Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về Biển Đông

- -U.S. Senate Unanimously “Deplores” China’s Use of Force in South China Sea(Press Release 27-6-11) -- China rejects US Senate criticism over sea dispute (AP 28-6-11) - Trung Quốc bác bỏ nghị quyết của Mỹ về Biển Đông Bắc Kinh nói rằng nghị quyết của thượng viện Mỹ về các hành động của Trung Quốc là “vô lý”, sau khi nghị sĩ Mỹ nhận xét Trung Quốc đang có sự hăm dọa trên BĐ.

Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về Biển Đông BBC -Thượng viện Hoa Kỳ vừa nhất trí thông qua một nghị quyết không tán thành việc các tàu Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông.

 -Thượng viện Mỹ đồng lòng “phản đối” việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông
Thông cáo báo chí
27-6-2011
Washington, DC – Hôm nay, Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua một nghị quyết phản đối việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc trên biển Đông và kêu gọi một giải pháp đa phương, hòa bình về các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á. Thượng nghị sĩ Jim Webb (đảng Dân chủ – bang Virginia), Chủ tịch Tiểu ban Đông Á – Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, giới thiệu nghị quyết ngày 13 tháng 6 cùng với thành viên tiểu ban, ông James Inhofe (đảng Cộng hòa – bang Oklahoma). Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman (đảng Dân chủ – Connecticut) và Daniel Inouye (đảng Dân chủ – bang Hawaii) là những người đồng tài trợ ban đầu.

Ngày 9 tháng 6, ba tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã chạy vào và phá hỏng cáp của một tàu thăm dò dầu khí Việt Nam, tàu Viking 2, trong khu vực 200 hải lý, thuộc thềm lục địa của Việt Nam và được luật pháp quốc tế công nhận trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sự cố này theo sau các sự cố tương tự ngày 26 tháng 5, ở Việt Nam và tháng 3 ở Philippines, cũng như các sự cố trên biển hồi năm ngoái trên quần đảo Senkaku, quần đảo dưới sự quản lý hợp pháp của Nhật Bản. Sau khi quốc tế lên án sự cố ngày 9 tháng 6, Trung Quốc đã đưa một tàu an ninh biển lớn nhất đến biển Đông. Một số quốc gia khác trong khu vực cũng đã đưa các tàu quân sự đến khu vực.
Thượng nghị sĩ Webb đã nói: “Ngày càng có nhiều nước xung quanh biển Đông hiện đang bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng về sự đe dọa có hệ thống của Trung Quốc. Những nước này gồm có Việt Nam và Philippines, cũng như Singapore, là nước không có tranh chấp lãnh thổ. Đây là một diễn biến quan trọng trong việc cỗ vũ phương cách tiếp cận đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ một cách hòa bình, tôn trọng chủ quyền của tất cả các bên tranh chấp“.
Mỹ có lợi ích chiến lược rõ ràng trong việc thúc đẩy một phương pháp tiếp cận đa phương như thế, bảo đảm việc đi vào vùng biển quốc tế và vùng trời, và thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế“, Thượng nghị sĩ Webb cho biết.
Nghị quyết đã được thông qua tại Thượng viện hôm nay:
(1) tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ để giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, và cam kết tiếp tục các nỗ lực, tạo điều kiện cho một quá trình hòa bình, đa phương để giải quyết các tranh chấp này;
(2) phản đối việc sử dụng vũ lực của các tàu giám sát biển Trung Quốc trên biển Đông;
(3) kêu gọi tất cả các bên tranh chấp lãnh thổ kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để khẳng định các yêu sách lãnh thổ; và
(4) hỗ trợ việc tiếp tục các hoạt động của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ để hỗ trợ quyền tự do đi lại trên vùng biển quốc tế và trên vùng trời ở biển Đông.
Thượng nghị sĩ Webb đã bày tỏ mối quan ngại về các vấn đề chủ quyền trong khu vực này hơn hơn mười lăm năm qua. Lần điều trần đầu tiên để trở thành chủ tịch Tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về các vấn đề chủ quyền và tranh chấp lãnh hải ở châu Á vào tháng 7 năm 2009.
Thượng nghị sĩ Webb đã làm việc và đi khắp Đông Á và Đông Nam Á hơn bốn thập kỷ qua, là một sĩ quan Thủy quân Lục chiến, là người lên kế hoạch phòng thủ, một nhà báo, người viết tiểu thuyết, là viên chức cao cấp trong Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Hải quân, và là một nhà tư vấn kinh doanh. Trong chuyến đi gần đây nhất của ông đến khu vực hồi tháng 4 năm 2011, ông đã gặp các quan chức chính phủ, các lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà ngoại giao Mỹ và các viên chỉ huy quân sự tại Nhật Bản, Nam Hàn, Việt Nam và Guam.
Nội dung của Nghị quyết Thượng viện 217 (S.Res.217) như sau:
Tiêu đề: Kêu gọi một giải pháp đa phương và hòa bình về các tranh chấp lãnh hải ở Đông Nam Á.

