Có rồi: -Bản Lên Tiếng: Về thái độ của CSVN đối với các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
Bối rối trước làn sóng yêu nước đang ngày một dâng cao trong lòng dân tộc Việt Nam, nhà cầm quyền CSVN đang ra sức dùng hệ thống tuyên truyền của họ và phát ngôn Bộ Ngoại Giao để xuyên tạc ý nghĩa các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
1/ Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đã không bảo vệ được chủ quyền đất nước trước các hành động xâm lấn ngang ngược của Bắc Kinh trong quá khứ cũng như ở hiện tại. Đây là hệ quả trực tiếp của chính sách xem Trung Quốc “vừa là người anh vừa là đồng chí”.
2/ Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đang phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc bằng những thủ thuật trấn áp và trừng phạt những người yêu nước bày tỏ ước nguyện bảo vệ chủ quyền tổ quốc.
3/ Lãnh đạo đảng và nhà nước CSVN đang coi rẻ lòng tự trọng dân tộc và yêu nước nồng nàn của người Việt Nam khi nói rằng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược vừa qua là do các thế lực phản động xúi giục.
Trước tình hình chủ quyền quốc gia bị đe dọa trầm trọng hiện nay,
1. Đảng Việt Tân khẳng định chủ quyền Việt Nam là một khối thống nhất, không thể phân chia, bao gồm Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là kết quả của hàng ngàn năm dựng nước và giữ gìn đất nước của Tổ Tiên Việt Nam. Mọi sự xâm phạm chủ quyền biển đảo; gây sức ép và phá hoại tài sản của doanh nghiệp; xua đuổi, bắt bớ, thậm chí giết chết ngư dân là hành động vi phạm Luật Pháp Quốc Tế, Công Ước về Luật Biển.
2. Đảng Việt Tân khẳng định chỉ có chấm dứt độc tài, xây dựng dân chủ, tôn trọng nhân quyền và gấp rút canh tân thì mới bảo vệ hữu hiệu chủ quyền đất nước. Do đó, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải thả ngay những người yêu nước đang bị giam cầm, trả lại quyền tự quyết cho toàn dân, để dân tộc Việt Nam phát huy sức mạnh đại đoàn kết nhằm bảo vệ chủ quyền và canh tân đất nước.
3. Đảng Việt Tân khẳng định vấn đề chủ quyền trên Biển Đông phải được Quốc Tế Hoá và giải quyết bằng các thương thuyết đa phương. Mọi âm mưu thông đồng song phương với Trung Quốc đều nguy hiểm và bất lợi cho dân tộc Việt Nam.
4. Đảng Việt Tân khẳng định quyết tâm vận động công luận quốc tế, chính phủ các quốc gia dân chủ, các định chế quốc tế lên án và cô lập hành động xâm lăng của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đảng Việt Tân sẽ tiếp tục vận động toàn dân, hợp tác với tất cả các tổ chức, đảng phái chính trị trong và ngoài nước để bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Yêu nước và bảo vệ đất nước là quyền và bổn phận thiêng liêng của mọi con dân Việt, vượt trên mọi chủ nghĩa hay đảng phái. Không một thế lực nào có thể ngăn cản dân tộc Việt trong nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước.
Ngày 8 tháng 7 năm 2011
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Hanoi - Banned political group Viet Tan on Friday defended its role in recent anti-China protests, denying accusations by the Vietnamese government that it was exploiting public discontent to 'plot' against the state.
The US-based group said in a statement that ongoing protests against China's territorial claims to parts of the South China Sea were motivated by 'sincere patriotism.'
On Thursday, Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said Viet Tan was taking advantage of the tensions.
She also praised the coverage of Viet Tan by state-run press, which has called the group 'subversive' and accused it of 'playing the China card,' and encouraging demonstrations 'aimed to disrupt public life and create disharmony amongst citizens.'
The demonstrations outside the Chinese embassy in Hanoi are now in their fifth week.
