song phương!). Dân đi chỗ khác chơi! ◄ ◄ CẬP NHẬT QUAN TRỌNG (6-6-11) -- Vì lời phê bình này, viet-studies vừa được email của báo Thanh Niên, xin đăng nguyên văn để rộng đường dư luận.
Viêt Nam - Mỹ - Trung Quốc: Việt Nam ở thế yếu trong quan hệ Washington-Hà Nội-Bắc Kinh (RFI 5-6-11) -- Tôi muốn có nguyên văn các bài về Việt Nam trên Le Monde Diplomatique mới ra. Bạn nào scan đuợc, gởi cho tôi. Xin cám ơn. ◄◄
Biển Đông - ASEAN: Cordiality hides undercurrent at Asian summit (FT 5-6-11) -- Bài này có vẻ "thật" hơn cả.
Biển Đông - Trung Quốc: China’s ‘Worried’ Neighbors Query South China Sea Peace Pledge (Business Week 5-6-11) -- China defends naval actions (FT 5-6-11)
QĐND Online - Ngày 5-6, tại Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) tổ chức tại Xin-ga-po, Đại tướng Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới. Báo QĐND Điện tử xin giới thiệu toàn văn bài phát biểu...
Thưa Ngài Chủ tịch!
Thưa các quí vị!
Tôi chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế và nước Chủ nhà Xinh-ga-po đã mời tôi tham dự Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 và chia sẻ cùng các quí vị tại phiên họp này.
Tôi đồng tình với đánh giá của các quí vị về vai trò của Đối thoại Shangri-La trong 10 năm qua với những đóng góp tích cực vào việc xây dựng lòng tin, tăng cường tính minh bạch trong chính sách an ninh của các quốc gia trong khu vực, đồng thời thúc đẩy việc hình thành các cơ chế hợp tác an ninh đa phương mới vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng chung ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới.
Thưa các quí vị!
Chủ đề mà Ban tổ chức dành cho tôi “Ứng phó với các thách thức an ninh biển mới” là một vấn đề rất thời sự, rất hệ trọng, liên quan đến hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và trên thế giới. Nói đến biển trong Thế kỷ 21, chúng ta đều có nhận thức chung đó là không gian sống còn, phát triển và là tương lai của thế giới hiện đại đối với cả các nước có biển và không có biển, tại những khu vực có tuyên bố chủ quyền, hay không tuyên bố chủ quyền.
Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Bảo Trung. |
Đặc điểm nổi lên của không gian biển thời gian gần đây là sự can dự của các nước được tăng cường trong mọi lĩnh vực để có được lợi ích trước mắt và lâu dài của các quốc gia, các lợi ích đó đều mang tính chiến lược, sống còn.
Trong bối cảnh hiện nay, các mối quan hệ hợp tác đang phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích lớn cho từng quốc gia, cho khu vực và cho toàn thế giới. Bên cạnh đó, cũng nảy sinh những khác biệt, mâu thuẫn, thậm chí xung đột. Chúng ta không nên né tránh và hãy nhìn nhận nó, những sự hợp tác và khác biệt đó là một thực tế khách quan, là hai mặt của một vấn đề trong quá trình phát triển và khai thác biển. Vấn đề là chúng ta phải nhận thức đầy đủ tính toàn cầu, tính quốc tế của biển trong thế giới hiện đại- không có thách thức nào là của riêng ai, mà đó là những thách thức chung, trực tiếp hay gián tiếp đối với tất cả các quốc gia, đòi hỏi phải có sự hợp tác rộng rãi, thiện chí để tăng cường hợp tác, giảm thiểu những khác biệt, mâu thuẫn và xung đột.
Vậy, chúng ta sẽ làm gì với cái nhìn rộng rãi, trên góc độ đa phương để ngày càng cải thiện tình hình, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, môi trường không gian biển, đem lại lợi ích cho từng quốc gia, cho khu vực, cũng như cho toàn thế giới?
Trước hết, chúng ta cần có nhận thức chung đúng về giá trị, về những đặc điểm mới, những lợi ích và thách thức mà tất cả các quốc gia đều gặp phải. Sự xuất hiện hàng loạt vấn đề an ninh phi truyền thống bên cạnh những vấn đề an ninh truyền thống là vấn đề tất yếu nảy sinh trong quá trình phát triển của thế giới, từ đó càng cần hơn sự hợp tác rộng rãi, cả song phương và đa phương để cùng giải quyết là một ví dụ cho thấy tính đa dạng, sự đan xen giữa phát triển và thách thức, giữa lợi ích và xung đột… trong tình hình hiện nay.
