-
-Hôm nay tình cờ Ông Thần Núi và bác Trần Phong giới thiệu 2 chuyện về Ba,Cảm ơn Ông Thần Núi Viết cho Ba
nói gì đây .... cảm giác chua xót và thật mâu thuẫn ...
(Thu Trâm)
*
Cuối cùng thì tôi cũng lập gia đình như Nội & Ba Má tôi mong muốn ở cái tuổi “đã toan về già”. Ngày chân ướt chấn ráo định cư ở Canada thì chuyện yêu đương đành gác lại, sáng vào công xưởng cày kiếm cơm, chiều lết vô trường kiếm chữ. Cơm thì cũng có ăn nhưng nghiệp chữ nghĩa thì không kham nổi, phải nói là tôi dốt có bằng cấp mới đúng. Thi đâu rớt đó riết rồi cũng …quen!
Lấy chồng trễ âu cũng là duyên số, nhớ Nội tôi hay nói “nhìn con Lủn đâu đến nổi tệ, chỉ có cái tội lùn thôi mà sao chưa ai rước nó?” (Chuyện thước tấc khiêm nhường này 100% có thiệt vì mới đây sư phụ tôi trên núi Alaska còn phán một câu “người gì ngắn ngủn, đầu gối cũng không có”!) Trách ai bây giờ? Chẳng lẽ trách Má ngày xưa không chịu đổi nôi đổi giường cho tôi, cứ một cái nằm hoài, lại bắt nằm ngang nữa mới có chuyện người “một mẩu” với cặp giò vừa cong vừa ngắn!! Tại Nội không biết đó thôi chứ ngày ra đi con Lủn cũng có một mối tình bỏ lại sau lưng, những mong mùa xuân trở lại để có phút tương phùng như trong mấy tuồng cải lương nhưng chờ hoài cũng quíu cũng quạu, cho đến khi biết bến xưa đại trùng tu xây nhà lầu thì mới quờ quạng tập quên.
Không hiểu sao cũng sách vở, cũng trường lớp mà thiên hạ bằng này bằng nọ còn tôi thì cho tới ngày về nhà chồng trong túi chỉ an ủi được cái bằng lái xe & bằng trở thành công dân Canada oh, còn một món quý nhất mà tôi khệ nệ đem theo: cái tủ nhỏ hình lục lăng tự tay Ba tôi đóng.
Gọi nó là cái bàn để trong phòng khách (coffee table) thì đúng hơn. Tuy không phải làm bằng gỗ đắt tiền nhưng với tôi nó quý giá vô cùng bởi do công sức & tấm lòng của Ba tôi làm tặng con gái.
Mỗi khi buồn hay vui tôi đều nhìn chiếc bàn 6 góc cạnh như an ủi, như tâm sự với Ba. “Góc” nào Ba bồng ẳm tôi trên tay tuổi mới chào đời, “góc” nào Ba chở tôi đến trường Mẫu Giáo bắt đầu học hát ê a, rồi “góc” nào ở tiểu học cầm bình mực tím ngồi trước cổng trường chờ Ba tới rước (với tôi Ba rất oai phong trên chiếc Vespa có bánh sơ-cua to đùng sau xe mà đứa nào cũng dành được ngồi). Đến khi lên trung học Ba gian nan không ít vì “góc” trở chứng theo tuổi mới lớn của chúng tôi! khi tôi thành gia thất, bồng các cháu ngoại về thăm Ba Má, nhìn Ba thương yêu nựng nịu các cháu thì tôi càng thấy mình bất hiếu. Con thương & cám ơn Ba thật nhiều, không phải để có một đường đi phẳng lặng êm ái cho các con, Ba đã hy sinh chịu đựng nhiều góc cạnh cuộc đời & bước lên nhiều chông gai hay sao?
Trở lại những năm bắt đầu cuộc sống mới ở Canada, Ba tìm được một công việc làm trong xưởng mộc với tuổi trên 50 không phải là dễ. Tôi thương Ba gầy gò mỗi sáng sớm dậy trước khi lục đục bới cơm theo đi làm thì Ba quơ tay quơ chân tập thể dục mươi phút để chịu trận 8 tới 10 tiếng trong hãng xưởng. Tôi thương Ba ngoài chuyện chổ làm khi về hầu như cáng đáng hết chuyện nhà: dọn rác, vườn tược, xúc tuyết, đi chợ, trả bills. Tôi thương Ba nhọc nhằn vất vả nhưng không hề hé môi than hay trách móc giận hờn cuộc đời, kêu ca số phận. Ánh mắt Ba dịu dàng pha chút mệt mỏi khi các con lì lợm trái ý, miệng Ba cười phúc hậu, hôn đứa này vuốt tóc đứa kia khi động viện khen thưởng các con ngoan, học giỏi.