In Friday's statement, Viet Tan said the communist government had 'mobilized state media and the Foreign Ministry spokeswoman to misrepresent the anti-China protests.'
The administration was 'unsure of how to handle the patriotic fervor sweeping the country,' it said.
In an earlier interview with German Press Agency dpa, Carl Thayer, expert on Vietnam and South-East Asia at the Australian Defence Academy, said anti-China sentiment was no threat to the government.
The very fact that people were calling on the government to take action 'is reaffirming its legitimacy to handle foreign affairs,' he said.
Tensions have risen in recent months, as Vietnam has accused its neighbour of harassing seismic survey ships and fishing boats in a contested area of the South China Sea, including the Spratlys.
The potentially mineral-rich islands are the subject of conflicting claims by China, Vietnam, Taiwan and the Philippines.
Việt Tân vẫn chưa có phản ứng gì với lời kết tội này. Thật lạ là lần đầu khi lời kêu gọi được đưa ra thì VT đã rất nhanh nhảu ủng hộ và khiến cho mọi người nghi ngờ là biểu tình có liên quan tới VT và để cớ cho lời kết tội này.
- Việt Nam với cơn thịnh nộ được kiểm soát cẩn thận basam
The Diplomat
Bridget O’Flaherty
Ngày 6-7-2011
Những cuộc biểu tình xảy ra vài tuần qua ở Hà Nội, liên quan đến tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, có thể là nhỏ đấy, nhưng vẫn hết sức bất thường.
5 chủ nhật liên tiếp trong tháng qua, những người biểu tình ở Hà Nội đã tập trung gần Đại sứ quán Trung Quốc để phản đối các hành động gần đây của Trung Quốc trên biển Hoa Nam (được Việt Nam gọi là Biển Đông).
Những cuộc tụ tập thu hút có lẽ thu hút chỉ vài trăm người, và thậm chí có mấy lần còn ít hơn thế nữa. Tuy nhiên, ở một nước nơi các cuộc biểu tình công cộng rất hiếm khi xảy ra và nếu xảy ra thì nhìn chung chỉ tập trung vào các vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống thường nhật của người dân, như là chiếm hữu đất đai hay điều kiện làm việc ở nhà máy – thì những cuộc tụ tập như thế đặc biệt bất thường.
Cho đến nay, các cuộc biểu tình đều bắt đầu ở gần Đại sứ quán Trung Quốc, mặc dù hàng rào trên đường Hoàng Diệu nơi đại sứ quán thật sự tọa lạc thì nói chung chưa bao giờ được công an dỡ bỏ. Hậu quả là những người biểu tình phải đứng ở quảng trường Ba Đình (nơi có bức tượng Lenin nổi tiếng) (1) rồi sau đó đi vòng quanh khu trung tâm thành phố và cái hồ trung tâm của Hà Nội – Hoàn Kiếm.
Về phần mình, công an có vẻ phải bận tâm hơn một chút so với khi làm công việc đảm bảo cho xe cộ lưu thông ổn thỏa.
Nhiều người biểu tình mà tôi có dịp nói chuyện cùng cho biết, họ nghe tin về cuộc biểu tình qua các nguồn trên mạng, chẳng hạn Facebook. Mạng xã hội này rất được ưa thích ở Việt Nam, mặc dù chính quyền đã chặn Facebook từ cuối năm 2009 khi các nhà hoạt động bắt đầu tiến hành tổ chức trên mạng, chủ yếu xoay quanh một vấn đề gây tranh cãi, là vụ Trung Quốc khai thác các mỏ bauxite ở Tây Nguyên.
Nhớ lại thời gian đó, vấn đề bauxite đã đoàn kết các nhóm trước nay vốn chia rẽ, từ nhóm Thiên Chúa giáo bất đồng chính kiến, tới các nhà hoạt động môi trường, tới các nhân vật bất đồng về chính trị – những người lo lắng trước ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở Việt Nam. Do vậy, một trong những nỗi lo bây giờ là sự thể hiện chủ nghĩa dân tộc như hiện nay có thể tạo cớ cho những nỗi bất mãn khác được thổ lộ.
