© Flickr.com | |
Các nước trong khu vực không chỉ đưa ra tuyên bố về chủ quyền biển và tài nguyên biển. Các vụ thủy thủ Trung Quốc và các nước ASEAN bắt giữ tàu đánh cá của nhau đã trở thành chuyện phổ biến. Trong những ngày gần đây, tình hình bùng lên một lần nữa xung quanh Hoàng Sa và Trường Sa, khu vực mà năm quốc gia: Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei và Malaysia cùng tranh chấp. Căng thẳng lên cao đến mức các lực lượng hải quân của Việt Nam tổ chức diễn tập quân sự với pháo binh gần quần đảo tranh chấp, và thủ tướng chính phủ Việt Nam đã ban hành sắc lệnh về tuyển quân trong trường hợp leo thang xung đột với Trung Quốc trên những hòn đảo này.
Các tiềm năng xung đột xung quanh khu vực biển với ba tên gọi này sẽ gia tăng hơn nữa, – ông Evgeny Kanaev, một trong những chuyên gia hàng đầu của Nga về vấn đề khu vực cho biết:“Có một thời gian, các nhà phân tích chính trị cho rằng Việt Nam đã chấp nhận chuyện mất các quần đảo Hoàng Sa và những gì đã xảy ra sau năm 2002, khi các nước ASEAN và Trung Quốc ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông. Nhưng mọi việc không phải như vậy. Việt Nam, cũng như Trung Quốc, vẫn rất coi trọng các vấn đề liên quan đến sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của mình. Chúng ta có thể giả định rằng sự va chạm quyền lợi ích của họ sẽ còn tiếp tục diễn ra, với hình thức gay gắt hơn nữa.”
Vấn đề ở đây không chỉ liên quan đến các quần đảo. Điều chính yếu là chủ quyền đối với những hòn đảo này sẽ cho phép người chiến thắng có quyền kiểm soát vùng lãnh hải 200 hải lý xung quanh các đảo đó. Tức là vùng lãnh hải lớn này là khu vực thẩm quyền của một quốc gia. Mà biển Nam Trung Hoa là cửa ngõ từ Ấn Độ Dương đến Thái Bình Dương, là nơi có dự trữ dầu mỏ và khí đốt lớn nhất.
Ông Evgeny Kanaev cho biết, vấn đề các quần đảo đang tranh chấp không chỉ là chuyện riêng của các nước ASEAN và Trung Quốc:“Vấn đề này đã vượt ra ngoài những tranh chấp chủ quyền các đảo và chuyển sang bình diện đối đầu địa chính trị giữa một bên là Hoa Kỳ và bên kia là Trung Quốc. Đồng thời, các nước ASEAN buộc phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cho rằng hành động của Trung Quốc thúc đẩy họ phải làm như vậy.”
Chính quyền Obama tìm cách mang lại nội dung thực sự cho khẩu hiệu “Mỹ trở lại châu Á” và duy trì vị trí lãnh đạo Mỹ ở đó. Chính quyền Mỹ đã công bố Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực ưu tiên trong chính sách châu Á của Washington. Hơn nữa, Hoa Kỳ tin rằng tiếp cận bất kỳ khu vực nào trong biển Đông là quyền “hợp pháp” của người Mỹ.
Theo ông Evgeny Kanaev, chỉ có thể làm giảm tranh chấp biển Đông bằng một hệ thống an ninh tập thể, tương tự như hình mẫu đang tồn tại ở châu Âu. Lời kêu gọi thành lập một hệ thống như vậy ở Đông Nam Á đang ngày càng trở nên thiết thực và cấp bách.
Nguồn
-
Vũ khí Nga sẽ không rút khỏi Việt Nam
Photo: RIA Novosti | |
Sự hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa hai nước chúng ta đã bắt đầu từ năm 1953. Cho đến tận khi Liên Xô sụp đổ, các thiết bị quân sự của Nga chủ yếu được viện trợ cho Việt Nam trên cơ sở không hoàn lại, phần nhiều đảm bảo cho Quân đội nhân dân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ năm 1992, hợp tác quân sự-kỹ thuật Nga Việt được thực hiện trên cơ sở thương mại.
“Việt Nam rất nhanh chóng lọt Top 10 các quốc gia mà Nga có quan hệ tích cực nhất trong lĩnh vực này – Thiếu tướng Anatoly Pozdeyev, năm 1970 đã tham gia chiến tranh Việt Nam, cho biết – Ví dụ, trong năm 2008 và 2009 đã được ký kết Hợp đồng trị giá 4,5 tỷ đô la. Chỉ riêng trong quý đầu năm ngoái, giá trị hợp đồng đã ký vượt quá một tỷ đô la”.
