Thứ Hai, 8 tháng 8, 2011

Đục bỏ Văn bia yêu nước và hàng nghìn điểm 0 môn lịch sử


Báo chính thức đăng nè...
 (Tamnhin.net) - Gần đây, dư luận khắp nơi rất bất bình về những tấm bia khắc ghi lòng yêu nước của biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ quốc Việt Nam bị đục bỏ. Đến việc mới đây, hàng nghìn học sinh bị ĐIỂM 0 môn lịch sử trong kì thi ĐH-CĐ đã gợi lên trong tôi(và có lẽ nhiều người nữa)một cảm giác rất...buồn.
Đục bỏ văn bia yêu nước

Đầu tiên là tấm bia ghi danh chiến thắng của quân đội Việt Nam đánh bại quân xâm lược năm 1979 ở cầu Khánh Khê, Lạng Sơn bị đục bỏ nham nhở. Ai đục bỏ lịch sử? Ai đục bỏ máu xương của biết bao anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống vì đất nước, dân tộc? Ai đục bỏ lòng yêu nước? Ai làm vậy? Đau xót thay!

Văn bia ghi danh chiến thắng của quân dân ta năm 1979 ở cầu Khánh Khê, Lạng Sơn bị đục bỏ nham nhở

Tiếp đến là gần đây, tấm bia ghi thơ Hồ Chí Minh ca ngợi công lao Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ chống giặc ngoại xâm đặt ở đền thờ “người anh hùng áo vải” trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An) cũng bị đục bỏ. Thay vào đó, là tấm bia ghi đoạn trích chiếu của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ gửi La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp chọn đất đóng đô. Ai đục bỏ thơ lãnh tụ?, đục bỏ lòng tự hào dân tộc? Đau đớn thay!

Văn bia ghi thơ Hồ Chí Minh ca ngợi công lao Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ chống giặc ngoại xâm đặt ở đền thờ “Người Anh hùng áo vải” trên núi Dũng Quyết ở thành phố Vinh (Nghệ An)cũng bị thay thế

Đến việc hàng nghìn học sinh bị điểm 0 môn Lịch sử

Theo kết quả của các trường ĐH-CĐ vừa công bố mới đây thì đã có hàng nghìn học sinh bị điểm 0 môn Lịch sử trong Kì thi ĐH-CD năm nay. Lý giải cho điều này, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT-Phạm Vũ Luận lại cho rằng đây là vấn đề bình thường, là chuyện của thời đại. “Môn Lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động…”.

Công bằng mà nói thì ý kiến của Bộ trưởng không phải không có lý khi xét dưới góc độ thực dụng nghề nghiệp. Ai cũng biết, GV Lịch sử hiện nay đang thừa đầy ra đó, học Lịch sử nói riêng và các ngành khoa học xã hội-nhân văn ra trường khó xin việc làm và lương bổng không ăn thua. Nhưng chẳng lẽ, cứ để học sinh ngày càng "xa lánh" môn lịch sử, xa cách với Lịch sử dân tộc mà không có giải pháp gì sao? 

"Không học lịch sử thì làm sao rút được những bài học từ lịch sử và tránh những chiến tranh, những tàn sát, diệt chủng như đã xảy ra trong quá khứ ?"-TS.Nguyễn Huỳnh Mai.

Có ai đó đã nói rằng: "Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác". Việc ĐỤC BỎ những tấm bia ghi LÒNG YÊU NƯỚC tới việc hàng nghìn HỌC SINH BỊ ĐIỂM 0 MÔN LỊCH SỬ là rất đáng báo động! Chúng ta sẵn sàng khép lại quá khứ với các nước đã từng xâm lược chúng ta nhưng không có nghĩa là chúng ta quên đi quá khứ, chối bỏ quá khứ đau thương đó mà vì nó, hàng triệu đồng bào đã phải chết, bị tước đoạt mất sự sống. Sự sống của con người là tối thượng, là bất khả xâm phạm. Nếu không sớm tỉnh ngộ thì hậu quả của nó sẽ thật khôn lường.
Lê Quốc Châu

-Nguồn: TN-Đục bỏ Văn bia yêu nước và hàng nghìn điểm 0 môn lịch sử

-Anh hùng Lê Mã Lương: "Lơ mơ về lịch sử là mất nước"

- “Bây giờ cái người ta cần là sự thật. Mặt nạ đeo mãi đến lúc cũng phải rơi xuống. Nhưng nhận thức về giảng dạy lịch sử cần phải đúng đắn, có trách nhiệm và dũng cảm. Phải dũng cảm nhận sai: sai về quan điểm chỉ đạo giảng dạy môn Lịch sử và cả những môn khoa học xã hội khác nữa. Không sửa chữa nữa, phải thay đổi thôi. Ta đã sửa mấy chục năm rồi còn gì.”- Hoàn toàn không. Mất niềm tin làm sao được. Chính nhân dân, xã hội, báo chí đã nói, đã nhận thức ra điều đó từ lâu rồi. Chỉ thiếu sự dũng cảm để thay đổi thôi.

-Nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình nói về "thảm họa" môn Sử (GDVN) - “Môn Lịch sử nên chăng chúng ta cứ nói về chiến tranh này, chiến tranh kia hay không, trong khi đó về mặt “văn hóa lịch sử” thì chúng ta để đi đâu?”- “Quên lịch sử là quên dân tộc và mất nước”(GDVN)- Trung tướng Lê Hữu Đức và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước phát biểu về hàng ngàn điểm 0 môn thi Lịch sử của các thí sinh trong kì thi ĐH – CĐ vừa qua.-  Sử ta và… sử Tàu (TVN)
 -Bình thường và bất bình thường Nguyen Van Tuan

Có lẽ một trong những câu trả lời phỏng vấn gây ra nhiều tranh cãi trong tuần này là câu phát biểu của ngài Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo về điểm 0 của môn sử trong kì thi tuyển sinh đại học toàn quốc năm nay. Bài này không bàn về những lí giải trong cách dạy và học môn sử mà nhiều học giả đã bàn qua, nhưng chỉ muốn nhân dịp này để tìm hiểu điểm thi môn sử ra sao.