“Mặc dù những người phản đối được phép biểu tình, nhưng công an theo dõi rất chặt mọi âm mưu chuyển hướng thông điệp sang đối tượng chính phủ” – Jennifer Richmond, giám đốc nhóm phân tích thông tin tình báo Stratfor ở Trung Quốc, nhận xét. “Nói cách khác, nền chính trị trong nước lung lay không vững đang làm phức tạp thêm nỗ lực của các quốc gia nhằm kiểm soát tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Nam”.
Ít nhất thì cho đến nay, cũng hầu như chưa có bằng chứng nào rõ ràng về việc này, mặc dù hồi tháng 6, một người biểu tình đã cầm theo khẩu hiệu viết tay với nội dung chống cộng, và một số nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng cũng có mặt. Nhìn chung sự phẫn nộ chủ yếu tập trung vào Trung Quốc và những hành động của nước láng giềng lớn này, mà theo quan sát là đã vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam, cũng như cách hành xử của đội tàu Trung Quốc với ngư dân Việt Nam. Một số cơ quan báo chí nước ngoài còn đưa tin rằng, cùng với tình cảm dân tộc chủ nghĩa bừng bừng dâng lên, một số lượng ngày càng gia tăng doanh nghiệp Trung Quốc đã bị tẩy chay.
“Trung Quốc chấm dứt vi phạm chủ quyền Việt Nam” – một khẩu hiệu điển hình viết như vậy. Một người biểu tình khác giơ cao ảnh tướng Võ Nguyên Giáp, năm nay đã 90 tuổi (2), vị kiến trúc sư đằng sau thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ. “Tinh thần Võ Nguyên Giáp bất diệt. Chúng tôi sẵn sàng gia nhập quân đội!”.
Một số ý kiến cho rằng bằng việc cho phép biểu tình, Hà Nội đang thực hiện hai mục đích: gửi một thông điệp rất tế nhị tới Bắc Kinh, đồng thời cũng cho phép người dân xả chút ít nóng giận thông qua việc để cho họ thể hiện nỗi bất bình của mình một cách dễ dàng.
Lập trường cứng rắn hơn của Việt Nam đối với Trung Quốc lần này – tiến hành tập trận bắn đạt thật và công bố thông tin chi tiết về những người được miễn nghĩa vụ quân sự nếu chiến tranh nổ ra – kết hợp với một chút hành xử linh hoạt trong nước, đối lập với những giai đoạn bất ổn trước đây khi các blogger và nhà hoạt động bị truy tố vì đã công khai chỉ trích chính phủ “để mất đảo vào tay Trung Quốc”.
Năm 2008, 6 nhà hoạt động ở thành phố cảng phía bắc, Hải Phòng, và thành phố Hải Dương lân cận, đã trương biểu ngữ đòi dân chủ, lên án chính phủ tham nhũng, và cho rằng chính phủ đã nhượng đảo cho Trung Quốc. Cả 6 người đều bị xử tù.
Năm 2009, ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia ở Canberra, viết rằng phong trào phản đối về chính trị khi ấy đã phát triển đến một mức độ bao hàm cả những mối quan tâm dân tộc chủ nghĩa, thay vì chỉ tập trung vào nhân quyền và tự do ngôn luận. “Điều này làm lộ ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với chính quyền của đất nước độc đảng này, khi mà phản ứng thù địch với Trung Quốc ngày một gia tăng và lan rộng từ các thành phần cực đoan về chính trị sang cả tầng lớp tinh hoa chính trị – những người thắc mắc về phản ứng mà theo họ là chưa phù hợp của chính quyền trước sự quyết liệt ngày một mạnh mẽ của Trung Quốc trên biển Hoa Nam” – ông Carl Thayer viết.
