-hehe, càng ngày càng hèn, năm ngoái còn dám chỉ thẳng là từ Trung Quốc, năm nay nói là từ nước bạn ...
- Bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển 500 triệu VNĐ giả (VTV).
Đêm 6/4, phòng Cảnh sát Kinh tế công an tỉnh Lạng Sơn đã phát hiện một vụ vận chuyển 500 triệu đồng tiền Việt Nam giả qua biên giới. Đối tượng Nguyễn Văn Úc đang có hành vi vận chuyển 500 triệu tiền Việt Nam giả loại có mệnh giá 200.000đ với nhiều số sêri trùng nhau, qua đường mòn thôn Cốc Nam huyện Văn Lãng tỉnh Lạng Sơn thì bị bắt giữ.
Qua đấu tranh khai thác, Úc khai nhận do thấy lợi nhuận từ việc buôn tiền giả lớn nên đã vượt biên trái phép sang nước bạn mua số tiền giả trên mang về Việt Nam tiêu thụ. Khi đang trên đường vận chuyển thì bị lực lượng công an phát hiện bắt giữ.
Đây là vụ vận chuyển tiền giả qua biên giới lớn nhất từ trước đến nay ở tỉnh Lạng Sơn và thuộc loại phạm tội đặc biệt nghiêm trọng có mức án cao.
Hiện nay, phòng Cảnh sát Kinh tế công an tỉnh Lạng Sơn đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án và hoàn tất các thủ tục pháp lý để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.-Vận chuyển 300 triệu đồng tiền giả, trả giá 50 năm tù PLTP
Câu kết với nhau để vận chuyển 300 triệu tiền giả từ Trung Quốc về Việt Nam bán kiếm lời, các đối tượng đã phải lĩnh gần 50 năm tù cho hành vi phạm tội này.
Sáng 24/6, TAND Hà Nội xét xử vụ án lưu hành tiền giả xảy ra trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Theo đó, các bị cáo bị đưa ra xét xử là: Lê Đức Cảnh, ở xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội; Vũ Thị Dung, ở phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội và Vi Văn Danh, ở xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Cáo trạng cho biết, cuối năm 2010, Cảnh gặp một đối tượng tên là Hùng (không xác định được địa chỉ) đến cửa hàng nhà Cảnh đặt vấn đề nhờ Cảnh mua giúp tiền giả để Hùng bán và sẽ chia nhau tiền chênh lệch.
Tiếp đó, Cảnh điện thoại cho Dung, một đối tác làm ăn cũ tìm nguồn mua tiền giả bán kiếm lời. Dung đã thông tin cho Danh về việc có người rủ mua tiền giả về để cùng nhau bán hưởng lợi. Danh thông qua một người đàn ông Trung Quốc (không biết địa chỉ) đặt vấn đề mua tiền giả và được người đàn ông đó hợp tác.
Sau quá trình giao hẹn, ngày 5/12/2010, người đàn ông Trung Quốc mang 300 triệu đồng tiền giả đến đường mòn cửa khẩu Co Sâu giao cho Danh. Danh trả trước cho người đàn ông đó 9 triệu đồng tiền thật và hẹn bao giờ bán hết tiền giả sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại.
Danh mang 300 triệu đồng tiền giả về Hà Nội để giao cho Dung tại một nhà nghỉ ở khu vực bến xe Giáp Bát. Dung đưa Danh đến gặp Cảnh tại Nhà nghỉ Hùng Long, ở quận Hai Bà Trưng để thực hiện hành vi mua bán tiền giả. Khi các đối tượng đang tiến hành trao đổi “hàng hóa” thì bị cơ qan Công an bắt giữ.
Trong phiên tòa xét xử, với mức độ phạm tội nghiêm trọng HĐXX đã tuyên phạt Cảnh và Dung, mỗi bị cáo 16 năm tù. Riêng bị cáo Danh bị tuyên phạt 17 năm tù.
Theo Quang Tùng – Phan Mạnh (VTC News)
Hơn một tỉ đồng tiền giả đã bị tung ra thị trường
26/8/2010
Ngày 24/8, Cơ quan An ninh điều tra tỉnh Đồng Nai đã chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, đề nghị truy tố 13 đối tượng về tội "Lưu hành tiền giả" trong đường dây mua bán tiền giả từ các tỉnh phía Bắc vào TP HCM.
Bắt đầu từ tháng 10/2009, nhóm này liên kết với Triệu Thế Toàn, ngụ tại tỉnh Bình Dương, in tiền giả các loại mệnh giá rồi đem bán cho các “đại lý” tại các tỉnh với giá 6 triệu đồng tiền thật lấy 10 triệu đồng tiền giả.
Cho đến khi bị bắt, các đối tượng này đã bán trót lọt gần 1 tỉ đồng tiền giả ra thị trường, đồng thời phi tang hàng trăm triệu đồng tiền giả khác.Nguồn tin: Vietnamnet
Giá thóc gạo có thể tăng 7% trong thời gian tới
“VND giảm 2% khó cải thiện khả năng cạnh tranh xuất khẩu lương thực mà làm tăng lạm phát, lãi suất”
SÀI GÒN (NV)- Hàng tỉ đô la được Việt kiều bào hải ngoại gửi về nước mỗi năm, giúp xây dựng thêm nhiều nhà cửa, mở rộng kinh doanh và trợ giúp cho gia đình, theo USA Today.Theo Daniel Ayala, trưởng dịch vụ chuyển tiền toàn cầu của Wells Fargo, ‘điều duy nhất chỉ có ở Việt Nam là người ta gửi về cho cả ‘tông chi họ hàng’ chứ không phải chỉ cho những người ruột thịt.
Cần đánh giá khách quan và khoa học về FDI 24/08/2010 11:30:34
Đã có một số người trong khi thừa nhận tác động tích cực của đầu tư nước ngoài, đã nhấn mạnh mặt tiêu cực của FDI đến mức cần cảnh giác hơn với phương thức đầu tư này trong những năm tới.Nếu xâu chuỗi các sự kiện liên quan đến vốn đầu tư nước ngòai (FDI) thì dường như "bức tranh" không được như mong muốn của chủ nhà.
Nếu xâu chuỗi các sự kiện có liên quan đến vốn đầu tư nước ngòai (FDI) trong vài năm gần đây, thì hình như bức tranh đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang có sắc màu xám.
Việc Công ty Vedan (Đài Loan) xả chất thải xuống sông Thị Vải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không còn là hiện tượng cá biệt.
Tỉnh Long An cấp đất trồng lúa cho quá nhiều dự án sân golf và cả nước có hơn một trăm sân golf được cấp phép; một số tỉnh đã và dự kiến cấp hơn 300.000 ha cho nhà đầu tư nước ngoài trồng rừng trên những địa bàn cần quan tâm đến an ninh quốc gia. Các dự án sắt thép có công suất hàng chục triệu tấn gần như đồng thời được triển khai ở 3, 4 tỉnh. Công suất các nhà máy xi măng tăng lên nhanh chóng đến mức đã vượt quá nhu cầu trong nước, không dễ tìm thị trường xuất khẩu. Tình trạng nhiều doanh nghiệp FDI công bố lỗ triền miên trong nhiều năm, làm cho trong một số doanh nghiệp liên doanh bên Việt Nam buộc phải bán cổ phần của mình cho người nước ngoài để trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài…
Trước thực trạng đó, đã có một số người trong khi thừa nhận tác động tích cực của đầu tư nước ngoài, đã nhấn mạnh mặt tiêu cực của FDI đến mức cần cảnh giác hơn với phương thức đầu tư này trong những năm tới.
Các hiện tượng tiêu cực trên đây phản ánh mặt trái của kinh tế thị trường, ở đó lợi nhuận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của hoạt động kinh doanh. Các nhà kinh tế học cổ điển đã chỉ ra quan hệ giữa lòng tham của con người với việc theo đuổi lợi nhuận cao nhất, siêu ngạch của chủ đầu tư, chủ doanh nghiệp; họ tìm cách lách luật, trốn thuế, lậu thuế, dùng bất kỳ thủ đoạn gì miễn là kiếm được lợi nhuận nhiều hơn.
Đó chính là khiếm khuyết, méo mó của thị trường. Đó cũng là sự cần thiết khách quan của Nhà nước, bởi thị trường theo cơ chế tự điều chỉnh bằng “bàn tay vô hình”, cần có sự bổ sung bằng cơ chế điều chỉnh thông qua luật pháp và hệ thống cơ quan chức năng của Nhà nước.
Vì sao tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như từng xảy ra trên sông Thị Vải kéo dài nhiều năm mà không bị phát hiện, trong khi nước ta đã có khá nhiều văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, có hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về môi trường từ Trung ương đến địa phương (?).
Vì sao tình trạng sử dụng đất trồng cây lương thực làm sân golf lan ra nhiều địa phương trong cả nước đến mức báo động rồi các bộ mới vào cuộc, trong khi an ninh lương thực luôn là một vấn đề hệ trọng của quốc gia (?).