Danh sách vũ khí của Nga mà Việt Nam đặt mua khá rộng rãi. Trong số đó có máy bay Su-30MK2, hệ thống tên lửa phòng không Tor, Buk và S-300, vượt quá những gì mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Tàu tuần tra “Gepard”, với lượng rẽ nước 2.100 tấn và tốc độ 28 hải lý/giờ, được thiết kế để tìm và tiêu diệt mục tiêu trên mặt đất, dưới nước và trên không. Trang bị vũ khí của tàu là bốn bệ phóng chống tàu ngầm và hai bệ phóng chống tên lửa, máy bay trực thăng và pháo 76mm.
Tàu tuần tra biên giới “Svetlyak” được thiết kế để bảo vệ biên giới biển trong phạm vi 200 dặm. Với lượng rẽ nước là 375 tấn và có chiều dài 50 m, tàu có thể tăng tốc đến 30 hải lý. Hai chiếc tàu như vậy đã được bàn giao cho Việt Nam trong năm 2002. Sau khi kiểm chứng và vận hành một thời gian, Việt Nam lại đặt mua thêm hai chiếc nữa.
Ba năm trước, Việt Nam đã mua hai tàu tên lửa “Molnia” của Nga. Sau đó, hai nước chúng ta đã ký thỏa thuận trị giá 1 tỷ đô la về cấp phép sản xuất tại Việt Nam mười chiếc tàu loại này.
Hợp đồng lớn nhất trong lịch sử xuất khẩu vũ khí hải quân Nga là thỏa thuận bán cho Việt Nam sáu tàu ngầm diesel-điện trong Đề án 636. Chi phí xây dựng các tàu này là 2,1 tỷ USD. Với hệ thống tên lửa “Club-S” trang bị cho tàu và thành lập cơ sở hạ tầng cần thiết ven biển Việt Nam, tổng giá trị hợp đồng có thể đạt tới 3,2 tỷ USD.
Đồng thời, phía Nga đã đồng ý cung cấp phụ tùng, thiết bị dự trữ cho những loại vũ khí quân sự của Việt Nam do Liên Xô sản xuất trước đây. Nga cũng sẽ đào tạo chuyên viên quân sự cho Việt Nam.
Hiện tại, hai bên đang bàn bạc để ký kết hợp đồng bổ sung cho giai đoạn đến năm 2020. Hai nước chúng ta đã lập chương trình tái trang bị vũ khí, hiện đại hóa quân đội Việt Nam. Hợp tác trong lĩnh vực này được ước tính trị giá hơn mười tỷ USD.
———————-
Hải Quân VN và Đơn Đặt Hàng Từ Nga
Đằng sau việc VN mua sắm vũ khí tưng bừng từ Nga, thêm vào đó là các hợp đồng béo bở qua các dư án thương mại ITAR-TASS, nhà máy nguyên tử, Petrovietnam gas đã chứng tỏ rằng một lần nữa VN đặt niềm tin vào sự có mặt của Nga để làm đối trọng với TQ. Nhưng nên nhớ rằng, Nga chỉ mạnh về vũ khí và năng lượng, hơn nữa, nước xa không thể cứu lửa gần, qua bài học chiến tranh Trung Việt 1979
Ngân sách quốc phòng VN chiếm 1.8% GDP, tăng 70% năm 2011 so với 2010, đạt 2.6 tỷ USD. Mặc dầu con số thực tế có thể gấp đôi, nhưng ngân sách quốc phòng VN vẫn quá nhỏ so với người hàng xóm khổng lồ TQ. Mỗi lần thấy đàn anh TQ giận dữ sắp lên lớp, VN lại tìm đến người thầy cũ, nước Nga. Trong vòng 3 năm, 2007-2010, tổng giá trị các hợp đồng quân sự giữa VN và Nga lên tới 9 tỷ USD và VN là khách hàng lớn nhất của Nga năm 2009.Điểm lại lịch sử vũ khí quân sự, từ 1953-1991, Liên Sô – Nga đã cung cấp cho Bắc VN và VN sau này, 2000 xe tăng, 1700 xe chiến đấu, 7000 pháo cối, 158 tên lửa phức hợp, 700 máy bay chiến đấu, 120 máy bay trực thăng, hơn 100 tàu chiến, và đào tạo 13,000 binh sĩ VN trên đất Nga. Đặc biệt phải kể đến hệ thống radar, các tên lửa đất đối không (surface-to-air missiles, SAMs). Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng, thiếu các vũ khí này Hà Nội thật khó sống sót vào những năm 1965-1972. Lần đầu tiên máy bay Mỹ (Phantoms) bị bắn hạ bởi vũ khí SAMs của Liên Sô tại chiến trường VN. Trong cuộc chiến với Mỹ, 6806 tên lửa đã được Bắc Việt sử dụng! Cảm ơn các đồng chí TQ đã ủng hộ binh lực, cũng như các đồng chí Liên Sô về các bộ sưu tập vũ khí hiện đại để thử nghiệm tại chiến trường VN trong hành trình bảo vệ thành trì CS ở biển Đông.