Thứ hai, chúng ta cần củng cố các cơ sở pháp lý về các hoạt động trên biển, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác phát triển, ngăn chặn những hành động phương hại đến lợi ích chung của khu vực cũng như của từng nước, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của các quốc gia và xử lý tốt những vấn đề nảy sinh như tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ… Trước hết, cần tuân thủ nghiêm và thực hiện đầy đủ Công ước LHQ về luật biển 1982. Trong khu vực Đông Nam Á, cần thực hiện đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC), tiến tới ASEAN và Trung Quốc cùng nhau xây dựng Bộ qui tắc ứng xử trên Biển Đông (COC). Bên cạnh đó, việc tăng cường hiệu lực của các cơ chế hiện hữu và xuất hiện các cấu trúc an ninh mới như Cấp cao Đông Á (EAS) với sự tham gia của Nga và Mỹ, hay ADMM+ cũng cho thấy nhu cầu và triển vọng hợp tác giữa ASEAN với các nước đối tác có chung lợi ích trong khu vực, nó sẽ đem lại một tương lai tốt đẹp khi có sự thống nhất, đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như hài hòa lợi ích và trách nhiệm của các nước đối tác.
Thứ ba, chúng ta cần tăng cường hơn nữa hợp tác phát triển trên biển, cả song phương và đa phương, nhằm đem lại sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, cùng phát triển. Trong đó, hợp tác quốc phòng có vai trò ý nghĩa đặc biệt quan trọng, trước hết nhằm xây dựng và tăng cường lòng tin giữa quân đội các nước, tuyệt đối không sử dụng vũ lực, đồng thời giữ gìn hòa bình, ổn định, bảo vệ lao động và các hoạt động kinh tế, hàng hải, hòa bình trên biển.
Vùng biển Ma-lắc-ca vừa qua đã có sự ổn định, góp phần cho sự tăng trưởng của khu vực. Chúng tôi đánh giá cao sự hợp tác hải quân giữa các nước trực tiếp có liên quan như Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và sự ủng hộ của những quốc gia trong và ngoài khu vực. Tương tự như vậy, việc tăng cường hợp tác hải quân như tuần tra chung, thiết lập đường dây nóng giữa Việt Nam với Trung Quốc, Thái Lan, Cam-pu-chia và tiến tới tuần tra chung với Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a cũng góp phần tăng cường an ninh, trật tự trên Biển Đông.
Thứ tư, đối với các vấn đề, vụ việc xảy ra trên biển, chúng ta cần kiên trì, kiềm chế, xử lý rất bình tĩnh, trên tầm cao chiến lược và nhận thức quan trọng về tính chất của thời đại, trong đó đặc biệt cần tuân thủ luật pháp quốc tế, công khai minh bạch; Và những diễn đàn như Shangri-La hôm nay là cơ hội để chúng ta cùng minh bạch quan điểm về lợi ích, về những thách thức và những quan ngại, đồng thời bày tỏ chính sách quốc phòng của các quốc gia. Trong hợp tác, chúng ta cần bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời phải giữ gìn hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực - đó là giá trị chung trong quan hệ lợi ích của tất cả các nước, đồng thời cũng là giá trị to lớn đối với mỗi quốc gia trong một môi trường lành mạnh, ổn định để phát triển.
Tình hình Biển Đông nhìn chung vẫn ổn định, nhưng đôi khi vẫn xảy ra các va chạm, gây lo ngại cho các quốc gia ven biển, gần đây nhất là vụ ngày 26/05/2011, tàu khảo sát Bình Minh 02 của Việt Nam bị cắt cáp thăm dò khi đang hoạt động thăm dò dầu khí bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, gây lo ngại đến việc duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông cũng như khu vực và trên thế giới. Việt Nam đã kiên trì giải quyết vụ việc trên bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế và nguyên tắc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, giữ gìn hòa bình, ổn định trên Biển Đông và giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng. Chúng tôi mong muốn những sự việc tương tự không tái diễn.
Thưa các quí vị!
Là một quốc gia biển, trải qua nhiều cuộc chiến tranh, chúng tôi thấu hiểu giá trị của hòa bình và ổn định cho xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì vậy, chính sách quốc phòng của Việt Nam là hòa bình và tự vệ; Việt Nam luôn chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác với quân đội các nước trong và ngoài khu vực, tăng cường hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, phối hợp trong các hoạt động nhằm đối phó với các mối đe dọa an ninh chung, trong đó có an ninh biển. Việt Nam luôn coi an ninh quốc gia của mình gắn liền với an ninh khu vực và thế giới, mong muốn là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong Cộng đồng quốc tế, tăng cường xây dựng lòng tin, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển.
Cuối cùng, chúc các quí vị mạnh khỏe!
Chúc Đối thoại Shangri-La lần thứ 10 thành công tốt đẹp!
Xin cảm ơn!