Đâu phải chỉ đàn thê tử bên này oằn nặng vai Ba? mỗi năm Ba góp nhóp dành dụm gởi chút quà, thuốc men về cho người thân cả 2 họ nhà Nội Ngoại đều đặn. Ba vẫn hiền hòa nói “mình có cơm ăn áo mặc thì chia sẻ chút cho bà con bên nhà để mọi người cùng hạnh phúc phải không các con?”.
Giờ mới thấy được ngoài tình thương dạy dỗ cho chúng tôi nên người dựa trên căn bản đạo đức, hạnh phúc gia đình thì Ba tôi còn là tấm gương sáng chỉ vẽ cho chúng tôi biết nhìn người bằng trái tim, biết chia sẻ, biết mở lòng giang tay cứu giúp người kém may mắn chung quanh.
Nay vào tuổi 80, Ba chuẩn bị chuyện hậu sự & tránh những bất đồng ý kiến trong đám chị em chúng tôi nên mới đây Ba gởi cho mỗi đứa tờ chúc thư, những gì phải làm khi Ba Má theo ông bà. Tuy là chuyện thực tế phải đương đầu nhưng đứa nào cầm đọc cũng nước mắt lưng tròng. Bức thư ngắn gọn: mọi thứ nên giảm chi phí tối đa & cho tro cốt Ba Má về với sông biển khi có điều kiện. Sao 7 đứa con mà Ba hiểu tánh ý từng đứa, vậy mà cả anh chị em chúng tôi gọp lại chưa chắc hiểu hết tấm lòng của Ba dành cho mình??
Gia đình mỗi người mỗi cảnh, tôi luôn cho rằng Má tôi là người may mắn & hạnh phúc nhất khi có một người bạn đời như Ba. Suốt thời thơ ấu cho đến khi rời gia đình tôi chưa bao giờ nghe Ba to tiếng nặng lời với Má.(Má tôi đẹp lại dân trường đầm nữa chứ, 3 đứa con gái không bằng một góc của bà) . Ba coi rất lịch sự, dáng vẻ hào hoa trong quân phục “áo liền quần”, vậy mà các Bác kể lại những năm tháng bên Pháp Ba tôi rất chung tình với người đẹp Vĩnh Long, mặc dù ở Mông-Mát (Montmartre) các cô tóc vàng “mông hot” rất gợi cảm (hay hổng chừng nhớ đến bà chằng ở quê nhà nên Ba tôi cảm thấy …lạnh mông??).
Nếu thiên hạ ví von người tình là PHỞ & vợ nhà là CƠM thì cho đến giờ này từ việc bếp núc, chợ búa , đi bác sĩ, đi du lịch …Ba tôi đều đỡ đần & chăm sóc “tô cơm” rất chu đáo & đầy ân tình. Nhiều khi chúng tôi hay chọc: “Ba tuổi con DÊ sao bên Má coi Ba hiền như con…DẾ ?!”
Tuy đã hơn 50, ngoài ước muốn mãi mãi là đứa con gái nhỏ quanh quẩn bên Ba thì tôi còn tham lam mơ mình có thể kéo đàn vĩ cầm những bài Ba thích. Tôi cứ đổ lỗi vì mình bất tài nhưng không dám nhận là mình chưa ráng hết sức luyện tập trong khi ngày xưa Ba rất kiên nhẫn ngồi nghe anh em tôi hành hạ những tuyệt tác của Paganini, Mozart…Chúng tôi còn làm hổ danh người thầy Nguyễn Huy Chương đệ nhất vĩ cầm thời đó, chính thầy đã than với Ba tôi “Xin lỗi, moi nghĩ ông Mozart sẽ đội mồ dậy vì tiếng đàn ai oán của con gái toa Thu à..!”
Và tôi đã mơ thật, tôi thấy mình trở về tuổi thơ đứng trên sân khấu say mê kéo đàn đến note cuối cùng thì dưới hàng khán giả chỉ trơ trọi mình Ba còn ở đó. Tỉnh giấc tôi khoe với ông xã:
- Anh à, trong giấc mơ mà Ba cũng chìu em, ngồi nghe em kéo đàn đến phút cuối luôn.
- Phải không đó. Mà em trình diễn khoảng nào vậy? Trước hay sau 75?
- Oh, chỉ là ngủ mơ nên không rõ.
- Nếu vậy chắc là sau 75 em đàn trong buổi văn nghệ phường khóm rồi.
- Tại sao? Em không hiểu.
- Tội nghiệp ông già, chắc nhạc hay quá ngủ quên để thằng cà chớn nào chôm đôi dép nên phải ngồi chịu trận !!!
- ……
- Mà Ba cũng tài thiệt em há, tiếng đàn éc éc mà vẫn ngủ ngon lành?!
Lễ Phụ Thân 2011
-Thu Trâm-
Cám ơn bác Trần Phong-Bầy chim sẻ đã về
Hiên sụt sùi khi tấm màn nhung khép lại, sụt sùi tới cả khi bốn diễn viên của vở kịch ra cúi chào khán giả đã vào trong cánh gà từ lâu, khách đã lục tục kéo về. Nàng kín đáo nhìn quanh, hình như có khối người đàn bà đa cảm như nàng, mắt hoe hoe đỏ tự bao giờ.