Chúng ta thử đọc lại câu trả lời báo chí của ngài Bộ trưởng. Khi được hỏi “Ông nghĩ gì khi kỳ thi ĐH vừa rồi cũng giống như nhiều năm trước, môn sử có hàng ngàn điểm 0?” Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói: “Tôi nghĩ bình thường. Vì thi ĐH là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém để tuyển chọn.” Hai chữ bình thường được hàng chục báo lớn trích ra, và có lẽ hàng ngàn người trích dẫn để … chỉ trích. Công bằng mà nói, tôi nghĩ câu trả lời của ông Bộ trưởng không sai. Không sai về mặt thực tế. Trong bất cứ môn học nào, và trong bất cứ kì thi nào, sẽ có một số thí sinh bị điểm 0 và một số có điểm cao nhất. Còn “một số” là bao nhiêu phần trăm thì còn tùy thuộc vào luật phân bố của điểm thi.

Chính vì thế mà tôi muốn tìm hiểu luật phân bố của điểm thi môn sử năm nay. Tìm dữ liệu này thật là khó khăn, bởi vì Bộ GDĐT không công bố, và báo chí thì mỗi báo nói một phách, chẳng biết đâu mà truy tìm cho đến nơi đến chốn. Ba con số mà chúng ta cần biết là: có bao nhiêu thí sinh dự thi, điểm thi trung bình và độ lệch chuẩn của điểm thi là bao nhiêu. Nhưng chẳng có nơi nào cung cấp những thông tin này. May mắn thay, có báo Pháp Luật TPHCM có một biểu đồ với những dữ liệu cho phép chúng ta có thể ước tính số trung bình và độ lệch chuẩn. Theo số liệu thu thập trên 5233 thí sinh, thì mức độ phân bố điểm thi môn sử như sau:
Điểm
Điểm giữa
Số thí sinh
0
0
128
0.25 – 1.0
0.625
2151
1.25 – 2.0
1.625
1342
2.25 – 3.0
2.625
824
3.25 – 4.0
3.625
456
4.25 – 5.0
4.625
227
5.25 – 6.0
5.625
81
6.25 – 7.0
6.625
21
7.25 –7.5
7.375
3
7.75 – 10
8.875
0
Tất cả
5233

Với những số liệu trên đây, có thể ước tính dễ dàng rằng điểm trung bình là 1.72 và độ lệch chuẩn là 1.315.
Biểu đồ 1 dưới đây phản ảnh sự phân bố của điểm thi. Trục hoành là điểm (từ 0 đến 10), và trục tung là số thí sinh. Biểu đồ này thật ra chỉ là số liệu trong bảng trên được thể hiện qua hình thức đồ thị mà thôi. Nhưng đồ thị này giúp cho chúng ta xác định luật phân bố của điểm thi.

Nhìn qua biểu đồ điểm thi, những ai còn nhớ luật phân bố xác suất sẽ dễ dàng nhận ra rằng đây là một phân bố gamma (gamma probability distribution). Luật phân phối gamma tương đối phức tạp, nhưng tựu trung lại nó được xác định bởi 2 tham số a và b. Tham số a định dáng (shape) của đường biểu diễn, và b xác định độ lệch / cân đối (còn gọi là scale) của đường biểu diễn. Số Trung bình (kí hiệu m) và phương sai (s2) của một biến tuân theo luật phân bố gamma có thể tính từ 2 thông số a và b:
m = ab

s2 = ab2


Qua số liệu trên, chúng ta biết rằng m = 1.72 và s2 = 1.315×1.315 = 1.73. Và, với hai ước số này, chúng ta có thể xác định a = 1.72 và b xấp xỉ bằng 1. Với 2 thông số này, có thể mô phỏng một cách dễ dàng phân bố của điểm môn sử thi năm 2011 như thể hiện trong biểu đồ 2.

Với luật bố này, chúng ta có thể tính bất cứ xác suất nào. Chẳng hạn như xác suất điểm thi dưới 1 là:
P(X < 1) = pgamma(1, shape = 1.72, scale = 1)
và kết quả là 0.349. Nói cách khác, có khoảng 35% thí sinh có điểm môn sử dưới 1. Với luật phân bố này, có thể ước tính cho bất cứ ngưỡng điểm nào (xem bảng dưới đây):

Điểm
Phần trăm
<0.2
3.5
<1.0
34.9
<2.0
67.6
<3.0
85.3
<4.0
93.6
<5.0
97.3
<6.0
98.9
<7.0
99.5
<8.0
99.8
<9.0
99.9


Có thể nói những kết quả trên đây rất phù hợp với số liệu thực tế. Như vậy chúng ta có thể “an tâm” rằng điểm thi thật sự tuân theo luật phân phối gamma. Luật phân bố gamma dĩ nhiên không phải luật phân phối bình thường (normal distribution).
Những kết quả trên cũng có nghĩa là số thí sinh có điểm bằng hoặc gần bằng 0 là khoảng 1.14%, và nếu có 1 triệu thí sinh thì có khoảng 11,400 thí sinh có điểm thi môn sử như thế. Con số này có bất bình thường không?
Một bài báo trên Tuổi Trẻ hé một thông tin thú vị và có thể so sánh để trả lời câu hỏi trên. Theo bài báo nàyTheo thống kê của Trường đại học Sư phạm TP.HCM, thường chỉ khoảng 15% đến 40% số thí sinh đạt yêu cầu (từ 5 điểm trở lên), số bị điểm kém (từ 0 đến 2,5 điểm) thường chiếm khoảng 50%, số điểm khá - giỏi (từ 6,5 đến 10 điểm) khoảng từ 10% đến 20% tùy từng năm.” Nói cách khác, điểm trung bình là khoảng 3.44. Còn điểm thi năm nay là 1.72, tức là chỉ phân nửa so với điểm mấy năm trước. Nhưng cần phải so sánh với sai số chuẩn. Độ lệch chuẩn là 1.315, và với 5233 thí sinh, sai số chuẩn là SE = 1.315 / (5233)0.5 = 0.018. Do đó, chỉ số z = (1.72 – 3.44) / 0.018 = -94.6. Như vậy điểm thi môn sử giảm so với mấy năm trước gần 95 sai số chuẩn! Đó là một sự suy giảm quá lớn.
Nói tóm lại những kết quả phân tích trên đây cho thấy sự phân bố điểm thi môn sử năm nay không bình thường (hiểu theo nghĩa kĩ thuật). Hơn nữa, điểm thi bị giảm quá lớn. Do đó, không thể nói là bình thường được. Lí do tại sao không bình thường thì có thể đọc bài kèm theo đây của Nhà văn Nguyên Ngọc (bản gốc trên website quechoa.info chứ không phải bản biên tập trên SGTT).
NVT
Chú thích: chi tiết kĩ thuật tính toán có thể xem trong trang www.statistics.vn.
===
.