Đại tướng Phùng Quang Thanh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước CHXHCN Việt Nam
Tin, bài liên quan:
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Đối thoại Shangri-La 10 tại Xin-ga-po
Đại tướng Phùng Quang Thanh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng In-đô-nê-xi-a
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc
Đại tướng Phùng Quang Thanh dự Đối thoại Shangri-La 10 tại Xin-ga-po
Đại tướng Phùng Quang Thanh hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng In-đô-nê-xi-a
THD: Việt Nam - Trung Quốc:- Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, tại Singapore: Giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình (Thanh niên) Cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Việt-Trung (BBC 4-6-11) - Báo Tàu nói: Vietnam backs bilateral tack in solving sea disputes (China.org 4-6-11) -- Phùng Quang Thanh ủng hộ thương thuyết song phương với Trung Quốc? Trời!!!! Còn báo Việt Nam thì nói thế này: Gặp gỡ song phương Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam - Trung Quốc: Tuân thủ luật quốc tế để không làm tổn hại quan hệ song phương (SGGP 4-6-11) ◄ China says committed to maintaining peace in South China Sea (Reuters 4-6-11) The BBC (audio) interview of Nguyễn Chí Vịnh is entirely VACUOUS! Phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh (BBC 4-6-11) (Nhận xét: Hình như Phùng Quang Thanh chỉ nói là không muốn "tổn hại quan hệ song phương" chứ không phải là "ủng hộ thương thuyết song phương, thay vì đa phương" như báo Tàu ám chỉ. Nhưng như vậy là Việt Nam đã hố trên mặt trận tuyên truyền hôm nay rồi, vì hầu hết các báo trên thế giới đều thuật lại buổi gặp mặt này theo "cách hiểu" của Tàu, không phải của Việt Nam. Tướng Thanh (có sự hỗ trợ của Tướng Vịnh!) nên phát biểu cẩn thận hơn)
Mỹ - Trung Quốc - ASEAN: Trước hết, đọc Joshua Kurlantzick: What to Watch for At the Upcoming Shangri-La Dialogue (CFR 3-6-11) -- Rồi đọc: U.S. Won’t Become Isolationist, Gates Tells Worried Asian Leaders (NYT 3-6-11) -- Nhưng tin này thì đặc biệt đáng lo: US warns Beijing over South China Sea (FT 4-6-11) - Cái tựa thì vậy, nhưng Gates gửi: "a message to everyone else in the region that the US and China will get along". Greg Torode cũng cảm nhận giọng điệu "thân thiện" giữa Mỹ và Tàu: Friendly tone to Sino-US talks (SCMP 4-6-11) -- And this (subtitled: The US-China make nice in Singapore): Inside the U.S.-China meeting in Singapore (FP 3-6-11) Bài này cũng đáng lo: Southeast Asia rises in US reset (Asia Times 4-6-11) -- Báo Việt Nam thì (huýt sáo khi đi ngang nghĩa địa?) nói như thế này: Quân đội Mỹ không dễ 'buông' Biển Đông (VnEx 4-6-11) Shangri-La khi Trung Quốc chơi rắn (TVN 4-6-11)
Bất đồng về Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự can thiệp của một nước thứ ba.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, theo Nhân dân Nhật báo
Bên lề Đối thoại Shangri-La 10: - Cuộc gặp bộ trưởng quốc phòng Việt-Trung bbc
Truyền thông nhà nước Việt Nam và Trung Quốc tỏ rõ sự khác biệt khi tường thuật về cùng một sự kiện là cuộc gặp song phương giữa hai bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh và Lương Quang Liệt bên lề diễn đàn an ninh khu vực.
Hai ông bộ trưởng đã có cuộc gặp ngắn vào chiều thứ Sáu 03/06 bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore.
Chỉ có các hãng truyền thông chính thống nhất của quân đội và hai nhà nước được tiếp cận đưa tin về sự kiện này.
Thông tấn xã Việt Nam và báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam cho hay trong bản tin sau được các báo đài trong nước đồng loạt đăng lại, rằng Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã "nêu rõ với người đồng nhiệm Trung Quốc về sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/05 đã bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam".
Ông Thanh được dẫn lời nói với Tướng Lương của Trung Quốc: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”
Báo Việt Nam nhấn mạnh chi tiết Thượng tướng Lương Quang Liệt tuyên bố: "Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra.”
Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, theo TTXVN
Ông Thanh cũng được nói đã kêu gọi hai bên tích cực hợp tác và hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, vì "điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc".
Về phần mình, Thượng tướng Lương Quang Liệt được mô tả là "nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh".
Theo Quân đội Nhân dân, ông Lương nói: “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương".
"Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai."