Bên Hiên, Quốc không khỏi tặc lưỡi: "Gớm chửa, có bốn mạng diễn viên mà tiền vé tới cả trăm ngàn mỗi người!". Câu nói của Quốc khiến nàng chưng hửng, cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Hiên nguýt dài: "Thế lần sau anh mua vé mà đi xem phim Đại chiến Xích Bích nhá, cả mấy ngàn người, chỉ bốn chục. Chọn hôm ế khách, giảm 50% ấy, chỉ hai chục ngàn đồng". "Ừ, hôm nào mình đi". Quốc cười hè hè, ôm vai người yêu.
Khi kể với cô bạn thân về Quốc, Hiên thường kèm thêm câu: "Tao cá với mày, không ai keo hơn lão ấy". Hiên cũng thừa hiểu, kéo Quốc đi xem kịch, chẳng khác gì việc ngồi bên cạnh một người chỉ biết chổng mông vào nghệ thuật. Trong khi mọi người đều sụt sùi thì gã lại so đo giá cả cái vé kịch "chỉ bốn người diễn". Gu của Quốc may ra chỉ có thể là dăm bộ phim đánh nhau hoành tráng, hoặc cười nói chí chóe, múa võ quay lộn tùng phèo, càng đông như chợ tết càng vui.
Biết còn nhiều hơn thế về tật xấu của Quốc, Hiên vẫn không dứt ra được. Quốc giàu có? Nhằm nhò gì, giàu mà keo thì lâu lâu cũng chỉ bao người yêu được bữa cà phê, xem phim, xem kịch. Lâu lâu đi công tác, Quốc cũng nhớ mua cho Hiên một hai món quà. Lúc là cái vòng ngọc trai Phú Quốc đểu, dùng chưa qua tuần đã bong tróc lớp sơn bóng bẩy, lòi những hạt nhựa trắng hếu. Lúc là chiếc nhẫn không biết làm bằng gì, hễ đeo vào tay lại bị ăn da, mẩn đỏ dị ứng. Tiền thuốc có khi bằng mấy lần tiền nhẫn. Riết rồi, nữ trang Quốc tặng, Hiên chẳng dám đeo, cất vô một cái hộp sơn mài Quốc mua "mấy trăm ngàn cơ đấy" từ Đà Lạt về. Lâu lâu lấy ra ngắm nhìn, có cầm thì nhẹ thật nhẹ kẻo lại bong tróc.
Một phần, Hiên ngại dứt ra khỏi mối quan hệ ấy vì tuổi ba mươi đã sầm sập bên lưng. Suy cho cùng, đó cũng là một sự tính toán, dù không đo đếm bằng vật chất như thói quen của Quốc.
Quốc kéo Hiên vào quán cà phê Lối về quen thuộc nằm hun hút sâu trong con hẻm. Trong bóng tối lờ mờ của quán, chưa ngồi ấm chỗ, chàng đã len nhanh tay vào sâu trong lớp áo ngực vân vê bầu vú nàng. Hiên né tránh bằng cách ngả nhanh người ra dựa hẳn lưng vào ghế. Cảm xúc của vở kịch vẫn còn chưa dứt hẳn, lại ùa về từng lời thoại hẫng hụt trong nước mắt. Gã chưng hửng.
- Em, sắp tới lão già anh ký giấy bán nhà. Anh sắp giàu to.
Hiên ngạc nhiên: "Thầy đang ốm liệt giường cơ mà?". "Liệt thì liệt chứ, đất đai đang được giá. Lừng khừng lúc này là lỗ thiệt cả lũ".
Hiên tặc lưỡi: "Thầy không muốn bán thì vội làm gì. Ông cũng sống không được bao lâu nữa". "Em khờ quá. Đã nói là đất đai đang sốt giá mà. Chờ là chờ thế nào. Đến lúc ông già chết, đất xuống giá thì ai chịu cái khoản lỗ ấy cho?". Rồi gã cười khùng khục. "Bố già cũng hâm bỏ mẹ. Bố không muốn bán nên ra điều kiện: Con phải ký giấy từ bố thì bố ký giấy bán và chia phần cho con đàng hoàng. Già rồi lẩn thẩn. Ông nghĩ anh không dám ký".
Hiên nghe rõ cảm giác xát muối trong lòng khi nghe Quốc nói về ba anh - là thầy giáo cấp ba của Hiên như vậy. Cũng may ngồi giữa bóng đêm, nếu không, nhìn vẻ mặt hả hê của Quốc, ruột gan nàng có thể lộn mửa ra ngoài chứ không chỉ là có cảm giác xót rát. Bỗng chốc lòng Hiên dịu lại khi nghĩ tới những câu Kiều ngày xưa thầy dạy. Đám sinh viên, có đứa đã thuộc làu làu Kiều, hiểu tận từng chi tiết, chẳng hiểu sao mắt vẫn ngân ngấn nước.
