-Báo Nga: 'Ấn Độ, Mỹ sau lưng Việt Nam'
Ấn Độ và Mỹ sẽ trợ giúp Việt Nam trước nỗi lo về sự trỗi dậy mạnh bạo của Trung Quốc.
Tờ Sự thật (Pravda) của Nga vừa đăng bài bình luận về việc Ấn Độ và Mỹ sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với vấn đề biển Đông.
Dưới đây là nội dung bài viết:
Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.
Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.
Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.
Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.
Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.
Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.
Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.
Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này. (>> chi tiết) Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".
Ca sĩ phía sau hậu trường
Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.
Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.
Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.
Tag: Hải quân các nước trên thế giới, Tranh chấp biển Đông
Dưới đây là nội dung bài viết:
Việt Nam không đơn độc trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Trong tương lai gần, hạm đội tàu khu trục của Ấn Độ sẽ tới biển Đông. Đây là một nhóm khu trục hạm có hệ thống điều khiển phòng thủ tên lửa.
Theo những báo cáo từ New Delhi cuối tháng 6/2011, Hải quân Ấn Độ có dự định đóng quân lâu dài ở biển Đông. Phía Ấn Độ đã có kế hoạch xây dựng sự hiện diện quân sự tại vùng biển này.
Theo thông báo chính thức của chính phủ Ấn Độ, sự hiện diện lâu dài ở biển Đông giúp Ấn Độ nâng cao vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, nơi có đường vận chuyển hàng hải chiến lược từ Thái Bình Dương vào Ấn Độ Dương đi qua.
Cụ thể, phía Việt Nam sẽ cung cấp bến đỗ cho tàu chiến Ấn Độ cũng như căn cứ hải quân ở Nha Trang và vịnh Hạ Long. Ấn Độ cũng sẽ cung cấp viện trợ giúp Việt Nam phát triển lực lượng hải quân thông qua đóng tàu mới và huấn luyện thủy thủ Việt Nam.
Bằng động thái trên, Ấn Độ, một trong những đối thủ lớn của Trung Quốc trong khu vực đã cho thấy kế hoạch ngăn cản sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
Trước đó, Trung Quốc không che giấu dã tâm thiết lập tầm kiểm soát trên toàn biển Đông cũng như những quần đảo nằm trong khu vực. Lý do dã tâm này ngoài đường vận chuyển hàng hải chiến lược còn có trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú ở biển Đông.
Hiện tại, Trung Quốc đang kiểm soát quần đảo Hoàng Sa (chiếm từ Việt Nam năm 1974) và một số đảo chìm ở Trường Sa một các bất hợp pháp.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, Trung Quốc đã có nhiều hành động khiêu khích với cả Việt Nam và Philippines. Mức độ căng thẳng tăng cao đến mức Manila phải kêu gọi sự hỗ trợ từ Washington cũng như gia nhập và phát triển mặt trận đoàn kết chống mối đe dọa từ Trung Quốc với các nước trong khu vực.
Nguyên nhân của việc Trung Quốc đẩy cao các căng thẳng là do áp lực từ việc giá xăng tăng cao cũng như cuộc thương lượng về giá gas giữa Trung Quốc và Nga không có nhiều tiến triển.
Mặc dù, hải quân Trung Quốc vượt trội so với Hải quân Việt Nam và Philippines nhưng căng thẳng tăng cao đã khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảnh giác với Trung Quốc. Indonesia cũng bày tỏ lo ngại việc Trung Quốc dùng quần đảo Trường Sa làm bàn đạp để nhảy vào những quốc gia gần đó như Malaysia và Indonesia.
Với Ấn Độ, một lý do khác để nước này lo ngại sự mở rộng tầm ảnh hưởng của Trung Quốc là Pakistan cung cấp cho Trung Quốc một căn cứ hải quân ở bờ biển nước này. (>> chi tiết) Trong trường hợp, sức mạnh của Trung Quốc ở biển Đông được tăng cường, Ấn Độ sẽ có nguy cơ "lưỡng đầu thọ địch".
Ca sĩ phía sau hậu trường
Tuy nhiên, thế giới cũng không nên quên về "ca sĩ phía sau hậu trường" khi nói về vấn đề biển Đông và Trung Quốc. Nước Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng liên minh chống Trung Quốc với Ấn Độ.
Từ sau tháng 12/2007, nhiều quan chức Mỹ có ảnh hưởng, bao gồm cả giám đốc CIA đã thường xuyên đến thăm Việt Nam. Đối diện với sự đe dọa từ phía Trung Quốc, 2 bên đều thể hiện ý muốn quên đi bất bình trong quá khứ. Điều này càng làm rõ hơn khả năng hiện diện quân sự của Mỹ và Ấn Độ trong khu vực trong tương lai gần.
Cả Ấn Độ và Mỹ đều sẽ không giới hạn bản thân trong những cuộc gặp xã giao mà sẽ tiếp tục tiến hành đào tạo lực lượng hải quân Việt Nam. Điều này sẽ gây ra những phản ứng từ phía Trung Quốc như kêu gọi Mỹ không can thiệp vào những tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.
Tuy nhiên, những lời kêu gọi này khó mà dọa nạt được người Mỹ. Nếu không tăng cường các hoạt động trong khu vực, người Mỹ sẽ mất nhiều lợi ích cũng như những điểm chiến lược quan trọng về mặt địa lý về tay Trung Quốc.
Tag: Hải quân các nước trên thế giới, Tranh chấp biển Đông