Theo nội dung báo cáo, Lãi suất vay vốn tăng quá cao, dao động vào khoảng 18-22%/năm, cá biệt lên đến 25-27%/năm khiến nhiều dự án đình hoãn.
Trong 6 tháng đầu năm, có khoảng 30% số doanh nghiệp phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất.
Bức tranh tổng thể của nền kinh tế trong quý2, đặc biệt là trong tháng 6 này khá sáng sủa, nhiều cán cân kinh tế vĩ mô về cơ bản đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cho ý kiến về việc triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH 6 tháng đầu năm 2011 vào sáng nay, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa thật sự yên tâm với kết quả đạt được. Đặc biệt, nhiều thành viên của Uỷ ban này khá lo lắng trước tình trạng lãi suất tăng cao dẫn tới đình đốn hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Theo Báo cáo của Chính phủ, tổng thu ngân sách nhànước 6 tháng đầu nămđạt hơn 55% dự toán, tăng 22,8% so với cùng kỳ; bội chi ước vào khoảng 27.700 tỷ đồng, bằng 23% mức bội chi được Quốc hội cho phép. Các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước cắt giảm được 80.550 tỷ đồng vốn đầu tư, tương đương 9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã kéo tổng mức đầu tư toàn xã hội giảm 7,2% so với cùng kỳ, góp phần đáng kể vào việc kiềm chế lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 tăng thấp nhất kể từ đầu năm và đang có xu hướng giảm dần là một trong những kết quả đạt được đáng ghi nhận trong việc điều hành của Chính phủ. Nếu như tốc độ tăng CPI trong tháng 4 lên tới 3,32% thì sang tháng 5 giảm xuống chỉ còn 2,21% và đến tháng 6 này, CPI chỉ còn tăng 1,09%, bằng khoảng một nửa tốc độ tăng CPI trung bình trong 6 tháng đầu năm.
Cũng theo Báo cáo của Chính phủ, trong 6 tháng đầu năm cả nước có thêm 39.500 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng ký ước đạt trên 230.200 tỷ đồng. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng số lượng doanh nghiệp thành lập mới vẫn bằng 95,3% và số vốn bằng 87,2% so với cùng kỳ năm 2010 cũng là kết quả đáng ghi nhận.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tưVõHồng Phúc cho rằng, cóđược kết quả trên là nhờ Chính phủ thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quảtrong đó cóviệc triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách tiền tệ tín dụng chặt chẽ và thận trọng; điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở với khối lượng và lãi suất hợp lý nhằm kiểm soát và ổn định thị trường tiền tệ.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, nhờ những giải pháp linh hoạt và chặt chẽ, nên trong 6 tháng đầu năm tổng phương tiện thanh toán chỉ tăng 2,45%; dư nợ tín dụng tăng 7,13% so với cuối tháng 12.2010.
Lãi suất ngânhàng đang có xu hướng giảm dần, hiện tại lãi suất huy động VNĐ bình quân chỉ ở mức 15,5%/năm (chỉ tăng 3% so với cuối năm 2010), lãi suất cho vay thực tế vào khoảng 18,7%, chỉ tăng 3,4% so với cuối năm 2010.
Mặc dù đồng tình với nhận định, đánh giá của Chính phủtrong việc triển khai thực hiện Kế hoạch KTXH 6 tháng đầu năm, song Báo cáo thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội vẫn cho rằng, sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp đã và đang gặp rất nhiều khó khăn do tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và lãi suất cho vay vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp.
“Qua giám sát của Uỷ ban Kinh tế, đa số doanh nghiệp cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn các năm trước cả về việc tiếp cận vốn cũng như chi phí vốn. Trước thực tế này, không ít doanh nghiệp đã buộc phải hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Hà Văn Hiền cho biết.
Giám sát của Uỷban Kinh tếcũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Bắc Giang có 43 doanh nghiệp “xin” ngừng hoạt động, tăng mạnh so với con số 30 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong năm 2010. Trong khi đó tại Bắc Ninh, số doanh nghiệp tự nguyện giải thể và trả lại giấy phép đăng ký kinh doanh cũng lên con số 44. Còn tại Hưng Yên, tuy không có con số doanh nghiệp ngừng hoạt động, song Hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương này cho biết chỉ có khoảng 30% số doanh nghiệp trên địa bàn có thể tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng. Tức là chỉ có chừng ấy doanh nghiệp có thể tạm thu xếp được nhu cầu vốn để duy trì hoạt động.
