Dưới đây là danh sách 10 khu vực đó:
1. Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc
Lớp bụi dày đặc khiến thành phố ô nhiễm nhất Trung Quốc, Linfen như chìm trong sương mù. |
Nền công nghiệp của thành phố Linfen dựa vào việc khai thác than đá dẫn đến việc môi trường ở đây bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo trang Mother Nature Network, nếu người ta lấy quần áo giặt ra để phơi ngoài trời, thì chúng sẽ chuyển sang màu đen trước khi khô. Hít thở không khí ở đây trong một ngày bằng hút ba gói thuốc lá.
Do vậy Linfen là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất ở Trung Quốc gây ra tỷ lệ bệnh hô hấp, bệnh về da và ung thư phổ luôn cao ngất ngưỡng.
2. Tianying, Trung Quốc
Theo trang Mother Nature Network, nếu người ta lấy quần áo giặt ra để phơi ngoài trời, thì chúng sẽ chuyển sang màu đen trước khi khô. Hít thở không khí ở đây trong một ngày bằng hút ba gói thuốc lá.
Do vậy Linfen là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất ở Trung Quốc gây ra tỷ lệ bệnh hô hấp, bệnh về da và ung thư phổ luôn cao ngất ngưỡng.
2. Tianying, Trung Quốc
Các nhà máy tại thành phố công nghiệp Tianying, Trung Quốc liên tục thải vào không khí lượng khí thải lớn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của dân cư, đặc biệt là trẻ em. |
Là thành phố công nghiệp nặng của Trung Quốc. Đây là nơi sản xuất một nửa lượng chì cho đất nước. Nhưng do công nghệ lạc hậu và quản lý kém khiến cho chất thải công nghiệp không được xử lý tốt dẫn đến lượng chì trong không khí và đất ở đây cao hơn ngưỡng tiêu chuẩn 10 lần.
Trẻ em ở đây khi sinh ra dễ mắc các dị tật bẩm sinh, có chỉ số thông minh thấp dẫn tới những thách thức lớn trong quá trình phát triển.
3. Sukinda, Ấn Độ
Trẻ em ở đây khi sinh ra dễ mắc các dị tật bẩm sinh, có chỉ số thông minh thấp dẫn tới những thách thức lớn trong quá trình phát triển.
3. Sukinda, Ấn Độ
Rác thải ngập tràn trong các nguồn nước sinh hoạt của người dân ở thành phố Sukinda, Ấn Độ. Thậm chí nước ở đây còn có nồng độ crom cao ngất ngưỡng và vô cùng độc hại. |
Crom là kim loại nặng được sử dụng để sản xuất thép không rỉ. Nó có thể gây ung thư nếu ai đó chẳng may hít hoặc đưa nó vào cơ thể bằng đường miệng. Sukinda là thành phố có những mỏ quặng crom lộ thiên lớn nhất thế giới. Có tới 60% nước sinh hoạt ở đây chứa crom hóa trị 6 với nồng độ lớn hơn hai lần so với các tiêu chuẩn quốc tế.
Một tổ chức y tế ở Ấn Độ ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại Sukinda là vì các khu vực khai thác quặng crom. Cư dân ở đây thường bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh lao và hen suyễn.
4. Vapi, Ấn Độ
Một tổ chức y tế ở Ấn Độ ước tính khoảng 84,75% số trường hợp tử vong tại Sukinda là vì các khu vực khai thác quặng crom. Cư dân ở đây thường bị xuất huyết tiêu hóa, bệnh lao và hen suyễn.
4. Vapi, Ấn Độ
Khu vực Vapi được xem là khu vực bẩn nhất ở Ấn Độ và lượng thủy ngân trong đất luôn cao hơn mức cho phép tới 96 lần đang đe dọa cuộc sống của hàng nghìn người dân ở đây. |
Với hơn 50 khu công nghiệp bao gồm sản xuất kim loại nặng, thuốc trừ sâu và chất thải hóa học, khu vực Vapi được xem là nơi bẩn nhất Ấn Độ. Lượng thủy ngân trong mạch nước ngầm cao hơn 96 lần hơn so với tiêu chuẩn cuả Tổ chức Y tế thế giới gây ra tỷ lệ mắc các bệnh ung thư rất cao.