Vì sao những dự án hàng tỷ USD đầu tư vào các ngành kinh tế xương sống của đất nước như sắt thép, lọc hóa dầu lại không được thẩm định trên cơ sở lợi ích quốc gia thông qua những tiêu chí khoa học, mà chỉ được một vài cơ quan địa phương không đủ năng lực tiến hành (?)...
Vấn đề chủ yếu là từ góc độ quản lý nhà nước để bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu năng bộ máy nhà nước trong việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát thi hành luật pháp, kịp thời phát hiện và xử lý các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư, kinh doanh.
Cũng như đối với những hoạt động kinh tế khác, khi nhận xét về FDI cần dựa trên luật pháp, chủ trương của Nhà nước, các cam kết trong các hiệp định đầu tư đa phương và song phương, đồng thời có quan điểm lịch sử và cách tiếp cận tổng thể để tránh các thiên kiến thiếu cơ sở khoa học.
Thời gian đầu khi “mở cửa” để thu hút vốn đầu tư quốc tế, nước ta quan tâm nhiều hơn đến số vốn đầu tư, đồng thời chú ý đến chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI, do vậy, có rất nhiều dự án nhỏ dưới 1 triệu USD đã được cấp phép; vào lúc này do dự án còn ít, nên việc sử dụng đất cũng khá dễ dàng; mặc dù có chính sách chuyển giao công nghệ, nhưng cũng mới dừng lại ở một số hợp đồng được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt.
Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế đất nước đã phát triển ở cấp độ cao hơn nhiều so với trước, thì việc đánh giá FDI cũng phải thay đổi cho phù hợp với trạng thái mới.
Chất lượng và hiệu quả trở thành thước đo quan trọng nhất, dựa trên tiêu chí này thì FDI chưa đạt được kết quả mong đợi, với khoảng 50 tỷ USD vốn thực hiện do nước ngoài đưa vào Việt Nam (đã trừ khoảng 20% vốn trong nước), hàng năm các doanh nghiệp FDI nộp ngân sách nhà nước chưa đến 1,5 tỷ USD, chiếm gần 8% tổng thu ngân sách, trong khi chiếm 19% GDP.
Trong hơn 20 năm, khu vực doanh nghiệp FDI tạo ra việc làm cho hơn 2 triệu người lao động, một con số quá ít so với nhu cầu việc làm cho 1,3 triệu người/năm của nước ta, vì thế cần phải nhanh chóng chuyển từ thế mạnh về dồi dào lao động với tiền lương thấp, sang lao động có tay nghề và trình độ kỹ thuật cao để lôi kéo các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào các dự án công nghệ, dịch vụ cao cấp.
Khi đất đai ngày càng khan hiếm, “tấc đất, tấc vàng”, thì việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai trở thành một vấn đề lớn đối với FDI. Đáng tiếc là, việc một số địa phương đã “trải thảm đỏ đón nhà đầu tư” trên những diện tích hàng trăm, hàng ngàn ha nhưng không quan tâm đến tính hợp lý và các yêu cầu khác của đất nước, như an ninh lương thực. Các bộ cũng chưa có chỉ dẫn về tiêu chí cấp đất cho từng loại dự án, trong đó có mối tương quan giữa số vốn đầu tư trên 1 đơn vị diện tích đất, nên đã xảy ra hiện tượng khá tùy tiện trong cấp đất.
Chưa có cuộc điều tra toàn diện để đánh giá đúng công nghệ của các doanh nghiệp FDI, cho nên đâu đó vẫn nhận định chung chung chỉ là “công nghệ trung bình” như cách đây cả chục năm, không đánh giá theo ngành, sản phẩm dựa trên thực trạng tình hình.
Trước đây, khi nói đến công nghệ, các cơ quan nhà nước chỉ quan tâm đến máy móc, thiết bị nhập khẩu phải 100% mới được sản xuất, nếu đã qua sử dụng phải bảo đảm các tiêu chuẩn của Việt Nam.
Hiện nay, vấn đề công nghệ phải được đánh giá toàn diện hơn, nhất là gắn với định hướng của nền kinh tế các-bon thấp; các doanh nghiệp FDI trong từng ngành kinh tế đã tham gia vào việc tăng chất thải gây hiệu ứng nhà kính như thế nào trong vài thập niên vừa qua, chắc chắn họ là một tác nhân quan trọng; Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương đã có những quy định gì liên quan đến việc chuyển giao công nghệ gắn với FDI ít phát khí thải các-bon (?).
Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội nước ta thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 là luật đầu tiên theo cơ chế thị trường, cũng là dấu mốc quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện nước ta còn chịu sự cấm vận quốc tế, hoạt động ngoại thương vào lúc đó chủ yếu với các nước XHCN, còn sử dụng đơn vị rúp/đôla trong thống kê.
Hơn 20 năm qua, FDI đã chiếm tỷ trong bình quân hàng năm 25% tổng vốn đầu tư xã hội, năm 2010 vốn FDI thực hiện khoảng 12 tỷ USD, trong đó khoảng 10 tỷ USD là vốn nước ngoài; tạo ra 45% giá trị sản xuất công nghiệp, hình thành nhiều ngành mới như điện tử, tin học, lọc hóa dầu với công nghệ vào loại tiên tiến trong khu vực và thế giới, chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu, thông qua FDI đã hình thành đội ngũ hàng vạn nhà quản lý, kỹ sư và công nhân có trình độ cao.
Quan trọng hơn cả chính là hoạt động FDI đã góp phần làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất, phân phối, tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam theo hướng tiếp cận với nền văn minh của nhân loại. Đó là mặt chủ đạo của FDI.
Theo GS.TSKH Nguyễn Mại - Báo Đầu tư
Kinh Điển - Kinh tế Việt Nam: Southeast Asia’s Policy Response to the Global Economic Crisis (ASEAN Economic Bulletin April 2010) -- So sánh chinh sách của VN và các nước Đông Nam Á khác đối với khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Kinh Điển - Kinh tế Việt Nam: Globalization and Labour Markets in Boom and Crisis: The Case of Vietnam (ASEAN Economic Bulletin April 2010) -- Toàn cầu hoá và thị trường lao động: Trường hợp Việt Nam
Chủ nghĩa! Chủ nghĩa! The consensus in favour of Swedish thinking (FT 22-8-10)
- Growing Up Fast: Vietnam Discovers The Consumer Society (Forbes)
Kiểm soát lạm phát của Trung Quốc - bài học nào cho Việt Nam? VOV
Những kinh nghiệm thành công và không thành công của Trung Quốc có thể là những bài học cho Việt Nam trong việc lựa chọn cơ chế và chính sách phát triển, đặc biệt phải có những biện pháp đồng bộ để đảm bảo tính hiệu quả
- Trung Quốc tuồn xe đạp sang VN để trốn thuế (Dân Việt)
- Vietnam stock market attracts companies, investors (USD Today)
– Phát triển công nghiệp ôtô: Đúc kiềng không chân? (VNEconomy)– Together we can (The Bangkok Post). “Two of the group’s members, Thailand and Vietnam, also rank the biggest and second biggest rice exporters respectively.” “Asean rice millers are joining hands rather than competing in their bid to dominate the global rice trade but some cast doubts on whether the move is in the best interest of farmers”- Việt Nam cần thay đổi chiến lược nếu muốn vươn lên thành nước công nghiệp (RFI). --: Thừa gạo Thủ Tướng vẫn lo an ninh lương thực (RFA).
Logistics Việt Nam bị cạnh tranh khốc liệt CafeF
Hạn chế về công nghệ, tài chính, kinh nghiệm khiến doanh nghiệp nội lép vế ngay trên sân nhà, chỉ chiếm 20-30% thị phần.
HANOI, Sunday 22 August 2010 (AFP) -- Vietnam must rethink the growth strategy that propelled it from poverty to the ranks of Asia's fastest-growing economies, analysts say, or risk stagnating.
The communist country, which aims to become an industrialised nation by 2020, risks losing out both to poorer, lower-wage nations and richer ones that are more innovative and have a higher-quality labour force, they say.
"Vietnam is at a critical juncture in its economic and social development history," the World Bank's country representative, Victoria Kwakwa, said last week at a seminar organised with the Vietnam Academy of Social Sciences (VASS).
In 1986 the war-shattered, poverty-stricken country began to turn away from a planned economy to embrace the free market, a policy called "Doi Moi", which led to growth rates that ranked among the fastest in Asia.
But the Doi Moi momentum is losing steam, the World Bank and VASS said.
The Vietnamese economy depends too much on exploitation of natural resources and its industry, often dominated by large state-owned groups, lacks dynamism, they said in a joint report which added that transport and other infrastructure is underdeveloped.
Another obstacle is education, which experts have said is far from an international standard, afflicted by corruption and unsuited for providing the skilled workforce the country needs.