 
-GD đã dám mang ra bức ảnh ấn tượng tưởng chỉ có trên các blog 'rác rưởi', hehe ...

 -'Rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!' (GDVN) - Với 98% thí sinh có điểm sử dưới trung bình, trong đó có hàng ngàn điểm không khiến thiên hạ giật mình kinh hãi thì Bộ trưởng nói tỉnh bơ.  'Với dự án  xây dựng bộ sách giáo khoa 70 nghìn tỉ, và với phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo, xin nói thật với Bộ trưởng: "Ngài rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!"

LTS: Trong hơn 1 tuần qua, dư luận cả nước xôn xao về kết quả môn Sử, kì thi ĐH 2011 có tới hàng ngàn điểm 0. Các nhân sĩ trí thức cả nước đã lên tiếng cảnh báo mạnh mẽ, coi đây là một nguy cơ với tương lai đất nước. Để rộng đường dư luận và đảm bảo tính khách quan, Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam xin đăng tải nguyên văn bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập như một lời phản biện Bộ trưởng Giáo Dục theo quan điểm, lập luận riêng của ông.
Vừa qua, trả lời phỏng vấn báo chí, khi nói về tình trạng có hàng ngàn điểm không môn lịch sử ở kì thi đại học 2011, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải thích: “Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém.“
Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo
Phạm Vũ Luận
 Với 98% thí sinh có điểm sử dưới trung bình, trong đó có hàng ngàn điểm không khiến thiên hạ giật mình kinh hãi thì Bộ trưởng nói tỉnh bơ, cho đó là chuyện bình thường.
Chính vì “Đây là kỳ thi cấp Quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém”, với kết quả như vậy, thiên hạ mới giật mình hoảng hốt chứ! Nếu chỉ là cuộc chơi ” đố vui có thưởng” thôi, mà có mấy ngàn điểm không lịch sử, người ta đã giật mình  lo lắng rồi, huống hồ đây là thi tuyển Quốc gia.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ tịch danh dự Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, đã viết rằng: “Lịch sử không chỉ trang bị cho thế hệ trẻ những kiến thức cơ bản về lịch sử dân tộc và thế giới mà còn giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc…”.

Đại tướng viết vậy là để  tái khẳng định mạnh mẽ tầm quan trọng của việc dạy và học  sử, để cho kẻ ngu xuẩn nhất cũng phải nhớ. Về điều này, một ông giáo dạy sử cấp 2 còn biết, thưa Bộ trưởng?

Chắc chắn, Bộ trưởng thừa biết lứa học sinh thi đại học năm nay, dăm mười năm nữa sẽ là lực lượng nòng cốt  xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thử hình dung mà xem, chuyện gì sẽ xảy ra khi lực lượng nồng cốt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ấy có 98% mù tịt về lịch sử nước nhà?

Bộ trưởng cũng thừa biết, phim "Lý Công Uẩn, đường đến thành Thăng Long”, phố đèn lồng ở Thanh Hóa, xây Vạn lý trường thành ở Đà Lạt…. có nhiều lý do, nhưng một lý do không thể bỏ qua, ấy là việc dốt sử.
Cho nên, với dự án  xây dựng bộ sách giáo khoa 70 nghìn tỉ, và với phát ngôn vô trách nhiệm như đã nêu trên, xin nói thật với Bộ trưởng như vầy: Ngài rất không bình thường, thưa Bộ trưởng!
Nguyễn Quang Lập

-Có thực sự bình thường?

(VOV) - Việc hàng ngàn bài thi Đại học môn Sử bị điểm 0 có thực sự là việc bình thường như nhận định của một vị lãnh đạo Bộ Giáo dục- Đào tạo

Trong kỳ thi tuyển sinh Đại học năm 2011, chưa bao giờ kết quả thi môn Sử lại đáng báo động như năm nay với hàng ngàn bài thi đạt điểm 0. Theo kết quả chấm thi được công bố, tại các trường học Sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Công đoàn, Học viện Quản lí giáo dục… tỷ lệ điểm thi từ 0 đến 1 chiếm gần như tuyệt đối trong số các túi bài thi. Thậm chí không ít túi bài thi có khoảng 40 bài nhưng tổng số điểm của cả túi chưa đầy 5 điểm.


