Sau sụp đổ Liên Xô và Đông Âu, xem như ý thức hệ cánh tả đơn nguyên, mà người ta thường dùng từ "chủ nghĩa cộng sản" xem như đã đi vào quá khứ ngay từ trong cái nôi mà nó đã được sinh ra. Thế nhưng ở đâu đấy trên quả đất này, vẫn còn những tư tưởng neo bám cái đã chết.
Không hiểu vì sao, ngay cả lúc này ở bên kia bờ đại dương của châu Mỹ, cũng xuất hiện vài lãnh tụ như Hugo Chavez của Venazuela muốn đi theo con đường của ý thức hệ cánh tả đơn nguyên. Trong khi, nơi mà sao chép bản sao cánh tả đơn nguyên cực đoan ở trời Phi - Lybia - đang trên con đường sụp đổ. Mặc dù ngày nay đốt đuốc đi tìm cũng không còn thấy nơi đâu còn hình thái kinh tế bao cấp của chủ nghĩa xã hội.
Vì đứng trên quan niệm triết học duy vật thì đơn nguyên là không có mâu thuẩn và đối lập, ắt không thể phát triển, mà chỉ đi đến chỗ tàn lụi.
Thế giới của thế kỷ 21 không còn là chiến tranh ý thức hệ, mà là chiến tranh của năng lượng, nguồn nước và lương thực. Mọi tư tưởng neo bám ý thức hệ chỉ còn là ngụy biện để mưu cầu thấp hèn của bản chất loài người.
Quay lại câu chuyện biển Đông năm 2011 là một câu chuyện lắm điều để viết. Một trong những việc đáng lưu tâm nhất là câu chuyện ý thức hệ. Hai anh em cùng ý thức hệ đã từng là môi hở răng lạnh lại choảng nhau vì chén cơm manh áo trên biển Đông. Để rồi người yếu hơn phải cầu viện. Sau cầu viện thì kẻ mạnh hơn lại xuống giọng ôn tồn, sau khi lên gân mấy bận.
Quy luật của muôn đời là mạnh hiếp yếu, cá lớn nuốt cá bé. Dù có là anh em, vợ chồng trong gia đình, ai mạnh vì gạo bạo vì tiền thì người ấy cất tiếng hót. Thế thì dù có là láng giềng cùng ý thức hệ, khi khó khăn chồng chất cũng không thể ngồi với nhau toan tính, mà phải động thủ kiêu binh.
Thế thì một số câu hỏi đặt ra là: ý thức hệ dùng để làm gì trong tạo ra hình thái chính trị xã hội của một quốc gia? Nó nhằm phục vụ cho quốc gia dân tộc hay nhằm cho việc khác? Và có phải chăng chúng ta cần phải neo bám bất kỳ một ý thức hệ nào đó, dù nó không giải quyết được bài toán cơm áo gạo tiền và sự hùng cường cho dân tộc hay cần phải vứt bỏ nó?
Có lẽ trả lời được những câu hỏi này một cách rành mạch các chính khách sẽ có một con đường sáng sủa cho quốc gia dân tộc.
Asia Clinic, 18h10', ngày thứ Tư, 16/6/2011
--
- Mỹ công khai toàn bộ hồ sơ mật về chiến tranh Việt Nam cách đây 40 năm (RFI)
Toàn cảnh từ trên cao khu vực Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ (Photo : AFP)
--
- Mỹ công khai toàn bộ hồ sơ mật về chiến tranh Việt Nam cách đây 40 năm (RFI)
Toàn cảnh từ trên cao khu vực Lầu Năm Góc - trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ (Photo : AFP)
Hôm Thứ Hai 13 Tháng Sáu vừa qua, Cơ quan Quản lý Thư khố và Hồ sơ Quốc gia của Hoa Kỳ đã công bố toàn bộ các văn kiện liên hệ đến chiến tranh Việt Nam đã từng bị tiết lộ đúng 40 năm trước dưới tên là "Pentagon Papers". Các văn kiện thuộc loại "mật" và "nhạy cảm" của Bộ Quốc phòng Mỹ có mục tiêu thu thập sử liệu về mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ từ năm 1945 đến 1967 và cuộc chiến tranh được quyết định tiến hành từ năm 1967.
Anh Vũ: Xin kính chào anh Nghĩa. Thưa anh, thứ Hai vừa qua, phần còn lại của hồ sơ mật của Bộ Quốc phòng Mỹ bị tiết lộ ra ngoài và được gọi là "Tài liệu Lầu năm góc", vừa được giải mật nốt và coi như đã đóng lại một trang sử khác hắc ám của nước Mỹ. Trước khi hỏi anh nghĩ sao về vụ này, xin đề nghị anh nhắc lại về bối cảnh.
