Công ty Hóa chất Shin-Etsu của Nhật dự định đầu tư khoảng 26 triệu đô la để xây một nhà máy chế biến kim loại đất hiếm ở Việt Nam.
Theo tin hôm thứ Ba của hãng thông tấn Reuters, nhà máy đầu tiên của Shin-Etsu ở nước ngoài sẽ được xây ở Hải Phòng, có khả năng chế biến 1,000 tấn đất hiếm mỗi năm và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng hai năm 2013.
Kim loại đất hiếm do nhà máy này chế biến sẽ được dùng cho các động cơ xe hơi hybrid và những sản phẩm khác.
Nhật báo thương mại Nikkei của Nhật Bản cho hay dự án đầu tư của Shin-Etsu tại Việt Nam sẽ nâng cao 50% khả năng khai thác và tinh luyện đất hiếm của công ty này và có phần chắc sẽ góp phần giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc.
Tờ Nikkei nói thêm rằng nhà máy ở Hải Phòng cũng sẽ chế biến quặng đất hiếm khai thác ở Australia, Ấn Độ và các nơi khác.
Một thông cáo của Shin-Etsu cho biết bên cạnh dự án nhà máy chế biến kim loại đất hiếm, công ty này còn định xây một nhà máy khác ở Việt Nam để sản xuất các loại vật liệu dựa trên silicone dùng để làm tăng độ sáng của màn hình LED.
Theo tin hôm thứ Ba của hãng thông tấn Reuters, nhà máy đầu tiên của Shin-Etsu ở nước ngoài sẽ được xây ở Hải Phòng, có khả năng chế biến 1,000 tấn đất hiếm mỗi năm và dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào tháng hai năm 2013.
Kim loại đất hiếm do nhà máy này chế biến sẽ được dùng cho các động cơ xe hơi hybrid và những sản phẩm khác.
Nhật báo thương mại Nikkei của Nhật Bản cho hay dự án đầu tư của Shin-Etsu tại Việt Nam sẽ nâng cao 50% khả năng khai thác và tinh luyện đất hiếm của công ty này và có phần chắc sẽ góp phần giảm thiểu sự lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu của Trung Quốc.
Tờ Nikkei nói thêm rằng nhà máy ở Hải Phòng cũng sẽ chế biến quặng đất hiếm khai thác ở Australia, Ấn Độ và các nơi khác.
Một thông cáo của Shin-Etsu cho biết bên cạnh dự án nhà máy chế biến kim loại đất hiếm, công ty này còn định xây một nhà máy khác ở Việt Nam để sản xuất các loại vật liệu dựa trên silicone dùng để làm tăng độ sáng của màn hình LED.
-Bài toán đất hiếm đã có lời giải!
Diện tích khu vực có bùn lên tới 11 triệu km2, gấp 30 lần diện tích của Nhật Bản |
Theo đài truyền hình NHK, kim loại đất hiếm vừa được phát hiện ở độ sâu từ 3.500 đến 6.000m ở phía Bắc Thái Bình Dương và phía Nam Thái Bình Dương ngoài khơi đảo Hawaii. Trữ lượng kim loại đất hiếm dưới biển ở khu vực này ước tính gấp 800 lần so với trữ lượng ở đất liền.
Phân tích một số mẫu bùn lấy ở 78 địa điểm từ đáy biển Thái Bình Dương, Phó Giáo sư Yasuhiro Kato trường Đại học Tôkiô đã phát hiện kim loại đất hiếm dysprosium sử dụng cho động cơ của các loại ô tô điện và kim loại terbium sử dụng sản xuất TV. Ông cho biết nhiều khả năng có thể tìm thấy kim loại đất hiếm ở khu vực đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Theo tạp chí Nature Geoscience cũng cho biết, chỉ một khu vực rộng 1km2 ở khu vực trung tâm Bắc Thái Bình Dương đã có thể đáp ứng 1/5 sản lượng tiêu thụ kim loại đất hiếm và Ytri của thế giới hàng năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là công nghệ hiện tại có cho phép khai thác bùn ở độ sâu 4.000-5.000 m dưới đáy đại dương hay không? Nếu được thì có thể khai thác trên diện rộng hay không.
Giáo sư địa chất học Yasuhiro Kato, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, “Khoảng 30 năm trước, một công ty khai khoáng của Đức đã thành công trong việc khai thác bùn nằm dưới đáy Biển Đỏ. Vì thế, tôi hy vọng bùn dưới biển của chúng tôi có thể khai thác được về mặt kỹ thuật”.
Phân tích một số mẫu bùn lấy ở 78 địa điểm từ đáy biển Thái Bình Dương, Phó Giáo sư Yasuhiro Kato trường Đại học Tôkiô đã phát hiện kim loại đất hiếm dysprosium sử dụng cho động cơ của các loại ô tô điện và kim loại terbium sử dụng sản xuất TV. Ông cho biết nhiều khả năng có thể tìm thấy kim loại đất hiếm ở khu vực đặc quyền kinh tế của Nhật Bản.
Theo tạp chí Nature Geoscience cũng cho biết, chỉ một khu vực rộng 1km2 ở khu vực trung tâm Bắc Thái Bình Dương đã có thể đáp ứng 1/5 sản lượng tiêu thụ kim loại đất hiếm và Ytri của thế giới hàng năm. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là công nghệ hiện tại có cho phép khai thác bùn ở độ sâu 4.000-5.000 m dưới đáy đại dương hay không? Nếu được thì có thể khai thác trên diện rộng hay không.
Giáo sư địa chất học Yasuhiro Kato, tác giả chính của nghiên cứu cho biết, “Khoảng 30 năm trước, một công ty khai khoáng của Đức đã thành công trong việc khai thác bùn nằm dưới đáy Biển Đỏ. Vì thế, tôi hy vọng bùn dưới biển của chúng tôi có thể khai thác được về mặt kỹ thuật”.
Minh Diệp (tổng hợp)