“Điểm 0 môn Sử là việc bình thường. Đã là cuộc thi tuyển thì chuyện đề thi có sự phân loại thí sinh để tuyển chọn là bình thường” như lời một lãnh đạo Bộ Giáo dục- Đào tạo phát biểu với báo chí. Nhưng phân loại đến mức có hàng ngàn (khoảng 98%) bài thi bị chấm điểm 0 như vậy thì không thể coi là bình thường, mà là một hiện tượng đáng báo động trong việc dạy và học môn Sử hiện nay.
Mặc dù đã được các nhà chuyên môn và cả xã hội báo động trong nhiều năm qua, nhưng tình trạng “học Sử” không được cải thiện mà ngày càng có xu hướng xấu đi. Ngành GD-ĐT cũng đã tìm phương pháp giảng dạy nhằm cải thiện môn học này nhưng xem ra hiệu quả chẳng là bao, mà kết cục là hàng ngàn điểm 0 về môn Sử trong các kỳ thi Đại học.
Cũng phải thừa nhận là hiện nay, với sự nỗ lực cải cách giáo dục của ngành GD-ĐT, một số ít các trường ở Thành phố đã đưa việc giảng dạy môn Lịch Sử bằng sách giáo khoa điện tử, có hình ảnh đi kèm với bài giảng. Hoặc ở một số trường, trong năm học cũng đã thu xếp cho học sinh được đi tham quan các bảo tàng di tích lịch sử… cũng đã ít nhiều thu hút được sự thích thú của học sinh khi học môn Lịch Sử.
Nhưng đây chỉ là con số rất ít các trường ở thành phố, còn các trường học ở vùng nông thôn, hầu hết vẫn là dạy “chay” theo sách giáo khoa và theo cách “cô đọc, trò chép” và học sinh vẫn học Sử theo cách học thuộc lòng. Đã có bao nhiêu chuyện cười ra nước mắt khi nhiều học sinh THCS, PTTH làm bài thi theo kiểu “râu ông nọ cắm cằm bà kia” rằng, Lê Lợi là một anh hùng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, hay "Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh lòng lang dạ sói của thực dân Pháp, đã nổi dậy đấu tranh năm 1975”…
Nhưng cũng không thể trách các em được mà hãy “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trả lời phỏng vấn báo chí bên lề kỳ họp Quốc hội mới đây, nhà sử học Dương Trung Quốc đánh giá rằng, việc dạy Lịch Sử hiện nay quá cứng nhắc. Học Sử chủ yếu đánh đố trí nhớ của học sinh: “Tôi thấy sốc. Tôi rất buồn. Tôi không trách bạn trẻ. Tôi trách trước hết là vai trò của những người dạy Sử, của những người viết sách Sử, những người làm giáo dục và tôi trách chính tôi”.
Nhiều người vẫn cho rằng, những người làm việc trong lĩnh vực này ít có “đất sống” nên môn Sử “thất thế” là một lẽ đương nhiên. Nên thực tế này cũng là cơ hội để các nhà quản lý giáo dục, những nhà hoạch định chính sách nhìn nhận lại những “lỗ hổng” trong định hướng phát triển môn học này.
Học Sử là để kết nối giữa các thế hệ cha ông với các thế hệ con cháu, để các em hiểu hơn về lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của cha ông. Những kiến thức các em học được từ môn Lịch Sử phải thực sự là ăn sâu, bén rễ trong tâm hồn thì mới hun đúc trong các em niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương Tổ quốc. Nhưng với cách dạy như hiện nay, chủ yếu học Sử theo kiểu “học vẹt” thì liệu kiến thức về môn học đọng lại trong các em được là bao? Và tình yêu quê hương đất nước của các em sẽ như thế nào khi nó được gây dựng từ chính niềm tự hào về lịch sử đất nước?.
Vậy đã đến lúc không thể nói là “sẽ” nghiên cứu, thay đổi cách dạy và học môn Sử mà cần thiết phải có sự thay đổi ngay và cụ thể. Đó là thay đổi trong cách dạy-dạy như thế nào để các em ghi nhớ các sự kiện lịch sử giống như việc các em ghi nhớ một kỷ niệm đáng nhớ trong đời. Hãy tìm ra nhiều cách dạy và học sáng tạo cùng với các hình ảnh, minh chứng lịch sử cụ thể để các em dễ nhớ, dễ tiếp thu.
Cùng với đó, cũng cần xem xét việc cần cải tiến lại chương trình, thậm chí điều chỉnh chương trình sách giáo khoa để những bài giảng thực sự thiết thực, phù hợp khả năng tiếp nhận của các em. Vẫn biết sự thay đổi này là tốn kém và phải qua nhiều công đoạn, nhưng thà như vậy còn hơn tiếp tục tạo “lỗ hổng” về lịch sử đất nước mình trong nhiều thế hệ học sinh.
Nhưng trên hết, để môn Sử và người học Sử có “đất sống”, phụ thuộc rất nhiều vào các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà quản lý giáo dục./.