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng đây là một biến cố đáng ghi nhớ và ngợi ca về quyền tự do báo chí của nước Mỹ mà cũng là một vết nhơ về nhiều mặt cho chính quyền Hoa Kỳ. Vì nó liên quan đến cuộc chiến Việt Nam, biến cố này là một bi kịch. Nhưng khi toàn bộ hồ sơ lại ngẫu nhiên được giải mật đúng vào lúc Trung Quốc uy hiếp Việt Nam thì nó là một hài kịch màu đen!
- Về bối cảnh thì vụ này xuất phát từ một gian ý rất bẩn của Tổng trưởng Quốc phòng Robert McNamara dưới Chính quyền của Tổng thống Lyndon Johnson. Tháng Bảy năm 1967, ông ta bí mật lập ra một nhóm nghiên cứu gồm có ba người thân tín và 36 nhân viên cả quân lẫn dân sự mà giấu cả Tổng thống lẫn nội các và Cố vấn An ninh Quốc gia. Ông chỉ thị cho nhóm nghiên cứu này thu thập các sử liệu về mối quan hệ của Hoa Kỳ với Việt Nam từ sau Thế chiến II đến hiện tại là 1967. Có lẽ mục tiêu của McNamara là sẽ trao kết quả nghiên cứu cho người bạn thân là Nghị sĩ Robert Kennedy để ông này có bửu bối ra tranh cử Tổng thống năm 1968. Ngay từ đầu, ta thấy ra sự lưu manh của tay đại trí thức đang điều khiển cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Sau đó là một chuỗi nhơ nhớp khó tưởng tượng nổi trong chính trường Mỹ, kể cả bàn tay dơ bẩn của Tiến sĩ Henry Kissinger giờ vẫn còn sống và cổ võ cho việc hòa giải với Bắc Kinh!
- Trong số 36 phân tích viên của nhóm này có Daniel Ellsberg, cựu chiến binh Thủy quân Lục chiến và nhân viên nghiên cứu của hãng Rand Corporation. Thất vọng với đường lối tiến hành chiến tranh, Ellberg bèn tiết lộ phần trọng yếu nhất của những tài liệu thu thập được, nhờ đó ta thấy ra một chuỗi sai lầm và gian dối đến ghê tởm của hai Chính quyền John Kennedy và Johnson! Vì vậy, tôi mới gọi đó là vết nhơ nhiều mặt của chính trường Mỹ vào thời đó.
Anh Vũ: Thưa anh, thế những tài liệu vừa được giải mật nốt cho phanh phui thêm chuyện gì đáng chú ý không?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Tổng số phúc trình này dày bảy nghìn trang gồm 47 tập. Phần vừa mới giải mật chỉ là 1/3 còn lại, có 2.384 trang nói chung không bật mí chuyện gì gọi là chiến lược, so với những gì ta đã biết trước đó. Vì quan tâm đến kinh tế, tôi chú ý đến những chi tiết mới tiết lộ về sự lãng phí khi Mỹ viện trợ khoảng hai tỷ đô la cho Việt Nam dưới chính quyền Ngô Đình Diệm, mà 80% là dành cho an ninh. Chính quyền và bộ máy thư lại của Mỹ đã không xài đúng mục tiêu huấn luyện quân đội Việt Nam Cộng Hoà và để lọt mất mục tiêu mà không đạt kết quả!
- Sau này, nếu có nhiều thời giờ hơn thì các sử gia sẽ nghiên cứu lại kho tài liệu ấy để viết về những lỗi lầm nên tránh trong việc lãnh đạo đất nước và xử lý chiến tranh. Điều đáng phục của nước Mỹ là đã cho phép phanh phui tất cả sự thật khiến các chính trị gia biết sợ mà không dùng thủ đoạn bẩn và đó là một ưu thế của chế độ dân chủ. Phải chi các nước khác cũng dám cho phơi bày sự thật như vậy thì có lẽ người dân sẽ bớt khổ!
Anh Vũ: Thưa anh, nếu tổng kết lại, hồ sơ này bật mí ra chuyện gì là quan trọng nhất, thí dụ như vụ nổ súng tại Vịnh Bắc bộ vào Tháng Tám năm 1964 để Tổng thống Johnson có lý cớ khai chiến chẳng hạn?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vụ đó còn nhỏ vì chỉ là thủ thuật chính trị của Johnson để qua mặt Quốc hội.
- Tôi có cái may, hay cái nghiệp, là được tham khảo tài liệu từ cả hai phía, bên Việt Nam Cộng Hoà và những dữ kiện được Hoa Kỳ giải mật, nên thấy rằng vụ lớn hơn vậy là khi Chính quyền Kennedy quyết định là sẽ lật đổ Tổng thống Diệm, sau đó mới dàn dựng để đánh lừa dư luận.
