Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

Đua thông tin về Biển Đông, VN không được hài lòng với huy chương bạc


-Đua thông tin về Biển Đông, VN không được hài lòng với huy chương bạc (TVN)

Việt Nam có thể sử dụng sự tiếp ứng của không quân khi tàu Trung Quốc tiếp cận tàu thăm dò của Việt Nam. Nhưng phải hết sức tỉnh táo khi quyết định "can thiệp" để tránh bạo động và sự trả đũa của Trung Quốc - Gs Carl Thayer khuyên.

>> Tướng Lê Văn Cương: Trung Quốc luôn "mềm nắn, rắn buông"
Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, ở thời Chiến Quốc,Tào Tháo đã đánh bại đội quân Tây Lương hùng mạnh với dũng tướng "Cẩm" Mã Siêu, bằng kế ly gián viên đại tướng "hữu dũng" này với Hàn Toại - vị huynh đệ kết nghĩa của người cha quá cố của Mã Siêu. Theo Tam Quốc Diễn Nghĩa, Tào Tháo đã viết một bức thư riêng cho Hàn Toại, trong đó tẩy xoá những từ quan trọng, khiến Mã Siêu nghi ngờ Hàn Toại có ý định hàng Tào, và chú cháu trở giáo đánh nhau...
Ngày nay, cách thông tin kiểu hư hư thực thực, úp úp mở mở, đã khiến cho nội bộ quân Tây Lương lục đục, sức mạnh bị suy yếu, dẫn đến thất bại, dường như đã được hậu duệ của Tào Tháo sử dụng lại trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Tuần Việt Nam có cuộc trao đổi với Giáo sư Carl Thayer về câu chuyện này, cũng như tiền đồ của cách tiếp cận đa phương đối với cuộc tranh chấp này.
Chính xác, minh bạch khi công bố thông tin
Chắc Giáo sư có theo dõi những thông tin đăng tải trên truyền thông Việt Nam trong những ngày vừa rồi, cũng như gặp lại trên đó một số đồng nghiệp Việt Nam của mình. Dường như, hành động quá trớn của Trung Quốc đã khiến cho Việt Nam, bất kể là giới lãnh đạo, giới nghiên cứu, truyền thông, hay dư luận, không thể "nhẫn nhịn" lâu hơn nữa. Thế nhưng, liệu điều đó đã đủ để dư luận quốc tế hiểu rõ thực chất điều gì đang diễn ra ở Biển Đông hay chưa?
Giới lãnh đạo Việt Nam dường như đang ở vị thế khó xử, bởi cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề Biển Đông là thông qua kênh ngoại giao.
Một mặt, lãnh đạo Việt Nam hiểu rằng Đại sứ quán Trung Quốc hẳn sẽ phản đối mạnh mẽ mỗi khi họ đọc được các bài phê phán Trung Quốc trên báo chí Việt Nam. Thế nhưng, mặt khác, nếu chính phủ Việt Nam không cho phép truyền thông Việt Nam đóng vai trò lớn hơn trong việc thông tin về Biển Đông, điều đó khiến cho các loại tin đồn và nhận định của báo chí nước ngoài sẽ định hướng dư luận trong nước.
Gần đây đã có dấu hiệu rằng báo chí trong nước đã vào cuộc nhiều hơn trong câu chuyện liên quan tới Biển Đông. Vietnamnet Bridge (bằng tiếng Anh) đã cho đăng tải một loạt bài viết thú vị xung quanh sự kiện 26.5, trong đó nếu rõ quan điểm của các học giả và cựu quan chức. Chẳng hạn, những bình luận của Thiếu tướng Công an Lê Văn Cương là khá sắc sảo.
Theo tôi, Việt Nam cần xem lại chiến lược thông tin và hiện đại hoá công tác này để có thể đưa những quan điểm của Việt Nam ra trước dư luận quốc tế. Chứ chỉ có các cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao là chưa đủ. Mỗi bộ liên quan phải có một website dễ truy cập và luôn đăng tải thông tin cập nhật. Các tư liệu bằng hình ảnh, kể cả video, cần được phân phát kịp thời. Việt Nam cũng cần phải kịp thời dịch các tư liệu liên quan ra tiếng nước ngoài.
PetroVietnam, chẳng hạn, đã cho phân phát bản báo cáo vắn tắt về sự sự kiện 26.5 dưới dạng Power Point. Theo tôi, bản báo cáo này cần phải được trình bày một cách chuyên nghiệp hơn, và lẽ ra phải được dịch ngay ra tiếng Anh và phân phát với một số lượng lớn.
Việt Nam đã tổ chức được hai cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông, và mời được nhiều học giả nước ngoài đến trình bày tham luận cùng với các đồng nghiệp Việt Nam. Những tham luận này lẽ ra phải được đăng tải ngay lên một website mà cả thế giới có thể dễ dàng truy cập được. Cuốn kỷ yếu của cuộc hội thảo lần thứ nhất phải chờ một năm sau mới được xuất bản. Còn cuốn kỷ yếu của hội thảo lần thứ hai vẫn chưa thấy xuất hiện.
Hơn nữa, tham luận của các học giả Việt Nam lại không được dịch ra hai thứ tiếng quan trọng nhất là tiếng Hoa và tiếng Anh.
Trong "cuộc đua về thông tin" Việt Nam không được phép hài lòng với "huy chương bạc", hay vị trí "á hậu".
Hơn nữa, tính chính xác, minh bạch và nhất quán trong việc công bố thông tin cũng rất quan trọng. Chẳng hạn, trong sự kiện 26.5 lúc đầu thông tin nói rằng đây không phải là lần đầu Trung Quốc quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí. Nhưng sau đó, lại có thông tin rằng đây là lần đầu. Điều đó khiến cho giới quan sát bị lẫn lộn, và một số người đã suy diễn rằng tại sao lần này Việt Nam lại quyết định đưa chuyện này ra công khai, còn những lần trước thì không.
Ảnh Minh Thăng.
Bình luận về cuộc tuần hành hoà bình thể hiện lòng yêu nước và phản đối hành vi xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam của tàu Hải Giám Trung Quốc, như Thông tấn xã Việt Nam đã đưa tin, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, đã nói với phóng viên BBC rằng "Người dân phải tin rằng Nhà nước sẽ có giải pháp, có đủ trách nhiệm để vừa giữ chủ quyền lãnh thổ, vừa duy trì hòa khí và quan hệ với Trung Quốc."
Với tư cách là một chuyên gia về Biển Đông và Việt Nam, ông có nhận xét gì?
Duy trì sự thống nhất trong nước là vô cùng quan trọng trong chiến lược đối phó với của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam cần giải thích những hành động và chính sách của mình cho người dân. Rõ ràng là chính phủ không thể công bố những tư liệu mật liên quan tới kế hoạch ngoại giao. Thế nhưng chính phủ phải vạch ra những nét chính trong chiến lược và chính sách đối ngoại nói chung, và công bố để dư luận biết. Các quan chức chính phủ cũng cần phải phát biểu trước sinh viên đại học và trả lời những câu hỏi của họ.
Việt Nam có tổ chức những cuộc họp nội bộ về Biển Đông, nhưng rất ít thông tin được công bố cho đông đảo người dân được biết.  Đây là những vấn đề rất phức tạp, và nếu chính phủ không giải thích rõ những chính sách của mình cho công chúng, có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt, sẽ tràn vào Việt Nam.
Cùng lúc đó, Việt Nam phải tổ chức những cuộc gặp cấp cao với lãnh đạo Trung Quốc, và cố đạt được thoả thuận rằng hai bên sẽ kiềm chế để không xảy ra những sự cố có chủ ý như sự kiện tàu Bình Minh 02. Việt Nam cũng có thể lặng lẽ thúc đẩy hợp tác với các cường quốc quan trọng, như Nhật Bản (Lực lượng Phòng vệ Bờ biển) và Ấn Độ, như một tín hiệu với Trung Quốc rằng sự hiếu chiến tiếp tục của họ sẽ chỉ thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá tranh chấp Biển Đông.
Kiểu thông tin lập lờ của Trung Quốc
Khi Giáo sư nói "... có nguy cơ các loại tin đồn, hay thông tin thất thiệt, sẽ tràn vào Việt Nam", có phải ông định ám chỉ về tường thuật của một tờ báo tiếng Anh của Trung Quốc vào ngày 4.6 vừa rồi về cuộc gặp giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước Trung Quốc và Việt Nam bên lề Đối thoại Sangri-La 2011.
Tờ này viết: "Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh nói hôm Thứ Sáu rằng tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Hoa Nam (Biển Đông) cần phải được giải quyết mà không có sự tham gia của một bên thứ ba nào".
Tờ báo này cũng đã từng đưa tin rằng nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đồng ý với cách tiếp cận song phương của Trung Quốc trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, khi tường thuật cuộc gặp song phương giữa ông và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo bên lề Cấp cao ASEAN 17.
Hay Tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã từng phải giải thích trên báo Quân Đội Nhân Dân rằng quan điểm của ông cũng bị hiểu lầm khi báo chí Trung Quốc đưa tin rằng ông vui mừng trước việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự, trong khi thuật ngữ ông dùng là "khả năng quốc phòng".
Anh hiểu đúng ý tôi. Nói như vậy, tôi muốn gián tiếp dẫn chiếu tới các bài tường thuật kiểu đó của báo chí Trung Quốc. Điều quan ngại của tôi là những thông tin lập lờ như vậy sẽ được các nhà báo và học giả khác trích dẫn và chúng sẽ được lặp đi lặp lại trong các bài viết của họ, khiến cho những độc giả Việt Nam hay đọc những bài viết từ nước ngoài trở nên lẫn lộn trong nhận thức.
Ngoài ra, tôi cũng muốn ám chỉ một số blog và mạng của một số người Việt Nam ở nước ngoài, những người thường có thói quen phóng đại, hoặc đưa ra những khẳng định mang tính thất thiệt.


