Chủ Nhật, 10 tháng 7, 2011

Các rủi ro của VN trong vấn đề Biển Đông?

-Các rủi ro của VN trong vấn đề Biển Đông?
Tác giả cho rằng Việt Nam cần cố giữ chủ quyền các đảo hiện còn nắm trong khi tiếp tục đàm phán, thương lượng.
Trước hết, chữ "rủi ro" ở đây hiểu theo nghĩa rộng, gồm có những rủi ro đã xảy ra trong quá khứ, những khó khăn hiện tại, và những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Trong chiến tranh Việt Nam giữa hai miền Nam-Bắc, một số sự kiện xảy ra cho thấy phía Hà Nội đã đặt mục tiêu tiêu diệt chính quyền Sài Gòn lên cao hơn mục tiêu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, và bởi vậy đã dẫn đến những quyết định kiểu “chấp nhận tạm thiệt thòi về chuyện chủ quyền, để có viện trợ”, mà ta có thể gọi là "đổi đất lấy viện trợ."

Khi Trung Quốc ra tuyên bố về hải phận, kèm bản đồ có hình lưỡi bò trong đó, thì Hà Nội đã gửi công văn tán thành với tuyên bố của Trung Quốc.
Dù rằng về sau người ta có lý luận lại thế nào chăng nữa (ví dụ như: lúc đó Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc quyền kiểm soát của Sài Gòn chứ có phải của Hà Nội đâu, nên tuyên bố đó không có giá trị về các vấn đề liên quan Hoàng Sa & Trường Sa), thì trong con mắt của nhiều người (đặc biệt là đối với toàn bộ dân Trung Quốc), Hà Nội lúc đó đã công nhận Hoàng Sa & Trường Sa là thuộc Trung Quốc.
Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình
Có thể hiểu là thời đó, Hà Nội đã “tạm nhân nhượng” chuyện Hoàng Sa & Trường Sa để lấy lòng Trung Quốc, đổi lại lấy viện trợ phục vụ cho chiến tranh. Nên về sau, khi Hà Nội lên tiếng đòi lại Hoàng Sa & Trường Sa, thì đối với Trung Quốc đó là một sự “lật lọng, ăn cháo đái bát”.
Tuy phía Việt Nam có nói thế nào chăng nữa, thì đối với phía Trung Quốc, việc tuyên truyền cho nhân dân của họ thấy sự “ăn cháo đái bát” của Việt Nam với bằng chứng là công văn của Việt Nam từ những năm 1960, là một việc quá dễ dàng.
Bởi vậy, nếu như trong chiến tranh với Pháp và với Mỹ, Việt Nam vẫn được nhiều dân Pháp và dân Mỹ ủng hộ (phản đối việc quân đội họ đánh Việt Nam), thì trong việc tranh chấp ở Biển Đông, có lẽ Việt Nam không hề được một bộ phận nào của dân Trung Quốc ủng hộ.
Hoàng Sa – chuyện đã rồi
Hải quân Trung Quốc
Trung Quốc đã 'tận dụng' thời điểm chiến tranh giữa hai miền của VN và tiến chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974.
Vào năm 1974, thế của Việt Nam Cộng Hòa đã rất yếu, Mỹ đã rút quân, nên Trung Quốc đã tranh thủ đánh chiếm Hoàng Sa. Phía Hà Nội lúc đó cũng không phản đối được gì vì vẫn đang phải dồn sức cho chiến tranh với miền Nam.
Từ đó đến nay đã gần 40 năm Hoàng Sa thuộc sự chiếm đóng của Trung Quốc, trở thành “chuyện đã rồi”. Cũng như là Ba Lan mất đất cho Liên Xô, Đức mất đất cho Ba Lan, v.v... là những “chuyện đã rồi”, đòi lại vô cùng khó.
Đối với các đảo đã bị Trung Quốc chiếm ở Trường Sa cũng vậy, vô cùng khó đòi lại. Điều may ra có thể làm được, là cố giữ các đảo ở Trường Sa đang còn giữ, không để Trung Quốc đánh chiếm nốt, và đi đến các thỏa hiệp hòa bình.
Có một rủi ro khác là thế yếu và cô lập.
So với Trung Quốc, thì Việt Nam đang yếu hơn nhiều về mọi mặt. Nói riêng về quân sự, thì chi phí hàng năm cho quân sự ở Trung Quốc đã lớn hơn toàn bộ GDP hay tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam.
Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.
Trong các xung đột có dùng vũ lực trên biển, thì Việt Nam khó thắng nổi Trung Quốc. Bởi vậy cách tốt nhất của Việt Nam là làm sao tránh được xung đột, qua ngoại giao, và qua việc có đồng minh mạnh làm đối trọng.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế hiện tại, Việt Nam đang ở thế rất cô lập, không có đồng minh mạnh.
Việt Nam trước kia có Liên Xô làm đồng minh, đặt các căn cứ quân sự tại Việt Nam. Nhưng bản thân Liên Xô đã khủng hoảng rồi tan rã, và nước Nga mới đã từ bỏ “giấc mơ cộng sản” trong khi Việt Nam vẫn bám lấy cộng sản, nên Nga không còn là đồng minh nữa.
Từ năm 1988, khi Trung Quốc đánh chìm tàu chiến Việt Nam ở Trường Sa, Liên Xô đã không can thiệp gì. Trong các cuộc xung đột mới giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng không hề hy vọng sẽ có nước nào khác ngả về phía Việt Nam đứng ra can thiệp.
Đối với họ, Trung Quốc là một đối tác quan trọng hơn nhiều lần so với Việt Nam. Họ không dại gì đi bênh Việt Nam, nếu điều đó không mang lại lợi lộc gì cho họ.