Hòa An
- Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận: Hàng ngàn điểm 0 môn sử là bình thường (PLTP). 
Dạy lịch sử cần hướng tới mục đích bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm.
Những ngày qua, dư luận xã hội đang lo lắng khi kết quả kỳ thi đại học (ĐH) cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm kém môn lịch sử quá cao. Bên lề kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XIII, báo chí đã có cuộc trao đổi với Bộ trưởng Phạm Vũ Luận về vấn đề này.
"Điểm sử thấp là vấn đề của thời đại"
Ông nghĩ gì khi kỳ thi ĐH vừa rồi cũng giống như nhiều năm trước, môn sử có hàng ngàn điểm 0?
+ Tôi nghĩ bình thường. Vì thi ĐH là cuộc thi tuyển nên đề thi có sự phân loại rõ ra người giỏi, người khá, người yếu kém để tuyển chọn.
. Thưa Bộ trưởng, dư luận xã hội đặt câu hỏi phải chăng có vấn đề trong giáo dục môn học này?
+ Cần phải bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện. Bây giờ hô hào các cháu phải học ngoại ngữ, học tin học… thì có những môn như lịch sử và cả văn học bị xem nhẹ hơn chút cũng đừng coi là thảm họa. Mình cần điều chỉnh nhưng đừng quy kết là chú trọng đẩy cái này để sao nhãng cái kia.
Các bạn hãy nhìn rộng ra nhiều nước trên thế giới này, không chỉ ở Việt Nam có hiện tượng này. Vì tiếng nói của khoa học lịch sử trong cuộc sống hiện đại hôm nay ít, cơ hội tìm việc làm của những người giỏi sử ít. Nhìn kỹ một chút các bạn sẽ thấy môn lịch sử kém thu hút, điểm lịch sử thấp không phải chỉ ở Việt Nam, ở châu Á. Đó là chuyện của thời đại, của thế hệ này, do cách mạng khoa học công nghệ, do sự biến đổi, đòi hỏi của thị trường lao động.
Chưa biết bao giờ thay đổi
. Vậy Bộ trưởng nói thế nào về ý kiến cho rằng nguyên nhân việc này chủ yếu do vấn đề dạy và học?
+ Đấy là một ý kiến và cũng là một ý kiến có khía cạnh đúng của nó nhưng nếu đổ hết tất cả cho việc này thì lại là chuyện khác. Bản thân việc dạy đánh trận này diệt bao nhiêu giặc, đánh trận kia thu bao nhiêu vũ khí là không nên, phải thay đổi. Tôi nghĩ việc dạy lịch sử là để hiểu biết truyền thống, bồi dưỡng lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm. Chúng ta cố gắng hướng tới mục đích ấy chứ còn hướng tới việc yêu cầu học sinh phải nhớ sự kiện thì nay nhớ xong mai lại quên. Báo chí và các thầy cô nói về việc này là đúng nhưng việc thay đổi cũng không phải đơn giản đâu.
. Ông đã hình dung ra hướng thay đổi như thế nào?
+ Thay đổi như thế nào thì phải bàn. Trong hướng tìm tòi thay đổi toàn diện có cả thay đổi mục tiêu, chương trình, nội dung phương pháp dạy và học. Tôi đã trao đổi với bên Viện Lịch sử để phối hợp.
Thuộc sử Tàu hơn, không phải chuyện của giáo dục
. Nhưng có thể thấy thực tế có tình trạng học sinh thuộc sử Tàu nhiều hơn sử Việt. Ông có suy nghĩ gì?
+ Tôi đồng ý với nhận xét ấy nhưng chuyện đó không phải của giáo dục. Đấy là vấn đề của xã hội. Lịch sử Tàu không phải là do chúng tôi dạy sử Trung Quốc mà do xem phim Trung Quốc, đọc truyện Trung Quốc chứ không phải học sinh Việt Nam đi học sử Trung Quốc rồi thuộc lịch sử Trung Quốc. Đừng nhầm lẫn.
. Vậy có nên yêu cầu học sinh học sử chỉ nhớ mốc sự kiện?
+ Tôi nói rồi, sẽ phải có sự thay đổi nhưng thay đổi thế nào một mình tôi không dám nói mà nhiều người sẽ cùng bàn, từ giới nghiên cứu lịch sử, các thầy cô tham gia dạy sử, các nhà khoa học… Chúng tôi có thống nhất là sẽ xem xét với các hội, không chỉ sử mà tất cả các môn như văn, địa… đều phải xem lại.

Phải làm sao cho học sinh hứng thú với lịch sử
Nghề sử là ngụ ngôn chứ không phải tri thức chính xác. Nếu cần biết ông này đẻ ngày nào, trận đánh này tiêu diệt bao nhiêu quân địch… chỉ cần mở máy tính là ra. Cái quan trọng là ý nghĩa sâu xa của mỗi sự kiện lịch sử. Có hai thuộc tính quan trọng của lịch sử là sự trung thực và sự công bằng. Chúng ta có thực sự công bằng trong giáo dục lịch sử không? Nếu thực sự có sự trung thực, công bằng thì lịch sử sẽ hấp dẫn hơn, học sinh học sử sẽ thích hơn. Nếu chỉ nói mãi những điều các em chưa tin thì các em chỉ là khổ sai khi nhớ.
Nước Mỹ học sử thảo luận là chính. Học sinh phải tìm xem trong sự kiện thầy dạy có ý nghĩa gì, tích cực, tiêu cực ra sao… Từ đó các em có phương pháp tư duy. Ta cần xem lại quan niệm về học sử. Đương nhiên đừng có sự đảo lộn quá lớn, cái gì cũng phải có lộ trình.
Đại biểu Quốc hội DƯƠNG TRUNG QUỐC
THU HẰNG ghi
BẢO PHƯỢNG ghi
Chỉ học sinh “cần cù bù thông minh” mới chọn khối C? (TT). “Điểm Sử thấp là vấn đề của thời đại” (DT 29-7-11) 


 -Cảm ơn Mafiovi: -Thầy Lịch Sử phân trần vì bài thi ĐH nhiều điểm 0 gd

(GDVN) - Trong những năm gần đây, chưa năm nào điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử lại thấp, “bi đát” như năm 2011. Từ kết quả chấm bài thi môn Lịch sử cho các trường cho thấy, tỉ lệ điểm thi từ 0 đến 1 chiếm gần như tuyệt đối trong số các túi bài thi. 
Điểm Sử kéo điểm chuẩn xuống dốc
Điển hình tại các trường như Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện An ninh Nhân dân, Đại học Công đoàn, Học viện Quản lí giáo dục,…. Không ít túi bài thi (từ 35 đến 40 bài/1 túi) sau khi lên biểu 4 (bảng biểu cuối cùng thống kê tổng số điểm của các thí sinh trong một túi bài thi) chưa tới 5 điểm.
Điểm thi môn Lịch sử của các thí sinh thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội hàng năm bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với các trường khác, nhưng kết quả chấm thi năm 2011 cho thấy vô cùng thấp, rất ít bài thi trên điểm trung bình và cũng không hiếm túi bài thi điểm 3 là cao nhất. Các khoa Ngữ Văn, Lịch Sử, Địa Lý của trường Đại học Sư phạm Hà Nội trước đây điểm chuẩn đầu vào từ 22 đến 23 điểm, có lẽ năm 2011 sẽ thấp hơn rất nhiều do điểm môn Lịch sử “kéo xuống”.
Kết thúc thời gian làm bài môn Lịch Sử khối C tại trường ĐH KHXH&NV HN, nhiều thí sinh vẫn chưa định hình được câu trả lời. Ảnh Xuân Trung
Kết thúc thời gian làm bài môn Lịch Sử khối C tại trường ĐH KHXH&NV HN, nhiều thí sinh vẫn chưa định hình được câu trả lời. Ảnh Xuân Trung
Điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử năm 2011 quá thấp, dư luận xã hội lại được dịp “xôn xao”, nhiều người đã lên tiếng và chỉ ra các nguyên nhân, như: học sinh lười học, năm 2011 không thi tốt nghiệp THPT môn Lịch sử nên các em không có thời gian ôn luyện, đề thi “mập mờ, có vấn đề”,… trong đó không ít ý kiến “đổ lỗi” cho đội ngũ giáo viên dạy Sử ở các trường phổ thông – điều này thật sai lầm.