5. La Oroya, Peru:
5. La Oroya, Peru:
Chất thải độc hại từ các nhà máy ở La Oroya, Peru khiến lượng chì trong máu trẻ em ở đây cao gấp ba lần ngưỡng cho phép đang đe dọa tính mạng của các em. |
La Oroya là một thành phố khai thác mỏ của Peru thuộc dãy núi Andes (hệ thống núi lớn ở Nam Mỹ, dài 8.045 km). Gần như 100% trẻ em ở đây có hàm lượng chì trong máu cao gấp ba lần mức cho phép của Tổ chức Y tế thế giới.
Ngay cả khi chưa tính tới lượng chất thải độc hại của các nhà máy thì lượng chì trong đất ở La Oroya vẫn rất cao và còn tồn tại trong nhiều thập kỷ nữa. Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền thành phố vẫn chưa có kế hoạch giảm lượng chì trong đất.
Ngay cả khi chưa tính tới lượng chất thải độc hại của các nhà máy thì lượng chì trong đất ở La Oroya vẫn rất cao và còn tồn tại trong nhiều thập kỷ nữa. Tuy nhiên, cho tới nay chính quyền thành phố vẫn chưa có kế hoạch giảm lượng chì trong đất.
6. Dzerzhinsk, Nga
Sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận Dzerzhinsk là thành phố bị nhiễm hóa chất nghiêm trọng nhất địa cầu. |
Các chương trình phát triển vũ khí thời kỳ Chiến tranh Lạnh để lại nhiều "điểm đen" về môi trường trên khắp lãnh thổ rộng lớn của Liên Xô cũ, song Dzerzhinsk là nơi gánh chịu hậu quả ghê gớm nhất.
Cơ quan quản lý môi trường thành phố ước tính gần 300.000 tấn chất thải hóa học bị thải bừa bãi ra ngoài môi trường tại Dzerzhinsk từ năm 1930 - 1998. Nguồn nước trong thành phố có nồng độ dioxin và phenol cao hơn mức an toàn gấp nhiều lần. Sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận Dzerzhinsk là thành phố bị nhiễm hóa chất nghiêm trọng nhất địa cầu. Trong năm 2003, tỷ lệ tử tại thành phố cao hơn tỷ lệ sinh tới 2,6 lần.
Cơ quan quản lý môi trường thành phố ước tính gần 300.000 tấn chất thải hóa học bị thải bừa bãi ra ngoài môi trường tại Dzerzhinsk từ năm 1930 - 1998. Nguồn nước trong thành phố có nồng độ dioxin và phenol cao hơn mức an toàn gấp nhiều lần. Sách kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận Dzerzhinsk là thành phố bị nhiễm hóa chất nghiêm trọng nhất địa cầu. Trong năm 2003, tỷ lệ tử tại thành phố cao hơn tỷ lệ sinh tới 2,6 lần.
Hiện nay, tuổi thọ ngắn và tỷ lệ tử vong cao hơn gấp nhiều lần các khu vực khác ở Dzerzhinsk là vấn đề nhức nhối ở đây.
7. Norilsk, Nga
7. Norilsk, Nga
Nơi đây bị ô nhiễm nặng đến nỗi trong khu vực có bán kính 48 km xung quanh khu tổ hợp mạ kền không có bất cứ loài thực vật nào có thể sống nổi. |
Là nơi có nhiều nhà máy nấu chảy kim loại nhất thế giới. Trung bình mỗi năm các cơ sở này thải vào không khí khoảng bốn triệu tấn đồng, chì, kẽm, arsen, mạ kền, cadimi, selen ở dạng hạt siêu nhỏ. Các mẫu không khí ở đây có nồng độ mạ kền và đồng vượt quá mức cho phép.
Tỷ lệ tử vong vì các bệnh ở đường hô hấp tại Norilsk cao hơn hẳn so với các thành phố khác ở Nga. Đặc biệt, trong một khu vực có bans kính 48 km xung quanh khu tổ hợp mạ kền không có bất kỳ một cây nào có thể sống nổi.