Tuy Việt Nam có là thành viên của ASEAN, nhưng các nước ASEAN quá khác biệt về chính trị và văn hóa, và chủ yếu chỉ là một khối thương mại chứ không được thành một liên minh như là Cộng đồng châu Âu.
Ông Đỗ Mười
Tác giả trích lược ý được cho là của cựu Tổng Bí thư ĐCSVN Đỗ Mười lưu ý Trung Quốc cũng là nước cộng sản.
Và bản thân một số nước ASEAN khác cũng đang tranh chấp ở Trường Sa với Việt Nam và Trung Quốc.
Nghịch lý “anh em đồng chí”
Ông Đỗ Mười từng nói “tuy Trung Quốc nó đánh ta nhưng nó cùng là cộng sản”. Đây là một nghịch lý lớn của Việt Nam hiện tại. Trong các nước lớn trên thế giới hiện nay, chỉ có Trung Quốc được Việt Nam gọi là anh em đồng chí.
Trung Quốc có còn gọi Việt Nam là anh em đồng chí hay không thì không rõ, nhưng truyền hình của Trung Quốc thỉnh thoảng lại đem Việt Nam ra "chửi và dọa đánh" về chuyện Biển Đông chứ không như truyền hình của Việt Nam, vốn không dám chỉ trích mạnh Trung Quốc.
Đã nhận “anh em đồng chí” như vậy, thì tức là chuyện tranh chấp trở thành “chuyện nội bộ” giữa “hai anh em”, mà ông anh lại to khỏe gấp 50 lần ông em, nên “anh cho được từng nào thì em hay từng đấy” chứ biết kêu ai.
Rủi ro khác là sự phụ thuộc vào Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng Trường Sa, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.
Vấn đề Biển Đông là vấn đề rất lớn, nhưng có những vấn đề có khi còn lớn hơn. Một trong những vấn đề đó, là sự phụ thuộc quá nhiều của Việt Nam vào Trung Quốc tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là về kinh tế.
Sự phụ thuộc đó khiến cho Việt Nam ở vào thế rất yếu so với Trung Quốc. Trung Quốc có thể làm căng được với Việt Nam, còn Việt Nam không dám làm căng với Trung Quốc, mà chỉ hy vọng tìm các thỏa hiệp, nhượng bộ.
Thêm một rủi ro khác là về đường lối, chính sách, uy tín, đạo đức…
Bản thân nội bộ lãnh đạo của Việt Nam rất tham nhũng, dễ bị mua chuộc, dân thì bị “bưng bít”, bị “cừu hóa”, v.v. Điều này khiến cho việc giải quyết vấn đề Biển Đông càng trở nên khó khăn.
Chiến lược chiếm dần
Tiếp đến là rủi ro do chiến lược lấn chiếm dần của Trung Quốc.
Các hành động của Trung Quốc gần đây thế hiện rõ chiến lược “chiếm dần” của họ. Họ quấy nhiễu các nước khác không cho khai thác kinh tế ở vùng Trường Sa, trong khi họ thì đến khoan dầu ở đó.
Các công ty dầu hỏa của Việt Nam hay các hãng đã ký hợp đồng với Việt Nam cũng đang phải bỏ cuộc không hoạt động được ở vùng gần đó nữa.
Khi nào có cơ hội, thì họ (Trung Quốc) sẽ đánh chiếm thêm 1-2 đảo, cứ thế cho đến khi chiếm được tối đa thì thôi. Việt Nam có nguy cơ mất thêm dần các đảo ở Trường Sa trong lúc đợi đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc.
Việt Nam không thể đem quân đánh Trung Quốc để chiếm lại những đảo đã mất bởi vì làm như vậy thì sẽ thành cái cớ để Trung Quốc gây chiến tranh “cho Việt Nam một bài học nữa” khi chiếm hết luôn các đảo.
Cái Việt Nam có thể làm là giữ thật chặt các đảo đang còn ở tư thế tự vệ, nhưng không bao giờ nổ súng trước, và lên tiếng phản đối thật to mọi hành vi “violence” (bạo lực) của Trung Quốc.
Đạt được một thỏa hiệp với Trung Quốc và các nước xung quanh khác thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên khi nó có thể giúp giảm căng thẳng, thu lợi hơn về kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng quân sự v.v...
Nhưng lên tiếng phản đối không có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ bất lịch sự như kiểu gọi Trung Quốc là “khựa” trên báo, những trò đó chỉ tự làm hạ thấp tư cách của mình.
Tiếp theo là rủi ro trong thỏa hiệp với Trung Quốc?
Vấn đề tranh chấp Hoàng Sa & Trường Sa trước hết là vấn đề tranh chấp về kinh tế, vốn có thể tính đến đơn vị 100 tỷ USD, tại thời điểm hiện tại.
Đạt được một thỏa hiệp với Trung Quốc và các nước xung quanh khác thì sẽ tốt hơn cho tất cả các bên khi nó có thể giúp giảm căng thẳng, thu lợi hơn về kinh tế và giảm nhẹ gánh nặng quân sự v.v...
Mọi thỏa hiệp đều rất “tế nhị” vì có thể không làm vừa lòng dân chúng, cả của Việt Nam lẫn của Trung Quốc, khi tất cả đều đã tin chắc như đinh đóng cột rằng đấy (khu vực tranh chấp) là lãnh thổ hay lãnh hải của mình.
Bài viết công bố trên Bấm trang web của tác giả, được đăng lại với sự đồng ý của tác giả Nguyễn Tiến Dũng. Ông hiện là giáo sư ngành Toán ở Đại học Toulouse III, Pháp.