Với tư cách là giảng viên tổ Phương pháp dạy học khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội; đồng thời là giáo viên dạy bộ môn Lịch sử của trường THPT Nguyễn Tất Thành – Hà Nội và là cán bộ chấm thi tuyển sinh đại học, cao đẳng từ năm 2011 đến nay, tôi cho rằng kết quả điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử năm nay quá thấp có cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, nhưng cơ bản nhất vẫn là khâu ra đề thi.

Đề thi chưa chuẩn về từ ngữ
Cho tình hình được khách quan hơn, tôi xin chia sẻ một số vấn đề liên quan tới 5 câu hỏi trong đề thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử, khối C năm 2011. Vì đâu nên nỗi điểm Sử lại thấp như vậy:

Thứ nhất, ở Câu I (3,0 điểm). Phân tích nguyên nhân ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.

Câu hỏi trên không sai, nhưng cách sử dụng từ ngữ chưa thật chính xác, chưa sát nghĩa với hoàn cảnh phát sinh sự kiện. Thông thường, khi yêu cầu thí sinh lí giải, phân tích “nguyên nhân” xảy ra một sự kiện, hiện tượng lịch sử, người ta phải hỏi về nguyên nhân thất bại, nguyên nhân thắng lợi của một phong trào cách mạng, một cuộc khởi nghĩa, còn việc “ra đi tìm đường cứu nước” là gắn liền với hoàn cảnh, bối cảnh lịch sử. Nếu ra câu hỏi Xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử nào mà Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới vào năm 1911? thì sẽ chuẩn xác hơn.

Khi chấm thi chúng tôi thấy, rất nhiều thí sinh trả lời do hoàn cảnh gia đình và quê hương của Nguyễn Tất Thành rất nghèo, nên Người muốn ra nước ngoài tìm con đường mưu sinh, do bị thực dân Pháp đuổi học nên muốn sang Pháp,… (vì câu hỏi yêu cầu phân tích nguyên nhân chứ không yêu cầu phân tích bối cảnh lịch sử), nhưng ở phần đáp án của câu hỏi lại là “bối cảnh lịch sử”.
Nhiều thí sinh bị đánh lạc hướng câu hỏi môn Lịch Sử năm nay. Ảnh Xuân Trung
Nhiều thí sinh bị đánh lạc hướng câu hỏi môn Lịch Sử năm nay. Ảnh Xuân Trung
Thứ hai, ở Câu II (2,0 điểm). Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương có những điểm gì khác so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam? Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945?

Câu này hỏi không sai, nhưng đáp án lại không chuẩn (đề bài yêu cầu nêu ra những điểm khác nhau, nhưng đáp án để chấm điểm cho thí sinh lại là lời nhận xét). Vì thế, nhiều thí sinh kẻ bảng so sánh sự khác nhau (giữa Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng do Trần Phú soạn thảo với Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo) về các mặt xác định kẻ thù, mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, lực lượng cách mạng,…) đều không được điểm tối đa.

Ở vế sau của câu hỏi Những vấn đề đó được giải quyết như thế nào trong giai đoạn 1939 – 1945? nghĩa là đòi hỏi thí sinh phải nêu cách giải quyết, nhưng đáp án lại đưa ra chủ trương giải quyết của Đảng qua các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 – 1939 và tháng 5 - 1941 (nhiều thí sinh đã trình bày từ công tác chuẩn bị của Đảng đến khi Tổng khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng không có điểm).

Câu hỏi làm các thầy tranh luận
Thứ ba, ở Câu III (2,0 điểm). Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” bằng thắng lợi nào? Nêu tác động của thắng lợi đó đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi nhất đối với các giảng viên, giáo viên chấm thi tuyển sinh, giáo viên dạy Sử các trường phổ thông và cả thí sinh. Ý tưởng của người ra đề trong câu hỏi là hay (giống như Câu 4a, năm 2010: Chiến dịch chủ động tiến công lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) là chiến dịch nào? Tóm tắt hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta và ý nghĩa của chiến dịch đó), nhưng từ ngữ lại thiếu chính xác, nhạy cảm, mập mờ và mang tính đánh đố thí sinh.

Khi đọc câu hỏi trên, không riêng gì các thí sinh mà nhiều giáo viên dạy Sử đều cho rằng đáp án đúng phải là thắng lợi trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 (từ tối 18 đến ngày 29 – 12) của nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”, vì với thắng lợi này Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973). Thế nhưng, đáp án của đề thi lại là: Với việc kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973), nhân dân Việt Nam đã căn bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút”.