Hiên biết thầy trăm lần, ngàn lần không muốn bán vì đã nhiều lần, ông kéo tay cô lại mà hỏi: "Con thấy đàn sẻ đã về chưa?". Những lúc ấy, Hiên lại vờ như chạy ra sân đứng ngó nghiêng, lại quay vào nắm bàn tay da bọc xương còn rất ít hơi ấm của ông cụ: "Chưa về thầy ơi!".
Đôi khi, trong những lúc ngó nghiêng ngoài sân, bốn phía chỉ toàn nhà hàng khách sạn, pa-nô quảng cáo lòe loẹt bao vây, cây cối thấp lè tè vì hàng cây cổ thụ đã bị chặt đi để mở đường, Hiên thầm nghĩ: "Đàn sẻ làm sao mà về nổi".
Khi ngoài năm mươi, thầy từng bỏ nhà, bỏ trường đi theo tiếng gọi tình của một cô ca sĩ chừng hai mươi. Cô ca sĩ ấy hát rất hay những bài hát phổ thơ của thầy. Hiên còn nhớ, cô ấy ở trọ cuối con hẻm nhà Hiên ở, mỗi lần thầy ghé qua đưa đón cô đi hát, cô ấy trắng bóc, xinh như một đóa hồng bạch, ngan ngát tỏa hương. Đã có lúc, Hiên chỉ ước mơ mình lớn lên làm ca sĩ, để ngan ngát tỏa hương như thế. Nhà trường làm kiểm điểm, thầy về nhà đóng cửa phòng được mấy hôm thì vác ba lô cùng cô ca sĩ ấy ra đi. Hôm hai người ra đi, ngang qua nhà Hiên, trông cả hai cùng rạng rỡ.
Từ đó, Hiên hay sang nhà thầy hỏi han cô, lâu lâu hỏi tin tức của thầy. Rồi yêu Quốc từ lúc nào. Hiên yêu khi hiểu và sẻ chia cùng nỗi đau có người cha bỏ nhà đi của Quốc. Mặt khác, Hiên có sự cảm thương chứ không trách gì hoàn cảnh của thầy. Dạo bé, ba cô cũng bỏ mẹ con cô đi biền biệt mười năm trời, có hẳn vài ba bà vợ bé, vợ nhỡ… rồi quay về cô vẫn không oán trách. Lâu lâu chỉ khóc òa tị nạnh khi bè bạn đi học có bố đưa, mẹ đón, khi mình đi lúi húi một mình, mẹ thì mải bươn chải ngoài chợ. Quốc khác Hiên thuở ấy khi anh đã biết dửng dưng chôn nỗi đau trong lòng. Lúc ấy, Quốc chưa keo kiệt, tính toán như bây giờ. Lúc ấy, nhà trống cột trống kèo, đâu có gì để keo kiệt, toan tính?
Mẹ Quốc mất 49 ngày thì như có linh tính, thầy về. Hôm ấy, Hiên qua dọn cỗ cúng, thấy có một đàn sẻ về quanh sân. Bước chân thầy chừng mỏi mệt, lùng chùng bên đàn sẻ vô tư ăn thức ăn vương vãi trong nắng sớm.
"Hết, tôi đã hết thật rồi!". Thầy gục đầu trên chiếc ba lô sờn cũ. Mái tóc bạc trắng quá nhanh so với ngày thầy ra đi, hơn mười năm trước. Chỉ Hiên ra dìu thầy vào. Bàn tay thầy mềm rũ như một đứa trẻ, chân lẫm chẫm bước vào nhà. Ở một góc sân, Quốc đứng sững, lặng im. Hai cha con Quốc giao tiếp với nhau bằng những thanh âm của sự im lặng kể từ đó.
- Phần của con bốn gian nhà, bố ký giấy ủy quyền đây rồi, con cứ bán. Chỉ còn một gian và mảnh sân, bố giữ lại. Bố chỉ muốn ở trong căn phòng này, có chết, cũng chết ở đây.
Sau giọng nói có phần dứt khoát của thầy là tiếng rít lọt qua kẽ răng của Quốc sít sịt: "Ối giời ơi, cái mảnh sân ấy là mặt tiền, gần trăm triệu một mét đấy cụ khốt ạ. Ở phố, ông cứ trồng chuối, trồng cà, chẳng đáng đồng xu cắc bạc, người ta đi ngang tưởng ông điên đấy. Ông giữ làm gì, để đưa xuống mồ à?".
Hiên tình cờ mở cửa vào lúc cãi vã, chỉ còn biết đứng chôn chân dưới mấy bụi chuối đang mùa cho quả trước sân. Những gốc chuối oằn mình cho trái lớn, buồng sai. Và cũng những gốc chuối ấy sẽ tàn sẽ lụi đi rất nhanh sau chỉ một mùa trái chín.