Tin liên quan: - Trần Vinh Dự: Bảo vệ chủ quyền bằng Tự Vệ Chủ Động  —  (VOA’blog). -

Hình: REUTERS
Vào cuối năm 2007, Trung Quốc thành lập một đơn vị hành chính là huyện Tam Sa để quản lý Trường Sa. Vụ việc này đã dấy lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, tôi đã viết một bài nghiên cứu dài dưới tựa đề “Xung đột Trường Sa và trạng thái hòa bình mong manh trên biển” (nghiên cứu không phổ biến). Vì các nội dung này về cơ bản vẫn có tính thời sự, xin giới thiệu lại với các bạn đọc một số phần quan trọng nhất của tài liệu này. Đó là:

-          Mối đe dọa mang tên Trung Quốc
-          Được và mất của Trung Quốc khi chiếm Trường Sa của Việt Nam
-          Bảo vệ chủ quyền bằng Tự Vệ Chủ Động

(Một số nội dung trong các phần giới thiệu trong lần này đã được cập nhật so với bản năm 2007)


Bảo vệ chủ quyền bằng Tự Vệ Chủ Động


Để ngăn chặn Trung Quốc không tiếp tục đi quá xa trong vấn đề Biển Đông và phải tính đi tính lại mỗi khi họ có những động thái gây hấn thì không gì tốt hơn là thi hành chiến lược tự vệ chủ động. Nội dung chính của nó là chủ động làm cho người Trung Quốc thấy trước được các phí tổn mà họ sẽ phải đương đầu khi thực hiện một quyết định khiêu khích. Vế khác của chiến lược này là tự vệ - tức là không khiêu khích họ trước. Nhưng để thực thi chiến lược tự vệ chủ động thì cần làm những gì?
A. Thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng và quan điểm giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế: Làm cho người Trung Quốc nhận thấy mức độ phản ứng của Việt Nam nếu họ thực thi các chiến lược khiêu khích. Việc này trên thực tế có thể triển khai ở cả hai cấp độ:
(1) Chính phủ Việt Nam phản ứng cứng rắn hơn trước bất kỳ hành vi khiêu khích nào của Trung Quốc. Nguyễn An Nguyên gợi ý thêm rằng việc này có thể thực hiện thông qua các động thái như Quốc hội Việt Nam thông qua luật khẳng định phản ứng của chính quyền mỗi khi lãnh thổ bị xâm hại. Thí dụ luật có thể quy định rằng mỗi khi lãnh thổ bị xâm hại thì chính quyền sẽ ngăn cấm mọi hoạt động giao thương với nước xâm lăng.
(2) Công chúng Việt Nam tỏ rõ thái độ của họ trước các động thái của Trung Quốc. Thí dụ tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình cả ở trong nước và nước ngoài. Các cuộc tuần hành càng thu hút được đông đảo quần chúng thì càng chuyển tải được tinh thần sẵn sàng hi sinh để bảo vệ lãnh thổ của người Việt và vì thế Trung Quốc sẽ càng phải tin về một phản ứng cứng rắn của Việt Nam nếu họ xâm lược Trường Sa.
Trong trường hợp chính phủ Việt Nam ngăn cấm người dân bày tỏ ý kiến thì hậu quả là lòng yêu nước không được bày tỏ sẽ trở thành lòng oán hận nhà nước. Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với uy tín của chính quyền và sẽ dễ bị những thế lực chống đối khai thác để thổi bùng lên ngọn lửa chống đối nhà nước. Một giải pháp thích hợp là cho phép tuần hành nhưng có kiểm soát và không để bùng nổ thành các vụ bạo động chống người Tàu ở Việt Nam.
B. Làm xói mòn tính chính đáng của Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông trong con