Trong sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 (chương trình Chuẩn – đây là tài liệu cơ bản và chuẩn của cả giáo viên và học sinh) ghi rõ: “Điện Biên Phủ trên không” là trận thắng quyết định của ta, buộc Mĩ phải tuyên bố ngừng hẳn các hoạt động chống phá miền Bắc (15 – 1 – 1973) và kí Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27 – 1 – 1973) (trang 185).
theo phản ánh của nhiều giáo viên, việc ra đề năm nay còn nhiều điều đánh đố thí sinh khiến điểm thấp môn Lịch Sử năm nay cao. Ảnh Xuân Trung
theo phản ánh của nhiều giáo viên, việc ra đề năm nay còn nhiều điều đánh đố thí sinh khiến điểm thấp môn Lịch Sử năm nay cao. Ảnh Xuân Trung
Trang 186 của sách này cũng ghi rõ âm mưu của Mĩ khi mở cuộc tập kích không quân bằng máy bay B52 vào Hà Nội – Hải Phòng trong 12 ngày đêm năm 1972 với ý đồ buộc phía Việt Nam phải kí vào dự thảo Hiệp định Pari do Mĩ đưa ra (Mĩ đòi quân đội miền Bắc cũng phải rút quân khỏi miền Nam thì Mĩ và quân đồng minh của Mĩ mới rút), nhưng cuối cùng Mĩ đã thất bại.
Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari do Việt Nam dưa ra trước đó. Rõ ràng, thắng lợi của nhân dân ta trong việc kí kết Hiệp định Pari ngày 27 – 1 – 1973 có sau thắng lợi ở trận “Điện Biên Phủ trên không” 12 ngày đêm cuối năm 1972. Nếu chúng ta không có thắng lợi quyết định về mặt quân sự sẽ không thể có thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari rồi rút quân về nước.

Khi chấm thi, chúng tôi thấy đại đa số thí sinh trả lời là thắng lợi 12 ngày đêm năm 1972, dẫn đến Mĩ phải kí Hiệp định Pari ngày 27 – 1 – 1973. Nhiều em vừa nêu số liệu máy bay của Mĩ bị bắn rơi (34 máy bay B52 và 5 máy bay F111), vừa trình bày nội dung của Hiệp định Pari: “Hoa Kì phải rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu, hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam”,… nhưng không được điểm, vì nếu đã trả lời không đúng (theo đáp án) là thắng lợi nào thì các nội dung sau đó đều 0 điểm.

Ở đây, nếu người ra đề muốn hướng tới đáp án “kí Hiệp định Pari ngày 27 – 1 – 1973” thì câu hỏi cần phải rõ ràng là thắng lợi về quân sự hay ngoại giao, không được mập mờ, đánh đố (đây chính là nguyên tắc cơ bản của người ra đề).

Thứ tư, ở Câu IV.a. Theo chương trình Chuẩn (3,0 điểm). Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị - kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000.
Câu hỏi trên yêu cầu trả lời một đằng nhưng đáp án một kiểu, nhiều thí sinh hiểu nhầm sang tổ chức Liên hợp quốc (nhiều thí sinh nhớ số liệu tính đến năm 2006 tổ chức này có 192 thành viên, còn Liên minh châu Âu tính đến năm 2007 là 27 nước). Để đề thi chặt chẽ hơn, chuẩn hơn và thí sinh không bị hiểu lầm thì phải thêm cụm từ “khu vực” đằng sau cụm từ “kinh tế”.

Đề hỏi “thừa”
Thứ năm, ở Câu IV.b. Theo chương trình Nâng cao (3,0 điểm).  Tóm tắt sự ra đời của các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á trong năm 1945.

Câu hỏi trên chưa chuẩn, vì đã “ra đời” rồi sao còn thêm từ “độc lập”, hoặc ngược lại. Cách hỏi sau đây sẽ chặt chẽ hơn: Những nước nào ở Đông Nam Á giành được độc lập năm 1945? Tóm tắt cuộc đấu tranh giành độc lập của những quốc gia đó.

Một cách khái quát, nguyên nhân cơ bản dẫn đến điểm thi tuyển sinh đại học môn Lịch sử khối C, năm 2011 quá thấp có phần ở khâu ra đề thi. Nếu các từ ngữ trong mỗi câu hỏi của đề thi chính xác hơn, chặt chẽ hơn, không mập mờ thì nhiều thí sinh sẽ không bị điểm kém “oan uổng”.
Điều này không chỉ dẫn đến những ức chế, bức xúc của thí sinh và gia đình các em, của giáo viên dạy Sử các trường phổ thông mà còn ảnh hưởng xấu tới dư luận xã hội và các em học sinh tương lai có ý định dự thi khối C,... Vì theo thống kê của nhiều trường đại học, cao đẳng, số lượng thí sinh đăng kí dự thi khối C năm 2011 rất ít, có trường chưa được 3%, nếu không chú ý ở khâu ra đề thi sẽ dẫn tâm lí lo sợ của thí sinh, có thể các em sẽ không dám đăng kí và dự thi khối C nữa.

TS. Nguyễn Mạnh Hưởng (Tổ Phương pháp dạy học - khoa Lịch sử, trường Đại học Sư phạm Hà Nội)


Tin liên quan:
-Gần 500 bài thi Lịch sử của ĐH Đà Nẵng bị điểm 0datviet.vn
-  Chương trình môn Sử nặng nề, xã hội thờ ơ