Chắc chắn là, người Việt Nam có một sự ngờ vực sâu sắc đối với Trung Quốc; thái độ này đặc biệt rõ ở miền Bắc, nơi từng bị Trung Quốc chiếm làm thuộc địa tới hơn 1000 năm.
Cuộc đối đầu gần đây nhất giữa hai nước là lần đụng độ tồi tệ nhất kể từ năm 1988 khi hải chiến xảy ra làm 70 người Việt Nam bị sát hại. Năm 1979, Trung Quốc xâm lược Việt Nam như một hành động trả đũa việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia để lật đổ Khmer Đỏ, song quân Trung Quốc đã bị đánh bại sau một cuộc chiến ngắn nhưng đẫm máu dọc biên giới phía bắc Việt Nam.
Hiện nay, sức mạnh hải quân gia tăng của Trung Quốc khiến nhiều người Việt Nam – và chính quyền Việt Nam – lo ngại, và để đáp lại phần nào, nước này đã tăng cường hải quân của mình. Năm ngoái, họ mua 6 tàu ngầm lớp Kilo từ Nga, và tuyên bố mở cửa vịnh Cam Ranh ở miền Trung, gần địa điểm nghỉ mát Nha Trang, cho các đội tàu nước ngoài.
Vịnh cảng Cam Ranh từng được người Mỹ sử dụng trong suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, sau đó là người Nga. Hiện tại, Việt Nam đã lấy lại quyền kiểm soát vịnh cảng, và có tin cho rằng Việt Nam sẽ phát triển Cam Ranh với sự trợ giúp của Nga. Kế hoạch của họ được coi như một nỗ lực mạnh hơn nhằm đương đầu với sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Tuy nhiên, như thế có lẽ vẫn chưa đủ để làm yên lòng một số người Việt Nam. Một người biểu tình giấu tên cho biết anh không làm chính trị, mà anh chỉ muốn phản đối hành động của Trung Quốc một cách ôn hòa. “Nhưng tôi hy vọng là trong mấy ngày tới, sẽ có thêm nhiều người nữa tới đây để phản đối, để cho thấy rằng chính sách của chính phủ Việt Nam đối với Trung Quốc là chưa đủ mạnh mẽ” – anh nói.
Khó mà biết chắc được những người biểu tình như anh cảm thấy như thế nào về chuyến thăm của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn tới Bắc Kinh hồi cuối tháng qua, tại đó ông Sơn nhất trí với các quan chức Trung Quốc là phải nhấn mạnh tầm quan trọng của đàm phán ngoại giao trong việc giải quyết tranh chấp hàng hải Trung Quốc – Việt Nam.
Nhưng ngay cả khi họ có bất mãn đi nữa, cũng không còn thời gian để người Việt Nam có thể xả cơn phẫn nộ của họ một cách công khai. Khi đã nối lại được quan hệ ngoại giao với Trung Quốc theo một hình thức nào đó, có thể nói chính phủ đang ngày một chán cái đám người ít ỏi mà to mồm, đang đòi nhà nước phải hành động cứng rắn hơn kia. Do vậy, cuộc biểu tình cuối tuần qua có lẽ là cuộc biểu tình cuối cùng, ít nhất cũng là trong một thời gian nữa.
(1) Tác giả nhầm, ở đây không phải quảng trường Ba Đình mà là vườn hoa Chi Lăng.
(2) Nguyên văn là nonagenarian, nghĩa là người thọ chín mươi tuổi. Tuy nhiên năm nay Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bước sang tuổi 100.
Người dịch: Thủy Trúc
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011
- -- Hà Nội lên án đảng Việt Tân lợi dụng tình hình — (RFA).