mắt quốc tế: Khẳng định chủ quyền của Trung Quốc không hề được đặt trên cơ sở nào vững chắc hơn so với Việt Nam. Họ cũng là bên thường xuyên sử dụng vũ lực, giết người và gây hấn trên Biển Đông. Không có lý do gì lập trường của Trung Quốc lại chính đáng hơn Việt Nam hay Philippines trong vấn đề Biển Đông, nếu không nói là kém thuyết phục hơn.
Trong thập kỷ trước, Việt Nam không thành công lắm trong việc phổ biến những sự thực này ra toàn cầu. Trên thực tế, rất nhiều tổ chức quốc tế nghiễm nhiên coi Biển Đông và các đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Thậm chí tệ hại như chính bản đồ Việt Nam do Việt Nam in cũng một thời gian dài không hề có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vài năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2011, Việt Nam đã đi đúng hướng khi đưa vấn đề Biển Đông ra quốc tế và ít nhiều thu hút được sự quan tâm lên tiếng của dư luận cũng như chính giới nước ngoài.
Để thực hiện chủ trương này, Việt Nam có thể làm làm những việc sau đây: (1) Nghiên cứu và xuất bản các bài viết về Trường Sa – Hoàng Sa trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế. Việc này có lợi về lâu dài. Một điều đáng tiếc là các nghiên cứu của người Việt rất ít ỏi trong khi các tác giả người Trung đã có nhiều các nghiên cứu về chủ đề này. (2) Tuyên truyền qua phim ảnh, ấn phẩm văn học nghệ thuật, sản phẩm thương mại để hướng tới người nước ngoài. Hiện nay mỗi năm có tới hàng triệu khách du lịch quốc tế tới thăm, không có lý do gì không thực hiện được việc tuyên truyền này. (3) Vũ Quang Việt (2007) có gợi ý mang ra tòa án quốc tế nhờ phân xử. Khả năng là Trung Quốc sẽ không chấp nhận để tòa án quốc tế giải quyết, và như vậy họ sẽ tự bộc lộ trong con mắt quốc tế về thái độ không hợp tác, và ở một chừng mực nào đấy, sự thiếu tự tin về tính chính nghĩa của họ trong tranh chấp ở Biển Đông.
C. Hợp tác với các nước ASEAN có tranh chấp và cô lập Trung Quốc: Về mặt này, Việt
Nam đã có những thất bại đau đớn trong những năm đầu của thập kỷ trước. Cần nhớ rằng Trung Quốc mới có mặt ở Trường Sa từ năm 1988 sau khi chiếm được một số đảo của Việt Nam (trước đó Đài Loan vẫn chiếm Đảo Ba Bình). Tuy nhiên, từ năm 2004, Philippines đã bị mua chuộc và ký kết hiệp định cùng thăm dò dầu khí với Trung Quốc ở Trường Sa, một động thái thừa nhận chính thức vị trí của Trung Quốc trong vùng quần đảo này. Việt Nam phản đối yếu ớt và cuối cùng đành phải tham gia vào tháng Ba năm 2005.
Vài năm gần đây,cùng với việc cứng rắn lên rõ ràng của Philippines thì sự hợp tác (cả chính thức và không chính thức) giữa Việt Nam, Philippines, và Malaysia là một tín hiệu rất đáng mừng.
Một điều khá tệ hại là trong trường hợp các mỏ dầu được tìm thấy ngày một nhiều và với trữ lượng lớn thì động cơ thôn tính của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn vì vế lợi ích của phương trình tăng lên trong khi vế chi phí thì vẫn vậy. Trong trường hợp giá dầu thô thế giới ngày một tăng cao và Trung Quốc thì luôn trong tình trạng thiếu nhiên liệu để phục vụ tăng trưởng, việc tìm ra trữ lượng dầu lớn trên Trường Sa chắc chắn sẽ đẩy mạn tham vọng chiếm đóng và đơn phương kiểm soát khu vực này. Vì thế, hoạt động tìm kiếm, khai thác chung trước mắt thì có vẻ như là một việc có lợi cho các bên, về lâu dài thì nó có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới các nước nhỏ tham gia.

Tổng số lượt xem trang