Bà ấy đã làm gì trong thời gian viếng thăm Trung Quốc?
Chuyến thăm của Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel, tới Trung Quốc khá gây ấn tượng đối cho công chúng Trung Quốc. Lối cư xử của bà Merkel, tính cách thanh đạm, khiêm nhường và thân ái đã dạy cho người dân Trung Quốc một bài học chính trị sinh động. Tư cách của bà có ảnh thưởng thật đáng kinh ngạc và có một cái nhìn sâu sắc hơn bất cứ lời nói nào mà một lãnh đạo chính trị nước ngoài đã từng đến trường Đại học Thanh Hoa.
Chủ khách sạn ở Nam Kinh đã sắp xếp cho bà Merkel ở lại trong một dãy phòng dành cho Tổng thống rộng 400m2 nằm ở tầng trên cùng của khách sạn Sofitel Galaxy có thể nhìn được toàn cảnh toàn bộ thành phố. Trước chuyến đi, một nhóm người Đức đã tiến hành kiểm tra khách sạn một tháng trước chuyến thăm của bà Merkel. Họ nhận thấy rằng phòng dành cho Tổng thống có kích thước gấp 6 lần một phòng thông thường. Họ đã cho chủ khách sạn biết rằng Thủ tướng nói với họ chỉ cần một căn phòng thông thường là tốt rồi.
Khi đến, bà khẳng định dãy phòng là quá sáng trọng và nhất quyết chuyển đến một phòng thông thường chỉ 70m2. Có vẻ như bà Merkel thường ở lại trong một phòng khách bình thường khi đi du lịch. Tổng chi phí cho dãy phòng dành cho Tổng thống có thể lên đến khoảng 6.160USD mỗi ngày. Chi phí hàng ngày cho căn phòng thông thường của bà là gần 280USD, khoảng 1/20 chi phí dãy phòng trên.
Sáng hôm sau khách sạn đưa cho bà Merkel hai lựa chọn cho bữa sáng: phục vụ tại phòng hoặc được phục vụ ở Câu lạc bộ Sofitel trên tầng 46 mà chỉ dành riêng cho khách VIP. Bà Merkel nhất mực đòi dùng bữa sáng tại nhà ăn tự phục vụ ở tầng 7 cùng với những khách thông thường. Không chỉ bà đã từ chối sự bố trí của khách sạn để sử dụng phòng VIP, mà bà Merkel còn tự phục vụ chính mình.
Lúc bà Merkel chọn một vài cái bánh mì, một chiếc đã rơi xuống sàn nhà. Bà cúi xuống, nhặt nó lên và bỏ lại vào đĩa của mình. Bữa sáng của bà Merkel rất đơn giản: trứng chiên cuộn, bánh pho mát, dưa hấu và chiếc bánh mì cô nhặt lên từ sàn nhà.
Những chuyện nhỏ này không có gì đặc biệt đối với người Đức. Thủ tướng của họ như là một phần của toàn thể công đân bình thường, bà thường xuyên đi mua sắm ở một siêu thị và cùng sắp hàng chờ đợi với các bà nội trợ người Đức khác. Bà không muốn được đặc quyền. Cách bà Merkel hành động là khá kinh ngạc đối với công chúng Trung Quốc. Khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin những câu chuyện này, chúng nhanh chóng được lan truyền trên Internet, và bà Merkel nhận được khá nhiều sự ca ngợi của người dân Trung Quốc.
Là một Thủ tướng Đức, một trong những đất nước người giàu có nhất thế giới, đất nước công nghiệp, hành động nhặt một chiếc bánh mì lên từ sàn nhà và đặt lại vào đĩa của bà Merkel là vượt xa trí tưởng tượng của người dân Trung Quốc.
Tại sao bà Merkel lại tiết kiệm như thế? Đó không phải vì bà không biết cách sống xa xỉ hay chính phủ Đức không đủ khả năng chi. Mà đó là vì bà Merkel và những người trợ lý của bà biết rõ rằng họ đang sử dụng tiền của người nộp thuế, vì vậy không được phép lãng phí. Trên thực tế bất kỳ sự lãng phí nào cũng được xem như là tham nhũng và không thể được tha thứ; kể cả Thủ tướng cũng không ngoại lệ. Đối với các quan chức Đức, xa xỉ với chi phí của người nộp thuế là kỳ quái. Các tòa nhà chính phủ ở Đức không phải là rất bắt mắt. Ngược lại một số thậm chí trông đổ nát. Sự tiêu dùng của các quan chức chính phủ chịu sự hạn chế nghiêm ngặt, và danh sách những gì được phép và không được phép là công khai để công chúng thẩm tra. Bất kỳ quan chức nào dám chi tiêu công quỹ một cách ngông cuồng sẽ bị công chúng chỉ trích, và có thể buộc phải từ chức hay thậm chí bị bỏ tù.
Ngược lại, trong các bữa tiệc lớn của các quan chức Trung Quốc thường lãng phí rất nhiều rượu tốt và đồ ăn ngon. Không ai có thể nghĩ nhặt một chiếc bánh mì đã rơi từ sàn nhà như ba Merkel. Dù sao thì ngân quỹ của chính phủ đã bào gồm sự chi tiêu, bánh mì của các quan chức luôn được phết bơ cả hai mặt. Không ngạc nhiên hàng năm chi phí vui chơi giải trí xã hội của chính phủ Trung Quốc đạt một mức kỷ lục 92 tỷ USD.
Tại sao có sự khác biệt lớn như thế giữa các quan chức Trung Quốc và các đối tác người Đức của họ? Hành động của bà Merkel nói với người dân Trung Quốc rằng một quan chức chính phủ cao cấp không có quyền lãng phí. Bà chịu trách nhiệm đối với những người bỏ phiếu tín nhiệm bà. Chế độ yêu cầu bà làm như thế.
Một số người không ưa bà Merkel với việc bà không ngừng chỉ trích các vấn đề nhân quyền, cuộc họp của bà với bốn phóng viên Trung Quốc bất đồng chính kiến, và sự từ chối của bà để tận dụng lợi thế của Chủ tịch Hội đồng EU nhằm thúc đẩy dỡ bỏ lệnh cấm bán các thiết bị quân sự cho Trung Quốc. Họ lấy lý do rằng chuyến viếng thăm Trung Quốc của bà Merkel chỉ đạt được thành công hạn chế trong đó – bà đã thất bại để cắt giảm những giao dịch kinh doanh hấp dẫn với người chủ Trung Quốc của mình và rằng mối quan hệ giữa Trung Quốc và Đức có thể thậm chí trở nên "lạnh hơn".
Tuy nhiên bà Merkel đã mang một món quá quý giá cho người dân Trung Quốc: lối hành xử của bà đã minh họa cho công chúng Trung Quốc tiêu chuẩn một quan chức chính phủ được lựa chọn trong một hệ thống dân chủ là sự mong chờ để được đáp ứng, và đó quả là một hệ thống xã hội đáng để theo đuổi. Sự minh họa sinh động bằng ví dụ sống như thế hơn hẳn bất kỳ sự phê phán bằng lời nói nào và thực sự đã gây sốc cho nhiều người dân Trung Quốc.
Phóng viên của KangZhongGuo
(Theo Kangzhongguo)
(Theo Kangzhongguo)