Đồng chí tốt, láng giềng tốt
Trong khi đó, báo chí Trung Quốc khi nói về cuộc gặp hoàn toàn không nhắc tới sự kiện tàu Bình Minh 02.Mâu thuẫn trên biển giữa hai nước chỉ được đề cập tới trong một bản tin ngắn của Tân Hoa Xã phát đi từ Bắc Kinh hôm 03/06, và liên quan đến việc Việt Nam cáo buộc tàu Trung Quốc đã nổ súng uy hiếp tàu cá và ngư dân Việt Nam gần quần đảo Trường Sa hôm thứ Tư 01/06.
Tân Hoa Xã trích lời Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói cáo buộc này là "hoàn toàn bịa đặt" và "Trung Quốc luôn cam kết gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông".
Trong khi đó tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tường thuật từ Singapore rằng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại cuộc gặp với người đồng nhiệm Trung Quốc: "Bất đồng về Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự can thiệp của một nước thứ ba".
Câu trích dẫn này làm giới quan sát ngỡ ngàng vì nó ngược lại chủ trương lâu nay của Việt Nam là đa phương hóa và quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông.
Nhân dân Nhật báo nhắc lại lời ông Thanh nói rằng Trung Quốc là "anh em tốt, đối tác tốt, bạn bè tốt và đồng chí tốt của Việt Nam".
Bất đồng về Biển Đông cần phải được giải quyết trên cơ sở song phương, không có sự can thiệp của một nước thứ ba.
Đại tướng Phùng Quang Thanh, theo Nhân dân Nhật báo
Ông Tô nói trên Nhân dân Nhật báo: "Các nỗ lực trước của Việt Nam hòng khơi gợi bất đồng trên mức độ quốc gia là vô lý. Thế nhưng lần này họ đã tỏ ra biết điều".
Báo này cho rằng căng thẳng Biển Đông gia tăng năm ngoái sau khi Hoa Kỳ tuyên bố có "lợi ích quốc gia" trong vùng biển này.
Nhân dân Nhật báo nói Trung Quốc luôn khẳng định chủ quyền không thể chối cãi tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời thúc đẩy tìm phương cách giải quyết thông qua đàm phán hòa bình và đối thoại hữu nghị theo tinh thần luật pháp quốc tế và trên cơ sở song phương.
Vì báo chí nước ngoài không được phép theo dõi cuộc gặp giữa hai ông bộ trưởng nên các thông tin nói trên không thể kiểm chứng độc lập.
-'Đoàn kết là phải tôn trọng lẫn nhau'
Vụ tàu hải giám Trung Quốc gây hấn với tàu khảo sát địa chấn của PetroVietnam, mà Việt Nam gọi là "vi phạm lãnh hải" của mình đang thu hút sự chú ý tột bậc của dư luận người Việt trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã đề cập tới sự kiện này trong cuộc tiếp xúc song phương hôm thứ Sáu 03/06 với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt bên lề diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La 10 tại Singapore.
BBC đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, tại nơi diễn ra hội nghị.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cuộc gặp giữa hai bộ trưởng Việt Nam và Trung Quốc diễn ra rất ngắn. Thoạt tiên Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt đã ngỏ lời cảm ơn Bộ trưởng Phùng Quang Thanh vì sự đón tiếp và tổ chức rất tốt hội nghị ADMM+ hồi năm ngoái.
Sau đó hai bộ trưởng đã bàn phương cách thúc đẩy hợp tác quốc phòng, đặc biệt là hợp tác hải quân: những công việc như tuần tra chung, diễn tập tìm kiếm cứu nạn, thiết lập đường dây nóng, giao lưu, thăm viếng của tàu hải quân... Mục đích chính là tăng cường hiểu biết, tạo sự thông cảm, tin cậy để giảm thiểu các vấn đề trên Biển Đông.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng có nêu vấn đề liên quan tàu Bình Minh 02 với mong muốn quốc phòng hai bên tăng cường hợp tác, không để những việc như vậy tái diễn.
BBC: Thưa ông, trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates có nhận xét là tiến trình thực hiện Công ước LHQ về Luật biển tiến bộ rất chậm chạp. Năm ngoái, với tư cách chủ tịch Asean, Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy việc thực hiện luật pháp quốc tế tại Biển Đông. Năm nay, công việc này sẽ được tiến hành như thế nào?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Dù là chủ tịch khối hay không thì Việt Nam vẫn cứ tiếp tục tham gia, tiếp tục thúc đẩy.
Việt Nam phải thực hiện nghiêm luật biển, đồng thời yêu cầu các nước cũng thực hiện nghiêm điều này, trước hết là trong các vùng biển của Việt Nam.
Việt Nam rất tích cực tham gia các diễn đàn, như Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dự Đối thoại Shangri-La này và có bài diễn văn về an ninh biển. Những điều đó đều là đóng góp của Việt Nam cho quá trình tuân thủ Công ước LHQ về Luật biển.
