Xây dựng Cung Hữu Nghị Việt Trung (RFA 6-6-11) -- PTT Hoàng Trung Hải đốc thúc. Nói gì bây giờ? ◄
Việt Nam - Trung Quốc - Biển Đông: China, Vietnam butt heads over the South China Sea at security conference (Asahi 7-6-11)
Trung Quốc - ASEAN: China's pledges fail to convince security forum (SCMP 6-6-11)
Beijing rocks the boat on its South China Sea quest (Canberra Times 7-6-11) -- Michael Richardson
Báo Tàu (Đọc sẽ ứa gan): Vietnam protest damages ties (Global Times 7-6-11)
-- Lấy một nguồn tin nhỏ của AFP, tờ Hoàn Cầu Thời Báo này xào lại, thêm "nhận định" của một "chuyên viên" Tàu: "Biểu tình này là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, do đó làm tổn hại quan hệ hai nước". Ối giời, tôi đâu có biết là nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình này! (Thêm: Theo báo này thì rõ ràng là Phùng Quang Thanh đã nói với Lương Quang Liệt rằng vấn đề Biển Đông (không phải chỉ vụ Bình Minh 02) là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, không nước thứ ba nào được phép can dư: "Phung told Liang that the two countries should resolve their differences over the South China Sea through bilateral efforts, and that no third country should be allowed to interfere in such efforts" Xin hỏi hai ông Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh: Tại sao hai ông cứ phải nhấn mạnh đây là vấn đề song phương? Lập trường này có lợi cho ai?
Báo Tàu (Đọc sẽ ứa gan): "China firmly safeguards its sovereignty; Vietnam must not misjudge the situation" (Wen Wei Po 2-6-11) --- Lấy một nguồn tin nhỏ của AFP, tờ Hoàn Cầu Thời Báo này xào lại, thêm "nhận định" của một "chuyên viên" Tàu: "Biểu tình này là có sự cho phép của nhà nước Việt Nam, do đó làm tổn hại quan hệ hai nước". Ối giời, tôi đâu có biết là nhà nước Việt Nam tổ chức cuộc biểu tình này! (Thêm: Theo báo này thì rõ ràng là Phùng Quang Thanh đã nói với Lương Quang Liệt rằng vấn đề Biển Đông (không phải chỉ vụ Bình Minh 02) là vấn đề song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, không nước thứ ba nào được phép can dư: "Phung told Liang that the two countries should resolve their differences over the South China Sea through bilateral efforts, and that no third country should be allowed to interfere in such efforts" Xin hỏi hai ông Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh: Tại sao hai ông cứ phải nhấn mạnh đây là vấn đề song phương? Lập trường này có lợi cho ai?
-- Các blogger bị công an giữ trước biểu tình (BBC). - Cuộc biểu tình chống Trung Quốc kết thúc các bloggers được trả tự do (RFA). - Ôi Sài Gòn giờ giới nghiêm — (Người buôn gió). - Đi Thì Cũng Dở, Ở Không Xong (Đinh Tấn Lực) - Băn khoăn (Cua rận)- Biển Đông: Nên để giới trẻ Việt Nam tỏ thái độ trước Trung Quốc — (RFI).Gánh nặng trên vai Lòng-Yêu-Nước
- Dư luận người Việt tại Campuchia về việc Trung Quốc lấn chiếm biển đảo Việt Nam (RFA) - TRÒ CHUYỆN VỚI MỘT NGƯỜI HUNGARY VỀ HẢI ÐẢO VIỆT NAM(Nhịp cầu TG).
- Biểu tình ở Việt Nam phá hỏng mối các quan hệ
Global Times (Tạp chí Hoàn Cầu – Trung Quốc)
Agencies – Global Times - Ngày 7-6-2011
Người dịch: Đan Thanh
Đăng bởi anhbasam on 07/06/2011
Hàng trăm người Việt đã tụ tập bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội vào hôm chủ nhật để đòi Trung Quốc ra khỏi vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Một học giả Trung Quốc cho rằng điều này đe doạ phá hoại quan hệ song phương giữa hai nước.