Vietnam faces fierce challenges if it wants to avoid being trapped as a middle-income nation, said Do Hoai Nam, president of VASS.
"Vietnam has just got out of the list of poor countries and its achievements are not really sustainable," Nam said.
The economic infrastructure is not well-developed, there is a lack of specialisation and competitiveness and a shortage of skilled workers, he said.
Science and technology standards are low compared with regional rivals, Nam added.
Between 1990 and 2009 Vietnam's annual growth dropped below five percent only once, and peaked at 9.5 percent in 1995.
Annual income per capita grew from less than 100 dollars in 1990 to about 1,200 dollars this year, while the poverty rate fell from 58 percent in 1993 to about 12 percent in 2009, said the World Bank-VASS report.
At the seminar, Prime Minister Nguyen Tan Dung predicted that real per capita gross domestic product will rise to between 3,000 and 3,200 dollars in 2020.
Experts say such figures do not tell the whole story and that growth is coming at the price of increasing inequality between urban and rural areas, and between the ethnic majority Kinh and minorities living in remote areas.
"Many countries have been reaching the middle income status from lower levels, but very few countries (succeeded) in moving to high income," said a study by Le Kim Sa, of VASS.
He noted that while Hong Kong, Singapore, South Korea and Taiwan became high-income countries or territories in about three decades, Malaysia, Thailand and the Philippines have been stuck at middle-income levels.
Western donors have warned that economic growth and development require an open and transparent society, but that Vietnam's restrictions on the news media, Internet sites and civil society threaten the country's progress.
Over the next decade and beyond, Vietnam could either further accelerate its economic and social development to become a prosperous industrialising society, or it could face "stagnation on both economic and social developments fronts", the World Bank's Kwakwa said. (By AUDE GENET/AFP)
Khi nông dân không thiết tha với ruộng (VnE 20-8-10)
Việt Nam thất bại trong việc ngăn chận tiền đồng mất giá
Việt Nam có một nền kinh tế thiên về xuất khẩu, và có một tỉ số thặng dư mậu dịch hằng năm với Hoa Kỳ, Nhật và Liên Âu. Nhưng các ngành công nghệ xuất khẩu phải nhập vào rất nhiều cơ phận, vì thế các doanh nghiệp có một sức tiêu hoá lớn đối với đồng Mỹ kim và ngày càng lớn hơn khi nền kinh tế phát triển. Trong những tuần qua, các doanh nghiệp đã không thể tìm đủ Mỹ kim cho nhu cầu của mình, và nhiều doanh nghiệp đã phải xoay sang thị trường chợ đen.
Nguồn: Matt Steinglass, Financial Times
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
18.08.2010
Việt Nam hẳn đã hy vọng rằng việc giảm giá tiền đồng hôm thứ Ba sẽ ngăn chặn áp lực đi xuống của mệnh tiền này, nhưng vào hôm thứ Tư tại thị trường chợ đen, nó được mua với giá còn thấp hơn. Việc này cho thấy khả năng bị rớt giá thêm nữa.
Ngân hàng trung ương đã giảm 2 phần trăm giá trị tiền đồng ở mức 18.932 so với đồng Mỹ kim trong một cố gắng nhằm ngăn chặng nạn thâm thủng mậu dịch đang căng phồng. Nhưng hôm thứ Tư, tờ đồng được trao đổi với giá thấp hơn thế tại thị trường chợ đen, rơi xuống còn 19.480 so với 19.320 so với hôm trước.
Đầu tuần này, đã có một khoảng cách giữa tỉ giá giữa ngân hàng thương mại với mức 19.100 cho mỗi Mỹ kim và thị trường chợ đen với giá 19.260 hôm thứ Ba. Ngân hàng trung ương hy vọng việc giảm giá sẽ khép lại khoảng cách này, nhưng thay vì thế tỉ giá tại thị trường chợ đen vẫn tiếp tục đi xuống.
Thâm thủng mậu dịch của Việt Nam đã đụng mức 7,4 tỉ Mỹ kim trong bảy tháng đầu năm nay, tăng gấp đôi tầng suất của cùng thời gian năm ngoái. Các nhà kinh tế nói rằng áp lực liên tục trên tiền đồng cho thấy thâm thủng mậu dịch của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng rộng, và nền kinh tế có thể gặp khó khăn trong việc đạt được dự đoán tăng trưởng 6,5 trong năm nay do Ngân hàng thế giới đưa ra.
"Tôi không cho rằng việc giảm 2 phần trăm trị giá tiền đồng sẽ giúp được gì nhiều cho nạn thâm thủng mậu dịch," Jonathan Pincus, người đứng đầu Chương trình Đào tạo Kinh tế Fulbright, một chi nhánh của Đại học Harvard tại Thành phố Hồ Chí Minh. "Nhưng tôi nghĩ rằng tờ đồng vẫn đang được đánh giá cao hơn giá trị thực, và đây là hướng đi đúng."
Việt Nam có một nền kinh tế thiên về xuất khẩu, và có một tỉ số thặng dư mậu dịch hằng năm với Hoa Kỳ, Nhật và Liên Âu. Nhưng các ngành công nghệ xuất khẩu phải nhập vào rất nhiều cơ phận, vì thế các doanh nghiệp có một sức tiêu hoá lớn đối với đồng Mỹ kim và ngày càng lớn hơn khi nền kinh tế phát triển. Trong những tuần qua, các doanh nghiệp đã không thể tìm đủ Mỹ kim cho nhu cầu của mình, và nhiều doanh nghiệp đã phải xoay sang thị trường chợ đen.
Trong khi đó, thâm thủng mậu dịch của Việt Nam hầu như hoàn toàn bắt nguồn từ việc nhập khẩu từ Trung Quốc, một quốc gia mà họ đang có tỉ lệ thâm hụt hàng năm vượt qua tỉ lệ thặng dư mà họ đã có được với các quốc gia giàu có hơn. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các nguyên liệu thô sang Trung Quốc và nhập về những mặt hàng tiêu dùng cao cấp và hàng công nghiệp. Điều này cũng tạo ra nhu cầu về đồng Mỹ kim.
Lê Đăng Doanh, cựu giám đốc Học viện Quản lý Kinh tế Trung Ương nói rằng đợt giảm giá này chắc không phải là lần duy nhất trong năm nay.
"Tôi không thấy có dấu hiệu các công ty sẽ dễ dàng mua Mỹ kim từ các ngân hàng," Ông Doanh nói. "Việt Nam đã không cân bằng nhu cầu tiêu thụ Mỹ kim của mình. Để cân bằng được việc này, Việt Nam cần một nguồn Mỹ kim mới, nhưng vẫn không thấy có dấu hiệu nào."
Ông Doanh nói nhu cầu về đồng Mỹ kim cũng đã càng tăng hơn nữa vì những người giao dịch tìm cách trao đổi trên khoảng cách lớn giữa những tài khoản tiền Mỹ kim và tài khoản tiền đồng trong ngân hàng. Đầu năm nay, chính phủ đã giới hạn tỉ giá tiền lãi trong các tài khoản tiền Mỹ kim ở khoảng gần 5 phần trăm để ngăn cản việc Mỹ kim hoá nền kinh tế, trong khi tỉ giá lãi của tiền đồng ở mức 10 phần trăm hoặc cao hơn.
Nhiều người ký gửi đã mượn tiền bằng Mỹ kim, mua lại tiền đồng và ký gửi vào ngân hàng để thu tiền lãi cao. Khi một khối lượng vay nợ đến thời kỳ đáo hạn vào tháng trước, nhu cầu về đồng Mỹ kim nhằm hoàn trả lại cho chúng nhảy vọt, kéo tỉ giá hối đoái ở thị trường chợ đen tăng theo.
"Tăng trưởng tín dụng trên đồng Mỹ kim đã lên rất nhanh gần đây, trong khi tăng trưởng tín dụng của tiền đồng thì chậm," Đào Trọng Khánh, tổng giám đốc điều hành của Ngân hàng Tiền Phong nói. "Ngân hàng trung ương đã phải giảm giá tiền đồng để hạ bớt áp lực."
Cuối cùng, ông Pincus nói, việc giảm giá là thái độ mới nhất của Việt Nam với ba tình trạng bế tắc: Quốc gia này đang tìm cách giữ nguyên một tỉ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập, và một tài khoản tài sản kinh doanh mở trong cùng một lúc.
Trong khi quốc gia này đang cố gắng giữ những kiểm soát về tài sản kinh doanh, họ cũng nản lòng khi một số lượng lớn vàng và Mỹ kim bị giữ lại bên ngoài những ngân hàng chính thức.