Số doanh nghiệp phải giải thế, phásản do không chịu đựng được với lãi suất vay vốn cũng như do không vay được vốn trên cả nước từ trước đến nay hầu như không có thống kê cụ thể, nhưng Báo cáo của Uỷ ban Kinh tế trích dẫn nguồn từ cơ quan thuế cho biết, từ đầu năm đến nay có khoảng 30% số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh phải phá sản, giải thể, đóng cửa, tạm ngừng sản xuất
“Lãi suất vay vốn tăng quá cao, dao động vào khoảng 18-22%/năm, cá biệt lên đến 25-27%/năm (chứ không như báo cáo của Ngân hàng Nhà nước là lãi suất cho vay thực tế vào khoảng 18,7%/năm) cộng với chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh đã làm cho nhiều dự án phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư, nhiều dự án bị đình hoãn và đang đứng trước nguy cơ đình hoãn”, ông Hiền cho biết và cảnh báo, hoạt động sản xuất - kinh doanh nếu bị đình trệ và kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ nợ xấu ngân hàng gia tăng trong nửa cuối năm 2011 và năm 2012.
Nguồn tin: Cafef
-Bội chi ngân sách 6 tháng gần 28.000 tỷ đồng
Ngày 30/6, Bộ Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách 6 tháng đầu năm nay ước đạt khoảng 327.820 tỷ đồng, tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2010.
Kinh tế quá "nóng": Some like it hot (Economist 30-6-11) -- Việt Nam là nền kinh tế nóng thứ 7 trên thế giới. ("Nóng" không có nghĩa là tốt, như ôtô chạy mà không có nước giảm nhiệt, máy sẽ bốc khói rồi nổ tung!) The Economist: Việt Nam là điểm nóng tăng trưởng trên thế giới
Ảnh minh họa
The Economist: Việt Nam là điểm nóng tăng trưởng trên thế giới
VIT - Mới đây, tờ Economist của Anh đã đưa ra tính toán so sánh nhóm các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Việt Nam, bằng 6 chỉ số và đã đưa ra kết luận về những nền kinh tế mới nổi nào có nguy cơ tăng trưởng nóng nhất.
Khi khái niệm “thị trường mới nổi” được chuyên gia kinh tế Antoine van Agtmael và sau này là Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra cách đây 30 năm, các nền kinh tế này đã đóng góp 1/3 và hiện tại là một nửa tăng trưởng GDP toàn cầu (tính theo ngang giá sức mua). Ấn tượng hơn, các thị trường mới nổi đã sản xuất hơn 4/5 tăng trưởng GDP thực trong 5 năm qua. Dù nhóm nước này quan trọng đến thế nào đi nữa, nhiều nhà bình luận vẫn có xu hướng nhóm các nước này lại với nhau chứ không nhóm chung với các nước phát triển. Các vấn đề như lạm phát leo thang, tín dụng ngân hàng tăng cùng với các dòng vốn tăng ồ ạt có thể khiến nhiều người cho rằng, phần lớn các nền kinh tế mới nổi đang tăng trưởng quá nóng. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một số nền kinh tế tăng trưởng nóng, số còn lại chỉ tăng trưởng vừa phải.
Tờ Economist đã chỉ ra một loạt các nước tăng trưởng nóng nhất trong số các nền kinh tế mới nổi như sau:
Biểu đồ trên cho thấy xếp hạng của 27 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng quá nóng. Tờ Economist đã sử dụng 6 chỉ số khác nhau để so sánh các nền kinh tế. Các chỉ số sau đó được cộng lại để tính ra một chỉ số chung. Mức 100 cho thấy nền kinh tế tăng trưởng quá nóng theo tất cả 6 chỉ số.
Bắt đầu với lạm phát. Tình trạng lạm phát tại các nước kinh tế mới nổi đã tăng mạnh hơn tại các nước phát triển, tỷ lệ ước tính trung bình khoảng 6,7% trong tháng 5/2011. Tuy nhiên, tỷ lệ này trong khoảng từ 1,7% tại Đài Loan tới 20% hoặc hơn tại Việt Nam, Venezuela và Argentina.
Nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát tăng mạnh trong năm qua là do giá lương thực tăng cao, khiến chi phí lương thực chiếm phần nhiều hơn trong thu nhập so với các nước giàu. Vì vậy, nếu giá lương thực ổn định, lạm phát sẽ giảm cuối năm nay.
Lạm phát lõi (không tính giá thực phẩm và năng lượng) chỉ tăng 2,4% ở Trung Quốc, song lại tăng tới 5,5% tại Braxin và 8% tại Ấn Độ. Khi tăng trưởng vẫn lên cao bất chấp năng lực sản xuất còn hạn chế và thị trường lao động còn hạn chế, lạm phát thực phẩm có thể tác động mạnh đến lương và nhiều loại giá cả khác.
Chỉ số thứ hai được Economist so sánh là tỷ lệ tăng trưởng GDP trung bình từ năm 2007 so với 10 năm trước đó. Tăng trưởng tại Argentina, Brazil, Ấn Độ và Indonesia đã vượt xa xu hướng dài hạn, nhưng vẫn thấp hơn xu hướng tăng tại Hungary, CH Séc, Nga và Nam Phi. Tăng trưởng tại Trung Quốc cũng thấp hơn xu hướng.
