Quân Pháp chào cờ tại đảo Hoàng Sa (Pattle) thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công đưa đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945 do Chính phủ Hồ Chí Minh lãnh đạo đã chấm dứt thời kỳ Pháp thuộc và sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Điều đó khiến cho các cơ sở pháp lý của những hiệp ước do nhà Nguyễn ký kết với Pháp trước đây không còn hiệu lực nữa. Chủ quyền toàn bộ lãnh thổ trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lẽ ra phải ngay lập tức thuộc về nhân dân Việt Nam.
Song với nhiều "khúc quanh” của lịch sử, con đường tái lập và tái khẳng định chủ quyền thực sự của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn phải vượt qua nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong bất cứ tình huống nào, người Việt Nam vẫn luôn khẳng định chủ quyền của mình trên hai quần đảo này và luôn được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận rộn đối phó với những hành động gây hấn ngày càng leo thang của quân đội viễn chinh Pháp, ngày 26-10-1946 một hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội cảnh vệ độc lập của hải quân xuất phát từ cảng Ngô Tùng; ngày 29-11-1946, các chiến hạm Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody) ; chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc gọi là Đoàn Sa, chưa phải là Nam Sa). Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp này của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được điều tới Hoàng Sa để yêu cầu quân lính của Tưởng Giới Thạch phải rút khỏi các đảo, nhưng quân Tưởng đã không thực hiện theo yêu cầu. Pháp tiếp tục gửi thêm một phân đội lính trong đó có cả quân lính của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đến trú đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày 4-7-1947 tại Paris. Cuộc đàm phán thất bại vì Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết vấn đề do phía Pháp đề xuất. Điều này cho thấy phía Trung Quốc ngay từ thời Tưởng Giới Thạch đã rất không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, vì chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của họ sẽ không thể thuyết phục được ai nếu buộc phải chứng minh trước trọng tài hay tòa án quốc tế. Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.
Bức tượng Vệ sĩ dân chài trên đảo Hoàng Sa đứng ở phía tây nam đảo Hoàng Sa, có thể xưa kia được đặt trong ngôi miếu cổ khi nhà Nguyễn dựng miếu năm 1835 đã tìm thấy và ghi chép lại trong chính sử
Theo TS Nguyễn Nhã, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào Hòa ước Giáp Thân (1884) song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nên về ngoại giao Pháp vẫn thực thi quyền đại diện cho Việt Nam trong việc chống lại sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở hình thức về pháp lý cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp làm chủ tình hình trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4-1949, Đổng lý Văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đảo Đài Loan. Tháng 4-1950, tất cả quân lính của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa phải rút lui. Còn lính Pháp và lính quốc gia Việt Nam ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn tiếp tục đồn trú. Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đã chủ trì việc chuyển giao quyền hành ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tuyên bố công khai đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về yêu sách đối với các đảo ở Biển Đông nằm trong Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Chu Ân Lai ngày 15-8-1951, ba tuần trước khi diễn ra Hội nghị San Francisco. Trung Quốc và Đài Loan đã bị loại khỏi Hội nghị theo thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và Anh còn một bên là Liên Xô khi các nước này không thể thoả thuận được với nhau rằng Trung Quốc hay Đài Loan được chấp nhận tham gia hội nghị. Tuyên bố của Ngoại trưởng Chu Ân Lai cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền không thể xâm phạm” đối với các đảo và quần đảo trên Biển Đông, nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng lịch sử hay cơ sở pháp lý đáng kể nào.
Từ ngày 5 đến ngày 8-9-1951, các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ II tổ chức hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Hòa ước San Francisco ghi rõ Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền lợi và tham vọng với hai quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Hòa ước cũng phủ nhận việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía nam. Ngày 7-9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. Ông Hữu nói: "Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Việc Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này tham dự Hội nghị San Francisco dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp và tuyên bố chủ quyền lâu đời với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.
