Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2011

Các Giá Trị Tự Do Không Thể Bị Cầm Tù

Minh Văn

Chúng ta ai cũng hiểu rằng tự do là khát vọng của mọi dân tộc và công dân sống trên trái đất này. Nó đại diện chonhững giá trị nhân văn cao đẹp của con người. Một xã hội văn minh, một cuộcsống tốt đẹp và nhân bản luôn được tồn tại dựa trên nền tảng của sự Tự do!
…………………………….

Tự do đồng nghĩa với Tiến bộ và Văn minh


Thước đo sự tiếnbộ và văn minh của một xã hội được nhìn nhận, đánh giá thông qua những giá trịtự do mà nó có được. Những giá trị đó tỉ lệ thuận với trình độ phát triển của cácthành tựu văn minh con người, nó tự thân khẳng định trong mọi môi trường lịchsử cũng như bối cảnh xã hội. 


Trong những quốcgia văn minh, tự do đã trở thành một thứ quyền thiêng liêng và không thể chốicãi của con người. Nó tồn tại trong các định chế của pháp luật, trở thành vănhoá ứng xử của các thành viên xã hội. Khái niệm tự do được hiểu và phát triểnmạnh mẽ nhất từ khi các cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng phát ở Tây Âu. Và từđó khái niệm “Tự do” trở thành tâm điểm cũng như mục đích của mọi cuộc cáchmạng và cải cách xã hội. 


Tự do là cha đẻcủa sáng tạo, và tư duy sáng tạo là cội nguồn của sự tiến bộ. Thiếu nó thì xãhội loài người không phát triển được, bởi sẽ không có những phát minh thuộc mọilĩnh vực của đời sống xã hội. Hay nói cách khác, không có tự do thì xã hội loàingười dẫm chân tại chỗ bởi sự kìm hãm của màn đêm hoang dại. Chúng ta có thểphân loại tự do thành hai khái niệm chính là: tự do tư tưởng và tự do thân thể.

Xã hội loài ngườiphát triển được là nhờ tư duy sáng tạo và phát minh của chính mình. Khi các nềnsản xuất và văn hoá phát triển đến một trình độ nhất định thì xuất hiện nhữngcuộc cách mạng để thúc đẩy xã hội tiến lên một trình độ cao và tiến bộ hơn. Cáccuộc cách mạng xã hội và khoa học kỹ thuật là những minh chứng cho điều đó. Cótự do thì có sự tiến bộ, một quốc gia hay vùng lãnh thổ vì thế mà trở nên vănminh bởi những giá trị nhân văn mà các giá trị của tự do mang lại.


Tự do có ở đâu?


Thực chất của tựdo là cái bên trong của nhân cách con người. Con người có khả năng bẩm sinh ứngxử theo mục đích và theo những cách thức phù hợp với mục đích đó, vì thế cần cópháp luật để điều chỉnh hình thức bên ngoài các hành vi của con người để cótính tuân thủ chung. Đó là tự do ở phương diện cá nhân con người.


Ở phương diện xãhội thì tự do chỉ được tồn tại và sinh ra trong một môi trường mà các giá trịtiến bộ không bị cấm đoán và ngăn cản, và nơi đó chỉ có thể là một chế độ xã hộitự do dân - chủ mà thôi. Một khi tư tưởng con người không bị cấm đoán hoặc gâycản trở bởi hệ thống pháp luật phản dân chủ, cũng như những ràng buộc phi lýkhác từ phía xã hội mà họ đang sống thì đồng nghĩa với sự tự do tư tưởng. Mỗi cá nhân sẽ là chính mình khi sức mạnh trí lực của họ được phát huy, vì thế sẽ đónggóp hết năng lực của mình cho xã hội, dân tộc cũng như nhân loại. Điều đó cóđược là nhờ các quyền tự do của con người được đảm bảo và phát huy. Vì vậy cũngcó thể nói: một dân tộc tự do là một dân tộc giàu mạnh và văn minh. 