- Chiến lược hơn và tai hại hơn thì có quyết định của Johnson thả Thủy quân Lục chiến vào Đà
Nẵng ngày tám Tháng Ba năm 1965, rồi vì đó lại đổ thêm quân vào Tháng Bảy và cứ thế mà leo thang chiến tranh trong khi vẫn tìm cách đàm phán với Hà Nội. Nếu Hà Nội hiểu ra khi ấy thì chưa chắc đã mắc bẫy Bắc Kinh mà đánh Mỹ cho Tầu!
- Còn việc đổ quân vào Đà Nẵng tiến hành bất ngờ mà Đại sứ Mỹ, Tư lệnh Phái bộ quân sự Mỹ tại Sàigon và cả Chính quyền Sàigon đều không được biết! Nghĩa là Johnson và McNamara nhẩy bổ vào một cuộc chiến mà không hiểu gì, lại còn lừa gạt cả Quốc hội lẫn dân chúng ở nhà.
- Coi lại thì trong các lý do đổ quân tham chiến, một tài liệu ghi rằng 20% là để ngăn ngừa Trung Quốc, 10% là để giúp dân Việt Nam được tự do và 70% là để khỏi mang nhục thất trận. Giờ này thì dân Việt Nam vẫn chưa có tự do, còn bị Trung Quốc uy hiếp, và Mỹ lại tính toán đến việc trở lại bảo vệ an ninh Đông Á! Mong là nhờ những gì được công bố, các Chính quyền về sau sẽ không lầm lẫn như vậy nữa!
Anh Vũ: Câu hỏi cuối thưa anh, liên hệ đến tình hình thời sự hiện nay của Việt Nam trước sức ép của Trung Quốc thì việc các tài liệu mật được công bố nốt sẽ có ảnh hưởng ra sao?
Nguyễn Xuân Nghĩa: - Việc các tài liệu được công bố vào lúc này là một ngẫu nhiên vì đã được quyết định từ mấy chục năm về trước.
- Nhưng khi dư luận lúc này lại được nhắc đến hồ sơ Việt Nam ngày xưa thì tôi nghĩ rằng điều ấy khiến người ta có cảm tình hơn với Việt Nam do những quyết định sai lầm của các chính quyền thời trước. Nó cũng khiến người ta thấy lại một vấn đề then chốt - như một tài liệu tôi vừa nhắc tới - là nhu cầu ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc thời đó có ảnh hưởng tới 20% còn lớn gấp đôi nhu cầu xây dựng tự do cho Việt Nam. Vấn đề thời sự ấy khiến người ta sẽ cân nhắc hơn về cách hợp tác với Việt Nam và tránh được những sai lầm và bê bối của lãnh đạo thời trước.
- Công bố toàn bộ Hồ sơ Lầu Năm Góc bbc - Hồ sơ này cho thấy các đời Tổng thống Johnson, Kennedy và các chính quyền trước nữa đã leo thang xung đột tại Việt Nam trong khi lừa dối Quốc hội, công chúng và các đồng minh.
-- Pentagon Papers plus 40 years (Tampabay.com)
- Công bố toàn bộ Hồ sơ Lầu Năm Góc toàn bộ 7000 trang Hồ sơ Lầu Năm Góc – là nghiên cứu bí mật về những gian dối và sai lầm của Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam — (BBC).
Mỹ chính thức công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc
Thanh Niên
Thư khố Quốc gia Mỹ và Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở bang California hôm qua chính thức công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc, tập tài liệu mật nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, theo báo The New York Times. Đây là phần tài liệu hoàn chỉnh được giải mật 40 ...
Mỹ công bố tài liệu mật về chiến tranh Việt NamSài gòn Giải Phóng
Mỹ công bố tài liệu mật về cuộc chiến Việt NamBáo Đất Việt
Công bố toàn bộ Hồ sơ Lầu Năm GócBBC Tiếng Việt
- Why the Pentagon Papers matter now (Guardian). Thanh Niên
Thư khố Quốc gia Mỹ và Thư viện Tổng thống Richard Nixon ở bang California hôm qua chính thức công bố Hồ sơ Lầu Năm Góc, tập tài liệu mật nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam, theo báo The New York Times. Đây là phần tài liệu hoàn chỉnh được giải mật 40 ...
Mỹ công bố tài liệu mật về chiến tranh Việt NamSài gòn Giải Phóng
Mỹ công bố tài liệu mật về cuộc chiến Việt NamBáo Đất Việt
Công bố toàn bộ Hồ sơ Lầu Năm GócBBC Tiếng Việt
- Nhật ký Chiến tranh VN thành sách (MarionStar).