– TS Nguyễn Mạnh Hùng: Mức độ rủi ro của tín dụng ở Việt Nam (VOA)
- Giới chuyên gia dự báo xu hướng tỷ giá USD/VND (VNEconomy). “Việt Nam vẫn chưa tìm ra điểm cân bằng chính xác giữa tăng trưởng và ổn định vĩ mô. Sự kém độc lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã làm giảm niềm tin vào tiền đồng và khiến nền kinh tế nước này thiên về tăng nhập khẩu và lạm phát”
Vụ phá giá đồng bạc: Vietnam Dong Slumps to Record Low as Adviser Warns of ‘Shock’ (Bloomberg 19-8-10) Vietnam's Dong Devaluation Points to More `Challenges,' Credit Suisse Says (Bloomberg 19-8-10) -- Thái Lan lo: Dong devaluation a threat to exports (Nation 19-8-10)
Tăng tỷ giá – chuyện đương nhiên và có đáng để lo lắng? CafeF
Nguyên nhân chính để phá giá không phải từ nhập siêu.Tác động không quá lớn, ngoại trừ làm quá trình giảm lãi suất gặp thêm khó khăn.Sau những tuyên bố trấn an thị trường từ NHNN về trạng thái thị trường ngoại hối vẫn đang tốt và sẽ giữ ổn định tỷ giá cho đến cuối năm, việc NHNN “đột nhiên” phá giá 2% tiền đồng bắt đầu từ ngày 18/8 có thể khiến nhiều người “ngạc nhiên”. Nhưng thực tế, động thái thay đổi tỷ giá này không quá “bất ngờ” nếu theo dõi kỹ những gì đã diễn ra trên thị trường ngoại hối kể từ đầu tháng 7.
Và dường đã như có được bài học về việc dồn dập đưa ra những thay đổi chính sách ở thời điểm đầu năm có thể khiến tăng tính bất ổn vĩ mô mạnh như thế nào, NHNN đã lựa chọn thời điểm công bố phá giá khi yếu tố lạm phát dường như đã được kiểm soát tốt và không còn gây quan ngại đối với thị trường.
Điều mà cần làm rõ ở đây là liệu động thái này thực sự có phải là để (và có thể) giảm sức ép nhập siêu như thông báo của NHNN, thị trường có nên quá lo lắng hay không, và từ nay đến cuối năm, tỷ giá có tiếp tục là rủi ro?
Hình 1: Diễn biến USD trên thị trường từ 1/2-18/8/2010
Nguyên nhân chính để phá giá không phải từ nhập siêuNếu chỉ nhìn vào thâm hụt cán cân thương mại các tháng gần đây thì cũng chưa có gì đáng lo ngại lắm đến tỷ giá. Nhập siêu 7 tháng đầu năm là 7,26 tỷ USD, trong khi các nguồn tài trợ (FDI, FII, kiều hối, vay nợ ODA) có vẻ như vẫn dồi dào để tài trợ được nhập siêu, theo đó, cán cân thanh toán ước thặng dư 3,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm. Vậy tại sao vấn để tỷ giá lại trở nên căng thẳng trong suốt thời gian qua?
Bản chất của vấn đề là với một nền kinh tế có tỷ lệ đô la hóa cao như ở Việt Nam, tỷ giá không chỉ phụ thuộc vào các dòng ngoại tệ ra vào nền kinh tế, mà còn phụ thuộc rất lớn vào bản thân sự dịch chuyển và cung cầu ngoại tệ ngay bên trong nền kinh tế. Và trong trường hợp này, nó đã khiến NHNN phải thay đổi tỷ giá để giảm căng thẳng trên thị trường.
Sau đợt phá giá tiền đồng vào tháng 2, thị trường ngoại hối có vẻ như khá yên ả, tỷ giá liên ngân hàng được giữ nguyên, chênh lệch tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá NHTM thu hẹp, trạng thái ngoại tệ của các NH luôn ở mức thặng dư. Nhưng dưới sự bình lặng đó, là cơn sóng âm ỉ manh nha từ đầu quý 3, xuất phát từ tăng trưởng dư nợ ngoại tệ tăng đột biến kể từ đầu năm, các doanh nghiệp chấp nhận rủi ro về tỷ giá, vì không thể chịu nổi lãi suất tiền đồng quá cao. Trong 7 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng ngoại tệ lên tới 34,4%, so với 8.4% dư nợ tiền đồng.
Nhưng bản thân doanh nghiệp cũng tự đề phòng bằng cách vay với kỳ hạn ngắn (3-6 tháng), theo đó, từ tháng 7, nhu cầu trả nợ vay USD khi đến thời điểm đáo hạn tăng cao, gây sức ép lớn đến cầu ngoại tệ. NHNN bắt đầu lo lắng, và từ giữa tháng 6 đã phải kiểm soát chặt tín dụng ngoại tệ.
Nhưng NHNN lo lắng một, doanh nghiệp lo lắng mười. Các doanh nghiệp chưa hoặc không có nguồn thu ngoại tệ đôn đáo thu gom USD đề phòng khan hiếm ngoại tệ, các doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ thì không muốn bán ngoại tệ cho NH do e ngại không thể mua lại nếu có nhu cầu vào cuối năm. Mất cân đối cung cầu USD, nguyên nhân từ cách ứng xử của các thành phần kinh tế đối với ngoại tệ, được dung dưỡng bởi tình trạng đô la hóa cao của nền kinh tế và cách quản lý còn chưa hiệu quả của cơ quan quản lý đã khiến thị trường ngoại hối trở nên rất căng thẳng.
Và đương nhiên, giải quyết bằng điều chỉnh tỷ giá là lựa chọn duy nhất ở thời điểm hiện tại để khơi thông hơn các luồng ngoại tệ trong nước, tránh ảnh hưởng bất lợi đến ổn định vĩ mô của nền kinh tế.
Khó kiềm chế được nhập siêu
Với mức độ và quy mô phá giá như lần này của NHNN, hầu như sẽ ít tác động đến vấn đề nhập siêu của nền kinh tế. Nhập siêu ở Việt Nam vẫn là một yếu tố mang tính cơ cấu của nền kinh tế, khi phần lớn các hàng hóa nhập khẩu đều là máy móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Nghiên cứu về điều kiện Marshall-Lerner tại Việt Nam cho thấy không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa sự giảm giá tiền đồng với việc giảm khối lượng nhập khẩu từ nước ngoài. Nguyên nhân là do hệ số co giãn nhập khẩu của Việt Nam rất thấp, và tác động của tỷ giá lên giá nhập khẩu hàng hóa có một độ trễ nhất định (từ 3-9 tháng). Vì thế, tiền đồng bị phá giá ở mức độ 2% hầu như không ảnh hưởng đến khối lượng nhập khẩu, trong khi kim ngạch nhập khẩu còn có thể gia tăng do giá hàng hóa nhập khẩu đắt hơn.
Trong khi đó, cần phải phá giá ở mức độ cao hơn nữa mới có thể làm cho hàng hóa Việt Nam có tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và theo đó tăng mạnh được kim ngạch xuất khẩu. Sau một số năm lạm phát tăng thường xuyên, cao hơn nhiều so với tốc độ mất giá của tiền đồng, hiện nay tỷ giá danh nghĩa đang rời xa tỷ giá thực, khiến đồng Việt Nam thực tế đang được định giá khá cao khoảng 12%, ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Tác động không quá lớn, ngoại trừ làm quá trình giảm lãi suất gặp thêm khó khăn
Tác động của đợt phá giá tiền đồng lần này sẽ không quá lớn, ngoai trừ có thể khiến việc giảm mặt bằng lãi suất trở nên khó khăn hơn. Tiền đồng chính thức mất giá sẽ gây ra những biến động tâm lý cho người dân. Nếu như trước đây, tỷ giá ổn định, chênh lệch lãi suất tiết kiệm tiền VND và USD lên đến 6-7%, người dân có xu hướng gửi tiết kiệm tiền đồng thay vì tiền USD.
Trong 7 tháng đầu năm, huy động tiền VND lên đến 19.4% trong khi huy động USD giảm 2.4%. Nhưng với đợt mất giá tiền đồng 2% này, chênh lệch lãi suất không còn quá hấp dẫn, người dân có thể thay đổi hành vi, nắm giữ USD nhiều hơn, và theo đó, tăng trưởng huy động tiền đồng sẽ bị ảnh hưởng, lãi suất vì thế cũng khó giảm hơn. Kỳ vọng lạm phát tăng cũng là nguyên nhân khiến cho mặt bằng lãi suất vốn đã khó giảm xuống, nay lại càng khó hơn.
Lạm phát cũng sẽ bị ảnh hưởng, thông qua kênh nhập khẩu các đầu vào của nền kinh tế, từ đó gia tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, cũng như gia tăng giá các hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu. Tuy nhiên, động thái tăng tỷ giá lần này cũng chỉ là hợp thức hóa việc tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp từ hơn một tháng nay. Các DN ít khi mua được USD với giá các NHTM niêm yết, mà thường phải trả thêm phí, hoặc phải mua giá cao ở TT tự do. Vì thế, yếu tố tăng tỷ giá có thể đã được phản ánh qua giá cả và lạm phát tháng 8, và do đó, ở những tháng kế tiếp, tác động sẽ không còn quá lớn.