Không nghe tiếng thầy đáp lại, chỉ một chuỗi ho kéo dài. Hiên vội chạy vào nhà. Quốc nhăn nhăn mặt, thủng thẳng:
- Em đến đúng lúc quá, bố già cứ ho là đái cả ra quần. Bẩn thỉu.
Giọng anh dài ra như mấy bà bán cá hay cãi cọ ở chợ. Quốc quày quả bỏ ra ngoài.
Thầy nhìn Hiên làm vệ sinh cho ông, nước mắt vắn dài: "Đời thầy khốn nạn thế, văn hay chữ tốt cho lắm, đi dạy cả thiên hạ, cuối cùng thành kẻ mất nết, bỏ vợ bỏ con, đến thằng con cũng không dạy nổi".
Lặng đi một lúc, thầy nắm bàn tay Hiên trong bàn tay xương gầy của mình. Đôi mắt đã mờ đục, buồn tủi ánh lên chút ít ấm áp cuối mùa. Nén tiếng thở dài, thầy khe khẽ: "Con ra sân xem, đàn chim đã về chưa?".
Trước mảnh sân quen thuộc, Hiên thở dài. Cố lắm, cô mới nói được câu quen thuộc: "Thầy ơi, chưa về". Không ngờ câu chuyện Hiên kể cho thầy lại ám ảnh ông đến vậy. "Thầy à, khi còn sống, hàng ngày cô vẫn đưa thóc ra vãi quanh sân cho lũ chim ăn. Cô bảo, thầy thích nhìn lũ chim đùa chơi trong sân, thầy sẽ quay về. Có hôm, chim về lích rích xao xác cả mảnh sân". Chẳng hiểu sao, khi cô mất, Hiên vẫn thường ra vãi thóc nhưng lũ chim thưa dần và thôi về hẳn. Ngày thầy về, 49 ngày cô mất, lũ chim sẻ về lần cuối. Đã có lần, thầy nói, khi đàn chim về thường xuyên, cô sẽ lại về. Đi gần trọn cuộc đời, thầy tin vào điều thần kỳ ấy. Dù hàng ngày trên bàn thờ cô vẫn thoảng hương khói thì thầy cũng không một lần ra mộ vợ. Bữa ăn hàng ngày thầy vẫn nấu những món ăn cô thích, dọn thêm bát đũa chỗ cô ngồi chứ nhất định không dọn mâm riêng cho cô trên bàn thờ. Hiên hiểu, thầy đang cố đi ngược quy luật.
Cũng có khi thầy nói, số thầy không phải chịu cảnh cô đơn. Quốc lúc ấy chen ngang: "Gớm, chết vợ này thì có vợ khác, lo gì cô đơn". Lúc thầy ngủ, ở một góc gần đó, Quốc nói, không thèm giữ ý, anh nghi lão già chưa bán mảnh sân, là vì ông già còn con vợ bé trong Nam, biết đâu có ngày nó chán nghề hát xướng, quay về với lão. Hiên sững sờ nhìn Quốc, lặng im ra về khi đã ém màn cẩn thận cho thầy và thắp nhang cho cô. Đã nhiều lần, Hiên thề với lòng mình không bước vào căn nhà này, không gặp Quốc để ngày càng bị dìm sâu xuống đáy thất vọng. Đã đến lúc hai người không thể là những người bạn chung đường. Thế rồi, nhìn thầy nằm trên giường, không một chỗ dựa; nhìn ánh mắt trĩu nặng của cô trên bàn thờ, Hiên lại không đành lòng.
***
- Hiên, em qua đây! Ông cụ sáng giờ cứ nói sảng, bảo hẹn gặp mẹ lúc mười giờ sáng nay.
Quốc giục sau tiếng chuông đổ dài.
Hiên bật dậy, nhìn chuông đồng hồ, đã tám giờ sáng. Đêm qua, mải xem một bộ phim tâm lý, cô quên giờ, dậy trễ.
Thầy mỉm cười khi thấy Hiên bước qua bậc cửa. Đôi môi khô không thèm uống nước. Đôi tay ông không thể nhấc lên, dù là yếu ớt như hôm qua. Hiên cuống quýt nắn nhẹ đôi tay xương gầy ấy: "Thầy ơi, thầy…".
- Con xem đàn chim đã về chưa?
Giọng thầy mềm, nhỏ và ấm. Ánh mắt thầy như van như nài. Hiên nặng trĩu bước chân ra sân. Phía ấy, chắc chỉ là nắng và nắng, mấy buồng chuối để mặc trái chín vàng không ai ăn. Nhưng kìa, chính Hiên cũng bất ngờ khi thấy dăm ba chú sẻ lạc, nhảy nhót dưới gốc chuối rỉa trái chín rụng.
- Thầy ơi, đàn chim đã về nhiều lắm.