Thủ tướng Nhật bản Yoshida Shigeru kí hòa ước San Francisco
Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng muộn nhất từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của người Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương thay mặt triều đình nhà Nguyễn gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu theo đúng tập quán quốc tế cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến giữa thế kỷ XX, tuy một số đảo của Hoàng Sa và Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (1951), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó trên cơ sở luật pháp quốc tế. Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như các chính quyền không tham dự bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco rõ ràng là sự tái lập, tái khẳng định một sự thật lịch sử đã có từ lâu đời và nay vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhóm PV Biển Đông
Trong lúc Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đang bận rộn đối phó với những hành động gây hấn ngày càng leo thang của quân đội viễn chinh Pháp, ngày 26-10-1946 một hạm đội của Trung Hoa Dân Quốc gồm 4 chiến hạm, mỗi chiếc chở một số đại diện của các cơ quan và 59 binh sĩ thuộc trung đội cảnh vệ độc lập của hải quân xuất phát từ cảng Ngô Tùng; ngày 29-11-1946, các chiến hạm Vĩnh Hưng và Trung Kiên tới quần đảo Hoàng Sa và đổ bộ lên đảo Phú Lâm (Woody) ; chiến hạm Thái Bình và Trung Nghiệp đến Trường Sa (mà lúc này Trung Quốc gọi là Đoàn Sa, chưa phải là Nam Sa). Chính phủ Pháp chính thức phản đối sự chiếm đóng bất hợp pháp này của Trung Hoa Dân Quốc và ngày 17-10-1947 thông báo hạm Tonkinois của Pháp được điều tới Hoàng Sa để yêu cầu quân lính của Tưởng Giới Thạch phải rút khỏi các đảo, nhưng quân Tưởng đã không thực hiện theo yêu cầu. Pháp tiếp tục gửi thêm một phân đội lính trong đó có cả quân lính của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đến trú đóng trên đảo Hoàng Sa (Pattle). Chính quyền Trung Hoa Dân Quốc phản kháng và các cuộc thương lượng được tiến hành từ ngày 25-2 đến ngày 4-7-1947 tại Paris. Cuộc đàm phán thất bại vì Trung Hoa Dân Quốc đã từ chối việc nhờ trọng tài quốc tế giải quyết vấn đề do phía Pháp đề xuất. Điều này cho thấy phía Trung Quốc ngay từ thời Tưởng Giới Thạch đã rất không muốn quốc tế hoá vấn đề Biển Đông, vì chứng cứ lịch sử và cơ sở pháp lý của họ sẽ không thể thuyết phục được ai nếu buộc phải chứng minh trước trọng tài hay tòa án quốc tế. Ngày 1-12-1947, Bộ Nội vụ chính quyền Tưởng Giới Thạch đơn phương công bố tên Trung Quốc cho hai quần đảo và tự đặt hai quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc.
Theo TS Nguyễn Nhã, trong hoàn cảnh lịch sử cuối năm 1946 đầu năm 1947, Việt Nam đã giành được độc lập từ năm 1945, không còn ràng buộc vào Hòa ước Giáp Thân (1884) song Pháp cho rằng theo Hiệp định sơ bộ ngày 6-3-1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn còn nằm trong khối Liên hiệp Pháp, nên về ngoại giao Pháp vẫn thực thi quyền đại diện cho Việt Nam trong việc chống lại sự xâm phạm chủ quyền Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bằng Hiệp định ngày 8-3-1949, Pháp dựng lên Chính quyền Quốc gia Việt Nam thân Pháp do Cựu hoàng Bảo Đại đứng đầu để củng cố các cơ sở hình thức về pháp lý cho một bộ máy hành chính quốc gia của người Việt Nam tạo thuận lợi cho Pháp trong các quan hệ đối nội, đối ngoại nhân danh quốc gia Việt Nam. Trên thực tế, trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quân Pháp làm chủ tình hình trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tháng 4-1949, Đổng lý Văn phòng của Quốc trưởng Bảo Đại là Hoàng thân Bửu Lộc, trong một cuộc họp báo tại Sài Gòn đã công khai khẳng định lại chủ quyền của Việt Nam đã có từ lâu đời trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ngày 1-10-1949, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Tưởng Giới Thạch thua chạy ra đảo Đài Loan. Tháng 4-1950, tất cả quân lính của Tưởng Giới Thạch chiếm đóng bất hợp pháp trên đảo Phú Lâm (Woody), thuộc quần đảo Hoàng Sa phải rút lui. Còn lính Pháp và lính quốc gia Việt Nam ở đảo Hoàng Sa (Pattle) vẫn tiếp tục đồn trú. Ngày 14-10-1950, Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao cho Chính phủ Bảo Đại quyền quản lý các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thủ hiến Trung Phần là Phan Văn Giáo đã chủ trì việc chuyển giao quyền hành ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Hội nghị San Francisco năm 1951
Tuyên bố công khai đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về yêu sách đối với các đảo ở Biển Đông nằm trong Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao lúc bấy giờ là Chu Ân Lai ngày 15-8-1951, ba tuần trước khi diễn ra Hội nghị San Francisco. Trung Quốc và Đài Loan đã bị loại khỏi Hội nghị theo thỏa hiệp giữa một bên là Mỹ và Anh còn một bên là Liên Xô khi các nước này không thể thoả thuận được với nhau rằng Trung Quốc hay Đài Loan được chấp nhận tham gia hội nghị. Tuyên bố của Ngoại trưởng Chu Ân Lai cho rằng Trung Quốc "có chủ quyền không thể xâm phạm” đối với các đảo và quần đảo trên Biển Đông, nhưng không đưa ra được bất kỳ bằng chứng lịch sử hay cơ sở pháp lý đáng kể nào.