Việt Nam hôm thứ năm lên án đảng Việt Tân lợi dụng vụ tranh chấp ở biển Đông để thi hành âm mưu chống Nhà nước. Hãng thông tấn Đức Deutsche Presse-Agentur (DPA) loan tin này lúc sáng ngày 7 tháng 7
Tin DPA cho hay: phát ngôn nhân Nguyễn Phương Nga của bộ ngoại giao Việt Nam tuyên bố đảng Việt Tân luôn luôn lợi dụng những tình huống phát sinh để phá vỡ khối đại đoàn kết của Việt Nam. Bà Nga nói thêm: mọi âm mưu và hoạt động ấy đều thất bại.
Bà Nguyễn Phương Nga ca ngợi tinh thần trách nhiệm của giới báo chí Việt Nam, qua một bài báo của tờ Sài Gòn Giải phóng ấn hành hôm thứ bảy, lên án đảng Việt Tân đã lợi dụng“ván bài Trung Quốc” để gây bất ổn.
Bài báo này loan tin một thành viên của tổ chức Việt Tân, tên là Trần Thị Thúy, trước đây đã từng được giao bảng khẩu hiệu và áo thung ghi khẩu hiệu “Trường Sa- Hoàng Sa-Việt Nam” để sử dụng trong các cuộc biểu tình. Tin của DPA viết tiếp, bà Thúy là người hoạt động bênh vực quyền sở hữu nhà đất, đã bị án 8 năm tù hồi tháng 5 vì tội danh “có âm mưu lật đổ chính quyền”.
Vẫn theo DPA, trong một cuộc phỏng vấn gần đây của hãng thông tấn này, ông Nguyễn Quốc Quân, đảng viên Việt Tân và là công dân Hoa Kỳ, nói cuộc tranh chấp với Trung Quốc đã cho thấy sự yếu kém của chính phủ Việt Nam. Ông Nguyễn Quốc Quân phát biểu: “Đề tài Trung Quốc là một cơ hội tốt để thấy rõ hơn chính phủ (Việt Nam) không xứng hợp với vai trò lãnh đạo quốc gia ”
Hãng thông tấn Đức DPA cho rằng trước tinh thần chống Trung Quốc mạnh mẽ của công chúng tại Việt Nam, chính phủ đã cho phép diễn ra những cuộc biểu tình nhỏ ở bên ngoài tòa đại sứ Trung Quốc tại thủ đô Hà Nội trong 5 dịp cuối tuần liên tiếp.
-Mọi âm mưu, ý đồ, hành động của Việt Tân đều thất bại(GDVN) -
(GDVN) - Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 7/7, phóng viên tờ Financial Times có hỏi:
"Một số tin tức tôi nhận được từ các báo Việt Nam như báo Sài Gòn giải phóng đưa tin về việc các nhóm chính trị như Việt Tân hiện nay đang lợi dụng tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc để tiến hành các hoạt động lôi kéo, lợi dụng người dân gây rối. Theo bà, các hoạt động của nhóm này có ảnh hưởng gì tới Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hay không?"
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - bà Nguyễn Phương Nga cho biết: "Về câu hỏi liên quan đến những thông tin trên một số báo chí Việt Nam nói về âm mưu cũng như ý đồ của nhóm Việt Tân, tôi nghĩ, báo chí Việt Nam với tinh thần trách nhiệm của mình đã nêu lên một hiện tượng là Việt Tân đang có ý đồ lợi dụng tình cảm yêu nước của nhân dân Việt Nam trước những hành của phía Trung Quốc xâm phạm tới chủ quyền của Việt Nam để kích động nhân dân Việt Nam có những hành vi chống lại Nhà nước.
Trên thực tế, Việt Tân cũng luôn luôn lợi dụng mọi tình huống, mọi vấn đề nảy sinh để phá hoại, tìm cách phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Nhưng những âm mưu, ý đồ và hành động của họ đều thất bại".
Trên thực tế, Việt Tân cũng luôn luôn lợi dụng mọi tình huống, mọi vấn đề nảy sinh để phá hoại, tìm cách phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, phá hoại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
Nhưng những âm mưu, ý đồ và hành động của họ đều thất bại".