Các khoản vay nợ nước ngoài cũng sẽ gia tăng. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2009, nợ nước ngoài của Việt Nam chiếm 39% GDP, trong đó, vay nợ bằng đồng USD chỉ chiếm 16.61%, còn lại là đồng Yên (chiếm 41.96%) và các đồng tiền khác. Vì thế tỷ giá tăng 2% không có tác động nhiều đến khoản nợ vay nước ngoài. Chính cơ cấu đồng tiền vay khá đa dạng đã khiến nợ quốc gia Việt Nam giảm thiểu được khá nhiều rủi ro về tỷ giá.
Bên cạnh những tác động tiêu cực nhưng không quá lớn nêu trên, việc giảm giá nhẹ VND thực ra lại là bước đi phản ánh đúng hơn giá trị thực của tiền đồng, làm cho thị trường ngoại tệ được thông suốt hơn, chênh lệch tỷ giá tự do và tỷ giá NHTM có thể được rút ngắn trở lại, và ít gây tâm lý hoang mang cho người dân. Tăng tỷ giá còn khiến cho dư địa chính sách tiền tệ rảnh rang hơn, hỗ trợ thêm cho NHNN tăng cường tác động đến thị trường để hỗ trợ giảm lãi suất. Đồng Việt Nam giảm giá cũng kích thích các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục và tăng cường đầu tư giải ngân, đóng góp thêm vào cán cân thanh toán, tài trợ bổ sung cho thâm hụt thương mại.
Sức ép tỷ giá vẫn còn tiếp tục cho đến cuối năm
Sức ép đối với tỷ giá có lẽ là bài toán chưa có lời giải trọn vẹn. Việc phá giá tiền đồng 2% ở thời điểm này chỉ có thể làm nhẹ đi tạm thời căng thẳng trên thị trường ngoại hối, còn rủi ro tỷ giá vẫn tồn tại và có thể tăng cao hơn nữa vào cuối năm.
Hình 2 - Tỷ giá thực tế, tỷ giá danh nghĩa và nhập siêu (1992-2009)
Bản chất của vấn đề là tiền đồng vẫn bị định giá cao, và vì thế luôn luôn có sức ép giảm giá. Từ năm 2004, mặc dù tỷ giá danh nghĩa luôn có xu hướng tăng, nhưng mức độ mất giá quá thấp so với tỷ lệ lạm phát cao, tỷ giá thực tế (REER) VND lại có xu hướng giảm, tiền đồng thực tế lên giá quá cao. Tính đến cuối năm 2009, VND đã lên giá thực tế 12% so với đồng tiền của các đối tác thương mại chính, nếu so sánh với năm gốc 2000.
Từ đầu năm 2010 cho đến nay, tiền đồng đã chính thức giảm giá 5.3%, trong khi lạm phát vẫn ở mức cao tương đối so với thế giới, đồng VND tiếp tục bị định giá cao khiến cạnh tranh thương mại của Việt Nam bị suy giảm, nhập siêu vì thế đã tăng mạnh, đặc biệt là 3 năm trở lại đây, và theo đó, vẫn gây sức ép giảm giá tiền đồng.
Bên cạnh vấn đề nhập siêu vẫn chưa thể giải quyết triệt để, áp lực đến giá trị VND vẫn còn tồn tại, do đợt thay đổi tỷ giá lần này vẫn không làm thay đổi được bản chất cung cầu các dòng ngoại tệ trong nội tại nền kinh tế đã hiện diện từ quý 3, như là hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng ngoại tệ quá nóng ở thời điểm 2 quý đầu năm. Và chắc chắn, vấn đề tỷ giá từ nay cho đến cuối năm sẽ trở thành trung tâm chú ý của thị trường, thay cho lạm phát của những tháng đầu năm.
TS. Tô Trung Thành
Giảng viên Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Kinh tế trưởng, Công ty chứng khoán Thái Bình Dương (PSC)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa yêu cầu Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, rà soát một số điểm chưa hợp lý mà báo chí nêu trong Điều 5, 16, 18 của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 25/5/2010.Xung quanh vấn đề này chúng tôi tóm tắt và bình luận về nội dung của một số điều nêu trên.
Điều 5. Tỷ lệ an toàn vốn riêng lẻ của tổ chức tín dụng
Một số điều quy định tại thông tư này có một số thay đổi so với Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19 tháng 4 năm 2005 là Thông tư 13 đã quy định một số khoản giảm trừ trong vốn tự có và tăng hệ số rủi ro một số khoản vay. Trong đó đáng chú ý hơn cả là hệ số rủi ro của một số khoản vay như sau:
Theo những quy định tại Khoản 5.5 thì hệ số rủi ro của những khoản vay đối với các khoản cho vay các công ty con, công ty liên doanh, công ty liên kết của tổ chức tín dụng đã được nâng lên 150% thay vì 100% như Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN. Chúng tôi cho rằng NHNN tăng hệ số rủi ro này nhằm hạn chế các ngân hàng sử dụng vốn huy động để tài trợ cho các doanh nghiệp có “quan hệ” với mình. Đây là một biện pháp cần thiết để phòng ngừa ngân hàng lạm dụng vốn huy động cho vay một cách thiếu kiểm soát đối với những doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, quy định này sẽ gây sức ép lên việc tái cơ cấu các khoản vay cho nên các ngân hàng cần thời gian và lộ trình để thực hiện. Thời gian có hiệu lực của Thông tư 13 có thể quá ngắn để ngân hàng tái cơ cấu lại những khoản vay này.
Quy định tại Điểm a- Khoản 5.6 trong đó cho vay đầu tư chứng khoán có hệ số rủi ro 250%. Tuy vậy, trong phần định nghĩa thuật ngữ tại Điều 2 - Thông tư 13 không định nghĩa rõ thế nào là cho vay đầu tư chứng khoán. Do vậy VNBA đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét lại với trường hợp cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán do mức độ rủi ro về tín dụng là không đáng kể.
Thực tế, hệ số rủi ro tài sản có 250% đã được quy định tại Điều 4 – Quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN. Trong đó kinh doanh chứng khoán được định nghĩa khá rõ trong tại Điều 3 của quyết định này. Điểm đáng lưu ý là “chứng khoán” theo định nghĩa tại Khoản 1 – Điều 25 luật chứng khoán bao gồm trái phiếu của công ty đại chúng.
Như vậy, nếu điều khoản này được thực thi một cách chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Trong khi đó về bản chất trái phiếu ít rủi ro tương tự như một khoản vay tín dụng.
Tại Điểm c-Khoản 5.6 quy định hệ số rủi ro là 250% đối với tất cả các khoản vay kinh doanh bất động sản. Bất động sản ở đây không phân biệt là bất động sản đã hình thành hay là tài sản hình thành trong tương lai, theo VNBA, là không phù hợp với mức độ rủi ro đối với từng loại tài sản khác nhau. Điều này sẽ gây khó khăn cho không ít ngân hàng dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản chiếm một tỷ lệ khá lớn.
Điều 16: Quy định về giới hạn góp vốn mua cổ phần
Các quy định trong điều này cũng khá mới so với những quy định trước đó. Trong đó đáng chú ý là quy định đã đặt ra giới hạn của việc tỷ lệ tối đa mà một ngân hàng có thể góp vốn vào một doanh nghiệp là 11%. Như vậy, những ngân hàng đang sở hữu quá tỷ lệ này thì sẽ làm như thế nào? Thực tế, để ngân hàng thoái vốn khỏi các doanh nghiệp sẽ cần một thời gian dài hơn thời hạn Thông tư có hiệu lực.
Điều 18: Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động
Điều này quy định tỷ lệ cấp tín dụng đối với các ngân hàng không quá 80% vốn huy động. Tuy nhiên, vốn huy động theo quy định này lại không bao gồm tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế, Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội và các tổ chức khác. Như vậy thực tế ngân hàng chỉ có thể cho vay được khoảng 60% vốn huy động, vì có tới 15-20% vốn huy động là vốn không thể cho vay theo quy định này. Theo VNBA thì tỷ lệ nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán khoảng 35 đến 40% là tỷ lệ quá cao và không hợp lý.
Theo Vietstock
Quyết định phá giá chỉ tệ của giới hữu trách Việt Nam hồi đầu tuần này đã không ngăn được đà sụt giá của tiền đồng.
Tường thuật của tờ Financial Times cho biết Việt Nam hy vọng việc phá giá tiền đồng hơn 2% hôm thứ ba có thể làm giảm áp lực xuống giá, nhưng sự kiện tiền đồng được bán với giá thấp hơn nữa trên thị trường chợ đen hôm thứ tư cho thấy việc phá giá thêm có thể xảy ra.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã nâng tỉ giá hối đoái của tiền đồng với đô la Mỹ lên mức 18 ngàn 932 đồng ăn một đô la để tìm cách ứng phó với mức nhập siêu ngày càng tăng. Tuy nhiên, trên thị trường chợ đen hôm thứ tư tiền đồng sụt tới mức 19,480 từ mức 19,320 của ngày trước.