Tỷ lệ tử vong vì các bệnh ở đường hô hấp tại Norilsk cao hơn hẳn so với các thành phố khác ở Nga. Đặc biệt, trong một khu vực có bans kính 48 km xung quanh khu tổ hợp mạ kền không có bất kỳ một cây nào có thể sống nổi.
8. Chernobyl, Ukraine
Thảm họa hạt nhân Chernobyl cách đây 25 năm nhưng đến nay khu vực có bán kính 30km xung quanh Chernonyl vẫn là một khu vực chết. |
Khi nhà máy điện hạt nhân Chernobyl phát nổ vào ngày 26/8/1986, nó giải phóng một lượng phóng xạ gấp 400 lần quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Ngày nay khu vực cách ly có bán kính 30 km xung quanh nhà máy vẫn là một khu vực chết.
Từ năm 1992 và 2002, người ta phát hiện hơn 4.000 ca ung thư tuyến giáp ở trẻ em Nga, Ukraine và Belarus trong khu vực nhiễm phóng xạ. Thảm họa Chernobyl là tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trên thế giới. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, hậu quả của nó có thể kéo dài tới hàng chục nghìn năm.
Từ năm 1992 và 2002, người ta phát hiện hơn 4.000 ca ung thư tuyến giáp ở trẻ em Nga, Ukraine và Belarus trong khu vực nhiễm phóng xạ. Thảm họa Chernobyl là tai nạn công nghiệp tồi tệ nhất trên thế giới. Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, hậu quả của nó có thể kéo dài tới hàng chục nghìn năm.
Các bệnh đường hô hấp, tai, mũi, và cổ họng là bệnh thông thường ở các khu vực xung quanh Chernobyl.
9. Sumgayit, Azerbaijan
9. Sumgayit, Azerbaijan
Dù các nhà máy hóa chất ngày nay phần lớn đều bị đóng cửa nhưng những chất thải độc hại bao gồm thủy ngân vẫn ngập tràn Sumgayit. |
Khi còn là một phần của Liên Xô, mỗi năm các nhà máy tại Sumgayit thải vào không khí khoảng 120.000 tấn hóa chất độc hại, trong đó có thủy ngân. Ngày nay phần lớn nhà máy ở thành phố này đóng cửa, nhưng các chất độc hại vẫn còn đó.
10. Kabwe, Zambia
Dù các mỏ khai thác và lò nấu chì ngừng hoạt động ở thành phố Kabwe, Zambia từ lâu nhưng nồng độ chì trong máu trẻ em ở đây vẫn cao gấp 10 lần mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ. |
Khi những mỏ chì lớn được phát hiện gần Kabwe vào năm 1902, Zambia khi đó là thuộc địa của Anh và được gọi là Bắc Rhodesia. Chính quyền bảo hộ không quan tâm tới việc các hóa chất độc hại có thể gây tác động xấu tới sức khỏe của dân bản xứ dẫn đến việc khai thác chì tràn lan.
Dù các mỏ khai thác và lò nấu chì ngừng hoạt động từ lâu, nhưng nồng độ chì ở đây vẫn ở mức khủng khiếp. Tính trung bình trẻ em ở Kabwe có nồng độ chì cao gấp 10 lần mức cho phép của Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ và có thể gây tử vong. Thậm chí, khi các chuyên gia của chuyên gia Mỹ lấy mẫu máu của trẻ em tại Kabwe để phân tích, các thiết bị của họ bị hỏng.
Cập nhật lúc :10:42 AM, 26/02/2010
Chính phủ Trung Quốc đang vật lộn để đối phó với sự gia tăng nhanh chóng của các núi rác ngày càng cao, đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân.
Với lượng chất thải phải tiếp nhận mỗi ngày là 2.600 tấn, bãi rác Shui Ge ở Nam Kinh, Trung Quốc ngày càng phình to. Nó không chỉ “xâm chiếm” đất ở của người dân mà còn đang đầu độc sức khỏe của họ.
Cơn lũ rác
Cơn lũ rác
Trong vòng 15 năm qua, sự lớn mạnh của núi rác Shui Ge đang dần “chôn vùi” ngôi làng Yuanfeng. Những quả đào thối rữa trên cây, sâu bọ côn trùng theo mùi rác đua nhau đổ tới. Những cánh đồng chưa thu hoạch, nhớp nhúa rác thải, chất độc hại. Một người dân họ Han cho hay, cách đây hơn chục năm, đây chỉ là một bãi rác nhỏ, cao chừng 5m. Nhưng giờ đây, “ngọn núi” vươn lên 30m và chỉ riêng diện tích của “đỉnh núi” cũng rộng gấp ba lần một sân bóng.