Việt Nam phải giữ vững khối liên kết trong ASEAN
Có những ý kiến cho rằng cách tiếp cận đa phương đối với việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông dường như không còn giữ được cái đà của năm 2010 tại Hà Nội,  nếu xét tới tình trạng "dậm chân tại chỗ" của tiến trình thực hiện Tuyên bố về Nguyên tắc Ứng xử trên Biển Đông (DOC), phần nào đó ở ADMM Jakarta, cũng như không khí của cuộc Đối thoại Sangri-La vừa rồi.
Giáo sư có nghĩ như vậy không, và Giáo sư giải thích điều này thế nào?
Giáo sư Carl Thayer: Có những dấu hiệu rất lẫn lộn đối với việc liệu ASEAN và Trung Quốc có đạt được tiến bộ trong việc phê chuẩn những hướng đi cụ thể để thực hiện DOC hay không. Nguyên nhân chính là do Trung Quốc muốn vấn đề này được giải quyết theo kiểu song phương và chỉ giữa những nước có liên quan trực tiếp.
Khi DOC được phê chuẩn năm 2002, để chiều lòng Trung Quốc, tuyên bố này đã không đề cập rõ ràng tới Trường Sa hay Hoàng Sa. Nói cách khác, phạm vi của DOC còn khá mập mờ. Trung Quốc sẽ không cho phép gắn Hoàng Sa vào bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông do họ đang chiếm giữ quần đảo này, và cho rằng vấn đề Hoàng Sa đã giải quyết xong.
Cùng lúc đó, Indonesia, với tư cách là Chủ tịch đương nhiệm của ASEAN, đã tuyên bố sẽ tiếp cận Trung Quốc liên quan đến một bộ qui tắc ứng xử (COC) và sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại Cấp cao Đông Á. Trách nhiệm chính của ASEAN là "kéo" Trung Quốc vào câu chuyện này. Và điều đó có nghĩa là các ngoại trưởng sẽ đóng vai trò tiên phong.
Còn Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM) không có trách nhiệm trực tiếp và tất cả những gì mà hội nghị này có thể làm là hỗ trợ cho tiến trình ngoại giao đang diễn ra.
Tuyên bố chung của ADMM tại Jakarta đã tái khẳng định cam kết của các quốc gia ASEAN trong việc thực thi đầy đủ và một cách hiệu lực DOC, và tiến tới việc thông qua COC. Tuyên bố này cũng tái khẳng định tự do hàng hải trên Biển Đông, theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận, trong đó có Công ước về Luật Biển 1982.
Đối thoại Sangri-La chỉ dừng lại ở tầm một diễn đàn tranh luận. Tuy nhiên, trong bài diễn văn khai mạc Thủ tướng Malaysia Dato' Sri Najib Tun Razak đã tuyên bố: "Tôi cũng cảm thấy lạc quan rằng ASEAN và Trung Quốc sẽ sớm thoả thuận được một bộ qui tắc ứng xử mang tính ràng buộc hơn để thay thế cho Tuyên bố về Ứng xử trên Biển Đông."
Theo Giáo sư, trong khi Trung Quốc dường như đang thành công trong việc lôi kéo một số nước ASEAN về phía mình thông qua những cam kết viện trợ khổng lồ, Việt Nam  cần phải làm gì để đảm bảo được sự đoàn kết nội khối, cũng như kéo lại sự quan tâm của các cường quốc bên ngoài đối với chủ đề Biển Đông đã trở nên căng thẳng hơn trong thời gian gần đây?
Việt Nam có một nhiệm vụ khó khăn là duy trì khối đoàn kết ASEAN. Chỉ còn có 7 tháng nữa thôi dưới vai trò chủ tịch của Indonesia để duy trì xung lực cho việc đối thoại với Trung Quốc. Bởi sau đó là Brunei (2012), Campuchia (2013), Myanmar (2014) và Lào (2015) sẽ lần lượt làm chủ tịch ASEAN, và những quốc gia kể trên không có lợi ích trực tiếp, hoặc có lợi ích quá nhỏ, ở Biển Đông.
Điều quan trọng nhất mà Việt Nam cần làm là trước hết phải giữ vững khối liên kết với những quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Malaysia và Brunei, và vận động Indonesia duy trì vai trò dẫn dắt trong vấn đề này. Việt Nam cũng cần tham vấn các quốc gia ASEAN khác và thuyết phục họ cần phải kiên định. Cuối cùng, Việt Nam cần phải vận động các cường quốc chủ chốt duy trì áp lực đối với Trung Quốc để quốc gia này phải biết kiềm chế các hành động đơn phương.
Ngoài ra, Việt Nam cũng phải nhìn xa hơn DOC và COC để hướng tới phương án khai thác chung, và lựa chọn cách thức nào cho phù hợp với lợi ích quốc gia của mình.
- Ủng hộ Đảng, Nhà nước trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông (Quân đội ND)- Phỏng vấn ông Phan Thám, Chủ nhiệm Ủy ban VNVNONN TP.HCM: Kết nối trí thức kiều bào bảo vệ chủ quyền Tổ quốc (PLTP).  Và đây là một kiều bào:  – Nguyễn Hưng Quốc: Lòng dân như một vũ khí   —  (VOA’blog).
- Vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02: VN có thể kiện (Người LĐ). Nghịch lý chính trị tại Việt Nam (VRNs).
Nếu xung đột không bên nào thắng (TT 7-6-11) -- Hôm nay đến lượt báo Tuổi Trẻ được ông Nguyễn Chí Vịnh kêu vào nói chuyện.  Ông Vịnh: "Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề", như vậy là ông muốn giải quyết vấn đề song phương? Và ông Vịnh cũng nói chuyện với VTV: Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn VTV (VTV 7-6-11) -- Giọng điệu bài này không giống mấy bài phỏng vấn khác. Cảm nhận khi đọc nó là ông Vịnh "nâng bi" (chí ít là bào chữa) cho ông Phùng Quang Thanh.  Giặc đã đến cổng mà ngồi đó khen nhau, nâng bi nhau? (Mà, nói thật, những "giai thọai" ông Vịnh kể về ông Thanh nghe sao có vẻ "nhà quê lên tỉnh" quá!)  ◄- Bẫy đàm phán song phương  (Cu làng cát). 
Phê phán việc làm sai trái của các tàu hải giám TQ (VN+ 7-6-11) -- Cả nước đứng lên phản đối Trung Quốc là việc phải làm, nhưng khi lãnh đạo im re, vì hèn, vì biết mình là bất chính trong con mắt nhân dân, hoặc vì không có một chính sách khôn ngoan nào để bảo vệ tổ quốc... thì... thì.... “Vụ hải giám" nhìn lại (TT 7-6-11) -- Bài Danh Đức
 