Tại Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 10 (Đối thoại Shangri-La 10, 6/2011) tổ chức tại Singapore, bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh công khai Việt Nam đã ký hợp đồng mua của Nga 6 chiếc tàu ngầm loại Kilo 636. Tổng trị giá ước tính khoảng 2-3 tỷ USD, giao mỗi chiếc 1 năm. Lần đầu tiên VN sở hữu tàu ngầm, kéo theo việc nâng cấp bảo quản hải cảng, hệ thống giao thông, đào tạo chuyên gia VN phải tiêu tốn thêm 2 tỷ USD. TQ có 2 tàu loại này. Indonesia cũng đặt hàng từ 2 đến 8 chiếc.
Ngày 18/3/2011 VN đã nhận chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Tàu ngầm Kilo 636 là loại tàu ngầm chạy bằng nhiên liệu điện-hóa thạch, có sức chứa 50-60 thủy thủ.
Về tàu chiến, ước tính có 2 tàu chiến chống tên lửa hạng trung Gepard (HQ-415), và các tàu chiến đã hoạt động gồm 9 chiếc Taratul-V, 6 Petya, 3 Pauk BPS-500, tổng trị giá không dưới 200 triệu USD. Ngày 5/3/2011, Nga giao hàng cho Hải quân VN gồm 2 chiếc tàu chiến chống tên lửa hạng trung Gepard, đặt tên là Đinh Tiên Hoàng.
VN cũng đặt Nga 12 phản lực Sukhoi Su-30MK2 trị giá 500 triệu USD, thêm vào 12 chiếc trong đơn đặt hàng năm 2009 nâng tổng giá trên 1 tỷ USD. Trong khi đó, TQ sở hữu 127 phản lực Sukhoi Su-30MK2.
Ngoài người bạn Nga chí thân, VN thường dựa vào để chống lại TQ, VN cũng đặt 6 chiếc máy bay DHC-6 Twin Otter Series 400, trị giá 6 triệu USD, từ hãng Viking Air, Canada. Đơn hàng ước tính sẽ tiếp nhận 2012-2014. Đây là lần đầu tiên VN sắm máy bay từ phương Tây.
Về việc phòng thủ trong đất liền, để trang bị tên lửa đất đối không, Việt Nam đã mua Nga hệ thống tên lửa S-300PMU1, gồm 2 bệ phóng (2 batteries, 12 launchers), tầm xa 150 km, với giá 300 triệu USD. Cũng như VN, TQ cũng sở hữu S-300PMU1 với số lượng nhiều hơn, không ít hơn 10 hệ thống. TQ còn được Nga cho phép chế tạo phiên bản HQ-10 và phiên bản cải tiến HQ-15 với tầm xa 200km. TQ là khách đầu tiên của Nga trong phiên bản mới S-300PMU2 hiện đại hơn và có tầm xa 200 km. Hải quân TQ có phiên bản Sea-based S-300FM cho hải quân (Type 051C Destroyers). Nga hiện đang phát triển S-400 đạt tầm xa 400km và TQ đã đặt mua từ 400-500 triệu USD trong 2003-2004. Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng TQ có thể tự mình cải tiến kỹ thuật tương đương với S-400s của Nga, với phiên bản HQ-19.
Ước tính là TQ có thể sở hữu từ 40-60 bệ phóng tên lửa S-300s và trang bị dày đặc để bảo vệ khu phát triển kinh tế công nghiệp cao, căn cứ quân sự và khu dân cư đông đúc miền Đông. Tại sao VN không nâng cấp hệ thống tên lửa đất-đối-không để tiêu diệt địch ngay trong vùng đặc khu kinh tế 370 km (EEZ) và tăng cường số lượng để phòng thủ cho các khu vực miền Đông cận kề HS và TS,chẳng hạn căn cứ cảng Đà Nẵng hay Cam Ranh (miền Trung) và Cảng Sài Gòn (miền Nam)? Do vậy, nếu lâm trận bắn thả dàn, thì nhân dân VN phải đưa các lãnh đạo ra Bắc (chỉ trang bị hệ thống S-300PMU1 tại Hà Nội) để bảo toàn tính mạng mà sau này lãnh đạo xây dựng lại đất nước, vì khả năng phòng thủ không tương xứng giữa ta và địch?