TT - Nhiều giảng viên, giáo viên lịch sử đánh giá chương trình giảng dạy môn lịch sử hiện nay quá nặng nề, khô khan. Nhiều ý kiến cho rằng xã hội đang quay lưng với các môn xã hội, nhất là môn sử, đã khiến môn học này bị ghẻ lạnh.
Phổ điểm môn lịch sử của thí sinh dự thi vào Trường ĐH Cần Thơ - Đồ họa: N.Khanh. Ảnh: Như Hùng
Thầy Phạm Văn Roanh - nguyên tổ trưởng tổ sử Trường THPT Bùi Thị Xuân, TP.HCM - cho rằng cần nghiêm túc nhìn lại quá trình dạy và học cũng như chương trình môn sử ở bậc phổ thông. Học sinh lớp 12 hiện tại chỉ học 1,5 tiết sử/tuần nhưng cả năm học, học sinh phải “ngốn” hết chương trình lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay, chương trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay. Trong đó có quá nhiều sự kiện đi liền với những ngày, tháng, năm bắt buộc học sinh phải nhớ hết. Quá tải nên học sinh phải “bơi” trong mớ kiến thức hỗn độn, học trước quên sau dẫn đến tình trạng chán học. Nhiều em chấp nhận điểm thi môn sử thấp, bỏ học sử để dành thời gian cho những môn khác.
Giáo viên cũng “bơi”
Ngay cả giáo viên môn sử cũng phải “bơi” trong khối lượng kiến thức khổng lồ như hiện tại. Trước mỗi kỳ thi, một số giáo viên tâm huyết, có kinh nghiệm thường soạn đề cương cho học sinh dễ học để đi thi nhưng cũng chỉ dừng lại ở dạng học thuộc lòng những kiến thức cơ bản. “Trước đây, khi Bộ GD-ĐT xây dựng chương trình phổ thông mới, tôi và một số giáo viên ở TP.HCM cũng được mời đóng góp ý kiến nhưng rất tiếc khi chương trình, sách giáo khoa ra đời thì không thấy những ý kiến của mình được tiếp thu” - thầy Roanh tâm tư.
Cùng quan điểm, cô Nguyễn Ái Hằng - tổ trưởng tổ sử Trường THPT Trần Phú (TP.HCM) - cho rằng phải nói là môn sử quá nặng khiến cả thầy và trò đều rất khó khăn để hoàn thành chương trình. Từ khi cải cách, chương trình môn sử càng nặng hơn (thêm vào rất nhiều nội dung từ năm 1991 đến nay) trong khi phân bổ tiết học lại giảm đi. Cô Hằng nói: “Thời gian lên lớp quá ít nên chỉ đủ cho giáo viên và học sinh chạy theo chương trình, thời gian đâu để hướng dẫn thêm cho học sinh? Cuối kỳ mới có một tiết ôn tập mà như thế thì chỉ như cưỡi ngựa xem hoa”.
Một giáo viên môn sử ở Q.3, TP.HCM nhận định chương trình nặng nề, khô khan, lặp lại (chương trình môn sử THPT giống như bậc THCS, có mở rộng thêm mà thôi) là vấn đề tồn tại từ lâu nay. Gần đây, Bộ GD-ĐT đã có hướng dẫn giảm tải, giáo viên chúng tôi chỉ dạy kiến thức trọng tâm, còn lại để học sinh tự học. Tuy nhiên, vấn đề chính vẫn chưa được giải quyết rốt ráo bởi thời lượng dành cho môn sử như hiện nay thì giáo viên vẫn khó khăn. Trong khi đó, học sinh đang phải học quá nhiều môn nên không có thời gian cho việc tự học.
Giáo viên này nhấn mạnh ngoài việc cải tiến chương trình, kêu gọi giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy thì rất cần đổi mới mạnh mẽ cách ra đề thi. Đề thi nên cho thí sinh tư duy, nhận định về một sự kiện, một vấn đề nào đó sẽ hay hơn và phù hợp với thời đại hơn. Một giảng viên môn sử Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng rất cần có sự thay đổi cơ bản về chương trình, sách giáo khoa môn sử, cần cô đọng hơn cho học sinh dễ tiếp thu, dễ nhớ chứ ôm đồm quá như hiện nay lại gây tác dụng ngược.
Sẽ còn tái diễn?
Ở khía cạnh khác, cô Nguyễn Ái Hằng cho rằng học sinh, phụ huynh bây giờ không thiết tha với khối C, bởi học những ngành tuyển sinh khối này ra trường đi làm thu nhập thấp, đầu ra hẹp nên số thí sinh khá giỏi dự thi khối C ngày càng ít. “Mặt khác, phải thừa nhận học sinh khối C thường không có tư duy logic, lập luận tốt bằng học sinh các khối khác. Đó là chưa kể nhiều em học yếu, không đủ khả năng thi các khối khác nên chọn thi khối C” - cô Hằng nhận định.
TS Nguyễn Đức Hòa - trưởng bộ môn lịch sử Trường ĐH Sài Gòn - khẳng định không ngạc nhiên với kết quả thấp của môn sử và dự báo tình trạng này sẽ còn tái diễn trong các năm tiếp theo. Ông Hòa cho rằng không chỉ học sinh mà cả phụ huynh, trường THPT đều khá thờ ơ với khối C nói chung và môn sử nói riêng, từ đó không mặn mà đầu tư, chỉ học để đối phó. TS Hòa nhấn mạnh: “Không phải học sinh nào cũng đủ năng lực thi khối A, B, D. Nhiều em chọn khối C vì thích hoặc vì yếu các môn tự nhiên. Do đó nhà trường cần phải chú trọng đều các môn chứ không chỉ các môn thi tốt nghiệp hay có đông học sinh lựa chọn thi ĐH”.
Giảng viên một trường ĐH có trường THPT thực hành tại TP.HCM khẳng định ngay cả nhà trường phổ thông cũng không đầu tư đúng mức cho môn sử vì nhiều lý do. “Tôi từng nghe tình trạng phụ huynh “kêu” với ban giám hiệu nhà trường vì giáo viên môn sử dạy nhiều quá, con em họ không có thời gian để học những môn khác. Chưa kể giờ sử nhưng nhiều học sinh mở sách toán, lý ra học. Thật ra tình trạng này bắt nguồn từ tâm lý coi thường môn sử của một bộ phận phụ huynh và học sinh chứ tôi thấy nhiều giáo viên môn sử rất tâm huyết, giảng dạy tiết lịch sử rất hấp dẫn chứ không khô khan” - giáo viên này khẳng định.
M.GIẢNG - H.HƯƠNG


-Phụ huynh khiếu nại rường Quốc tế Singapore đã đuổi học HS(GDVN) – Chỉ vì lí do học sinh quá “hiếu động” nhà trường quyết định đuổi một học sinh 7 tuổi?


Tổng số lượt xem trang