TTCT - Vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, vi phạm chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, quấy phá bạo lực tàu của Việt Nam cho thấy rằng các nước ASEAN tuy có một số hục hặc riêng với nhau, song vẫn ý thức được đâu mới là “vấn đề chung” của mình.
Các bộ trưởng quốc phòng ASEAN tại cuộc họp ở Jakarta ngày 19-5-2011. Người thứ hai từ phải sang là Bộ trưởng Phùng Quang Thanh - Ảnh: Reuters
Nội vụ nổ ra hôm thứ năm 26-5, ngay sau khi Bộ trưởng Quốc phòng (BTQP) Trung Quốc Lương Quang Liệt kết thúc chuyến đi vận động hai nước ASEAN cùng “có chân” trên biển Đông là Philippines và Indonesia.
Thông cáo chung ở Jakarta
Tại Indonesia, nơi ông Lương vừa dự xong hội nghị các BTQP ASEAN mở rộng, tờ Jakarta Post đã tống tiễn ông này bằng một bài báo “bọc nhung” với những chi tiết sau: Các vấn đề xoay quanh biển Đông có thể đưa bốn nước ASEAN - Malaysia, Brunei, Philippines và Việt Nam - vào trong một cuộc đối kháng với gã khổng lồ của châu Á là Trung Quốc... Song BTQP Indonesia Purnomo Yusgiantoro và BTQP Trung Quốc đã cười với nhau sau cuộc gặp tay đôi kéo dài hai giờ.
Ông Lương từ chối trả lời phỏng vấn, ông Purnomo thì bảo rằng cuộc gặp đã là “tốt”, rằng đã không có vấn đề gì khi thảo luận về biển Đông và không có phản ứng tiêu cực gì từ phía Trung Quốc đối với một thông cáo chung của các BTQP ASEAN trong ngày hôm đó về biển Đông. Trong thông cáo chung đó, các BTQP ASEAN tuyên bố họ muốn biển Đông được ổn định và yên bình...
Ông Purnomo cho biết: “Nếu ông Lương nổi giận với bản thông cáo chung đó, ông ta đã có thể bỏ phòng họp trong giận dữ. Song thực tế là ông ta đã không giận dữ, còn mỉm cười, thậm chí cười thầm. Có lẽ ông ta đã chẳng hề đọc thông cáo chung. Song, căn cứ trên những gì tôi hay biết, đã chẳng có vấn đề gì”.
Ông Purnomo cũng trả lời như thế khi được hỏi liệu BTQP Trung Quốc phản ứng ra sao với tuyên bố trước đó của BTQP Indonesia, rằng đương kim chủ tịch ASEAN là Indonesia muốn những tranh chấp biển Đông được giải quyết một cách đa phương: “Phía Trung Quốc chẳng có vấn đề gì với tuyên bố này của tôi” (1).
Tác giả bài báo, Mustaqim Adamrah, đã tóm tắt thái độ của BTQP Trung Quốc thật chính xác: “Trung Quốc đấu dịu (về) tính nghiêm trọng của các vấn đề biển Đông”. Tường thuật của nhà báo này cho thấy thế thái nhân tình Indonesia như sau:
1/ Indonesia, trong tư cách chủ tịch ASEAN năm nay gắn chặt với các láng giềng của mình, tuy trong thực tế có thể có những va chạm về đánh cá với nhau, cho dù có bị rủ rê xé lẻ “tuần tra chung chống hải tặc”;
2/ Phía Indonesia, cả quan chức lẫn báo chí cùng dư luận, cùng phân cực rõ rệt nội vụ biển Đông thành hai cực: một bên là bốn nước ASEAN liên quan, bên kia là Trung Quốc;
3/ Hội nghị các BTQP ASEAN đã diễn ra và kết thúc trong thống nhất lập trường về vấn đề biển Đông, làm sao cho biển Đông ổn định và yên bình, và qua đàm phán đa phương chớ không song phương như ý muốn của Trung Quốc.
ASEAN một lòng
Các nước ASEAN tuy không cùng ngôn ngữ, lịch sử, văn hóa, song cũng cùng một ý thức bảo vệ chủ quyền. Ngoài mặt có thể “ngoại giao”, song trong ruột vẫn cảnh giác, như phát biểu chung giữa BTQP Philippines và Trung Quốc kêu gọi “tự kiềm chế trên biển Đông” (2). Từ ngữ “gã khổng lồ châu Á là Trung Quốc” mà Mustaqim Adamrah sử dụng không mang ý nghĩa khiếp hãi, mà hàm ngụ ý gắn kết bốn nước ASEAN liên quan đến vấn đề biển Đông.
Tiễn BTQP xong, tờ The Bohol Standard số ra ngày 29-5 đã đăng một bài xã luận tựa đề “Xâm lược hiển nhiên” (Obvious Invasion). Sau cuộc gặp giữa tổng thống Philippines và BTQP Trung Quốc cũng đã có một thông cáo chung, hứa hẹn cùng “giải quyết hòa bình, bằng đối thoại chứ không đối đầu”. Hứa hẹn này cũng được lặp lại sau đó mới hôm thứ sáu 27-5 sau cuộc tiếp xúc giữa Phó chủ tịch Quốc hội Philippines Jejomar Binay với Phó chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Tưởng Thụ Thanh (3).
Ông Tưởng đã nhẹ nhàng chiêu dụ: “Chúng ta cần giữ một bầu không khí hữu nghị và nắm chặt được tình hình”. Có thể Philippines đang hục hặc chuyện ngư dân đánh cá với Việt Nam, song vấn đề chính vẫn là “cuộc xâm lược hiển nhiên kia”.
Mười một ngày trước khi tiếp BTQP Trung Quốc, Tổng thống Aquino từng lên tiếng kêu gọi các nước Brunei, Việt Nam và Malaysia cùng chung một lập trường về biển Đông trong khuôn khổ ASEAN: “Chúng ta là những nước nhỏ trong ASEAN, song nếu chúng ta có chung một lập trường thống nhất, chúng ta sẽ có một tầm ảnh hưởng lớn hơn để ăn nói với Trung Quốc và Đài Loan, cho dù có sự khác biệt về kích thước” (4).
Thậm chí ngay trước khi tiếp BTQP Trung Quốc đang ở thăm Philippines, Tổng thống Aquino còn tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn nhân lễ tốt nghiệp đại học y khoa nước này: “Bộ quy tắc ứng xử giữa các nước cùng tranh chấp các đảo cần được làm mới lại sao cho các yếu tố pháp quy được xác định rõ rệt. Phía Philippines sẽ đưa ra vấn đề này với Chính phủ Trung Quốc” (5).
Thế thái, nhân tình sau sự cố 26-5
Chính trong tâm trạng “nuốt giận cười mỉm” đó, như theo mô tả của tờ Jakarta Post, mà ngay sau khi BTQP Trung Quốc rời Philippines hôm 25-5, sáng hôm sau các tàu “hải giám” Trung Quốc đã xâm nhập lãnh thổ Việt Nam, giở trò quấy phá, thăm dò phản ứng “chủ nhà” lẫn các nước ASEAN.
Hậu quả của vụ 26-5 là các nước tự động ra sức đề phòng. Ngay tức khắc, các tướng lĩnh và quan chức quốc phòng cao cấp nhất Philippines hôm thứ hai 30-5 đã họp tại thành phố cảng Puerto Princesa để “bàn về việc nâng cấp quân sự nhằm đối phó với các vụ xâm nhập của Trung Quốc” (6). Không chỉ lo ngại phần mình, dư luận nước này còn lo âu cho các láng giềng. “Trung Quốc sẽ vẫn luôn tìm cách bắt nạt Philippines cùng các nước khác trong khu vực Đông Nam Á nhằm kiểm soát tài nguyên dầu hỏa khổng lồ ở đây” - nghị sĩ Miriam Defensor-Santiago phát biểu (7).
Dư luận Thái Lan cũng lo ngại không kém. Ngày 30-5, tờ The Nation bình luận: “Bắc Kinh xem các lập trường của ASEAN là có vấn đề và phương hại đến các yêu sách chủ quyền của mình... Quan hệ giữa nhóm này với cường quốc khu vực sẽ bị thử thách nghiêm trọng. Không có một quy tắc ứng xử mang tính trói buộc, thật khó mà dự kiến hòa bình lâu dài và ổn định trong vùng biển của khu vực” (8).
Đây không phải lần đầu tiên tờ báo này của Thái Lan bày tỏ “tâm trạng”. Một tháng trước sự cố ngày 26-5, The Nation đã đăng một bài góp ý: “Xử sự tế nhị và kiên định chính sách có thể giúp Trung Quốc lấy lại được niềm tin của các láng giềng... Tốt hơn hết, Trung Quốc có thể giảm bớt đi những thách thức... (bằng cách) xử lý các tranh chấp biển trước hết qua luật pháp quốc tế...” (9).
Tác giả của những khuyên can đó là một người Trung Quốc, GS Shen Dingli, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu về nước Mỹ thuộc Đại học Phục Đán, Thượng Hải.
DANH ĐỨC
__________
(1) “China plays down severity of South China Sea issues”, The Jakarta Post, Jakarta, Fri, 05/20/2011.
(2) “Restraint urged in rows over South China Sea’, Reuters in Manila and Bloomberg in Beijing May 24, 2011.
(3) Philippine Daily Inquirer 29/5/2011.
(4) “Aquino pushes for united stand on South China Sea”, by Joyce Pangco Pañares, Manila Standard Today, 10/5/2011.
(5) “P. Noy wants review of Spratly Code of Conduct”, The Philippine Star, May 23, 2011.
(6) Top brass mull upgrades in contested territories, by Redempto Anda, Inquirer Southern Luzon, 31/5/2011.
(7) “Expect bullying from China over Spratlys - Miriam”, The Philippine Star, May 30, 2011.
(8) “South China Sea disputes a threat to Asean-China relations”, The Nation, May 30, 2011.
(9) Delicate handling and consistent policies can help China regain the trust of neighbours, by Shen Dingli Shanghai, Published on April 25, 2011 The Nation.

 
- Nếu xung đột không bên nào thắng (TT)
TT - Vừa trở về từ Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, lại chuẩn bị chuyến công du Indonesia dự Hội nghị quốc phòng khu vực ASEAN vào ngày 7-6. Dành cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi tối 6-6, ông nói:

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh trong buổi trả lời phỏng vấn báo Tuổi Trẻ ngày 6-6 sau khi trở về từ Đối thoại Shangri-LaẢnh: VIỆT DŨNG
- Tại Đối thoại Shangri-La, vấn đề biển Đông được dư luận quốc tế hết sức quan tâm.
Có hai lý do: Thứ nhất là lợi ích trên biển Đông ngày càng phát triển, can dự của các nước lớn vào đây ngày càng nhiều. Thứ hai, tuy cho rằng tình hình biển Đông về cơ bản là ổn định, các nước đều mong muốn hòa bình để phát triển, nhưng những sự kiện gần đây cho thấy biển Đông là khu vực không hề yên tĩnh.
Về phía nước ta đã mang đến Đối thoại Shangri-La thông điệp rất rõ ràng. Trước hết bày tỏ mong muốn biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng luật pháp quốc tế. Việt Nam giải quyết các vấn đề trên biển Đông bằng giải pháp hòa bình và công khai, minh bạch. Việt Nam cũng đề nghị cần phải chấm dứt, không để tái diễn các sự kiện trên biển Đông có thể dẫn đến leo thang về tranh chấp, đặc biệt có thể làm ngòi nổ cho các cuộc xung đột.
Nếu có xung đột trên biển Đông thì không bên nào thắng, thiệt hại trước hết cho các nước tham gia xung đột và ảnh hưởng đến tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Trên cơ sở quan điểm chính thống như vậy, đoàn Việt Nam đã nêu sự kiện ngày 26-5 (sự kiện tàu hải giám của Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam - PV) như là một báo động cho việc không tuân thủ luật pháp quốc tế.
Quan điểm của Việt Nam là các nước có xung đột giải quyết với nhau trên tinh thần cùng lợi ích nhưng công khai, minh bạch và tôn trọng luật pháp quốc tế. Không nước nào, không thế lực nào được quyền tự đặt ra những luật lệ riêng của họ, không có nước nào được bước qua luật lệ quốc tế đã được thừa nhận hoặc là những thông lệ trong hành xử của thế giới hiện đại ngày nay.
* Với những diễn biến gần đây trên biển Đông, theo ông, đâu là giải pháp ngắn hạn và dài hạn cần thiết cho Việt Nam?
- Đối với những vấn đề cụ thể như sự kiện ngày 26-5, chúng ta phải nhìn nhận đúng bản chất trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là vụ việc nghiêm trọng về tính chất cũng như hệ lụy lâu dài. Việc tàu chấp pháp của nước ngoài vào sâu trong thềm lục địa của Việt Nam để hoạt động mang tính chất pháp luật là hiếm có trong quan hệ trên biển. Việc này vừa gây thiệt hại kinh tế cho Việt Nam, vừa là một hành động bạo lực dưới danh nghĩa dân sự.
Nếu bạo lực đó không được kiềm chế thì sẽ phát triển leo thang. Trung Quốc dựa trên cơ sở nào để có hành xử như vậy?
Nếu về luật quốc tế thì chỉ có duy nhất “đường 9 khúc” mà Trung Quốc tự đưa ra, mà theo tôi được biết chưa có nước nào hay tổ chức quốc tế nào thừa nhận và chưa có chứng lý nào khả dĩ để chứng minh. Như vậy, phải chăng Trung Quốc đang đi những bước đầu tiên để hiện thực hóa “đường 9 khúc”? Nếu vấn đề này là có thật thì rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích không chỉ Việt Nam mà nhiều nước khác.
“Điều tôi mong muốn nhất là làm sao người dân hiểu chỉ có dựa vào chính mình mới giải quyết được việc của mình, không thể dựa vào ai để giải quyết được vì đó chỉ là nhân tố bên ngoài.
Chúng ta tin rằng có thể giải quyết được trong hòa bình và vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ. Quá khó khăn nhưng nếu phân tích dưới góc độ lợi ích, chúng ta hi vọng. Hi vọng đó xuất phát từ sự tin tưởng vào lãnh đạo các nước lớn tính toán lợi ích chiến lược của chính họ...
Người có quyền quyết định là người lãnh đạo, nhưng người có tiếng nói lại là nhân dân. Như lời đại tướng Lê Đức Anh (nguyên chủ tịch nước - PV) nói tôi rất phục, đối tượng ta cần tuyên truyền đầu tiên chính là nhân dân ta và người dân Trung Quốc”.
Muốn giải quyết được những vấn đề tương tự, chúng ta phải bằng chính nỗ lực, nội lực của mình và giải quyết với chính nước có vấn đề với Việt Nam, cụ thể ở đây là Trung Quốc. Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta đóng cửa.
Chúng ta giải quyết trực tiếp với nước có tranh chấp, không lôi ai vào đây để cùng giải quyết, không nhờ vả ai để tạo lợi thế trong giải quyết vấn đề. Nhưng chúng ta công khai, minh bạch, ví dụ như những phát biểu tại Đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh sẽ làm cho cộng đồng thế giới hiểu được ai đúng, ai sai và họ sẽ phán quyết về mặt lương tâm là lẽ phải thuộc về bên nào.
Tiếp theo, chúng ta giải quyết bằng biện pháp hòa bình, và chúng ta có cơ sở để kiên trì giải pháp hòa bình trên tinh thần tăng cường đoàn kết, hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau. Trong thế giới toàn cầu hóa, Trung Quốc cần một hình ảnh tốt đẹp để phát triển quan hệ ngoại giao, kinh tế, xã hội...
Trong không gian phát triển của Trung Quốc, phía nam là hướng tương đối ổn định, khu vực ASEAN là cửa ngõ để Trung Quốc vươn ra xa hơn. Liệu Trung Quốc có thể “cắt” cái cửa này được không, làm cho khu vực này có những quốc gia không bằng lòng với chính sách của Trung Quốc được không?
Chúng ta tin tưởng các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiểu được vấn đề này. Trên cơ sở nhận thức như vậy, nhưng giải pháp của chúng ta sẽ mang lại lợi ích cho chúng ta và lợi ích cho chính Trung Quốc, và có thể sẽ được hiện thực hóa trong tương lai, tất nhiên nó sẽ vô cùng lâu dài và khó khăn, nhưng phải kiên trì.
Vấn đề cần thiết nữa là chúng ta phải tăng cường sự tin cậy, hiểu biết lẫn nhau với Trung Quốc. Chúng ta muốn hòa bình, hòa hiếu, chỉ muốn giữ mảnh đất, vùng biển của chúng ta theo điều luật quốc tế quy định, và chúng ta cần giữ được độc lập tự chủ về đường lối.
Khi nói để bảo vệ Tổ quốc thì phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân, trong đó xây dựng tiềm lực quốc phòng là nhiệm vụ trung tâm và là nét đặc trưng. Chúng ta phải tăng cường các hoạt động đánh cá vùng biển xa, kêu gọi hợp tác đầu tư ở vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, hình thành lực lượng kiểm ngư, phát triển Trường Sa ngày càng tốt lên, giao lưu giữa biển đảo và bờ...
Một điểm nữa là tuyên truyền trong nhân dân. Nhân dân ta rất yêu nước, sẵn sàng làm tất cả để bảo vệ Tổ quốc. Cần tuyên truyền để dân ta hiểu Công ước Luật biển 1982 là thế nào, biển Đông của chúng ta đến đâu, chúng ta phải hành xử thế nào, các nước hành xử ra sao... để mỗi người đều có tinh thần đấu tranh nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, đấu tranh chính xác để các nước tâm phục khẩu phục, chứ không phải chỉ là những lời nói suông. Chúng ta cũng phải tuyên truyền rộng rãi để cộng đồng thế giới biết ai đúng ai sai.
Trở lại câu chuyện tại Đối thoại Shangri-La, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói:
- Có người hỏi tôi: “Ngài có thất vọng không trước phát biểu của một số nước năm trước rất cứng rắn, năm nay dịu giọng khác hẳn?”. Tôi đáp: “Tôi nhận thấy điều đó, nhưng tôi không thất vọng. Trước hết là vì chúng tôi không đặt cược vào phát biểu của các nước đó. Thứ hai, tôi nghĩ do sự kiện ngày 26-5 mới diễn ra ngay trước thềm hội nghị nên thông tin về vụ việc cũng như hệ lụy của nó chưa được hiểu đầy đủ. Tôi tin một thời gian nữa khi họ hiểu đầy đủ, họ sẽ nhắc lại vấn đề này”.
Trong thế giới mở, toàn cầu hóa hiện nay, khi có xung đột, không nước nào đứng ngoài được. Không nước nào trục lợi được cả, có chăng là trục lợi cục bộ, trục lợi tham lam. Còn nếu muốn tìm kiếm lợi ích thật sự cho đất nước mình một cách chính đáng và lâu dài thì xung đột không đem lại lợi ích cho ai cả.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, chúng ta luôn kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh ấy là sức mạnh chính nghĩa, được thế giới thừa nhận và ngay chính nội bộ, nhân dân đất nước gây hấn với chúng ta cũng đồng tình với chính nghĩa của chúng ta. Đó là quyền lực mềm, trong thế giới ngày nay điều đó vô cùng quan trọng. Quyền lực mềm ấy chi phối mọi hành động từ chính trị, kinh tế tới văn hóa, xã hội...
Điểm cuối cùng là chúng ta cần quan tâm xây dựng quân đội tinh gọn, hiện đại. Không trang bị vũ khí có tính chất tấn công mà chỉ mang tính tự vệ. Không tham gia các liên minh quân sự. Đặc biệt không gây lo ngại cho bất kỳ quốc gia nào về đe dọa sử dụng vũ lực. Vừa rồi chúng ta mua tàu ngầm, máy bay... hoàn toàn là để phòng thủ.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh phát biểu tại Đối thoại Shangri-La nói rằng tàu ngầm của chúng tôi chỉ hoạt động ở vùng biển Việt Nam. Đó là điều rất hiếm, rất đặc sắc Việt Nam.
* Năng lực quân sự hiện nay đã đủ đáp ứng yêu cầu về phòng thủ biển Đông, thưa ông?
- Tôi xin nói ngay với tư cách chuyên gia quân sự, rằng không bao giờ là đủ đối với trang bị quân đội bất kỳ nước nào. Trang bị quốc phòng bao giờ cũng ở tình thế cần phát triển. Chúng ta trang bị vũ khí vừa đủ theo đường lối quân sự Việt Nam, cách đánh của Việt Nam. Tin rằng với sức mạnh tổng hợp như đã nói, chúng ta có thể giành chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
* Nhưng vấn đề là chúng ta kiểm soát toàn bộ vùng biển thuộc chủ quyền của ta ra sao để có thể phát hiện và ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập và xâm nhập rất sâu vào vùng chủ quyền Việt Nam để gây hấn của tàu nước ngoài?
- Việc kiểm soát vùng biển của mọi quốc gia đều vô cùng khó khăn. Chúng ta đang cố gắng kiểm soát tốt nhất vùng biển của mình. Nhưng như sự việc ngày 26-5 vừa qua, việc lưu thông vô hại là quyền của các nước, ta không có quyền ngăn cấm, ngược lại ta còn phải bảo vệ họ. Tàu hải giám Trung Quốc vi phạm là khi bắt đầu lao vào tàu Bình Minh 02 cắt cáp.
* Sự phối hợp giữa các lực lượng như hải quân, cảnh sát biển, biên phòng, kiểm ngư... như thế nào để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ an ninh an toàn cho ngư dân?
- Chủ trương của ta trong các va chạm dân sự thì các chủ thể dân sự giải quyết với nhau trên cơ sở giám sát của các cơ quan pháp luật, cơ sở luật pháp quốc tế và nước mình. Quân đội theo dõi, giám sát chặt chẽ không để vụ việc leo thang nhưng không tham gia giải quyết. Như vụ tàu hải giám Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh 02 vừa rồi, ta không đưa hải quân trở thành chủ thể giải quyết. Khác nhiều nước ở chỗ ấy.
Có người hỏi tôi: sao ngư dân ta bị các nước bắt thì bị phạt tiền, xử nặng nhưng khi ngư dân họ vi phạm pháp luật, chủ quyền của ta, ta không hành xử như thế? Ngư dân các nước cũng là người lao động, là dân nghèo. Lỗi của họ chỉ là phần nhỏ. Lỗi chính là ở người quản lý họ. Nếu vi phạm mình lập biên bản, bắt viết cam kết không tái phạm, nếu tái phạm sẽ xử lý trước pháp luật. Rồi mình cung cấp dầu, nước, lương thực mời họ ra. Cái đó là truyền thống dân tộc mình.
Nếu ngư dân mình vi phạm luật pháp nước khác, mình đồng tình xử lý theo pháp luật, nhưng một điều không chấp nhận được là đối xử vô nhân đạo với ngư dân. Cắt dầu, cắt nước, cắt lương thực, tháo dỡ các phương tiện đi biển, phương tiện thông tin liên lạc... Đó là cách hành xử thô bạo, gây nguy hiểm tính mạng ngư dân. Chúng ta kiên quyết phản đối nhưng ta cũng không lấy hành động tương tự để trả đũa.
* Liệu cách hành xử của Philippines có giá trị tham khảo đối với Việt Nam: lập hồ sơ những vụ việc để đưa lên Liên Hiệp Quốc?
- Ở đây có hai câu hỏi: câu hỏi một, Philippines đưa hải quân, không quân ra, sao Việt Nam không đưa ra? Tôi nói quan trọng nhất là chúng ta đạt được mục đích, đó là mời tàu vi phạm luật pháp về. Tàu Bình Minh 02 được bảo vệ để tiếp tục khảo sát thăm dò chính ở vùng biển ấy. Và chúng ta phản ứng ở các kênh với Trung Quốc và công khai minh bạch với các nước khác để thấy đúng sai. Như vậy mục đích đạt được, không cần huy động lực lượng quân sự. Cái đó mới lâu bền, thể hiện sự kiềm chế của chúng ta, quyết tâm không để xảy ra xung đột.
Câu hỏi hai, xây dựng hồ sơ đưa lên tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng xét cho cùng, Việt Nam và Trung Quốc vẫn phải giải quyết với nhau. Tòa án quốc tế đem lại chính nghĩa về mặt lương tâm, tiếng nói của cộng đồng thế giới để Trung Quốc tự nhìn nhận lại mình. Còn về thực địa, không ai “sờ” vào được. Mình không cự tuyệt lựa chọn này. Nhưng chủ trương của ta hiện nay, theo tôi là đúng đắn, chưa cần thiết tới sự lựa chọn ấy.
* Ông đánh giá thế nào về khả năng ra đời COC (Bộ quy tắc ứng xử tại biển Đông)?
- COC là văn kiện cần thiết cho ASEAN và Trung Quốc, được nhiều nước quan tâm để cải thiện mối quan hệ trên biển Đông. ASEAN cam kết thực hiện tốt DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông) và tiến tới COC. Như Indonesia tuyên bố cố gắng cuối năm nay có được COC. Thủ tướng Campuchia Hun Sen mong muốn năm sau kỷ niệm mười năm DOC tại Phnom Penh sẽ ký luôn COC. Hội nghị bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN.5 cũng khẳng định cần khẩn trương xây dựng COC.
Tuy nhiên còn nhiều khó khăn. ASEAN và Trung Quốc chưa xác định được lộ trình tiến đến COC, còn tùy thuộc vào sự thống nhất trong ASEAN và sự đồng tình tham gia của Trung Quốc. Nhưng trước hết, việc tạo được sự đồng thuận trong ASEAN về cố gắng xây dựng COC cũng là sức mạnh để đấu tranh.
* Đã có người ví ASEAN cần như bó đũa?
- Chúng ta không thể trông chờ ASEAN đồng thuận trong mọi vấn đề. Sự can dự của các nước vào ASEAN rất khác nhau. ASEAN chọn những vấn đề chung nhất để tạo sự đồng thuận và rất may mắn trong đó có vấn đề biển Đông, vấn đề hòa bình ổn định, DOC...
Tôi rất mong có COC nhưng không coi COC là trang bị pháp lý tuyệt đối, đầy đủ để giải quyết mọi vấn đề ở biển Đông. Cái mà chúng ta chờ đợi là hành động của chính mình, giải quyết trực tiếp với những quốc gia có khác biệt, tranh chấp với chúng ta như đã đề cập. Không thể trông chờ vào một nước nào đó, một diễn đàn đa phương nào đó bởi những yếu tố này chỉ là hỗ trợ. Ngay cả Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển họ còn coi thường thì cũng không lấy gì đảm bảo COC giải quyết được vấn đề.
* Việc đầu tư nghiên cứu biển Đông, xây dựng Luật biển có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?
- Chúng ta phải luật hóa, dân sự hóa, kinh tế hóa, xã hội hóa, quốc tế hóa các hoạt động kinh tế xã hội trên vùng biển của chúng ta. Cái đó là biện pháp cơ bản, lâu dài khẳng định chủ quyền của chúng ta.
* Xin cảm ơn thứ trưởng.
ĐÀ TRANG - VÕ VĂN THÀNH thực hiện
* Những vụ việc gần đây trên biển Đông cho thấy giữa tuyên bố của lãnh đạo Trung Quốc với hành động thực tế rất khác biệt, nói không đi đôi với làm, thậm chí việc làm đi ngược lại với lời nói. Ông nghĩ sao về việc này?
- Cái đó thời gian sẽ trả lời. Bộ trưởng Lương Quang Liệt phát biểu tại Shangri-La rất tầm cỡ, rất hòa hiếu, thiện chí. Chúng ta chờ những hành động cụ thể thể hiện thiện chí đó. Còn với một đất nước có một sự quản lý chặt chẽ như Trung Quốc, việc cấp dưới đi ngược lại ý kiến cấp trên là điều khó xảy ra. Vụ tàu Bình Minh 02 nghiêm trọng ở chỗ trước đây Trung Quốc cũng đã đâm tàu và cắt cáp rồi, nhưng khu vực xảy ra là ở vùng ngoài 200 hải lý hoặc vùng tranh chấp. Còn đây là vào rất sâu vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Thứ hai, không phải tàu cá đâm tàu cá mà đây là tàu chấp pháp xử lý một tàu dân sự trong vùng biển Việt Nam. Thứ ba, đó là hành vi bạo lực.