Xét rằng, vào ngày 9 tháng 6 năm 2011, 3 tàu từ Trung Quốc, trong đó có 1 tàu cá và 2 tàu an ninh biển, chạy vào và phá hỏng cáp của một tàu thăm dò Việt Nam, tàu VIKING 2;
Xét rằng, việc sử dụng vũ lực xảy ra trong vòng 200 hải lý của Việt Nam, một khu vực được công nhận là vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam;
Xét rằng, ngày 26 tháng 5 năm 2011, một tàu an ninh hàng hải của Trung Quốc đã cắt cáp một tàu thăm dò khác của Việt Nam, tàu BÌNH MINH, trên biển Đông, trong vùng biển gần vịnh Cam Ranh;
Xét rằng, hồi tháng 3 năm 2011, Chính phủ Philippines đã báo cáo, các tàu tuần tra của Trung Quốc đã cố đâm vào một trong các tàu giám sát của Philippines;
Xét rằng, những sự cố này đã xảy ra trong lãnh hải tranh chấp trên biển Đông, bao gồm cả quần đảo Trường Sa, gồm 21 đảo và đảo san hô, 50 đảo san hô ngập nước, và 28 rạn san hô ngập nước một phần, trên diện tích 340.000 dặm vuông, và quần đảo Hoàng Sa, một nhóm đảo nhỏ hơn nằm ở phía Nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc;
Xét rằng, Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia, và Brunei có các tuyên bố tranh chấp chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa, và Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa;
Xét rằng, Chính phủ Trung Quốc tuyên bố hầu hết 648.000 dặm vuông trên biển Đông, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ;
Xét rằng, vào năm 2002, Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông;
Xét rằng, tuyên bố đó cam kết tất cả các bên tranh chấp lãnh thổ “tái khẳng định sự tôn trọng của họ và cam kết tự do lưu thông trong vùng biển và trên vùng trời ở Biển Đông” và “giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực“;
Xét rằng, biển Đông có các đường vận chuyển thương mại quan trọng và các điểm đi vào Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương;
Xét rằng, mặc dù không phải là một bên trong các tranh chấp này, Hoa Kỳ có lợi ích an ninh và kinh tế quốc gia trong việc bảo đảm rằng, không bên nào đơn phương dùng vũ lực để khẳng định tuyên bố lãnh hải ở Đông Á;
Xét rằng, trong tháng 9 năm 2010, Chính phủ Trung Quốc cũng cố tình gây nên một cuộc tranh cãi trong vùng biển tại đảo Senkaku, lãnh thổ dưới sự quản lý hợp pháp của Nhật Bản trên biển Hoa Đông;
Xét rằng, các hành động của Chính phủ Trung Quốc trên biển Đông ảnh hưởng đến các tàu hàng hải và quân sự của Hoa Kỳ, quá cảnh qua vùng biển và vùng trời quốc tế, gồm cả sự va chạm của một máy bay chiến đấu của Chính phủ Trung Quốc với một máy bay giám sát của Hoa Kỳ năm 2001, sự sách nhiễu tàu USNS Impeccable hồi tháng 3 năm 2009, và vụ va chạm của một tàu ngầm Trung Quốc với cáp phát hiện tàu ngầm của tàu USS John McCain hồi tháng 6 năm 2009;
Xét rằng, cũng như mọi quốc gia, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về tự do đi lại trên biển và tự do đi vào vùng biển chung ở Châu Á;
Xét rằng, Chính phủ Hoa Kỳ đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Tuyên bố của Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc hồi năm 2002 về Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông, và hỗ trợ quá trình hợp tác ngoại giao của tất cả các bên tranh chấp, để giải quyết các tranh chấp lãnh hải khác nhau mà không cần cưỡng chế;
Xét rằng, Hoa Kỳ có lợi ích quốc gia về tự do hàng hải và trong phát triển kinh tế và thương mại không bị cản trở;
Xét rằng, ngày 11 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng [Quốc phòng Hoa Kỳ, ông Robert] Gates xác nhận “Hoa Kỳ luôn luôn thực hiện quyền của chúng tôi và ủng hộ quyền của các nước khác để quá cảnh qua, và hoạt động trong vùng biển quốc tế“;
Xét rằng, ngày 3 tháng 6 năm 2011, tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Gates tuyên bố rằng “An ninh hàng hải vẫn là một vấn đề đặc biệt quan trọng trong khu vực, với các câu hỏi về yêu sách lãnh thổ và sử dụng thích hợp lãnh hải, liên quan đến các thách thức đang diễn ra để ổn định và thịnh vượng trong khu vực“;
Xét rằng, ngày 4 tháng 6 năm 2011, tại Đối thoại Shangri-La, Lương Quang Liệt, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nói: “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông“;
Xét rằng, vào ngày 11 tháng 6 năm 2011, Chính phủ Việt Nam đã tổ chức một cuộc tập trận quân sự có bắn đạn thật trên đảo không có người ở, tại Hòn Ông, 25 dặm ngoài khơi bờ biển Việt Nam trên Biển Đông, và
Xét rằng, vào ngày 11 tháng 6 năm 2011, Hồng Lỗi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, tuyên bố, “[Trung Quốc] sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực” để giải quyết tranh chấp lãnh thổ: do đó, bây giờ là
Đã quyết định, rằng, Thượng viện:
 (1) tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ để giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, và cam kết tiếp tục các nỗ lực nhằm tạo điều kiện cho một quá trình hòa bình, đa phương để giải quyết các tranh chấp này;
(2) phản đối việc sử dụng vũ lực của các tàu hải quân và các tàu an ninh biển của Trung Quốc trên biển Đông;
(3) kêu gọi tất cả các bên tranh chấp lãnh thổ kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực để khẳng định các tuyên bố lãnh thổ; và
(4) hỗ trợ việc tiếp tục các hoạt động của Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ, để hỗ trợ quyền tự do đi lại trên biển, trong vùng biển quốc tế và vùng trời trên biển Đông.
Ngọc Thu dịch từ: http://webb.senate.gov/newsroom/pressreleases/06-27-2011.cfm?renderforprint=1
 ------------
Thượng viện Mỹ ra nghị quyết về Biển Đông
Thượng viện Hoa Kỳ vừa nhất trí thông qua một nghị quyết không tán thành việc các tàu Trung Quốc sử dụng vũ lực tại Biển Đông.
Nghị quyết mang tính biểu tượng này được đồng loạt thông qua trong phiên họp hôm thứ Hai 27/06.