-Vietnam government slams 'plot' against state amid sea spat DPA Hanoi - The Vietnamese government on Thursday accused the banned political group Viet Tan of 'taking advantage' of a dispute with China to 'plot' against the state.
'Viet Tan always takes advantage of arising situations to disrupt the great unity of Vietnam,' Foreign Ministry spokeswoman Nguyen Phuong Nga said, adding 'all their plots and actions have failed.'
Tensions with China rose after Vietnam accused its neighbour of harassing the crew of seismic survey ships and fishing boats in a contested area of the South China Sea, including the potentially mineral-rich Spratly islands.
Nga lauded the 'spirit of responsibility of the press' regarding a report published Saturday in Saigon Giai Phong, a newspaper run by the Communist Party in Ho Chi Minh City, which accused Viet Tan of playing 'the China card' to cause unrest.
The report said a member of the group, Tran Thi Thuy, was given banners and t-shirts with the slogan 'Truong Sa [Spratly]- Hoang Sa [Paracel]- Vietnam' to use in demonstrations.
Thuy, a land rights activist, was given an eight-year jail term in May for 'attempting to overthrow the government'.
In a recent interview with the German Press Agency dpa, Viet Tan member and US citizen Nguyen Quoc Quan said the dispute with China shone a useful light on the government's shortcomings.
'The issue of China is a good opportunity to see clearer the government is unfit to lead the country,' he said.
In the face of strong public anti-China sentiment at home, the government has allowed small protests to take place outside the Chinese embassy in the capital for five consecutive weekends.
Bộ mặt thật của tổ chức Việt Tân - Bài 1: Qua cầu rút ván | ||
Thứ sáu, 01/07/2011, 02:01 (GMT+7) | ||
Trong khi những người do tổ chức khủng bố Việt Tân đưa vào Việt Nam hoạt động chống lại chính quyền nhân dân Việt Nam bị bắt giữ đang cố chối bỏ sự liên quan của họ với Việt Tân thì từ bên Mỹ, người đứng đầu Việt Tân đã thông báo công khai nhận họ đúng là người của Việt Tân hoạt động tại Việt Nam. Đó là cách rũ bỏ những người không còn có lợi cho Việt Tân vì đã lộ thân phận và để không phải “dây dưa” với họ về sau.
TAND tỉnh Bến Tre vừa xét xử bị can Trần Thị Thúy (cư trú tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) và 6 bị can khác gồm: Dương Kim Khải, Phạm Ngọc Hoa, Nguyễn Chí Thành, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Cao Văn Tỉnh, về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi đối tượng Thúy bị bắt, gia đình đã gửi đơn kêu oan đến nhiều nơi, trong đó bà Nữ, mẹ Thúy có viết: “Chúng tôi khẳng định là con tôi Trần Thị Thúy xưa nay làm ăn chân chất, không sai phạm luật pháp”. Thực tế Trần Thị Thúy sai phạm như thế nào? Từ Hồng Ngự, Đồng Tháp, Trần Thị Thúy đã vài lần nói chuyện qua điện thoại với người tên Hùng, Việt kiều ở Mỹ, thành viên tổ chức khủng bố Việt Tân việc khiếu kiện về đất đai. Hùng tỏ vẻ “chia sẻ” và tuyên truyền với Thúy về Việt Tân, một tổ chức chống chính quyền Việt Nam có trụ sở ở Mỹ là nơi có thể giúp Thúy “đòi lại công bằng”. Tháng 