-Nếu xung đột không bên nào thắng QĐND --'Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ chủ quyền' (VnEx 6-6-11) -- Kiên trì giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình (QĐND 6-6-11) - Tướng Nguyễn Chí Vịnh lần lượt kêu các báo đến phỏng vấn (Nhưng cái message của ông là gì? Ông muốn "đi dây" như một nhà ngọai giao. Tiếc thay, ông không phải là nhà ngọai giao).  Mà ông nói sao để VNN chạy cái tít này (nghe "yếu" quá!): Tướng Vịnh: Chưa cần tăng cường đột xuất hải quân (VNN 6-6-11) -- Nhắn VNN nha: Đừng đổi tít, tôi đã "save" rồi! (Nhận xét: Ở Singapore các vị đại diện Việt Nam phát biểu không rõ, thiếu nhất quán, lại bị phía Trung Quốc bóp méo, xuyên tạc, tung hỏa mù, rồi báo Việt Nam cũng không biết chỗ nào quan trọng, chỗ nào không, tường thuật phiến diện. Bây giờ các vị phải "thanh minh thanh nga" đủ kiểu, nhưng càng thanh minh thì càng rối thêm. Khổ thật!)
Tướng Vịnh nói về đề nghị thay tên biển Đông (VTC 6-6-11) -- (Bài này cũng là bài của QĐND link ở trên, nhưng có tít khác, đọc "giật mình" hơn)  Ông Vịnh: "Cùng một vùng biển, Trung Quốc gọi biển Hoa Nam, chúng tôi gọi Biển Đông. Đó chỉ là cái tên gọi. Còn đề nghị từ một nhóm người Việt Nam nào thì tôi cho đó cũng là xuất phát từ lòng yêu nước, nhưng tôi không cho đấy là một vấn đề lớn. Tôi không cho đó là nguyện vọng chung của Việt Nam"  Tàu nghe thế sẽ rất mừng!  Ông Vịnh lại bước vào một cái bẫy nữa rồi! (Ông nói cái gì kỳ vậy? Vừa nói là "chúng tôi gọi Biển Đông" rồi lại nói " Tôi không cho đó là nguyện vọng chung của Việt Nam" !!!!  Ông có biết rằng những người đề nghị gọi đó là biển "Đông Nam Á" chỉ vì họ muốn đa phương hóa vấn đề Biển Đông? Xem đề nghị của họ là không quan trọng tức là ông xem đề nghị đa phương hóa là không quan trọng?  Ông có nghĩ đến hàm ý đó không?) ◄◄
Biển Đông sau những ngôn từ ngoại giao (SGTT 6-6-11) -- P/v thiếu tướng Lê Văn Cương
Trung Quốc - Xâm lược: Beijing Turns Up Heat in S. China Sea (Straits Times 6-6-11) -- "Thái độ lừng khừng của Mỹ làm Bắc Kinh táo tơn thêm"
Quan chức Trung Quốc 'thanh minh' về vụ Hải giám(ĐV 6-6-11) -- Ai tin thì tin. -- Trung Quốc với Biển Đông: làm gây hấn, nói hòa hợp (VNN). -- TQ trấn an các nước láng giềng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông  —  (VOA). - Trung Quốc gây lo ngại cho các quốc gia tại biển Đông (VOA)
- Malaysia đề nghị lập ủy ban kinh tế ở Biển Đông(Bee). - Hiệp định về các sự cố trên Biển Đông? (TVN).
- Vietnam’s anger over China maritime moves  (BBC)
- Phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng: VN xây dựng Cung hữu nghị Việt-Trung  —  (RFA).
-- Người Việt Tại Đức Biểu Tình Trước Lảnh Sự Quán Trung Cộng Ngày 05 Tháng 06 Năm 2011 – Frankfurt – Đức Quốc  (ThomasViet) -  Vấn đề biển Đông: Ngoại giao pháp lý là mặt trận hàng đầu (PLTP). “Ta phải thi hành “chính sách 3C”: Công khai, công luận, công pháp quốc tế…” - PGS – TS Nguyễn Hồng Thao: Cần có Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (NLĐ).
- Nhà báo Nguyễn Thượng Long: Nhật ký biểu tình (Boxitvn).
- Chân lý chủ quyền Việt Nam ở Hoàng Sa (SGGP).

- Phỏng vấn giáo sư Tương Lai: Giới học giả Việt Nam muốn các nhà lãnh đạo có thái độ kiên quyết hơn với Trung Quốc  —  (RFI).

- Biểu tình ở Việt Nam phá hỏng mối các quan hệanhbasam

-
'Không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình'
"Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ 3. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình", Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Ngay sau khi trở về từ Hội nghị An ninh châu Á tổ chức tại Singapore, tối 5/6 Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã trả lời phỏng vấn riêng VnExpress.
- Trong Hội nghị Shangri-La vừa qua, trong phát biểu chính thức, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đề cập đến vụ Bình Minh 02 như là một ví dụ cho thấy những phức tạp mới nảy sinh trên Biển Đông. Ông có thể nói rõ hơn về điều này?