Giọng cô nhòa đi trong nước mắt.
Võ Thu Hương
Bên Hiên, Quốc không khỏi tặc lưỡi: "Gớm chửa, có bốn mạng diễn viên mà tiền vé tới cả trăm ngàn mỗi người!". Câu nói của Quốc khiến nàng chưng hửng, cảm thấy bị xúc phạm ghê gớm. Hiên nguýt dài: "Thế lần sau anh mua vé mà đi xem phim Đại chiến Xích Bích nhá, cả mấy ngàn người, chỉ bốn chục. Chọn hôm ế khách, giảm 50% ấy, chỉ hai chục ngàn đồng". "Ừ, hôm nào mình đi". Quốc cười hè hè, ôm vai người yêu.
Khi kể với cô bạn thân về Quốc, Hiên thường kèm thêm câu: "Tao cá với mày, không ai keo hơn lão ấy". Hiên cũng thừa hiểu, kéo Quốc đi xem kịch, chẳng khác gì việc ngồi bên cạnh một người chỉ biết chổng mông vào nghệ thuật. Trong khi mọi người đều sụt sùi thì gã lại so đo giá cả cái vé kịch "chỉ bốn người diễn". Gu của Quốc may ra chỉ có thể là dăm bộ phim đánh nhau hoành tráng, hoặc cười nói chí chóe, múa võ quay lộn tùng phèo, càng đông như chợ tết càng vui.
Biết còn nhiều hơn thế về tật xấu của Quốc, Hiên vẫn không dứt ra được. Quốc giàu có? Nhằm nhò gì, giàu mà keo thì lâu lâu cũng chỉ bao người yêu được bữa cà phê, xem phim, xem kịch. Lâu lâu đi công tác, Quốc cũng nhớ mua cho Hiên một hai món quà. Lúc là cái vòng ngọc trai Phú Quốc đểu, dùng chưa qua tuần đã bong tróc lớp sơn bóng bẩy, lòi những hạt nhựa trắng hếu. Lúc là chiếc nhẫn không biết làm bằng gì, hễ đeo vào tay lại bị ăn da, mẩn đỏ dị ứng. Tiền thuốc có khi bằng mấy lần tiền nhẫn. Riết rồi, nữ trang Quốc tặng, Hiên chẳng dám đeo, cất vô một cái hộp sơn mài Quốc mua "mấy trăm ngàn cơ đấy" từ Đà Lạt về. Lâu lâu lấy ra ngắm nhìn, có cầm thì nhẹ thật nhẹ kẻo lại bong tróc.
Một phần, Hiên ngại dứt ra khỏi mối quan hệ ấy vì tuổi ba mươi đã sầm sập bên lưng. Suy cho cùng, đó cũng là một sự tính toán, dù không đo đếm bằng vật chất như thói quen của Quốc.
Quốc kéo Hiên vào quán cà phê Lối về quen thuộc nằm hun hút sâu trong con hẻm. Trong bóng tối lờ mờ của quán, chưa ngồi ấm chỗ, chàng đã len nhanh tay vào sâu trong lớp áo ngực vân vê bầu vú nàng. Hiên né tránh bằng cách ngả nhanh người ra dựa hẳn lưng vào ghế. Cảm xúc của vở kịch vẫn còn chưa dứt hẳn, lại ùa về từng lời thoại hẫng hụt trong nước mắt. Gã chưng hửng.
- Em, sắp tới lão già anh ký giấy bán nhà. Anh sắp giàu to.
Hiên ngạc nhiên: "Thầy đang ốm liệt giường cơ mà?". "Liệt thì liệt chứ, đất đai đang được giá. Lừng khừng lúc này là lỗ thiệt cả lũ".
Hiên tặc lưỡi: "Thầy không muốn bán thì vội làm gì. Ông cũng sống không được bao lâu nữa". "Em khờ quá. Đã nói là đất đai đang sốt giá mà. Chờ là chờ thế nào. Đến lúc ông già chết, đất xuống giá thì ai chịu cái khoản lỗ ấy cho?". Rồi gã cười khùng khục. "Bố già cũng hâm bỏ mẹ. Bố không muốn bán nên ra điều kiện: Con phải ký giấy từ bố thì bố ký giấy bán và chia phần cho con đàng hoàng. Già rồi lẩn thẩn. Ông nghĩ anh không dám ký".
Hiên nghe rõ cảm giác xát muối trong lòng khi nghe Quốc nói về ba anh - là thầy giáo cấp ba của Hiên như vậy. Cũng may ngồi giữa bóng đêm, nếu không, nhìn vẻ mặt hả hê của Quốc, ruột gan nàng có thể lộn mửa ra ngoài chứ không chỉ là có cảm giác xót rát. Bỗng chốc lòng Hiên dịu lại khi nghĩ tới những câu Kiều ngày xưa thầy dạy. Đám sinh viên, có đứa đã thuộc làu làu Kiều, hiểu tận từng chi tiết, chẳng hiểu sao mắt vẫn ngân ngấn nước.