Thâm hụt mậu dịch của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm nay đã lên tới 7,4 tỉ đô la, cao hơn gấp đôi so với con số của cùng kỳ năm ngoái.
Các kinh tế gia cho rằng áp lực đang tiếp diễn đối với tiền đồng cho thấy rằng nhập siêu sẽ tiếp tục gia tăng và nền kinh tế có thể khó đạt được mức tăng trưởng 6,5% trong năm nay như dự báo của Ngân hàng Thế giới.
Tờ Financial Times trích lời ông Jonathan Pincus, một kinh tế gia thuộc Chương trình Huấn luyện Kinh tế Fulbright ở Sài Gòn, nói rằng việc phá giá 2% không ảnh hưởng nhiều tới vấn đề nhập siêu và đây là một hành động theo chiều hướng đúng vì tiền đồng vẫn còn định giá quá cao.
Ông Lê Đăng Doanh, cựu Giám đốc Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho biết rằng có phần chắc đây không phải là lần phá giá đồng bạc chót trong năm nay.
Trong khi đó, hãng tin Bloomberg trích lời ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban giám sát tài chánh quốc gia, nói rằng “rủi ro tài chánh vĩ mô đáng kể nhất mà Việt Nam có thể gặp phải trong trung hạn là vấn đề tiền tệ, cụ thể là tỉ giá.”
Nguồn: Times, Bloomberg
- Essay: Today’s Vietnam is “same-same but different” (GlobalPost)
- Vietnam’s banned goods list to expand (Assiaone News)
- TS Lê Xuân Nghĩa: Rủi ro tài chính vĩ mô: Lớn nhất là tỷ giá (VNEconomy)
- Phỏng vấn TS Nguyễn Quang A: Trước sức ép nhập siêu, Việt nam quyết định tiếp tục phá giá đồng Việt Nam (RFI)
Nâng tỷ giá là bước đi đúng CafeF
Có thể nói đây là một bước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ theo cung cầu thị trường của NHNN.
Các ngành nghề bao gồm: sản xuất hóa chất cơ bản; thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất làm lạnh; sản xuất pin, ăcquy; tái chế giấy, nhựa, kim loại, dầu nhớt cặn...
Đây là lần đầu tiên Chính phủ chủ trì bàn về phát triển nguồn nhân lực cho riêng Khu kinh tế Vũng Áng, khu kinh tế có nhu cầu 35.000 lao động vào năm 2015.
Các dự án này bao gồm dự án xây dựng sân bay quốc tế, nhà máy nhiệt điện chạy than, xây dựng KCN, quy hoạch đô thị và xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch ở VN.
Trên thực tế, sự tăng giá USD lần này là nhằm mục đích kiềm chế nhập siêu, ổn định phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm.
Resort của Bầu Đức nguy cơ rớt hạng (VnEx 17-8-10) -thd- Like most resorts in VN, this place is kitschy, tacky! (I've been there!)
Cà phê: High demand for coffee’s perfect brew (FT 17-8-10) -- Noí nhiều đến VN
18/08/2010 (GMT+7) - Nếu không muốn bị mắc bẫy thu nhập trung bình, trong xây dựng Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam cần bắt đầu tính toán đến điều này. Phải cải cách mạnh mẽ, chứ không phải cải cách đơn giản như trước đây - TS Homi Kharas, Viện Nghiên cứu Brookings, Hoa Kỳ trao đổi với Thủ tướng Việt Nam, các học giả, nhà nghiên cứu chính sách cao cấp tại hội thảo ở Hà Nội ngày 18/8.
Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011 - 2020 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương, các tổ chức quốc tế lớn ở Việt Nam.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chiến lược đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm. Đến năm 2020, GDP bình quân theo đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 - 3.200 USD, thu nhập thức tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với hiện tại.
Thay chiến lược tăng trưởng
TS Homi Kharas lưu ý đặc biệt Việt Nam về nguy cơ bẫy thu nhập trung bình, hay được hiểu là tình trạng bị "kẹt" bởi chất lượng tăng trưởng của mình. Việt Nam đã đạt tăng trưởng ấn tượng trong thập kỷ qua, thể hiện rõ từ việc chuyển từ một quốc gia nghèo lên thu nhập trung bình.
Nền sản xuất hàng hóa thương phẩm và hàng hóa chế tạo được trả lương thấp nhưng vẫn có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Việt Nam hiện chưa rơi vào bẫy thu nhập trung bình nhưng có thể tiến vào "vùng nguy hiểm" của cái bẫy đó trong một thập kỷ tới.
Theo ông Kharas, nếu không muốn bị mắc bẫy, ngay từ bây giờ, trong xây dựng Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011 - 2020, Việt Nam cần tính toán đến điều này.
TS Homi Kharas trao đổi với đồng nghiệp. Ảnh: XL |
"Các giải pháp để không rơi vào bẫy không chỉ giải quyết bởi cải cách đơn giản như đã từng làm khi còn ở mức phát triển thấp như tự do hóa, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Mà khi đã đạt mức thu nhập trung bình và để tránh bẫy thì cải cách phải trở nên mạnh mẽ và triệt để hơn như tiến bộ mới trong giáo dục, năng lực hấp thu kỹ năng công nghệ mới, thể chế tốt hơn. Việc này sẽ mất nhiều thập kỷ để giải quyết", ông giải thích.
Trong môi trường toàn cầu mới, Việt Nam cần thay đổi chiến lược tăng trưởng của mình. TS Kharas cho rằng, tăng trưởng hiện nay của Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào tín dụng. Tỉ lệ tín dụng/GDP lớn và mang khả năng dễ bị tổn thương nên phải có cơ chế tránh khủng hoảng.
Bên cạnh đó, tăng trưởng phụ thuộc vào các tập đoàn kinh tế lớn, ít đổi mới, sáng tạo và tích lũy, ngành hậu cần và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, bong bóng bất động sản ở thành phố lớn lại phổ biến.
Trong chiến lược xây dựng, phải đầu tư cho một số ngành kinh tế mũi nhọn có cơ hội phát triển tốt hơn chứ không dàn trải cho toàn bộ nền kinh tế, chuyển từ tích lũy sang đổi mới và sáng tạo dựa trên công nghệ và kỹ thuật, giải quyết quan liêu hành chính....
Về xuất khẩu, TS Kharas cho rằng trong thập kỷ tới, đây vẫn là công cụ quan trọng, không chỉ mang lại thu nhập mà cả công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, cần xem xét các ngành xuất khẩu có dựa trên xuất khẩu bền vững hay không.
"Việt Nam đã tăng trưởng tốt nên nhiều tổ chức muốn cho Việt Nam vay và đương nhiên các chương trình vay có vẻ dễ dàng. Nhưng Việt Nam cần thận trọng hơn trong cách tiếp cận. Sẽ không phải con đường lâu dài nếu khuyến khích mọi người tới Việt Nam và nói rằng chúng tôi giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu.
Xuất khẩu không phải là điểm cuối của câu chuyện mà còn vấn đề việc làm, công nghệ, ảnh hưởng chuỗi cung ứng, công nghiệp phụ trợ... Xuất khẩu có thể tăng cường mối liên hệ giữa nhà chế tạo trong nước và thị trường bên ngoài. Do đó, Việt Nam phải đưa ra chỉ số phát triển rõ ràng để xem xét tác động của xuất khẩu như thế nào, từ đó đưa ra ưu đãi có phù hợp cho doanh nghiệp hay chỉ là trợ cấp tốn kém của chính phủ", TS Kharas nói.
Điểm gút: công nghiệp hỗ trợ
Làm thế nào để xây dựng một chính sách công nghiệp phù hợp với các lợi thế so sánh của Việt Nam và giúp Việt Nam tránh được bẫy thu nhập trung bình? Giáo sư Ohno từ Diễn đàn Phát triển Việt Nam cho rằng công nghiệp hỗ trợ là xuất phát điểm phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên, tiến độ giải quyết vấn đề con người, hậu cần, marketing đến nay vẫn còn chậm trễ.
TS Phan Đăng Tuất - Viện trưởng Viện chiến lược công nghiệp đồng tình với GS Ohno rằng công nghiệp hỗ trợ chính là "điểm gút", cũng là điểm khởi động công nghiệp Việt Nam để tiếp cận công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Ông Tuất nhận định công nghiệp hỗ trợ sẽ giúp rút ngắn quá trình vì là nơi "thúc đẩy tái cơ cấu, giá trị gia tăng cao, đội ngũ lao động được rèn luyện". Chỉ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ mới tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Năm 2020, GDP bình quân đầu người phấn đấu đạt hơn 3.000 USD
(PL)- Ngày 18-8, Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Ngân hàng Thế giới đã tổ chức hội thảo “Việt Nam hướng tới thập niên mới và giai đoạn xa hơn”.