- Hội nghị An ninh Châu Á lần này có thành phần tham dự là những quan chức cấp cao với một Tổng thống, 2 Thủ tướng, 28 Bộ trưởng Quốc phòng và gần 2.000 quan chức quốc phòng, các học giả…
Tại diễn đàn, Đại tướng Phùng Quang Thanh đã có bài phát biểu ở phiên thứ 5 về “Đối phó thách thức an ninh mới trên biển”. Dư luận đánh giá đây là bài phát biểu rất tốt, ở tầm cao chiến lược và đóng góp tích cực vào quá trình phát triển, ổn định của khu vực.
Vụ tàu Bình Minh 02 đã được đưa vào phát biểu chính thức tại Hội nghị. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh trả lời câu hỏi của nhiều đại biểu, khẳng định sự sai trái của Trung Quốc trong sự việc này. Việc tàu hải giám của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền vào sâu tới hơn 80 hải lý trong vùng đặc quyền kinh tế là điều không chấp nhận được trong bất cứ văn bản luật pháp nào. Đồng thời, nhắc lại chủ trương Việt Nam trên Biển Đông là kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế và công khai minh bạch để cộng đồng thế giới phân biệt đúng sai.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: N.H.
Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: N.H.
- Đáp lại phản ứng của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, phía Trung Quốc cho rằng, đây là hoạt động chấp pháp bình thường và quân đội Trung Quốc không hề tham gia. Ông bình luận gì về phản ứng này?
- Tôi muốn khẳng định một điều vụ tàu hải giám Trung Quốc vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, hoàn toàn thuộc chủ quyền của VN, khu vực không thể coi là tranh chấp mà là hành động xâm phạm trắng trợn. Đó là vụ hành xử bằng bạo lực, hành động bạo lực khoác áo dân sự. Hành động này của phía Trung Quốc chứng tỏ một điều chính người gây hấn cũng không có cơ sở pháp lý để giải quyết mà phải sử dụng đến bạo lực để phá hoại một hoạt động lao động hoà bình trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Sự việc này lại diễn ra sau một loạt hoạt động ngoại giao quan trọng của Trung Quốc, ngay trước thềm hội nghị. Vì thế, đây còn là sự thách thức dư luận quốc tế. Cộng đồng quốc tế phải có trách nhiệm bảo vệ chân lý, bảo vệ luật pháp quốc tế, không cho ai xé rào khỏi luật pháp và cách hành xử chung đối với cộng đồng quốc tế.
- Tuy nhiên thưa ông, vì sao những đối thoại và phát biểu chính thức tại Shangri La của các nước không thấy đề cập đến vụ việc tàu Bình Minh 02, dường như họ nhìn nhận đây chỉ là vấn đề Trung Quốc - Việt Nam chứ không phải là vấn đề của khu vực?
- Đối với Việt Nam, hành động gây hấn vừa rồi của Trung Quốc là xâm phạm chủ quyền. Nhưng đối với quốc tế thì cần phải hiều hành động này là phép thử để Trung Quốc biến cái gọi “đường 9 khúc” thành hiện thực. Và nếu các nước làm ngơ thì lợi ích của các nước cũng sẽ bị xâm phạm. Nếu không làm cho phía Trung Quốc chấm dứt ý định đó, thì có thể những sự việc tương tự sẽ tiếp tục xảy ra. Vấn đề sẽ là sự việc xảy ra ở đâu, vào lúc nào, với ai, ở mức độ nào thôi.
Theo nhìn nhận của tôi, có lẽ đến thời điểm diễn ra Hội nghị, sự việc còn quá mới, các đại biểu chưa nắm đầy đủ thông tin, chưa hiểu rõ mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Tôi tin rằng, sau những thông điệp của phía Việt Nam, các nước nhất là trong khối ASEAN sẽ nhìn nhận vấn đề này đúng bản chất hơn: Xuất hiện một nguy cơ là Trung Quốc đang đặt ra khuôn phép mới, cách hành xử mới với các nước trong khu vực để hiện thực hoá cái gọi là “yêu sách về đường 9 khúc”. Hôm nay là Việt Nam thì ngày mai sẽ là nước khác. Tôi cho rằng, các nước trong khu vực phải xem xét lại đúng hay sai với tư cách là đối tượng trong tương lai.
- Trong bối cảnh các nước còn đang phân tán trong đánh giá, với tư cách là tướng quân đội, Việt Nam sẽ làm gì để sự việc Bình Minh 02 không tái diễn, thưa ông?
- Chúng ta sẽ áp dụng mọi biện pháp để duy trì sự ổn định và giữ chủ quyền, trong đó biện pháp nhất quán, cơ bản, lâu dài là giải quyết trong hoà bình. Chiến tranh là điều không ai muốn, tuy nhiên khi sự việc leo thang thì chúng ta cũng sẽ hành động chứ không thể ngồi im.
Hôm qua, tàu Bình Minh 02 tiếp tục ra khơi làm nhiệm vụ và việc chúng ta tăng cường đến 8 tàu bảo vệ cũng là một hành động cụ thể để ngăn chặn những hành vi xâm phạm khu đặc quyền kinh tế tái diễn.
Quân đội không trực tiếp tham gia. Tuy nhiên sẽ quân đội sẽ theo dõi sát sao để tránh xảy ra xung đột. Nếu đến mức xảy ra xung đột vũ trang thì nhất quyết quân đội tham gia để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Chúng ta không nói suông, không thụ động ngồi im, nhưng cũng không bảo vệ chủ quyền một cách thiếu khôn ngoan mà phải dựa vào sức mạnh thời đại, đó là niềm tin, sự ủng hộ vào chân lý và khát vọng hoà bình của tất cả các nước, tất cả các dân tộc trong thế giới ngày nay. Ngay cả nhân dân Trung Quốc cũng vậy, họ rất yêu chuộng hoà bình và cũng mong muốn một hình ảnh tốt đẹp cho đất nước mình. Chúng ta sẽ sử dụng đúng luật pháp quốc tế và bảo vệ bằng được chủ quyền lãnh thổ, tài sản quốc gia. Với những cố gắng của chúng ta trong tuyên truyền, đấu tranh ngoại giao, đối thoại với Trung Quốc và tăng sức mạnh bảo vệ thì tôi tin sẽ không tái diễn sự kiện 26/5 lần nữa.
- Báo chí Trung Quốc cho rằng, Hà Nội tự tin hơn sau phát biểu của ngoại trưởng Hillary Clinton năm ngoái rằng, Mỹ có lợi ích lâu dài tại Biển Đông. Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tại hội nghị Shangri La cũng tiếp tục khẳng định Mỹ không buông Biển Đông. Theo ông, trong bối cảnh này, Việt Nam có lợi ích gì trong chiến lược này của Mỹ?
- Tôi có thể tự tin nói rằng, Việt Nam đủ khả năng để bảo vệ chủ quyền mà không dựa vào sức mạnh của một bên thứ ba. Chủ quyền là thiêng liêng không được phép đánh đổi. Chúng ta không để các nước lớn thỏa hiệp trên lưng mình.
- Ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc “thường có hành động trái với tuyên bố” điều e ngại nhất của ông là gì?
- Tại Đối thoại Shangri La 10 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt đã có bài phát biểu rất hay, có tính xây dựng cao và được chuẩn bị kỹ lưỡng. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã đánh giá cao về nội dung bài phát biểu này. Tuy nhiên ngay trong Hội nghị, một số đại biểu đã bày tỏ sự băn khoăn về khoảng cách giữa lời nói và việc làm trên thực tế của Trung Quốc, đặc biệt là đặt nó bên cạnh một số vụ việc vừa qua. Chúng ta hy vọng, chờ đợi và ủng hộ những hành động sắp tới đây của Trung Quốc sẽ phù hợp với những tuyên bố tốt đẹp của Bộ trưởng Lương Quang Liệt.
Còn về sức mạnh của Trung Quốc - rõ ràng họ là một nước lớn, vừa qua đã đạt được những bước phát triển to lớn, toàn diện, trong đó có lĩnh vực quân sự. Chúng ta tôn trọng và ủng hộ sự phát triển ấy nếu nó đem lại sự phát triển hoà bình ổn định trong khu vực, củng cố tình hữu nghị đoàn kết giữa các nước. Còn trong trường hợp bất cứ một thế lực nào sử dụng sức mạnh vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ thì chúng ta không thể khoanh tay, im lặng. Chúng ta kiên trì bằng biện pháp hòa bình, công khai minh bạch để dư luận nhân dân thế giới, trong đó có cả người dân Trung Quốc hiểu được Việt Nam là nước yêu chuộng hòa bình. Nhưng khi đứng trước nguy cơ mất chủ quyền thì nhân dân Việt Nam sẽ làm tất cả để bảo vệ nó. Đó là điều bất biến.
Năm 1945, khi các nước lớn ngồi phân chia lại thế giới sau Thế chiến thứ hai, hồi đó Mỹ cho rằng, đối thủ đáng gờm trong tương lai của Mỹ sẽ là Liên Xô và Trung Quốc. Nhưng có nhà tiên tri nào biết được rằng, hơn 30 năm sau, Mỹ đã thất bại trong cuộc chiến tranh với một nước nhỏ, lạc hậu và khi đó còn chưa có tên trên bản đồ thế giới? Việt Nam thắng Mỹ, một lý do vô cùng quan trọng là nhờ nhân dân Mỹ đã đứng lên phản đối cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa đó.
Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.