9-2009, Hùng gọi điện bảo Thúy sang Thái Lan dự khóa tập huấn về đấu tranh chống chính quyền của tổ chức Việt Tân (TCVT) và bảo Thúy nên rủ thêm người cùng đi. Hùng gợi ý Thúy việc nên dùng tôn giáo làm lá chắn cho hoạt động sau này nên Thúy nghĩ đến Dương Kim Khải là mục sư quản nhiệm “Hội thánh Chuồng bò” (HTCB) ở quận Bình Thạnh TPHCM. Thúy rủ Khải cùng sang Thái Lan dự lớp tập huấn của Việt Tân do hai “thầy” tên Dũng và Bảo “giảng dạy”. Sau này, trong quá trình khai báo với cơ quan điều tra, Thúy đã nhận diện bọn cầm đầu Việt Tân qua ảnh, trong đó có hai tên này. Thúy khai báo rõ về nhân thân của chúng: Dũng tên thật Trương Tấn Lạc và Bảo tên thật Nguyễn Trọng Việt, hai trong những kẻ cầm đầu Việt Tân thường sống ở Mỹ. Hết khóa, Thúy và Khải xin gia nhập vào Việt Tân và Thúy nhận bí danh “Lan”, Khải có bí danh “Kim Chi”. Thấy Thúy hoạt động tích cực nên tháng 4-2010, Dũng lại gọi Thúy sang Campuchia dự lớp tập huấn lần 2 cùng với Cao Văn Tỉnh ở xã Thạnh Phú, TP Cần Thơ và một người tên Tín ở Đà Nẵng. Sau đó, Tỉnh cũng ký đơn gia nhập TCVT với bí danh “Thịnh”. Dũng giao cho Thúy mang một gói tài liệu được dán kín để chuyển cho Dương Kim Khải và một túi gồm nhiều áp phích bằng giấy roki, vải bạt, áo thun cùng mũ kết có màu xanh biển có in chữ: “TS-HS-VN (Trường Sa - Hoàng Sa - Việt Nam)” để chuẩn bị cho những đợt biểu tình sắp tới của chúng ở trong nước. Qua Trần Thị Thúy, Dương Kim Khải quen với Phạm Văn Thông và Nguyễn Thành Tâm (2 nông dân ở huyện Ba Tri, Bến Tre). Sau đó, Dương Kim Khải đi Bến Tre nhiều lần để truyền đạo và kết hợp với việc thực hiện các chỉ đạo của Việt Tân giao. Sau đó, Tâm đã tham gia vào “HTCB” của Khải. Từ đó, Tâm tham gia vào hoạt động của Việt Tân cùng Khải. Thúy tích cực hơn, tháng 4-2010, Thúy hẹn gặp Dương Kim Khải tại quán nước mía của Phạm Thị Hoa ở quận Bình Thạnh bàn việc móc nối thêm người để đưa đi Thái Lan theo chỉ thị của Dũng. Ngày 23-4-2010, sau khi lôi kéo thêm được Phạm Thị Hoa, Nguyễn Chí Thành (ở TPHCM), Phạm Văn Thông, Nguyễn Thành Tâm (ở Bến Tre); Thúy giao Khải tổ chức đưa họ sang Thái Lan dự lớp tập huấn về đấu tranh bất bạo động do 3 đối tượng cầm đầu Việt Tân trực tiếp giảng dạy. Đây là lần thứ 2, Dương Kim Khải tham gia lớp tập huấn của Việt Tân. Theo Khải và Thúy khai: Nội dung những khóa tập huấn có phương thức “đấu tranh bạo lực quần chúng”, gồm: cách thành lập đội nhóm trá hình, thông qua internet để phát triển lực lượng ảo trên các trang xã hội, qua đó kích động, lôi kéo thanh niên xuống đường biểu tình, gây rối trật tự để quay phim, chụp hình đưa lên mạng nhằm phô trương thanh thế và làm cơ sở xin tiền. Đặc biệt, tên thủ lĩnh của tổ chức Việt Tân đã nhắc nhở những người dưới trướng: Thời điểm này, phải tận dụng tối đa chiêu bài chống Trung Quốc để kích động thanh niên có lòng yêu nước tham gia biểu tình gây rối trật tự công cộng. Biểu tình nhiều lần, Việt Tân càng thành công và dấu hiệu nhận dạng của Việt Tân để chụp hình, quay phim là nón và áo có khẩu hiệu “TS-HS-VN”. Hết khóa tập huấn, Hoa xin tham gia “Việt Tân”, bí danh “Thu Vân”, Chí Thành cũng tham gia TCVT với bí danh “Tâm”.