Tình hình căng thẳng gia tăng trong những tuần qua, khi Việt Nam và Philippines cáo giác về các vụ mà hai nước này gọi là hành động gây hấn của Trung Quốc tại khu vực.
Bản nghị quyết không mang tính ràng buộc pháp lý của Thượng viện Mỹ "không đồng tình với việc sử dụng vũ lực của tàu hải quân và tàu hải giám Trung Quốc tại Biển Đông" và kêu gọi một "tiến trình đa phương, ôn hòa để giải quyết các bất đồng".
Trung Quốc luôn chủ trương đàm phán song phương trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông với các nước liên quan và đã nhiều lần cảnh báo Hoa Kỳ nên đứng ngoài tiến trình này.
Mới đây, Trung Quốc đã nói trực tiếp với Washington rằng sự can thiệp của Mỹ ở Biển Đông có thể làm tình hình xấu thêm.
Thứ trưởng Ngoại giao Thôi Thiên Khải nói: "Tôi cho là một số quốc gia đang đùa với lửa. Và tôi hy vọng Hoa Kỳ không bị chính ngọn lửa này thiêu cháy".
Ngược lại, quan chức Hoa Kỳ nhiều lần tuyên bố Mỹ có "lợi ích quốc gia đối với tự do lưu thông hàng hải" trong khu vực.
Thượng viện Mỹ khẳng định tiếp tục hỗ trợ cho hoạt động của quân đội nước này nhằm "giúp tự do lưu thông trong hải phận và trên không phận quốc tế ở Biển Đông".
Bản nghị quyết cũng "ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp lãnh thổ trên biển và kêu gọi các bên liên quan kiềm chế sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để khẳng định chủ quyền".
Nghị quyết này do Thượng Nghị sỹ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban châu Á-Thái Bình Dương của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, đề xướng.

Giảm nhiệt

Phát biểu sau đó, ông Webb ca ngợi bản nghị quyết là "bước phát triển quan trọng nhằm thúc đẩy giải pháp đa phương cho các tranh chấp lãnh thổ".
Ông nói: "Ngày càng nhiều các quốc gia quanh Biển Đông đang bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về việc gây hấn của Trung Quốc".
Thượng Nghị sỹ Jim Webb
Thượng Nghị sỹ Jim Webb đã đề xướng nghị quyết
Philippines và Việt Nam trong thời gian vừa qua nhiều lần chỉ trích Trung Quốc đã sử dụng tàu tuần tra để uy hiếp tàu thăm dò của các nước này, cũng như đe dọa ngư dân.
Đáp lại, Manila điều tàu chiến ra khơi và Việt Nam thao diễn hải quân, một cuộc diễn tập chung với Hoa Kỳ theo kế hoạch sẽ được tổ chức vào tháng tới.
Hôm thứ Bảy 25/06, Hoa Kỳ cũng đã kêu gọi giảm nhiệt cho xung đột Biển Đông trong cuộc gặp tham vấn lần đầu về châu Á-Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trong cuộc họp tại Honolulu, Hawaii, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách Đông Á-Thái Bình Dương Kurt Campbell nói: "Chúng tôi muốn căng thẳng giảm bớt".
"Chúng tôi rất quan tâm duy trì hòa bình và ổn định. Và chúng tôi đang tìm kiếm đối thoại giữa các quốc gia chủ chốt."
Ông Campbell còn nói thêm với các nhà báo sau cuộc họp kín rằng đoàn Mỹ đã nhấn mạnh rằng việc mở rộng phát triển quân sự của Trung Quốc gây quan ngại nhưng hy vọng rằng đối thoại và một sự tăng cường minh bạch sẽ giúp làm giảm các lo lắng này.

Nguồn

Tổng số lượt xem trang