Theo VNE
Quân đội Việt Nam phải theo dõi sát tình hình, không để sự việc diễn biến phức tạp, leo thang. Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.
Trong cuộc phỏng vấn với Thanh Niên vào trưa qua tại diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương ở Singapore, Thứ trưởng Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định Việt Nam theo đuổi chính sách giải quyết căng thẳng bằng đối thoại hòa bình.
Thưa Trung tướng, trong tất cả các cuộc họp từ khi diễn đàn khai mạc tới nay, vấn đề biển Đông luôn được nhắc đến với hàm ý không đồng tình về sự vô lý của Trung Quốc (TQ). Ông có nghĩ rằng, ngay tại hoặc sau diễn đàn, TQ sẽ có những điều chỉnh phù hợp?
Nói đến biển Đông, người ta thường nhìn vào vấn đề tranh chấp và xung đột. Nhưng cần phải nhìn biển Đông một cách toàn diện để tìm đến căn nguyên của những vấn đề đó. Trước hết, biển Đông là một khu vực ngày càng đem lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, không chỉ các quốc gia ven biển.
Ví dụ như giao thông hàng hải, tài nguyên trên bờ, nguồn lợi thủy sản và rất nhiều nguồn lợi khác. Vì vậy, ai cũng muốn can dự vào để có lợi ích ở đó. Sự can dự của các nước vào đây càng ngày càng nhiều, với những lợi ích khác nhau. Đương nhiên có những lợi ích cùng chia sẻ nhưng cũng có những mâu thuẫn, tranh chấp vì lợi ích. Vì thế, nói tranh chấp biển Đông không chỉ nói giữa Việt Nam và TQ, mà tất cả những nước có lợi ích ở khu vực.
Tiếng nói của cộng đồng quốc tế tại đây, theo tôi hiểu, là họ nói vấn đề chung đó, rằng đây là “sân” chung, trước hết phải tôn trọng chủ quyền của các nước theo luật pháp quốc tế, không ai được quyền giữ làm “sân” riêng của mình, không ai được quyền khống chế biển Đông, không ai được quyền tài phán ở các khu vực tranh chấp.
Còn sự việc vừa qua đối với tàu Bình Minh 02 của chúng ta là một trong nhiều sự việc khiến người ta quan tâm. Quan tâm cái gì? Năm ngoái, TQ đưa ra khái niệm “đường lưỡi bò” và năm nay họ chính thức gửi tài liệu lên LHQ. Người ta đặt câu hỏi liệu hành động này có phải là một bước đi đầu tiên để biến “đường lưỡi bò” từ lời nói sang hiện thực hay không. Đây là câu hỏi của cộng đồng thế giới chứ không còn là của riêng Việt Nam, bởi nếu đó là sự thật thì sẽ phương hại đến lợi ích của tất cả các nước có liên quan.
Tôi hoàn toàn kỳ vọng vào sự điều chỉnh, sự nhận thức đúng đắn hơn của TQ trước những tiếng nói của cộng đồng quốc tế như vậy. Mà có điều chỉnh hay nhận thức đúng hơn thì cũng là vì lợi ích của TQ mà thôi.
TQ bây giờ cần gì? Thứ nhất là môi trường hòa bình, ổn định để phát triển. Thứ hai, vô cùng cần, là một hình ảnh đẹp trên thế giới, cũng để phát triển. Hình ảnh đẹp đó không phải cho thêm phần mỹ miều, mà, rất thực tế, là để họ phát triển kinh tế, phát triển quan hệ chính trị và uy tín của mình. Đứng về góc độ lợi ích như vậy, chúng ta hoàn toàn có thể kỳ vọng sự điều chỉnh của TQ.
Liên quan đến vụ tàu Bình Minh 02, một chuyên gia luật quốc tế tại Singapore đưa ra ý kiến Việt Nam nên đưa vụ này lên Tòa án Trọng tài quốc tế. Tòa án này có thể giải quyết vụ kiện bất chấp TQ có đồng ý ra tòa hay không. Trung Tướng nghĩ sao về ý kiến này?
Tôi cho đó là một lựa chọn. Nhưng, theo tôi, để xác định về chủ quyền, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý... thì Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) nói rõ. Không cần tòa án nào cả. Theo tôi, trước hết và sau cùng vẫn là Việt Nam và TQ giải quyết với nhau.
Cho nên, giải pháp mà chúng ta kiên trì lựa chọn là giải quyết với TQ, công khai và minh bạch. Chúng ta công khai cho cộng đồng quốc tế biết, như ở hội nghị hôm nay, để người ta có tiếng nói và để TQ suy nghĩ về hành vi của mình.
Chủ trương của Đảng và nhà nước ta là hết sức vững vàng, hết sức đúng đắn, khôn khéo và linh hoạt. Đó là kinh nghiệm bảo vệ Tổ quốc được đúc kết từ hàng ngh́n năm lịch sử.
Đó là gì? Là tăng cường hợp tác, tăng cái đồng về lợi ích, giảm bớt cái bất đồng, trong khi ta vẫn giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam luôn kiềm chế và không để vấn đề vượt qua tầm kiểm soát mà ranh giới là xung đột. Nói như thế, chúng ta cần rất kiên trì - kiên trì bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kiên trì giữ hòa hiếu, hữu nghị với nước láng giềng. Không còn cách nào khác.
Tôi nhắc lại, đưa ra tòa án quốc tế cũng là một lựa chọn. Nhưng trước hết và sau cùng vẫn là giải quyết với TQ. Và vì vậy, sự lựa chọn của Đảng và nhà nước ta sẽ giải quyết được vấn đề, dù là rất lâu dài.
Bây giờ mọi người nhìn vào sự kiện ngày 26/5 một cách rất bức xúc. Tôi đồng ý. Nhưng nếu nói về kết quả, chúng ta hãy nhìn: Trước hết, TQ đâm tàu, cắt cáp của ta, ta phản đối, đòi bồi thường, sửa xong ta lại tiếp tục thăm dò ở chỗ ấy, ta có bỏ chỗ ấy đâu!
Thứ hai, chúng ta tuyên truyền rộng rãi cho cộng đồng thế giới để họ nhìn thấy cái nào đúng, cái nào sai, cái nào đẹp, cái nào xấu. Sự kiện quá rõ ràng, mọi người đều biết rõ.
Còn đối với TQ, một lần nữa ta nói với họ rằng: “Các đồng chí đã, thứ nhất, vi phạm luật pháp quốc tế; thứ 2, xâm phạm chủ quyền Việt Nam; thứ 3, không tôn trọng các điều khoản Tuyên bố các bên về ứng xử ở biển Đông ký với ASEAN”.
Chúng ta cũng nói với họ rằng: “Chúng tôi làm đúng với nhận thức chung của lãnh đạo hai nước là kiềm chế, là giải quyết song phương, là công khai minh bạch và tuyệt đối “không sử dụng vũ lực”. Đồng thời, chúng ta cũng chứng minh quyết tâm bảo vệ chủ quyền của đất nước. Tóm lại, tôi muốn nói, hãy nhìn sự kiện 26/5 một cách tích cực về phía Việt Nam.
Thưa Trung tướng, có người cho rằng tại sao lực lượng của ta không phát hiện sớm và can thiệp đối với tàu hải giám của TQ mà để họ tiến sâu vào vùng đặc quyền kinh tế của ta?
Trước hết, vùng đặc quyền kinh tế là của ta, ta có toàn quyền quản lý, khai thác, xây dựng... và bảo vệ chủ quyền. Nhưng theo UNCLOS, tàu các nước có thể đi lại vô hại trong khu vực này thì chúng ta không có quyền ngăn cấm, thậm chí ta còn có trách nhiệm bảo vệ họ. Vấn đề ở đây là, khi họ hành động uy hiếp, cắt cáp tàu Bình Minh 02 của ta là họ vi phạm luật pháp Việt Nam và luật quốc tế.
Quân đội đương nhiên có trách nhiệm bảo vệ vùng biển, vùng trời và bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên, đây là sự va chạm giữa hai con tàu dân sự. Đây là vụ va chạm dân sự, nên hai chủ thể va chạm phải giải quyết với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế và báo cáo lên các cơ quan luật pháp, cơ quan quản lý của hai nước.
Tuy nhiên, quân đội phải theo dõi sát tình hình, không để sự việc diễn biến phức tạp, leo thang. Còn nếu với một hành động là bạo lực vũ trang thì dứt khoát quân đội sẽ tham gia bảo vệ.
Xin cảm ơn Trung tướng!
>>  Mỹ sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam?
Theo Thanh Niên 

Sự kiện ngày 26/5/2011 có thể là hành động đơn phương mà không được sự đồng ý hay khuyến khích từ phía Bắc Kinh. 

Tại Shangri-La 10, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đề cập đến vấn đề tàu Hải giám của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam.


Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho biết: “Sự việc trên gây ra mối quan tâm đáng kể để duy trì hòa bình và ổn định trên biển Đông. Việt Nam đã thực hiện việc kiên nhẫn trong việc giải quyết các sự cố với các biện pháp hòa bình theo quy định của luật pháp quốc tế và nguyên tắc kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam”.


Tuy nhiên, một thành viên giấu tên trong đoàn cán bộ quân sự Trung Quốc tham dự Đối thoại Shangri-la 2011 cho biết rằng: Sự kiện ngày 26/5/2011 có thể là hành động đơn phương mà không được sự đồng ý hay khuyến khích từ phía Bắc Kinh.


“Cơ quan quản lý đại dương nhà nước và tuần tra hàng hải phi quân sự và các tổ chức thực thi pháp luật trong quá khứ đôi khi cũng có những hành động bất cẩn”, vị quan chức giấu tên đã cho biết như vậy.


Tại Shangri-La 10, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng đã có cuộc gặp gỡ song phương với người đồng nhiệm Lương Quang Liệt của Trung Quốc bên lề của Diễn đàn an ninh châu Á, các vấn đề liên quan cũng đã được đưa ra thảo luận. Cuộc đối thoại song phương đã diễn ra tại trụ sở của Viện nghiên chiến lược quốc tế IISS tại Singapore.

Quốc Việt (theo Defence News)
- Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Tàu Bình Minh vẫn sẽ ra khơi (Dân Việt). 

-Tướng Vịnh: chưa cần tăng cường đột xuất hải quân (06/06)
 Tiếp xúc báo chí bên lề Đối thoại Shangri-La, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho hay việc tăng cường hải quân của Việt Nam là theo kế hoạch. Sự việc chưa quá nghiêm trọng đến mức phải tăng cường đột xuất.
- Đề nghị ông cho biết, Việt Nam có tiếp tục thăm dò dầu khí ở những vùng biển tranh chấp hay không? Quân đội Việt Nam sẽ có biện pháp nào để bảo vệ hoạt động này?
 
Tôi khẳng định, Việt Nam không hoạt động ở những vùng biển đang tranh chấp. Đó là những vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ví dụ như vụ việc của tàu Bình Minh 02, ngay sau khi sự việc xảy ra, tàu đã khắc phục sự cố và tiếp tục hoạt động thăm dò.


Hải quân nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên những vụ việc liên quan tới trách nhiệm dân sự, sẽ do những cơ quan pháp luật giải quyết vấn đề này.

- Việt Nam có tính tới việc tăng cường các đơn vị Hải quân ở các khu vực xảy ra căng thẳng gần đây hay không?

Việc tăng cường hải quân của chúng tôi diễn ra  theo một kế hoạch đã diễn ra từ trước. Tuy nhiên chúng tôi chưa cho rằng sự việc quá nghiêm trọng đến mức là phải tăng cường một cách đột xuất. Chúng tôi kiên trì và tin rằng có thể giải quyết bằng biện pháp hòa bình. Trong đó tiếng nói của báo chí, của cộng đồng quốc tế là vô cùng quan trọng.

- Ông có nghĩ rằng các thành viên của  ADMM+ không có tranh chấp chủ quyền hoặc không liên quan trực tiếp đến vấn đề Biển Đông có thể giúp làm giảm căng thẳng cũng như giải quyết vấn đề Biển Đông?


Tôi cho rằng các diễn đàn đa phương rất quan trọng. Nó thể hiện thái độ của thế giới đối với các hành vi của các quốc gia.

- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.  Gates tuyên bố sẽ tăng cường sự hiện diện ở châu Á. Một trong những bước tăng cường đó là bố trí thêm tàu ở vùng Singapore. Tôi muốn biết Việt Nam có hoan nghênh thông tin này không?