Trở lại với hoạt động của Trần Thị Thúy và Phạm Văn Thông. Tháng 5-2010, thực hiện nhiệm vụ của Việt Tân giao, Phạm Văn Thông và Ngọc Đa (ở TPHCM) tiến hành phát tờ rơi kêu gọi thành lập “Hiệp hội thân hữu người Việt Nam tương trợ” với mục đích lôi kéo, tập hợp bà con từ các tỉnh lên TPHCM khiếu kiện đông người để quay phim, chụp hình đưa lên mạng và gửi ra nước ngoài nhằm gây thanh thế. Ngày 17- 7-2010, Thúy, Thông, Tâm… họp tại nhà Tâm để gút danh sách hơn 50 người mà ngày 19-7-2010 chúng sẽ đưa từ các tỉnh miền Tây lên TPHCM tụ tập khiếu kiện tại khu trung tâm thành phố. Để hỗ trợ cho đoàn người khiếu kiện do chúng lôi kéo, Thúy đã đưa cho Thông 1 triệu đồng “vừa xin được từ nước ngoài để thuê xe đưa bà con đi TP khiếu kiện”. Cùng thời gian đó, Dương Kim Khải và Nguyễn Chí Thành cũng đi xuống Bến Tre để cùng Tâm tiếng là đi truyền giáo nhưng thực ra là đi dán áp phích, biểu ngữ “TS-HS-VN” tại cầu Rạch Miễu, đền thờ bà Ba Định và các công viên để quay phim, chụp hình gửi về cho Dũng; kẻ chỉ đạo trực tiếp nhóm Thúy - Khải. Nhưng Thành, Khải sợ bị lộ mặt, không dám làm nên ôm túi truyền đơn, biểu ngữ về cất ở nhà Thông, Tâm cho đến ngày Thông, Tâm bị bắt (19-7-2010). Trong quá trình làm việc với cơ quan chức năng, Trần Thị Thúy đã khai rất rõ về ý đồ Việt Tân lợi dụng bức xúc của bà con khi bị thu hồi đất và cả ý đồ lợi dụng tôn giáo để kích động dân chống lại chính quyền và phải tích cực lợi dụng lòng yêu nước chân chính của thanh niên trong nước trước thái độ ngang ngược của Trung Quốc khi cố ý xâm phạm lãnh hải Việt Nam để kích động biểu tình, gây rối nhằm thực hiện ý đồ “công khai hóa” tổ chức phản động này.
Tháng 8-2010, không chỉ nhóm Thúy, Khải, Tâm… bị bắt mà cả Phạm Minh Hoàng (giảng viên ĐHBK - TPHCM) cũng bị bắt vì có hoạt động chống phá chính quyền nhân dân bằng những phương thức của Việt Tân đào tạo. Trong lúc Thúy, Khải, Tâm, Thông, Thành, Hoa và cả Hoàng đang cố chối bỏ sự tham gia của họ vào đảng phản động Việt Tân để mong được hưởng sự khoan hồng của pháp luật VN, thì ngày 9-9-2010, kẻ cầm đầu của Việt Tân bất ngờ tung ra thông báo công khai xác nhận những người trên là người của “Việt Tân”. Không chỉ nhóm Thúy, Khải,... bẽ bàng với cách đối xử kiểu “qua cầu rút ván” mà cả Phạm Minh Hoàng cũng chết đứng khi bị những kẻ cầm đầu của Việt Tân lật mặt. Đó là cách hành xử “bình thường và cần thiết” của những tổ chức khủng bố! Và Việt Tân chọn cách ứng xử như thế với người của mình cũng là điều dễ hiểu. Phạm Thục |