Vụ phá giá đồng bạc: Hàng nhập khẩu rục rịch tăng giá theo USD (VnEx 18-8-10) -- Vietnam devalues (FT 18-8-10) -Vietnam to Allow Weaker Dong, Sets New Reference Rate (Bloomberg 17-8-1) -- Vietnam Dong Devaluation Highlights Economic Stresses (WSJ 18-8-10) --"every 1% move higher in the dollar-dong rate adds around 15 basis points to inflation" .. "another devaluation may be on the cards". Vietnam devaluation fails to stem dong’s fall (FT 18-8-10) -- (Trong lúc nhiều chuyện trọng đại xảy ra cho đất nước thì lướt qua trang chủ các website báo chí VN sẽ thấy gì? - Hoa hậu Việt Nam (đến nhà thăm), hoa hậu người Việt ở nước ngoài (hoãn), hoa hậu biển (khoe hàng!), hoa hậu áo dài (sửa mủi, mất ngôi)... Nhưng không sao, báo chí không phê phán chế độ là được rồi, phải không các đồng chí? Nếu Marx còn sống, hẵn ông sẽ nói "Thi hoa hậu là thuốc phiện của quần chúng" và báo chí là những người buôn thuốc phiện!))
Vietnam’s decision to devalue its currency, as part of efforts to control a ballooning trade deficit, did little to ease pressure on the dong raising the possibility of further devaluations
TT - Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại khai mạc hội thảo về dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 - một trong những văn kiện quan trọng nhất của Đại hội Đảng lần thứ XI - được tổ chức tại Hà Nội ngày 18-8, do Ngân hàng Thế giới và Viện Khoa học xã hội Việt Nam đồng tổ chức.
3 kịch bản kinh tế Việt Nam năm 201018/08/2010 16:58:33Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM) thì “Mục tiêu tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% cho năm 2010 có nhiều khả năng đạt được”.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Kịch bản thứ nhất: Kịch bản cơ bản, phân tích mô hình kinh tế lượng vĩ mô. Với kịch bản này, CIEM cho rằng, GDP năm 2010 có thể tăng ở mức 6,54%; lạm phát trung bình năm tăng 8,54%; xuất khẩu tăng trưởng 18,5%.
Trong khi đó, thâm hụt thương mại so với GDP là 9,3%; thâm hụt ngân sách bằng 6,1% GDP.
Kịch bản này xảy ra khi kinh tế thế giới phục hồi với mức tăng trưởng GDP giả định khoảng 3,5%; FDI vào Việt Nam tăng khoảng 10% so với năm 2009… và Việt Nam thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng, VND được giả định tăng giá danh nghĩa 8% so với USD.
Trong kịch bản cơ bản, CIEM cho rằng, GDP năm 2010 có thể tăng ở mức 6,54% |
Điểm khác biệt ở kịch bản thứ hai là giả định đối tác thương mại của Việt Nam đạt mức tăng trưởng hơn ở 4,5% nhưng giá một số mặt hàng trọng yếu không thay đổi so với kịch bản cơ bản. Trong khi đó, giải ngân FDI tăng mạnh ở mức 15% so với năm 2009…
Kịch bản thứ ba: Kịch bản thấp. Kịch bản thấp cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2010 của Việt Nam chỉ đạt 6,3%.
Các kết quả dự báo từ mô hình kinh tế lượng vĩ mô của CIEM đều cho thấy, trong năm 2010 nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ cao hơn năm 2009. Tuy nhiên, lạm phát vẫn đứng ở mức cao và thâm hụt ngân sách chưa thể giảm xuống mức dưới 5%.
CIEM lưu ý rằng, nếu như ưu tiên chính sách thay đổi, nghĩa là lựa chọn tốc độ tăng trưởng cao, thì tăng trưởng ở mức 6,8-7% là có thể đạt được nhưng Việt Nam phải đánh đổi bằng mức thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách nhà nước và lạm phát cao hơn.
(Theo Vneconomy)
Phá giá tiền đồng Việt Nam lần thứ 3 trong năm
Giá tiền đồng Việt Nam sụt giảm so với đô-la sau khi Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam phá giá đồng tiền lần thứ 3 trong năm nay để kiềm chế thâm hụt thương mại.
Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng tỷ giá thêm hơn 2% (VnEx 17-8-10)
Quyết định điều chỉnh được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố cuối chiều 17/8, sau gần một tháng đôla thị trường tự do lên cơn sốt giá và vượt qua mức niêm yết của ngân hàng.
Rủi ro tài chính vĩ mô: Lớn nhất là tỷ giá
“Rủi ro tài chính vĩ mô đáng kể nhất mà Việt Nam có thể gặp phải trong trung hạn là vấn đề tiền tệ, cụ thể là tỷ giá”
Nhập khẩu tôm hùm đỏ tại Sóc Trăng: Chưa được cấp phép Lao động
(LĐ) - Đây là khẳng định của Vụ Nuôi trồng thủy sản (NTTS - Bộ NNPTNT) liên quan đến thông tin một đơn vị nhập khẩu sản phẩm tôm hùm đỏ từ Mỹ có nguy cơ đe dọa môi trường thủy sinh. Theo ông Dương Tiến Thể - Phó Vụ trưởng Vụ NTTS, tôm hùm nước ngọt ...
Nhập khẩu tôm hùm đỏ không phépAn ninh thủ đô
Tôm hùm đỏ - mối lo mới của người nuôi trồng thủy sảnDân Trí
Tôm hùm hại lúa bị nhập trái phépBáo Đất Việt
An ninh thủ đô -Kinh tế Nông thôn -Dân Trí
tất cả 14 bài viết »
(LĐ) - Đây là khẳng định của Vụ Nuôi trồng thủy sản (NTTS - Bộ NNPTNT) liên quan đến thông tin một đơn vị nhập khẩu sản phẩm tôm hùm đỏ từ Mỹ có nguy cơ đe dọa môi trường thủy sinh. Theo ông Dương Tiến Thể - Phó Vụ trưởng Vụ NTTS, tôm hùm nước ngọt ...
Nhập khẩu tôm hùm đỏ không phépAn ninh thủ đô
Tôm hùm đỏ - mối lo mới của người nuôi trồng thủy sảnDân Trí
Tôm hùm hại lúa bị nhập trái phépBáo Đất Việt
An ninh thủ đô -Kinh tế Nông thôn -Dân Trí
tất cả 14 bài viết »
Trâu, bò nhập khẩu không cánh mà bay VOV
Dù có rất nhiều thủ tục được dựng lên để kiểm soát trâu, bò nhập tại khu cách ly, nhưng các doanh nghiệp vẫn dễ dàng lọt qua vì khâu nào cũng có những sơ hở.
Lồng ghép trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững vào doanh nghiệp VOV
Việc tham gia mạng lưới Hiệp ước toàn cầu và đẩy mạnh các hoạt động trách nhiệm xã hội doanh nghiệp một mặt góp phần vào sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước, mặt khác góp phần nâng cao uy tín, giá trị thương hiệu…
Việt Nam được xếp hạng 81/100 về tổng thể các quốc gia tốt nhất. Trong đó Giáo dục đứng thứ 64, Sức khoẻ: 52, Chất lượng đời sống: 74, Năng động kinh tế: 79, Môi trường chính trị: 95.
Diên Vỹ, X-Cafe tổng hợp từ Newsweek
19.08.2010
Vừa qua, Tuần báo Newsweek đã xếp hạng các quốc gia trên thế giới trong giai đoạn 2008-2009. Nổi bật là các nước Bắc Âu với Phần Lan xếp vị trí thứ nhất. Kế đến là các nước Bắc Mỹ và Â Châu trong đó Hoa Kỳ đứng thứ 11, dưới Nhật Bản ở vị trí thứ 9.
Bảng xếp hạng tổng thể top 100:
1. Finland
2. Switzerland
3. Sweden
4. Australia
5. Luxembourg
6. Norway
7. Canada
8. Netherlands
9. Japan
10. Denmark
11. United States
12. Germany
13. New Zealand
14. United Kingdom
15. South Korea
16. France
17. Ireland
18. Austria
19. Belgium
20. Singapore
...
58. Thailand
59. Trung Quốc
...
63. Philippines
...
66. Srilanka
...
73. Indonesia
...
81. Việt Nam
...
100. Burkina Faso
Chúng ta có thể xem trang minh hoạ tương tác để biết từng quốc gia được xếp hạng theo từng lĩnh vực bằng các bấm vào tên quốc gia ở cột bên trái.
Căn cứ theo bảng xếp hạng này thì Việt Nam nằm trong nhóm có dân số cao và mức thu nhập thấp.