Từ ngày 5 đến ngày 8-9-1951, các nước Đồng minh trong Thế chiến thứ II tổ chức hội nghị ở San Francisco (Hoa Kỳ) để thảo luận vấn đề chấm dứt chiến tranh tại châu Á-Thái Bình Dương và mở ra quan hệ với Nhật Bản thời kỳ hậu chiến. Hòa ước San Francisco ghi rõ Nhật Bản phải từ bỏ mọi quyền lợi và tham vọng với hai quần đảo Paracels (Hoàng Sa) và Spratly (Trường Sa). Hòa ước cũng phủ nhận việc Nhật Bản nhìn nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa và những đảo xa hơn nữa ở phía nam. Ngày 7-9-1951, tại Hội nghị San Francisco, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu của Chính phủ Quốc gia Việt Nam long trọng tuyên bố trước sự chứng kiến của 51 nước tham dự rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ lâu đời của Việt Nam. Ông Hữu nói: "Việt Nam rất hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật tranh thủ tất cả mọi cơ hội để dập tắt tất cả những mầm móng tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”. Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam được ghi vào văn kiện của Hội nghị San Francisco (1951) với đa số tán thành và không hề có bất kỳ một phản ứng chống đối hay một yêu sách nào của tất cả các quốc gia tham dự. Việc Chính phủ Quốc gia Việt Nam trong giai đoạn này tham dự Hội nghị San Francisco dưới sự bảo trợ của Chính phủ Pháp và tuyên bố chủ quyền lâu đời với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trọng trong chuỗi các sự kiện minh chứng cho sự xác lập chủ quyền từ rất sớm về pháp lý cũng như về sự chiếm hữu thực tế một cách hòa bình, lâu dài và liên tục đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của người Việt Nam.
Thủ tướng Nhật bản Yoshida Shigeru kí hòa ước San Francisco
Dựa trên những tư liệu đã được công bố, có thể khẳng định rằng muộn nhất từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đã thuộc chủ quyền của người Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XIX, những hòa ước ký kết giữa Việt Nam với Pháp đã quy định rằng chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương thay mặt triều đình nhà Nguyễn gìn giữ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo đó. Đồng thời, chính quyền thuộc địa ở Đông Dương cũng đã thi hành mọi biện pháp để khẳng định sự chiếm hữu theo đúng tập quán quốc tế cũng như các biện pháp quản lý hành chính đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đến giữa thế kỷ XX, tuy một số đảo của Hoàng Sa và Trường Sa bị quân đội Nhật Bản tạm thời chiếm đóng từ năm 1939 đến năm 1946 nhưng với Hòa ước San Francisco (1951), Chính phủ Nhật Bản đã chính thức tuyên bố từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo này. Do đó, Việt Nam tất nhiên đã khôi phục lại được chủ quyền vốn có của mình đối với hai quần đảo đó trên cơ sở luật pháp quốc tế. Giá trị pháp lý về tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco không những được khẳng định đối với các quốc gia tham dự Hội nghị mà còn đối với những quốc gia cũng như các chính quyền không tham dự bởi những ràng buộc của Tuyên cáo Cairo và Tuyên bố Potsdam. Việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Hội nghị San Francisco rõ ràng là sự tái lập, tái khẳng định một sự thật lịch sử đã có từ lâu đời và nay vẫn đang tiếp diễn. Hơn nữa, Hội nghị Geneve năm 1954 bàn về việc chấm dứt chiến tranh Đông Dương với sự tham gia của những quốc gia không có mặt tại Hội nghị San Francisco cũng đã tiếp tục tuyên bố cam kết tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Nhóm PV Biển Đông