Hiên biết thầy trăm lần, ngàn lần không muốn bán vì đã nhiều lần, ông kéo tay cô lại mà hỏi: "Con thấy đàn sẻ đã về chưa?". Những lúc ấy, Hiên lại vờ như chạy ra sân đứng ngó nghiêng, lại quay vào nắm bàn tay da bọc xương còn rất ít hơi ấm của ông cụ: "Chưa về thầy ơi!".
Đôi khi, trong những lúc ngó nghiêng ngoài sân, bốn phía chỉ toàn nhà hàng khách sạn, pa-nô quảng cáo lòe loẹt bao vây, cây cối thấp lè tè vì hàng cây cổ thụ đã bị chặt đi để mở đường, Hiên thầm nghĩ: "Đàn sẻ làm sao mà về nổi".
Khi ngoài năm mươi, thầy từng bỏ nhà, bỏ trường đi theo tiếng gọi tình của một cô ca sĩ chừng hai mươi. Cô ca sĩ ấy hát rất hay những bài hát phổ thơ của thầy. Hiên còn nhớ, cô ấy ở trọ cuối con hẻm nhà Hiên ở, mỗi lần thầy ghé qua đưa đón cô đi hát, cô ấy trắng bóc, xinh như một đóa hồng bạch, ngan ngát tỏa hương. Đã có lúc, Hiên chỉ ước mơ mình lớn lên làm ca sĩ, để ngan ngát tỏa hương như thế. Nhà trường làm kiểm điểm, thầy về nhà đóng cửa phòng được mấy hôm thì vác ba lô cùng cô ca sĩ ấy ra đi. Hôm hai người ra đi, ngang qua nhà Hiên, trông cả hai cùng rạng rỡ.
Từ đó, Hiên hay sang nhà thầy hỏi han cô, lâu lâu hỏi tin tức của thầy. Rồi yêu Quốc từ lúc nào. Hiên yêu khi hiểu và sẻ chia cùng nỗi đau có người cha bỏ nhà đi của Quốc. Mặt khác, Hiên có sự cảm thương chứ không trách gì hoàn cảnh của thầy. Dạo bé, ba cô cũng bỏ mẹ con cô đi biền biệt mười năm trời, có hẳn vài ba bà vợ bé, vợ nhỡ… rồi quay về cô vẫn không oán trách. Lâu lâu chỉ khóc òa tị nạnh khi bè bạn đi học có bố đưa, mẹ đón, khi mình đi lúi húi một mình, mẹ thì mải bươn chải ngoài chợ. Quốc khác Hiên thuở ấy khi anh đã biết dửng dưng chôn nỗi đau trong lòng. Lúc ấy, Quốc chưa keo kiệt, tính toán như bây giờ. Lúc ấy, nhà trống cột trống kèo, đâu có gì để keo kiệt, toan tính?
Mẹ Quốc mất 49 ngày thì như có linh tính, thầy về. Hôm ấy, Hiên qua dọn cỗ cúng, thấy có một đàn sẻ về quanh sân. Bước chân thầy chừng mỏi mệt, lùng chùng bên đàn sẻ vô tư ăn thức ăn vương vãi trong nắng sớm.
"Hết, tôi đã hết thật rồi!". Thầy gục đầu trên chiếc ba lô sờn cũ. Mái tóc bạc trắng quá nhanh so với ngày thầy ra đi, hơn mười năm trước. Chỉ Hiên ra dìu thầy vào. Bàn tay thầy mềm rũ như một đứa trẻ, chân lẫm chẫm bước vào nhà. Ở một góc sân, Quốc đứng sững, lặng im. Hai cha con Quốc giao tiếp với nhau bằng những thanh âm của sự im lặng kể từ đó.
- Phần của con bốn gian nhà, bố ký giấy ủy quyền đây rồi, con cứ bán. Chỉ còn một gian và mảnh sân, bố giữ lại. Bố chỉ muốn ở trong căn phòng này, có chết, cũng chết ở đây.
Sau giọng nói có phần dứt khoát của thầy là tiếng rít lọt qua kẽ răng của Quốc sít sịt: "Ối giời ơi, cái mảnh sân ấy là mặt tiền, gần trăm triệu một mét đấy cụ khốt ạ. Ở phố, ông cứ trồng chuối, trồng cà, chẳng đáng đồng xu cắc bạc, người ta đi ngang tưởng ông điên đấy. Ông giữ làm gì, để đưa xuống mồ à?".
Hiên tình cờ mở cửa vào lúc cãi vã, chỉ còn biết đứng chôn chân dưới mấy bụi chuối đang mùa cho quả trước sân. Những gốc chuối oằn mình cho trái lớn, buồng sai. Và cũng những gốc chuối ấy sẽ tàn sẽ lụi đi rất nhanh sau chỉ một mùa trái chín.