Thứ hạng của Việt Nam (trên tổng số 100):
Tổng thể: 81
Giáo dục: 64
- 90.4% biết đọc/viết
- Trình độ trung bình: 10,7
Sức khoẻ: 52
- Tuổi thọ trung bình: 64 (số năm một người sống hoàn toàn khoẻ mạnh)
Chất lượng đời sống: 74
- Chênh lệch về thu nhập (chỉ số GINI): 37,8%
- Điểm chênh lệch về công bằng giới tính: 0,680 (trình độ, sức khoẻ, thu nhập, chính trị với 0: không công bằng và 1: công bằng)
- Tỉ lệ dân số sống dưới $2/ngày: 48,42%
- Tiêu dùng bình quân đầu người mỗi năm: $699
- Tỉ lệ giết người trong mỗi 100 nghìn người: 3,8
- Sức khoẻ môi trường: 59,9 (theo bảng tiêu chuẩn môi trường của Yale)
- Tỉ lệ thất nghiệp: 2,9%
Năng động kinh tế: 79
- Tăng trưởng sản lượng (GDP/capita): $2.900
- Tỉ lệ sản phẩm dịch vụ trên GDP: 38,17%
- Tỉ lệ sản xuất hàng hoá trên GDP: 18,69%
- Chỉ số đầu tư sáng tạo: 3,45
- Điều kiện luật lệ thương mại dễ dàng (1 - 183): 93
- Thời gian giải quyết tranh chấp thương mại: 5 năm
- Thời gian làm thủ tục mở doanh nghiệp: 50 ngày
Môi trường chính trị: 95
- Điểm số của Freedom House về tự do chính trị (1: cao nhất, 7: thấp nhất): 6
- Điểm số về quyền tham gia chính trị của người dân (0: thấp nhất, 10: cao nhất): 1,67
- Ổn định chính trị: 66,5
Điều đáng lưu ý là các điểm số về tự do chính trị và ổn định chính trị có tính tỉ lệ nghịch. Theo biểu đồ trên, rõ ràng là điểm số về môi trường chính trị (95) đã kéo Việt Nam xuống thấp hơn vị trí so với các quốc gia có thứ hạng tương tự trên những lĩnh vực khác.
Mỹ - Châu Á - Chính sách kinh tế: Absent in Danang: The Need for a U.S. Trade Policy in Asia (CSIS 25-8-10) -- Bài Ernest Bower
Đồ gỗ ngoại nhập tràn ngập (NLĐ 23-8-10) -- DN gỗ trong nước bị bỏ rơi (NLĐ 25-8-10)Lỗ hổng từ vụ giấu lãi của Quốc Cường Gia Lai (VnEx 25-8-10)
-Các doanh nghiệp FDI niêm yết: Lỗ do chuyển giá? CafeF Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất từ chính các công ty mẹ ở nước ngoài với giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế.
- Ra điều kiện chặt về thiết bị khi Trung Quốc “trúng thầu” (VNN)-- Xe đạp Trung Quốc nghi dán mác Việt Nam: Gấp rút xác minh loại nhãn hiệu đang bị giả (Đại ĐK)
- Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc vi phạm tác quyền nghiêm trọng nhất châu Á (RFI)-- Cập phép tổ chức tài chính vi mô đầu tiên tại Việt Nam (VNEconomy)
- Muối ế đầy đồng vẫn xin nhập khẩu (PLTP)- Nông sản lên giá, ai hưởng lợi? (Tuổi trẻ)
- Báo chí Mỹ tin ở thị trường chứng khoán Việt Nam (Vina Corp). Bài gốc: Vietnam’s stock market has come far in its first 10 years (USA Today)
Chính phủ đồng ý nâng công suất nhà máy thép Dung Quất lên 7 triệu tấn -SGTT.VN - Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa ký văn bản cho phép công ty TNHH Guang Lian (Đài Loan) điều chỉnh, nâng công suất dự án nhà máy luyện cán thép từ 5 triệu tấn thép/năm lên 7 triệu tấn/năm.
-Mở rộng hình thức chi trả kiều hối VOV-Số lượng doanh nghiệp xếp hạng trung bình tăng mạnh --SGTT.VN - Theo kết quả xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp niêm yết năm nay của trung tâm Thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước (CIC), số lượng doanh nghiệp được xếp hạng ở tất cả các hạng đều tăng do số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng.
- Vietnam’s Trade Gap Narrows in Boost for Government After Dong Devaluation (bloomberg)-- Nguyễn Tiến Dũng (ĐH Toulouse – Pháp) Kẻ khổng lồ bên cạnh ta (Tia sáng). -- Từ tái cấu trúc kinh tế đến đầu tư công (TBKTSG)--Tàu điện một ray trong quy hoạch GT đô thị tại TP.HCM -Xây dựng Tàu điện một ray tại TP.HCM được Vinaconex nhận định sẽ thuận lợi hơn so với triển khai dự án này tại Hà Nội.
Global economic recovery will be 'LuVVy'-shaped, predicts WPP Telegraph-Sir Martin Sorrell's advertising giant forecasts a "LuVVy"-shaped global economic recovery as it says the US is bouncing back strongly.
Khoảng cách giàu nghèo của khối ASEAN quá chênh lệch
Đà Nẵng - Lãnh đạo các nước trong Hiệp hội các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN) hôm nay thứ Tư ngày 25 tháng Tám năm 2010 cảnh cáo rằng khoảng cách quá lớn giữa những nước giàu nhất và nghèo nhất trong khối ASEAN có thể hăm dọa nỗ lực nhằm tiến đến một thị trường chung cho khối.
Cam Bốt, Lào, Miến Điện và Việt Nam tuy có tỉ lệ tăng trưởng cao kỷ lục, nhưng bình quân đầu người dựa trên tổng sản lượng nội địa (GDP) thì lại quá thấp, thấp nhất trong mười nước thành viên trong khối này, bao gồm Singapore, Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á và Brunei.
"Sự nguy hiểm của cái khoảng cách phát triển chênh lệch nhau quá vẫn là chướng ngại lớn lao nhất cho tương lai phát triển của Hiệp hội Các Nước Đông Nam Á châu, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế mà khối ASEAN đang khai triển," Thủ tướng Việt Nam ông Nguyễn Tấn Dũng nói trong bài diễn văn khai mạc buổi họp thường niên của các bộ trưởng thương mãi và mậu dịch của ASEAN ở thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Các nước trong khối ASEAN đang làm việc cùng nhau để tiến đến việc thành lập một thị trường chung và cở sở sản xuất kỹ nghệ cho khoảng 600 triệu người, một mục đích được khích lệ bởi sự cạnh tranh từ Trung Quốc và Ấn Độ.
Tuy nhiên, cái khoảng cách giàu nghèo quá chênh lệch giữa các nước trong khối quá lớn có thể làm hỏng nỗ lực tạo nên một thị trường chung này, tổng thư ký ASEAN ông Surin Pitsuwan nói với các phóng viên.
"Cái nhà bị chia hai với một khoảng cách lớn như thế thì không chắc chắn, ổn định," ông nói với các phóng viên.
(DCVOnline: Lợi tức tính theo bình quân đầu người (US dollars) của các nước trong khối ASEAN năm 2009 như sau, theo IMF (2):
Singapore $37.293
Brunei $36.680
Malaysia $7.468
Thailand $3.972
Indonesia $2.223
Philippines $1.720
Vietnam $1.052
Lao $897
Cambodia $781
Myanmar $442
© DCVOnline
Nguồn:
(1) Asean rich-poor gap worries. AFP, 25 August 2010
(2) List of countries by GDP (PPP) per capita. International Monetary Fund, 2010.
Khủng hoảng kinh tế -- Sách: First Bank of the Living Dead (National Interest Sep-Oct/2010) -- Dan Drezner điểm mấy cuốn sách của Malllaby, Roubini, etc...(1) Asean rich-poor gap worries. AFP, 25 August 2010
(2) List of countries by GDP (PPP) per capita. International Monetary Fund, 2010.
Kinh tế học phát triển: Học thuyết kinh tế cơ cấu mới -- Cơ sở để xem xét lại sự phát triển (Hội thảo tại Hà Nội 18-8-10) -- Bài của Justin Lin. Nguyên văn tiếng Anh: New Structural Economics: A framework for rethinking development. Sinh viên (và vài GS kinh tế!) nên đọc bài này! ◄
Asean rich-poor gap worries Straits Times
DANANG (Vietnam) - ASEAN leaders warned on Wednesday of a widening gap between South-east Asia's richest and poorest nations that could threaten the region's drive for a single market.
Cambodia, Laos, Myanmar and Vietnam have recorded high growth rates but their per capita gross domestic product remains the lowest among the 10 members of the Association of South-east Asian Nations (Asean).
'The danger of a widening development gap remains a major obstacle to Asean's future development, especially given the context of expanded Asean economic integration,' Vietnam's Prime Minister Nguyen Tan Dung said in opening remarks to an annual meeting of the bloc's trade and commerce ministers.
Asean is working towards establishing by 2015 a single market and manufacturing base of about 600 million people, a goal which was spurred by competition from China and India.
The gap between Asean 's rich and poor members 'is quite wide' and could undermine efforts to create the single market, Asean secretary general Surin Pitsuwan told reporters.
'A house divided by such a gap is not stable,' he told reporters. -- AFP