Thứ ba, tỷ lệ tăng trưởng GDP tiềm năng của một nền kinh tế có thể tăng lên theo thời gian nhờ vào cải cách. Tuy nhiên, thị trường lao động thắt chặt cho thấy một vài nền kinh tế đã tăng trưởng thiếu bền vững. Tại Argentina, Brazil, Indonesia và Hong Kong, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Brazil thấp kỷ lục và lương thì đang tăng nhanh.
Chỉ số thứ tư cần xét đến là tăng trưởng tín dụng, một trong những yếu tố quan trọng có thể dẫn đến bong bóng tài sản hay lạm phát. Cách tính toán tốt nhất về việc liệu tín dụng có tăng trưởng quá nóng hay không chính là chênh lệch giữa tín dụng ngân hàng và GDP danh nghĩa.
Tại các nền kinh tế mới nổi, khi lĩnh vực tài chính tăng trưởng nhanh, tín dụng có thể tăng trưởng nhanh hơn so với GDP. Tuy nhiên, tín dụng lại đang tăng trưởng nhanh một cách đáng báo động tại Argentina, Braxin, Hong Kong và Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong năm qua, tín dụng dành cho lĩnh vực tư nhân tại Thổ Nhĩ Kỳ và Hong Kong tăng trưởng cao hơn 20% so với GDP danh nghĩa. Thế nhưng chẳng phải nước mới nổi nào cũng ngập thanh khoản. 10 trong số 27 nước mới nổi, bao gồm Nga, Nam Phi, Ai Cập, Chile, tín dụng đã tăng trưởng chậm hơn so với GDP. Tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc đã giảm một nửa trong năm qua và hiện nay khá cân xứng với tăng trưởng GDP.
Thứ năm, xét đến lãi suất thực, hiện đang ở mức âm tại hơn một nửa trong nhóm các nền kinh tế mới nổi. Điều này có thể phù hợp ở nơi có nhu cầu yếu, nhưng tại nhóm nền kinh tế tăng trưởng nhanh như Argentina, Ấn Độ, Việt Nam và Hong Kong, lãi suất thực âm đang khiến tín dụng và lạm phát tăng nhanh hơn.
Ngược lại, lãi suất thực tại Brazil đang ở mức cao nhất thế giới là gần 6%. Lãi suất cho vay cơ bản tại Trung Quốc ở mức dương thấp, nhưng chưa đủ để có thể chịu được áp lực của các chính sách thắt chặt tiền tệ gần đây, khi ngân hàng trung ương Trung Quốc nâng mạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc và hạn chế tăng trưởng tín dụng.
Chỉ số cuối cùng là cán cân vãng lai. Thâm hụt tài khoản vãng lai lớn là dấu hiệu cho thấy kinh tế tăng trưởng quá nóng, khi nhu cầu trong nước vượt quá nguồn cung. Vấn đề này tại Thổ Nhĩ Kỳ khá căng thẳng, thâm hụt lên tới 8% GDP trong năm nay từ mức 2% năm 1999. Thâm hụt tài khoản vãng lai tại Brazil hay Ấn Độ cũng cho thấy nhu cầu nội địa đang tăng quá nhanh.
Tính tổng 6 yếu tố trên, Economist chỉ ra 7 điểm nóng tăng trưởng trên thế giới là Argentina, Brazil, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Argentina là nước duy nhất với 6 chỉ số đều ở mức đỏ, nhưng Brazil và Ấn Độ cũng không kém hơn mấy.
Trung Quốc, thường là tâm điểm của những lo ngại về tăng trưởng quá nóng, lại ở ngưỡng khá an toàn, một phần nhờ các biện pháp thắt chặt tiền tệ mạnh tay. Nhóm nước Nga, Mexico và Nam Phi đang ở trong ngưỡng an toàn, rủi ro tăng trưởng quá nóng khá thấp.
Nhóm nền kinh tế tăng trưởng quá nóng với lãi suất thực âm cần điều chỉnh nâng lên. Chính sách tài khóa tại nhiều nước hiện khá lỏng lẻo. Thâm hụt ngân sách đã giảm nhẹ so với năm 2009, nhưng chủ yếu bởi tăng trưởng cao khiến nguồn thu từ thuế tăng lên. Nhìn chung, 6/7 nền kinh tế đang có mức thâm hụt ngân sách khá cao (Ấn Độ thâm hụt tới 8% GDP), duy nhất ngân sách của Hong Kong là thặng dư. Nếu nước nào cố tình bỏ qua các cảnh báo thì có thể sẽ gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Nguồn tin: Economist