Tất nhiên quá trình thực hiện điều này không phải dễ dàng, đặc biệt là khi có những quốc gia không coi trọng luật pháp thì lại càng khó nữa.
Chúng tôi mong muốn các diễn đàn quốc tế như Đối thoại Shangri-La sẽ làm cho các nước nhận thức được lợi ích của mình khi thực hiện đầy đủ luật pháp quốc tế và được quốc tế nhìn nhận với hình ảnh tốt đẹp. Đó mới chính là động lực phát triển của các quốc gia trong thế giới hiện đại, chứ không phải cứ mạnh (về quân sự) là phát triển tốt.
Điều quan trọng là phải tạo ra được một hình ảnh tốt đẹp của đất nước mình.
An ninh Biển Đông
BBC: Thưa ông, gần đây trên các diễn đàn của người Việt có nhiều ý kiến chỉ trích rằng Chính phủ Việt Nam chưa có được phản ứng mạnh mẽ tương thích với các hành động gây hấn tàu bè, ngư dân và hoạt động dầu khí của Việt Nam. Ông nghĩ thế nào về các chỉ trích này?Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tôi cho là các chỉ trích ấy xuất phát từ tấm lòng đối với đất nước, nhưng cũng có một phần vì thiếu thông tin.
Vấn đề là: có đạt được mục đích của mình hay không chứ không phải cứng rắn như thế nào.
Mục đích chính của Việt Nam là hòa bình, ổn định và chủ quyền lãnh thổ. Chỉ cần làm đủ để đạt được những điều đó.
Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để những sự việc như vừa rồi không leo thang, không tái diễn. Tuy nhiên, nếu như một bên nào đó muốn leo thang thì Việt Nam cũng sẽ có hành động để bảo vệ chủ quyền của mình, không thể ngồi im được.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh
Đây là vụ việc Trung Quốc sử dụng bạo lực đối với tàu của Việt Nam. Việt Nam không sử dụng bạo lực để đáp trả, nhưng kết quả là như thế nào? Tàu Bình Minh 02 vẫn tiếp tục hoạt động như cũ trong vùng biển của Việt Nam.
Tiếp đến, Việt Nam đã trình bày với thế giới là có những sự việc như vậy, để quốc tế phân định ai đúng ai sai.
Thứ ba, Việt Nam đã chứng tỏ với Trung Quốc rằng Việt Nam tuân thủ nghiêm nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là giải quyết song phương vụ việc nảy sinh, nhưng một cách công khai, minh bạch và bằng biện pháp hòa bình.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam là để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thì quan trọng nhất là xây dựng được sự đoàn kết với các nước có tranh chấp. Nhưng đoàn kết là phải tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế. Các mối quan hệ cũng phải công khai minh bạch.
Tôi nghĩ đây là chủ trương đúng đắn.
BBC: Liệu có quan ngại các tranh chấp sẽ leo thang thành xung đột vũ trang trong bối cảnh hiện thời hay không, thưa ông?
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam sẽ cố gắng hết sức để những sự việc như vừa rồi không leo thang, không tái diễn. Và Việt Nam cũng sẽ cố gắng hết sức để không có các sự việc nghiêm trọng hơn xảy ra.
Đó là phần của Việt Nam, và tôi tin là sẽ đạt được điều này.
Tuy nhiên, nếu như một bên nào đó muốn leo thang thì Việt Nam cũng sẽ có hành động để bảo vệ chủ quyền của mình, không thể ngồi im được.
Không ai có thể nói trước được tương lai, nhưng tôi tin trong tình hình quốc tế hiện nay, với chính sách hòa bình của Việt Nam thì khả năng leo thang sẽ dần dần giảm bớt. Tất nhiên đây là quá trình khó khăn, lâu dài, đòi hỏi kiên trì.
Theo TTXVN, Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh nêu rõ với người đồng cấp Trung Quốc về sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26/5 bị tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”
Ông đánh giá quan hệ Việt-Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước, đồng thời nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc” .
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại.”
Ông đánh giá quan hệ Việt-Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước, đồng thời nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc” .
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều đó sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt (phải) vừa gặp đồng nhiệm Việt Nam Phùng Quang thanh bên lề hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore. Ảnh minh họa. |
Đáp lại, theo Xinhua, tại buổi hội đàm, hai nhà lãnh đạo bàn về quan hệ song phương, trong đó có quan hệ quân sự và những vấn đề hai nước cùng quan tâm. Theo Xinhua, ông Lương khẳng định hai nước có lợi ích lớn và lâu dài trong việc duy trì, phát triển quan hệ. Những nỗ lực của mỗi bên theo hướng đó sẽ phát triển chủ nghĩa xã hội của từng nước.
Ông Lương cũng tuyên bố là Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục trao đổi mọi vấn đề với quân đội Việt Nam, kể cả vấn đề biên giới, bảo vệ lãnh hải cũng như hợp tác đào tạo quân nhân.