Những “Con đom đóm” cho vùng biển Việt Nam
23.06.2011, 12:47 |
www.rusarmy.com | |
Tổng khối lượng xuất khẩu vũ khí Nga trong năm nay sẽ vượt mức năm ngoái. Đó là tuyên bố của Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về Hợp tác kỹ thuật quân sự, ông Alexandr Fomin. Việt Nam là một trong số năm quốc gia được quan chức Nga nhắc tới với triển vọng rõ rệt về nhập khẩu vũ khí Nga.
Thông báo được nêu trùng với tin, tại St Petersburg và Vladivostok Nga vừa hạ thủy bốn tầu tuần tra cao tốc hệ Svelyak (“Con đom đóm”) giành cho Việt Nam.
Ông Sergei Galichenko, Phó Giám đốc của Hãng đóng tàu “Almaz” St Petersburg cho biết: “Đây là loại tàu được tín nhiệm. Tương tự các sản phẩm cung cấp cho Cơ quan biên phòng Nga. Lực lượng biên phòng Nga rất hài lòng với những “Con đom đóm”. Các tàu tốc độ hệ này đã phục vụ tuần tra trong gần ba chục năm nay và lực lượng biên phòng Nga vẫn tiếp tục đặt mua chúng. Tất nhiên, sản phẩm liên tục được hiện đại hóa cùng các đơn đặt hàng”.
Tàu tuần tra “Con đom đóm” có độ rẽ nước 375 tấn, chiều dài 50 mét, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm họat động 2.200 dặm. Tàu có khả năng bơi độc lập trong 30 ngày.
Lực lượng hải quân Việt Nam cũng đã làm quen với tính năng họat động cao và điều kiện sinh họat dành cho phi hành đoàn 40 người của tầu “Con đom đóm”. Đây không phải là những tầu tuần tra đầu tiên thuộc hệ này ở Việt Nam.
Ông Sergei Galichenko tiếp tục cho biết: “Chúng tôi đã đóng hai tầu tuần tra đầu tiên cho Việt Nam năm 2002. Chúng hiện có mặt trong thành phần Lực lượng Hải quân nước Cộng hòa, được triển khai ở vùng biển phía Bắc của đất nước. Và thực tế Việt Nam đặt mua của Nga thêm 4 tầu như vậy là sự đánh giá tốt nhất về “Con đom đóm”.
Hợp đồng mới đã ký kết vào cuối năm 2008, công việc thực hiện được bắt đầu ngay trong năm sau. Hai chiếc “Con đom đóm” được đóng tại St Petersburg, hai chiếc khác ở Vladivostok. Hiện tại công việc đã hoàn thành ở cả hai địa điểm và các tàu được hạ thủy. Theo như nguyện vọng của bên đặt hàng, mỗi “Con đom đóm” được trang bị súng 70 mm ở mũi tàu và súng 30 mm ở đuôi tàu.
Hiện nay đang tiến hành thử nghiệm neo các con tàu mới bên bến đỗ, sau đó là thử nghiệm chạy và công tác giao nhận. Thông thường quá trình đòi hỏi 2-3 tháng. Với đầy đủ trang bị lắp ráp, các “Con đom đóm” sẽ được đưa lên tàu vận tải chở tới Việt Nam. Tới mùa thu, những chiến hạm tuần tra biên giới hệ “Con đom đóm” sẽ bắt đầu tham gia bảo vệ vùng lãnh hải của Việt Nam, tham gia bổ sung cho Lực lượng hải quân nước Cộng hòa, bên cạnh những khu trục hạm “Gepard” và tàu tên lửa “Tia chớp” đã được Nga cũng cấp trước đó. Chẳng bao lâu nữa, Nga cũng sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sáu tàu ngầm.
Như phía Việt Nam đã tuyên bố, tất cả các thiết bị mới sẽ được sử dụng chuyên vào mục đích phòng thủ. Rõ ràng là trong bối cảnh gia tăng các tình tiết căng thẳng hiện tại xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, họat động tăng cường Lực lượng Hải quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.