Không nghe tiếng thầy đáp lại, chỉ một chuỗi ho kéo dài. Hiên vội chạy vào nhà. Quốc nhăn nhăn mặt, thủng thẳng:
- Em đến đúng lúc quá, bố già cứ ho là đái cả ra quần. Bẩn thỉu.
Giọng anh dài ra như mấy bà bán cá hay cãi cọ ở chợ. Quốc quày quả bỏ ra ngoài.
Thầy nhìn Hiên làm vệ sinh cho ông, nước mắt vắn dài: "Đời thầy khốn nạn thế, văn hay chữ tốt cho lắm, đi dạy cả thiên hạ, cuối cùng thành kẻ mất nết, bỏ vợ bỏ con, đến thằng con cũng không dạy nổi".
Lặng đi một lúc, thầy nắm bàn tay Hiên trong bàn tay xương gầy của mình. Đôi mắt đã mờ đục, buồn tủi ánh lên chút ít ấm áp cuối mùa. Nén tiếng thở dài, thầy khe khẽ: "Con ra sân xem, đàn chim đã về chưa?".
Trước mảnh sân quen thuộc, Hiên thở dài. Cố lắm, cô mới nói được câu quen thuộc: "Thầy ơi, chưa về". Không ngờ câu chuyện Hiên kể cho thầy lại ám ảnh ông đến vậy. "Thầy à, khi còn sống, hàng ngày cô vẫn đưa thóc ra vãi quanh sân cho lũ chim ăn. Cô bảo, thầy thích nhìn lũ chim đùa chơi trong sân, thầy sẽ quay về. Có hôm, chim về lích rích xao xác cả mảnh sân". Chẳng hiểu sao, khi cô mất, Hiên vẫn thường ra vãi thóc nhưng lũ chim thưa dần và thôi về hẳn. Ngày thầy về, 49 ngày cô mất, lũ chim sẻ về lần cuối. Đã có lần, thầy nói, khi đàn chim về thường xuyên, cô sẽ lại về. Đi gần trọn cuộc đời, thầy tin vào điều thần kỳ ấy. Dù hàng ngày trên bàn thờ cô vẫn thoảng hương khói thì thầy cũng không một lần ra mộ vợ. Bữa ăn hàng ngày thầy vẫn nấu những món ăn cô thích, dọn thêm bát đũa chỗ cô ngồi chứ nhất định không dọn mâm riêng cho cô trên bàn thờ. Hiên hiểu, thầy đang cố đi ngược quy luật.
Cũng có khi thầy nói, số thầy không phải chịu cảnh cô đơn. Quốc lúc ấy chen ngang: "Gớm, chết vợ này thì có vợ khác, lo gì cô đơn". Lúc thầy ngủ, ở một góc gần đó, Quốc nói, không thèm giữ ý, anh nghi lão già chưa bán mảnh sân, là vì ông già còn con vợ bé trong Nam, biết đâu có ngày nó chán nghề hát xướng, quay về với lão. Hiên sững sờ nhìn Quốc, lặng im ra về khi đã ém màn cẩn thận cho thầy và thắp nhang cho cô. Đã nhiều lần, Hiên thề với lòng mình không bước vào căn nhà này, không gặp Quốc để ngày càng bị dìm sâu xuống đáy thất vọng. Đã đến lúc hai người không thể là những người bạn chung đường. Thế rồi, nhìn thầy nằm trên giường, không một chỗ dựa; nhìn ánh mắt trĩu nặng của cô trên bàn thờ, Hiên lại không đành lòng.
***
- Hiên, em qua đây! Ông cụ sáng giờ cứ nói sảng, bảo hẹn gặp mẹ lúc mười giờ sáng nay.
Quốc giục sau tiếng chuông đổ dài.
Hiên bật dậy, nhìn chuông đồng hồ, đã tám giờ sáng. Đêm qua, mải xem một bộ phim tâm lý, cô quên giờ, dậy trễ.
Thầy mỉm cười khi thấy Hiên bước qua bậc cửa. Đôi môi khô không thèm uống nước. Đôi tay ông không thể nhấc lên, dù là yếu ớt như hôm qua. Hiên cuống quýt nắn nhẹ đôi tay xương gầy ấy: "Thầy ơi, thầy…".
- Con xem đàn chim đã về chưa?
Giọng thầy mềm, nhỏ và ấm. Ánh mắt thầy như van như nài. Hiên nặng trĩu bước chân ra sân. Phía ấy, chắc chỉ là nắng và nắng, mấy buồng chuối để mặc trái chín vàng không ai ăn. Nhưng kìa, chính Hiên cũng bất ngờ khi thấy dăm ba chú sẻ lạc, nhảy nhót dưới gốc chuối rỉa trái chín rụng.
- Thầy ơi, đàn chim đã về nhiều lắm.
Giọng cô nhòa đi trong nước mắt.
Võ Thu Hương