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc cũng khẳng định, các nghị định thư về quan hệ quốc tế như Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển và các thỏa thuận song phương, sự đồng thuận trong hợp tác trên biển cần được tôn trọng khi các nước hợp tác về an ninh trên biển. Các nước cũng nên giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đối thoại hữu nghị và song phương.
Tuy Trung Quốc liên tục ra những tuyên bố có tính xây dựng nhưng họ lại nhiều lần “quấy rối” tàu thuyền Việt Nam, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Điển hình là vụ việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của Việt Nam hôm 26/5.
TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ nhận định,3 tàu giám hải của Trung Quốc tiến hành phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, điều đó căn cứ trên tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, căn cứ vào những tuyên bố của Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.
Ngược lại với thái độ của Trung Quốc, Việt Nam xử lý rất hợp tình hợp lý: không dùng đến các biện pháp vũ lực để xử lý dù về mặt tự vệ chúng ta có quyền. Chúng ta có những tuyên bố để khẳng định việc đó là sai, chúng ta yêu cầu họ không được có những hành động tiếp theo. Nếu không có sự kiềm chế, không vì mục tiêu gìn giữ ổn định khu vực, không tôn trọng các thỏa thuận chính trị, chắc chắn đã có tiếng súng, có máu đổ và có những đụng độ đáng tiếc.
Tuy Trung Quốc liên tục ra những tuyên bố có tính xây dựng nhưng họ lại nhiều lần “quấy rối” tàu thuyền Việt Nam, vi phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam. Điển hình là vụ việc tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp của Việt Nam hôm 26/5.
TS Trần Công Trục - Nguyên Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ nhận định,3 tàu giám hải của Trung Quốc tiến hành phá hoại thiết bị của tàu Bình Minh 02 hoàn toàn nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, điều đó căn cứ trên tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982, căn cứ vào những tuyên bố của Nhà nước Việt Nam trong thời gian qua.
Ngược lại với thái độ của Trung Quốc, Việt Nam xử lý rất hợp tình hợp lý: không dùng đến các biện pháp vũ lực để xử lý dù về mặt tự vệ chúng ta có quyền. Chúng ta có những tuyên bố để khẳng định việc đó là sai, chúng ta yêu cầu họ không được có những hành động tiếp theo. Nếu không có sự kiềm chế, không vì mục tiêu gìn giữ ổn định khu vực, không tôn trọng các thỏa thuận chính trị, chắc chắn đã có tiếng súng, có máu đổ và có những đụng độ đáng tiếc.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam dự Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 tại Singapore, diễn ra từ ngày 3 đến 5/6. Chiều 2/6, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam, do Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, dẫn đầu đã đến Singapore để tham dự Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10) tại Singapore từ ngày 3 đến 5/6. Tham gia đoàn còn có: Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thiếu tướng Vũ Văn Hiển, Chánh văn phòng Bộ Quốc phòng; Đại tá Nguyễn Vân Hải, Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Singapore... Tham dự Đối thoại Shangri-La 10 sẽ có đại diện từ 28 quốc gia gồm Tổng thống, Thủ tướng, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Quốc vụ khanh Quốc phòng, Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Bộ trưởng Ngoại giao và đông đảo học giả các nước. Trong số đó có: Phó Thủ tướng Nga Sergey Ivanov, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Gerald Longuet, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa… Tại Hội nghị, các đại biểu sẽ trao đổi, thảo luận về chính sách quốc phòng và tình hình an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. |
Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc (Quân đội ND).
QĐND - Bên lề Đối thoại Shangri-La 10 tại Xin-ga-po, chiều 3-6, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Thượng tướng Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Tại cuộc gặp, Đại tướng Phùng Quang Thanh và Thượng tướng Lương Quang Liệt đã vui mừng gặp lại nhau tại Xin-ga-po sau các chuyến thăm của hai bên tới Trung Quốc và Việt Nam. “Tôi vẫn còn nhớ chuyến thăm Việt Nam khi Việt Nam tổ chức ADMM+ đầu tiên, một hội nghị rất thành công với nhiều vấn đề quan trọng đã được thảo luận”, Thượng tướng Lương Quang Liệt nói.
Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, trong lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La, Thượng tướng sẽ có bài phát biểu về Tương lai hợp tác an ninh của Trung Quốc, trong đó nhấn mạnh đến cam kết của Trung Quốc về việc phát triển hòa bình, mọi bên “cùng thắng”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh chúc mừng Bộ trưởng Lương Quang Liệt lần đầu tiên dự Đối thoại Shangri-La để đóng góp vào hòa bình và ổn định chung của khu vực. “Tôi nghĩ với nội dung như vậy, phát biểu của đồng chí sẽ được Việt Nam và cộng đồng quốc tế quan tâm”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh gặp Thượng tướng Lương Quang Liệt. |
Đại tướng Phùng Quang Thanh cảm ơn Thượng tướng Lương Quang Liệt đã sang dự và đóng góp tích cực vào thành công của ADMM+ đầu tiên. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đánh giá cao chuyến thăm vừa qua của Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc Quách Bá Hùng; cho rằng chuyến thăm đã để lại những tình cảm và ấn tượng tốt đẹp.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đánh giá quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp. Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam hết sức coi trọng quan hệ đoàn kết hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quan hệ tốt đẹp giữa hai nước còn tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. “Đôi khi vẫn xảy ra những vụ việc đáng tiếc mà hai bên không mong muốn”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Trên tinh thần láng giềng đoàn kết, hữu nghị, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã nêu rõ sự việc tàu thăm dò địa chấn Bình Minh 02 ngày 26-5 đã bị tàu Hải giám của Trung Quốc cắt cáp khi tàu Bình Minh 02 đang hoạt động sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. “Vụ việc đang gây bức xúc trong dư luận nhân dân và khiến lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam lo ngại. Tại Hội nghị này, một số quan chức và báo giới cũng hỏi tôi về sự việc”, Đại tướng Phùng Quang Thanh cho biết.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị các cơ quan cấp dưới của hai bên chấp hành nghiêm chỉnh những cam kết của lãnh đạo hai nước. Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh: “Hai bên cần bình tĩnh giải quyết vấn đề một cách hòa bình, thông qua đàm phán dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982) và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), một văn kiện đã được ký giữa ASEAN và Trung Quốc”.
Đại tướng Phùng Quang Thanh cho rằng, hai bên cần tích cực hợp tác, hết sức kiềm chế để không xảy ra những vụ việc tương tự, điều sẽ ảnh hưởng đến quan hệ song phương và hình ảnh của Trung Quốc trong khu vực.
Theo đề nghị của Ban tổ chức Đối thoại Shangri-La, Đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể về chủ đề “Đối phó với những thách thức an ninh biển mới”. “Bài phát biểu của tôi sẽ đề cập đến sự việc tàu Bình Minh 02 một cách khách quan để khu vực và thế giới hiểu đúng. Dù tôi không đề cập thì thế giới cũng biết rõ vì trên tàu Bình Minh 02 có thuyền trưởng là người Nga và có thủy thủ đoàn mang nhiều quốc tịch khác nhau”, Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.
Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với đánh giá của Đại tướng Phùng Quang Thanh về quan hệ Việt – Trung đang phát triển tốt đẹp và cũng cho rằng vấn đề còn tồn tại giữa hai nước là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Thượng tướng Lương Quang Liệt cho biết, quan điểm của Trung Quốc về vấn đề tranh chấp ở Biển Đông là giải quyết thông qua đàm phán ngoại giao. “Trung Quốc sẵn sàng thảo luận vấn đề này ở các diễn đàn đa phương và phản đối các hành động đơn phương. Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông và thực thi đầy đủ DOC”, Thượng tướng Lương Quang Liệt nói.
Thượng tướng Lương Quang Liệt nhất trí với ý kiến của Đại tướng Phùng Quang Thanh về việc hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. “Quân đội hai nước cần hợp tác chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi không mong muốn sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra”, Thượng tướng Lương Quang Liệt khẳng định.
Theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, vấn đề tranh chấp ở Biển Đông có thể phải giải quyết lâu dài. Do vậy, ngành ngoại giao hai nước cần đàm phán hòa bình và lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà nước đối thoại, đưa ra những quyết sách mà hai bên có thể chấp nhận được. Việt Nam cũng sẵn sàng cùng Trung Quốc hợp tác cùng phát triển ở khu vực hai nước có tranh chấp thực sự chiểu theo UNCLOS 1982.
Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị quân đội hai nước cần bình tĩnh, kiềm chế, không để xảy ra xung đột, gương mẫu thực hiện cam kết của lãnh đạo cấp cao hai nước, đó là phấn đấu trở thành những người đồng chí, láng giềng, bạn bè, đối tác tốt của nhau.
* Cùng ngày, Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với Tiến sĩ Oay-nơ Máp (Waynne Mapp), Bộ trưởng Quốc phòng Niu Di-lân; Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Lu-xan-van-đan Bôn (Luvsanvandan Bold).
Gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng Niu Di-lân Oay-nơ Máp chúc mừng Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần đầu tiên. Bộ trưởng Oay-nơ Máp cho biết, hiện Niu Di-lân đang tích cực triển khai kết quả của ADMM+ khi cùng Phi-líp-pin đồng bảo trợ sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực hoạt động gìn giữ hòa bình. Đại tướng Phùng Quang Thanh cảm ơn Niu Di-lân đã tích cực đóng góp để ADMM+ đầu tiên thành công tốt đẹp và đánh giá cao việc Niu Di-lân và Phi-líp-pin đang tích cực hiện thực hóa một trong những lĩnh vực hợp tác ưu tiên mà ADMM+ đã xác định.