Mang theo những biểu ngữ như là “Phản đối Trung Quốc gây hấn”, khoảng 300 người biểu tình đã tụ tập yên lặng khoảng nửa giờ trước khi giải tán trong hòa bình theo đề nghị của 50 nhân viên cảnh sát có vũ trang giám sát cuộc tuần hành – AFP đưa tin.
Cuộc phản đối hiếm hoi này xảy ra sau khi Việt Nam buộc tội tàu hải giám Trung Quốc đối đầu với một tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam vào ngày 26-5 trên biển Nam Trung Hoa, nơi cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền.
Hà Nội tuyên bố rằng con tàu, thuộc công ty quốc doanh PetroVietnam, đang tiến hành nghiên cứu địa chấn, và buộc tội Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm công ước LHQ về luật biển.
Trung Quốc đã bác bỏ lời buộc tội, nói rằng họ phản đối các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam trên vùng biển thuộc quyền tài phán của Trung Quốc.
“Hành động của các cơ quan chức năng Trung Hoa là sự thực thi luật biển một cách bình thường” – Bộ Ngoại giao Trung Quốc phát biểu trong một tuyên bố tháng trước, yêu cầu Việt Nam có những nỗ lực chung để tìm kiếm giải pháp thích hợp cho vấn đề.
Cuộc biểu tình hiếm hoi chắc hẳn đã được chính quyền Việt Nam ngấm ngầm chuẩn y, và nó nhằm vào việc gây áp lực cho Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Ông Trang Quốc Thổ (Zhuang Guotu), giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á ở Đại học Hạ Môn (Xiamen), cho Tạp chí Hoàn Cầu biết vào hôm thứ hai.
“Tuy nhiên, tôi không tin rằng những hành động như thế lại được Việt Nam khuyến khích bởi vì chúng sẽ đe doạ phá hoại quan hệ song phương” – ông nói.
Cuộc biểu tình được tổ chức một ngày sau khi bế mạc diễn đàn thường niên về an ninh châu Á-Thái Bình Dương, kéo dài ba ngày tại Singapore, nơi có sự tham dự của quan chức quốc phòng hơn 20 nước trong khu vực, kể cả Bộ trưởng Quốc phòng Trung Hoa Lương Quốc Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh.
Trong một cuộc tiếp xúc với người đồng nhiệm Việt Nam bên lề Đối thoại Shangri-La hôm thứ sáu, ông Lương nói rằng, trong hợp tác về an ninh, cần tuân thủ các nghị định thư (protocol) đã được thừa nhận về quan hệ quốc tế, như là Công ước LHQ về Luật Biển, cùng các thỏa thuận song phương về hợp tác hàng hải.
Ông Phùng nói với ông Lương rằng hai nước nên giải quyết các khác biệt về vấn đề Biển Nam Trung Hoa thông qua các nỗ lực song phương, và không nên cho phép bên thứ ba nào tham gia vào quá trình này.
Theo Reuters, phát biểu tại diễn đàn vào hôm thứ hai, ông Lương cho hay tình hình trên Biển Nam Trung Hoa hiện ổn định, và “Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình và ổn định trên biển Nam Trung Hoa”.
“Việt Nam dứt khoát sẽ không trực tiếp vận động Mỹ can thiệp vào vấn đề biển Nam Trung Hoa, bởi vì Trung Quốc kiên quyết phản đối việc làm này và bởi vì việc đó sẽ làm phức tạp tình hình. Tuy nhiên, chắc chắn là Hà Nội sẽ sử dụng ảnh hưởng của Washington trong khu vực để chống lại sức mạnh Trung Quốc” – ông Trang cho biết, và ông lưu ý rằng đây là một chiến lược mà các nước nhỏ thường ưa dùng.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
—————————-
Dư âm cuộc phản đối TQ ở Asean (BBC) 6-6-2011