Khi được hỏi tại sao không chôn những rác thải hữu cơ để giảm tải lượng rác thải, ông Zhong Quanzhou, một quan chức trong vùng thản nhiên khẳng định: “Chúng tôi sẽ làm vậy khi thấy cần thiết”.
Trung Quốc đang đối mặt với cơn lũ rác. |
Tình trạng quá tải tương tự cũng đang diễn ra tại Thủ đô Bắc Kinh. Mỗi năm, lượng rác thải từ các hộ gia đình ở Bắc Kinh tăng 8% và cần bãi đất rộng 33ha mới đủ chứa.
Theo thông tin từ Ủy ban nhân dân Bắc Kinh (CMAB), thành phố này sẽ phải đối mặt với một “cuộc khủng hoảng rác thải” chỉ trong khoảng bốn đến 5 năm nữa khi 13 trung tâm chứa rác thải hoàn toàn bị quá tải. Vào thời điểm hiện tại, Bắc Kinh thải ra 18.000 tấn rác mỗi ngày trong khi khả năng của các trung tâm chứa rác có hạn, chỉ dừng lại ở 11.000 tấn.
Báo China Daily mới đây cũng đưa tin, vào năm 2020, lượng rác thải của Trung Quốc sẽ lên đến 400 triệu tấn, tương đương với tổng lượng rác của toàn thế giới vào năm 1997. "Các khu đô thị của Trung Quốc sẽ sản sinh số lượng rác tối đa mà các thành phố của nước này có thể xử lý sau 13 năm", tờ báo dẫn báo cáo của Hội đồng Hợp tác và Phát triển quốc tế Trung Quốc (CCICD).
Người dân ‘kêu cứu’
Bất kể người nào tới thăm ngôi làng Yuanfeng gần núi rác Shui Ge từ rất xa đều có thể ngửi thấy "mùi đặc trưng" trước khi họ tận mắt thấy hình dung của nó.
“Cháu không bao giờ dám ra ngoài sân chơi vì cái mùi kinh khủng đó. Ban ngày cũng như ban đêm, nhà cháu phải đóng cửa kín mít”, Lele, cậu bé 5 tuổi tại ngôi nhà cách bãi rác 800m cho biết.
Đồng tình với cậu con trai của mình, ông Axia, cha của Lele bức xúc: “Gió thổi hướng nào là hướng đó nồng nặc mùi hôi. Đêm đến thì muỗi tấn công, còn ban ngày ruồi bay như ong vỡ tổ. Có khi vừa mới để bát cơm xuống là ruồi bâu đen cả bát”.
Hậu quả là trong vòng ba năm, trong làng có tới 100 người chết vì ung thư, trong đó độ tuổi nạn nhân phần lớn là từ 30 đến 50.
Rác thải không chỉ làm nhiễm độc không khí và đất đai, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân mà còn ảnh hưởng tới những mối quan hệ. Dân làng thường xuyên va chạm với các lái xe chở rác thải. Họ cố gắng ngăn chặn các xe tải chở rác.
Trước sự kêu cứu của người dân, chính quyền địa phương tuyên bố sẽ tổ chức các cuộc điều trần công khai về việc “xóa sổ” núi rác Shui Ge sau khi tiến hành các cuộc khảo sát về môi trường tại đây.
“Trong khoảng 10 năm tới, môi trường nơi đây sẽ trở nên xanh sạch hơn bao giờ hết”, quan chức họ Ren tự tin khẳng định. Tuy nhiên, đến thời điểm đó, cậu bé Lele sẽ bước sang tuổi 15, và trong suốt khoảng thời gian đó, nếu gia đình Lele vẫn sinh sống quanh núi rác này thì tuổi thơ của cậu sẽ luôn bị ám ảnh bởi mùi hôi thối của rác. Nghiêm trọng hơn, cậu bé có thể sẽ bước vào tuổi trưởng thành với thể chất không khỏe mạnh.