Việc Mỹ có tăng cường sự hiện diện ở châu Á hay bố trí thêm tàu ở Singapore. là vì lợi ích của Mỹ. Nếu sự hiện diện ấy mang lại hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực, mang lại sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia thì Việt Nam hoan nghênh.

- Chính phủ Việt Nam gần đây tuyên bố mở cửa cảng Cam Ranh cho cộng đồng quốc tế. Liệu  việc mở của đó có đồng nghĩa với việc cho phép tàu quân sự của Mỹ, Nga và các quốc gia khác vào cảng Cam Ranh hay không?


Vịnh Cam Ranh thì trước hết chúng tôi đã tuyên bố không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự và trú đóng tàu quân sự ở đấy. Một phần ở Vịnh Cam Ranh chúng tôi sẽ xây dựng thành căn cứ Hải quân của Việt Nam . Còn một phần thì sẽ xây dựng thành một khu dịch vụ, kỹ thuật, hậu cần cho tàu quân sự và dân sự của tất cả các nước sử dụng. Khi đó, khu dịch vụ, kỹ thuật và hậu cần sẽ đón tàu của tất cả các nước vào sữa chữa, làm dịch vụ hậu cần theo luật pháp quốc tế và luật Việt Nam.

>>  Quân đội Việt Nam sẽ bảo vệ nếu có bạo lực vũ trang
Theo VNN, VNE
 -


Đất Việt xin giới thiệu với bạn đọc đôi nét về lực lượng hải quân một số nước ASEAN…
Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Hải quân các nước ASEAN:


Đất Việt xin giới thiệu với bạn đọc đôi nét về lực lượng hải quân một số nước ASEAN, trước tiên là lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại.


Đúng một năm sau chiến thắng “chấn động địa cầu”, ngày 7/5/1955, Cục Phòng thủ bờ bể - tiền thân của Hải quân Nhân dân Việt Nam (NDVN), có quyết định ra đời. Hơn nửa thế kỷ chiến đấu, Hải quân nhân dân Việt Nam ngày càng trưởng thành với những chiến công hiển hách.


Thế hệ mười chín, đôi mươi vừa rời ghế nhà trường phổ thông năm 1964 không thể nào quên kỳ tích biên đội ba tàu phóng lôi 333, 336 và 339 thuộc phân đội 3, Đoàn 135 ngày ấy…


Hải quân Nhân dân Việt Nam luyện tập. Ảnh tư liệu
Phát huy truyền thống đánh thắng trận đầu

Ngày 2/8/1964, khi tàu khu trục Maddox của Mỹ cách Hòn Mê 9 hải lý, Phân đội ba được lệnh nhổ neo xuất kích, tăng tốc vượt trước tìm địch. Tàu Maddox phát hiện có ba tàu tốc độ cao đang tiếp cận. Lúc này Maddox đã ở phía đông Hòn Nẹ, liền tăng tốc độ và chạy ra xa. Phân đội ba bám sát, còn cách 6 hải lý, tàu Maddox đã dùng pháo lớn bắn tới tấp vào đội hình ta.

Chỉ huy trưởng Phân đội lệnh cho tàu 333 tăng tốc độ để chặn địch, tạo điều kiện thuận lợi để hai tàu 336 và 339 tấn công. Khi tiếp cận được góc mạn tàu địch, thuyền trưởng tàu 339 hạ lệnh phóng ngư lôi tiêu diệt tàu địch và chuyển hướng rời khỏi khu vực tác chiến. Lúc này, trên trời, 5 máy bay địch tập kích và bắn trúng khoang máy chính, tàu phải thả trôi vừa tập trung dập lửa, sửa chữa, vừa chiến đấu đánh trả máy bay địch bằng súng 14,5 mm và súng trung liên. Sau khi tàu 339 phóng ngư lôi, tàu 336 tiếp tục tiếp cận mục tiêu và tiến hành phóng ngư lôi rồi giảm tốc độ chuyển hướng rời khỏi khu vực tác chiến.

Chiến thắng trận đầu ra quân, Hải quân không những đuổi được kẻ thù, bảo vệ hải phận mà còn nêu cao ý chí quyết chiến, quyết thắng, dù chênh lệch về trang bị và kinh nghiệm. Tiếp đó, ngày 15/8/1964, bộ đội hải quân hiệp đồng cùng bộ đội phòng không, dân quân tự vệ và nhân dân các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình chống lại cuộc hành quân “Mũi tên xuyên” của Mỹ, bắn rơi 8 máy bay, bắt sống phi công Mỹ đầu tiên (trung úy Anvaret).

Suốt hai cuộc chiến tranh phá hoại (1965-1968, 1972-1973), Hải quân đã chiến đấu 716 trận, bắn rơi 118 máy bay, bắn bị thương 102 lần chiếc khác và bắn bị thương 45 lần tàu chiến Mỹ.

Hải quân quyết tâm “đánh địch mà đi, mở đường mà tiến”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rà phá, tháo gỡ thủy lôi, mở tuyến thông luồng, trực tiếp vô hiệu hóa 2.400 quả thủy lôi.

Không những thế, theo quyết định của Bộ Chính trị ngày 26/10/1961, Hải quân đã mở đường Hồ Chí Minh trên biển để đưa người, vũ khí vào miền Nam với nòng cốt là đoàn 759 (sau đổi thành Đoàn 125 thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân).

Từ 1961 - 1973, Hải quân đã tổ chức được 1.879 lượt tàu thuyền, vận chuyển 152.876 tấn vũ khí, phương tiện, thuốc chữa bệnh và 80.026 cán bộ, chiến sĩ từ Bắc vào Nam, chiến đấu hàng trăm trận với máy bay, tàu chiến của Mỹ ngụy, viết nên trang sử huyền thoại trên Biển Đông.

Tàu không số trên đường vận chuyển vũ khí vào Nam.
Ảnh tư liệu từ Hội Truyền thống đường mòn HCM trên biển.
Độc đáo đặc công Hải quân

Một nét đắc sắc của Hải quân là đã sáng tạo ra cách đánh độc đáo, táo bạo và đạt hiệu suất cao của đặc công hải quân. Trong hoàn cảnh trang bị rất chênh lệch, hải quân ta đã nghiên cứu tìm ra cách đánh phù hợp cho Đoàn 126 Đặc công Hải quân, vượt qua tuyến bao vây phong tỏa dày đặc ngày đêm của địch, dựa vào dân, hiệp đồng với các lực lượng trinh sát kỹ thuật, luồn sâu vào các cảng, căn cứ, sân bay, sở chỉ huy, trận địa pháo… của địch, dùng các đơn vị nhỏ, tinh nhuệ, sử dụng vũ khí có uy lực cao, đánh đau, đánh hiểm.



Chiến công của đặc công hải quân đã làm giàu kho tàng tri thức quân sự với kinh nghiệm tác chiến phi đối xứng dành cho những lực lượng yếu và thiếu về trang bị đối đầu với kẻ địch được trang bị tới tận răng. Người Mỹ phải ngạc nhiên: làm thế mà Việt cộng lại có thể mang cả khối thuốc nổ lớn hàng trăm cân đi xuyên rừng, xuyên núi, lọt vào tận nơi neo đậu ngoài biển xa để đánh chìm các tàu chiến của họ?


Bằng phương pháp ngụy trang và rèn luyện chỉ có ở đặc công nước như nằm phơi sương nhiều ngày để mất “mùi người”, làm “tịt mũi” khuyển, ngỗng, các chiến sĩ đặc công dễ dàng lọt qua hàng rào thép gai và chế độ tuần tra dày đặc. Độc đáo hơn, nhờ “ngòi nổ” chế từ đồng hồ đeo tay bình thường, các chiến sĩ đặc công của ta có thể ung dung đi ra khỏi căn cứ của địch và ngắm nhìn chiến công từ xa.


Trong 7 năm chiến đấu liên tục trên chiến trường Cửa Việt – Đông Hà (Quảng Trị), Đoàn 126 đã đánh trên 300 trận, đánh chìm, đánh hỏng nặng 336 tàu, xuồng chiến đấu, vận tải, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Chiến công này không thể tách rời sự đùm bọc của nhân dân, nhất là vùng đất lửa Vĩnh Linh.


Giải phóng quần đảo Trường Sa, bảo vệ chủ quyền

Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975, Hải quân đã hiệp đồng tác chiến hướng biển. Đặc biệt, đã phối hợp chặt chẽ với Quân khu 5 thần tốc, tạo báo, bí mật giải phóng quần đảo Trường Sa, góp phần vào thắng lợi trọn vẹn, vĩ đại của dân tộc.



Mở đầu là trận đánh ở đảo Song Tử Tây (14/4/1975). Bằng trận tập kích đổ bộ đường biển của Đội đặc công 1 (Đoàn 126) và ba tàu của Đoàn 125 phối hợp đặc công Quân khu 5, sau 30 phút, ta đã làm chủ trận địa, tạo điều kiện phát triển tiến công giải phóng các đảo khác. Tiếp đó, Hải quân đã dũng cảm chiến đấu, bảo vệ toàn vẹn vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.

Bác Hồ từng dặn dò Hải quân Nhân dân VIệt Nam: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, tap hải biết giữ gìn lấy nó”. Ảnh tư liệu

Suốt từ năm 1975 đến nay, vượt qua mọi khó khăn thử thách, kể cả hy sinh xương máu, Hải quân đã cùng với quân dân cả nước bảo vệ chủ quyền, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên các vùng đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã xây đắp nên truyền thông vẻ vang: “Chiến đấu anh dũng – Mưu trí sáng tạo – Làm chủ vùng biển – Quyết chiến quyết thắng”.

Trong nỗ lực hiện đại hóa phương tiện khí tài của Hải quân Nhân dân Việt Nam, khinh hạm hạng nhẹ Gepard 3.9 và tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo được coi là xương sống của lực lượng tuần duyên vào thời điểm hiện tại và tương lai gần.

Bài sau: Bộ đôi kình ngư ở Biển Đông

>> Hải quân Việt Nam tập luyện bảo vệ chủ quyền
>> 'Phép thử' và lòng yêu nước

Văn Tuấn

Bắc Kinh hao tốn nhiều công sức thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân hơn nhiều so với những gì thế giới mong đợi.

Tổng số lượt xem trang