Để tiến đến một xãhội tự do và tiến bộ thì nhân loại đã trải qua những cuộc đấu tranh cam go vàquyết liệt để những giá trị cao quý đó được khẳng định và tồn tại. Các giá trịcủa tự do luôn gặp phải những thế lực phản động ngăn cản và cấm đoán. Tuy nhiên“Tự do” là một chân lý hiển nhiên, toả sáng bởi giá trị nhân văn và luôn đượccon người khao khát hướng tới. Tự do cá nhân là nền tảng tư tưởng của một xãhội và là mục đích của các nhà nước dân chủ.


Nếu người Việt chúngta muốn có các giá trị của tự do hiện diện trên tổ quốc mình thì phải tranh đấuđể xây dựng một xã hội dân chủ làm nền tảng. Vì đó là cái nôi để sản sinh cácgiá trị tự do cao đẹp, những giá trị mà trong đó chứa đựng chìa khóa cho cuộcsống hạnh phúc con người.


Vì sao các chế độ độc tài căm ghét tự do?


Các thế lực phảndân chủ nhất định không thể tồn tại trong một thế giới mà những giá trị tự dođược đề cao và phát triển. Chế độ độc tài là đại diện tiêu biểu cho những thếlực phản động đen tối đó. Có chế độ độc tài thì không thể có dân chủ và ngượclại, đây là hai khái niệm chính trị đối lập nhau. Một xã hội dân chủ đồng nghĩavới việc người dân làm chủ đất nước và quyết định mọi vấn đề liên quan đến cánhân và cộng đồng. Dân chủ là nền tảng của tự do và nhân quyền. 


Khi con ngườicó được tự do thì việc ý thức và sử dụng các quyền nhân thân là một điều hiểnnhiên, và đó là điều mà các nhà nước độc tài rất lo sợ. Họ căm tức khi thấyngười dân hiểu được những giá trị của sức mạnh bản thân, và muốn người dân ngudốt để trở nên phụ thuộc. Lo sợ người dân sử dụng các quyền tự do của mình đểđấu tranh lật đổ họ, ít nhất là hạn chế quyền lực của nhà nước. Kẻ độc tài baogiờ cũng muốn nắm trọn quyền lực và hạn chế các quyền tự do của người dân chừngnào còn có thể. Người dân càng ít được hưởng các quyền tự do cá nhân thì quyềnlực của nhà nước chuyên chế càng mạnh và vị trí của họ càng được củng cố. Đó làlý do vì sao các chế độ độc tài lo sợ người dân của mình có được tự do, dânchủ. Các nhà nước dân chủ coi tự do là lý tưởng và mục tiêu cho sự phát triển,trái ngược với điều đó – nhà nước độc tài cấm đoán và hạn chế các quyền tự docủa con người. 


Tự do bị giam cầm


Nhà nước độc tài giamcầm tự do vì sợ sức mạnh của chân lý mà nó sở hữu. Việc làm đó của họ đã vô tìnhthừa nhận và đề cao tự do, một giá trị tồn tại không phụ thuộc vào môi trường cũngnhư không gian vì những giá trị cao đẹp của nó. Những kẻ nắm giữ quyền lực nhànước theo đường lối chuyên chế vi phạm nghiêm trọng các quyền con người, cấmđoán tự do và dân chủ. Điều đó đồng nghĩa với việc một nhóm thiểu số cầm quyềnđã vi phạm và chà đạp lên lợi ích của đông đảo quần chúng nhân dân để phục vụcho những lợi ích xấu xa và phản động. 


Để thực hiện được ý đồ đó, họ đã giamcầm tự do trong một hệ thống pháp luật lừa bịp và phản dân chủ, cùng với một bộmáy nhà nước độc tài đàn áp. Tất cả chìm ngập trong bóng đêm bởi người dân bịvây kín bởi một bức màn sắt của quyền lực và sự giả dối. Và tự do đã bị giamcầm trong tù ngục của những kẻ độc tài. Điều đó được chính quyền thực hiện bằngnhững biện pháp sau:


Cấm đoán và trói buộc tư tưởng


Có lẽ đó là hànhđộng độc ác và xấc xược nhất của một chế độ chuyên chế đối với các giá trị tựdo của con người. Người dân bị giám sát và trói buộc ngay cả trong suy nghĩ, họkhông được nói hay suy nghĩ những gì mà nhà cầm quyền không muốn, dù đó lànhững điều tốt đẹp thuộc về chân lý. Tư duy bị cấm đoán thì sẽ dẫn đến hànhđộng bị cấm đoán, vì người ta ngay cả trong suy nghĩ cũng bị giám sát thì làmsao có thể đi đến hành động? Nhà nước độc tài cấm người dân của mình được tìmhiểu hay tiếp cận bất kỳ học thuyết tư tưởng nào ngoài cái học thuyết phản độngmà nhà nước đang áp dụng để cai trị đất nước. Vì họ sợ rằng các đảng phái khácxuất hiện thì sẽ chiếm mất quyền lực của họ và vạch trần bộ mặt sai trái và lừabịp của nhà cầm quyền. Vì thế họ thực hiện cái điều gọi là “định hướng tư tưởngvà dư luận” để kiềm toả người dân.


Đàn áp và bỏ tù những người tranh đấu cho tự do


Những người đấutranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam được mọi người gọi là “Nhà Dân chủ”. Họ là hiện thân cho cácgiá trị tự do đang bị nhà cầm quyền cấm đoán và trói buộc. Ngoài việc giam cầmtự do của người dân trong một nhà tù lớn là đất nước, thì họ tiến hành bắt giamvà bỏ tù các nhà đấu tranh cho dân chủ thông qua những phiên toà xét xử phi lýđược dàn dựng một cách trơ trẽn. Những con người yêu nước và tiến bộ đó đượcgán ghép cho những tội danh mà đáng ra phải dành cho nhà nước độc tài. 


Cướp đi tất cả các quyền tự do căn bản của người dân


Các quyền tự docăn bản của công dân được công ước quốc tế thừa nhận đã bị đánh cướp và vi phạmmột cách trắng trợn, có hệ thống từ phía nhà cầm quyền. Tại sao họ lại phảihành động như vậy? Vì nhà nước độc tài sợ người dân sẽ sử dụng các quyền ấy đểđấu tranh chống lại họ. 


Tuyên truyền và lừa bịp


Song hành vớinhững biện pháp trên là hành động tuyên truyền bịp bợm của chế độ hòng lừa dốivà bịt mắt người dân nước mình. Việc làm đó của họ không ngoài mục đích đểngười dân chìm ngập trong màn đêm của sự ngu dốt không lối thoát, vì thế mà rơivào vòng cai trị của nhà nước độc tài. Điều đó được thực hiện qua hệ thốngtruyền thông của chế độ cùng với bộ máy nhà nước cai trị được lập ra.


Liệu tự do có được tự do?


Tình thế đó đưangười dân đến một bối cảnh không lối thoát. Chế độ độc tài nắm toàn bộ quyềnlực trong tay, và đó là một cuộc chiến không cân sức cho những ai muốn vươn tớitự do. Người dân không thể làm được điều đó nếu như chưa đoàn kết lại để cùngvượt qua nổi sợ hãi mà chế độ độc tài đang gieo rắc khắp đất nước. Sớm hay muộnthì những người dân việt nam cũng sẽ tìm đến được với lý tưởng tự do của mình,đến với những giá trị đích thực mà con người cần phải có. Bản thân tự do làtuyệt đối, nó không thể bị cầm tù. Dù rằng những hiện thân của tự do đang bịgiam giữ thì ngay trong chốn lao tù sức mạnh của chân lý càng trở nên sáng rõ,làm cho những kẻ đại diện cho bạo quyền phải run sợ.


Khi người dân ViệtNamđoàn kết để tranh đấu cho các quyền tự do, dân chủ của mình thì Tự do sẽ được tự do như ý nguyện. Nhữnggiá trị vĩnh hằng của con người sẽ được giải phóng và thuộc về sở hữu của ngườidân. Nhân dân Việt Namsẽ lấy lại những gì lẽ ra phải thuộc về họ, đó là sự tự do đối với các giá trịtinh thần cùng những lý tưởng tốt đẹp cho cuộc sống tương lai.

Nguồn
                          26/6/2011
                      Minh Văn (VN)

Tổng số lượt xem trang