Hai Bộ trưởng đánh giá quan hệ song phương đang phát triển tốt đẹp và nhất trí tiếp tục tăng cường việc trao đổi đoàn cấp cao. Đại tướng Phùng Quang Thanh đề nghị hai bên cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Oay-nơ Máp khẳng định, Niu Di-lân sẽ tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo tiếng Anh cho sĩ quan. Tại cuộc gặp, hai Bộ trưởng cũng trao đổi về các vấn đề an ninh khu vực cùng quan tâm, trong đó có việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Tại cuộc gặp Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ Lu-xan-van-đan Bôn, Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, chuyến thăm Việt Nam hồi năm 2010 của Bộ trưởng Quốc phòng Mông Cổ là dấu mốc quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ quốc phòng giữa hai nước. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn ở tất cả các cấp. Đại tướng Phùng Quang Thanh cũng đề nghị các cơ quan liên quan của hai bên nhanh chóng triển khai công việc cụ thể để có thể ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam – Mông Cổ vào thời điểm thích hợp.
Tin, ảnh: Bảo Trung
- Đối thoại để tiết giảm căng thẳng(Thanh niên). Đang đưa tin thấy trên VTV1 Chào buổi sáng hình ảnh cuộc gặp này, không thấy có màn “bắt tay thân mật” như hình ảnh tiếp xúc với Bộ trưởng Mông Cổ. – Chủ đề Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La — (BBC). – Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á: Mỹ-Trung tăng cường hợp tác (PLTP). – “Vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp đang gây bức xúc” (TTXVN) - “Vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp đang gây bức xúc” VnEconomy -Nội dung cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Phùng Quang Thanh với người đồng cấp Trung Quốc - - “Quân đội Trung Quốc không can dự vụ tàu Bình Minh 02″ – Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định (DVT).- Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam nói về tình hình biển Đông (PL)-
“Chúng tôi cũng sẽ nêu ra các vấn đề an ninh mà chúng ta đang gặp phải và công khai các chính sách an ninh của mình” – Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh.
- Đại tá Quách Hải Lượng: Phải vạch rõ cái phi nghĩa của Trung Quốc
- Cái ngưỡng của tinh thần hòa hiếu
- Tuyên bố Jakarta về biển Đông
- Philippines kêu gọi ASEAN đối trọng với Trung Quốc
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi thông báo Sách trắng Quốc phòng Việt Nam. Ảnh: Đất Việt
Sự khiêu khích và hành động lấn chiếm của Trung Quốc ở biển Đông trong những ngày qua sẽ là chủ đề nóng nhất tại Diễn đàn An ninh châu Á - Thái Bình Dương diễn ra từ ngày 3 đến ngày 5/6/2011 tại Singapore.Đoàn đại biểu Việt Nam gồm 15 người do Bộ trưởng Quốc phòng, đại tướng Phùng Quang Thanh làm trưởng đoàn.
Ngay khi đến Singapore vào chiều 2/6/2011, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã có cuộc trao đổi với báo chí.
Trung tướng Vịnh cho biết đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ có bài phát biểu với chủ đề an ninh hàng hải vào sáng 5/6/2011. Nội dung phát biểu ngoài vấn đề an ninh biển, các nguy cơ truyền thống và phi truyền thống nói chung, vấn đề xung đột lãnh thổ và bảo vệ an toàn cho ngư dân cũng sẽ được đề cập đến.
“Chúng tôi cũng sẽ nêu ra các vấn đề an ninh mà chúng ta đang gặp phải và công khai các chính sách an ninh của mình”, ông nói.
Khi được hỏi, liệu Việt Nam có đưa vụ tàu hải giám Trung Quốc uy hiếp tàu khảo sát đại dương Bình Minh 02 hôm 26/5/2011 và vụ tàu Trung Quốc bắn đe dọa ngư dân Việt Nam hôm 1/6/2011 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ra trước hội nghị, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói: “Tôi cho rằng vấn đề gì mà cộng đồng quốc tế và Việt Nam quan tâm thì sẽ được bộ trưởng đề cập trong bài phát biểu”.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết không chỉ vấn đề an ninh biển, đoàn Việt Nam cũng quan tâm đến những vấn đề lớn khác của khu vực và sẽ ủng hộ các chủ trương, ý kiến tích cực được đưa ra tại hội nghị.
“Mục đích của đoàn Việt Nam là tham gia tích cực vì hòa bình và ổn định của khu vực; đồng thời bảo vệ an ninh và lợi ích chính đáng của Việt Nam”, ông cho hay.
Theo Thục Minh (Thanh Niên)