Thêm một sự kiện nữa của sự hợp tác Nga và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự. Nga đã vận chuyển tới Việt Nam lô đầu tiên các máy bay tiêm kích Su-30 MK2. Vào thời điểm này, tại Việt Nam đã bắt đầu công việc lắp ráp các phi cơ mới. Trong những năm gần đây, với hai hợp đồng Việt Nam đã đặt mua của Nga 20 máy bay tiêm kích Su-30 MK2.
NguồnThông báo được nêu trùng với tin, tại St Petersburg và Vladivostok Nga vừa hạ thủy bốn tầu tuần tra cao tốc hệ Svelyak (“Con đom đóm”) giành cho Việt Nam.
Ông Sergei Galichenko, Phó Giám đốc của Hãng đóng tàu “Almaz” St Petersburg cho biết: “Đây là loại tàu được tín nhiệm. Tương tự các sản phẩm cung cấp cho Cơ quan biên phòng Nga. Lực lượng biên phòng Nga rất hài lòng với những “Con đom đóm”. Các tàu tốc độ hệ này đã phục vụ tuần tra trong gần ba chục năm nay và lực lượng biên phòng Nga vẫn tiếp tục đặt mua chúng. Tất nhiên, sản phẩm liên tục được hiện đại hóa cùng các đơn đặt hàng”.
Tàu tuần tra “Con đom đóm” có độ rẽ nước 375 tấn, chiều dài 50 mét, tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm họat động 2.200 dặm. Tàu có khả năng bơi độc lập trong 30 ngày.
Lực lượng hải quân Việt Nam cũng đã làm quen với tính năng họat động cao và điều kiện sinh họat dành cho phi hành đoàn 40 người của tầu “Con đom đóm”. Đây không phải là những tầu tuần tra đầu tiên thuộc hệ này ở Việt Nam.
Ông Sergei Galichenko tiếp tục cho biết: “Chúng tôi đã đóng hai tầu tuần tra đầu tiên cho Việt Nam năm 2002. Chúng hiện có mặt trong thành phần Lực lượng Hải quân nước Cộng hòa, được triển khai ở vùng biển phía Bắc của đất nước. Và thực tế Việt Nam đặt mua của Nga thêm 4 tầu như vậy là sự đánh giá tốt nhất về “Con đom đóm”.
Hợp đồng mới đã ký kết vào cuối năm 2008, công việc thực hiện được bắt đầu ngay trong năm sau. Hai chiếc “Con đom đóm” được đóng tại St Petersburg, hai chiếc khác ở Vladivostok. Hiện tại công việc đã hoàn thành ở cả hai địa điểm và các tàu được hạ thủy. Theo như nguyện vọng của bên đặt hàng, mỗi “Con đom đóm” được trang bị súng 70 mm ở mũi tàu và súng 30 mm ở đuôi tàu.
Hiện nay đang tiến hành thử nghiệm neo các con tàu mới bên bến đỗ, sau đó là thử nghiệm chạy và công tác giao nhận. Thông thường quá trình đòi hỏi 2-3 tháng. Với đầy đủ trang bị lắp ráp, các “Con đom đóm” sẽ được đưa lên tàu vận tải chở tới Việt Nam. Tới mùa thu, những chiến hạm tuần tra biên giới hệ “Con đom đóm” sẽ bắt đầu tham gia bảo vệ vùng lãnh hải của Việt Nam, tham gia bổ sung cho Lực lượng hải quân nước Cộng hòa, bên cạnh những khu trục hạm “Gepard” và tàu tên lửa “Tia chớp” đã được Nga cũng cấp trước đó. Chẳng bao lâu nữa, Nga cũng sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sáu tàu ngầm.
Như phía Việt Nam đã tuyên bố, tất cả các thiết bị mới sẽ được sử dụng chuyên vào mục đích phòng thủ. Rõ ràng là trong bối cảnh gia tăng các tình tiết căng thẳng hiện tại xung quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, họat động tăng cường Lực lượng Hải quân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam.
Thêm một sự kiện nữa của sự hợp tác Nga và Việt Nam trong lĩnh vực quân sự. Nga đã vận chuyển tới Việt Nam lô đầu tiên các máy bay tiêm kích Su-30 MK2. Vào thời điểm này, tại Việt Nam đã bắt đầu công việc lắp ráp các phi cơ mới. Trong những năm gần đây, với hai hợp đồng Việt Nam đã đặt mua của Nga 20 máy bay tiêm kích Su-30 MK2.