Đánh giá mức độ rủi ro trong dài hạn, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating xếp cả bốn ngân hàng Việt Nam đồng hạng B, theo kết quả được Fitch công bố ngày 20.7.2011.
Trong bốn ngân hàng này, có hai ngân hàng quốc doanh: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Công thương (Vietinbank); hai ngân hàng thương mại cổ phần: ACB và Sacombank.
Tuy cùng đồng hạng B, theo giải thích của Fitch, hai ngân hàng thương mại cổ phần tỏ ra nhỉnh hơn về sức mạnh tín dụng và quản trị, trong khi hai ngân hàng quốc doanh tuy yếu hơn về khả năng ra chính sách, nhưng bù lại, có được sự hỗ trợ của Nhà nước. Về mức độ an toàn, ACB và Sacombank được xếp hạng B, trong khi ngân hàng Công thương được xếp hạng B-. Bị đánh giá thấp nhất về mức độ an toàn là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với hạng CCC. Theo thang xếp hạng của Fitch, xếp hạng B phản ánh rủi ro tín dụng hiện hữu, nhưng vẫn trong giới hạn an toàn. Xếp hạng CCC đồng nghĩa với có rủi ro cơ bản về tín dụng. Các chuyên gia của Fitch cảnh báo khả năng hạ mức tín nhiệm có thể xảy ra nếu các chỉ số kinh tế không có dấu hiệu cải thiện như: lạm phát, lãi suất, rủi ro chất lượng tài sản cho vay. Trước kia, Vietcombank cũng được Fitch đánh giá, nhưng từ ngày 20.7, Fitch Rating không đánh giá ngân hàng này do “việc đánh giá không thích hợp”, theo thông cáo báo chí của Fitch.
Trong bốn ngân hàng này, có hai ngân hàng quốc doanh: ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng Công thương (Vietinbank); hai ngân hàng thương mại cổ phần: ACB và Sacombank.
Tuy cùng đồng hạng B, theo giải thích của Fitch, hai ngân hàng thương mại cổ phần tỏ ra nhỉnh hơn về sức mạnh tín dụng và quản trị, trong khi hai ngân hàng quốc doanh tuy yếu hơn về khả năng ra chính sách, nhưng bù lại, có được sự hỗ trợ của Nhà nước. Về mức độ an toàn, ACB và Sacombank được xếp hạng B, trong khi ngân hàng Công thương được xếp hạng B-. Bị đánh giá thấp nhất về mức độ an toàn là ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, với hạng CCC. Theo thang xếp hạng của Fitch, xếp hạng B phản ánh rủi ro tín dụng hiện hữu, nhưng vẫn trong giới hạn an toàn. Xếp hạng CCC đồng nghĩa với có rủi ro cơ bản về tín dụng. Các chuyên gia của Fitch cảnh báo khả năng hạ mức tín nhiệm có thể xảy ra nếu các chỉ số kinh tế không có dấu hiệu cải thiện như: lạm phát, lãi suất, rủi ro chất lượng tài sản cho vay. Trước kia, Vietcombank cũng được Fitch đánh giá, nhưng từ ngày 20.7, Fitch Rating không đánh giá ngân hàng này do “việc đánh giá không thích hợp”, theo thông cáo báo chí của Fitch.
-Vietnam 2011 bad debt could rise to 5 pct of loans (Reuters 27-7-11). - Nhiều ngân hàng lãi ngàn tỉ - Tuổi Trẻ Online- Fitch quan ngại về thanh khoản ngân hàng Việt Nam (VNE).- Khan hiếm USD cuối năm: Nỗi lo lớn dần (VEF).
-Kiểm toán ngân sách nhà nước 2009:-Nợ nước ngoài 36,5 tỉ USD (TT 28/07)
TT - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) vừa trình Quốc hội báo cáo kiểm toán ngân sách nhà nước năm 2009.
Báo cáo nêu rõ dù năm 2009 tình hình kinh tế khó khăn nhưng thu ngân sách đã vượt dự toán 16,6%. Theo báo cáo, “5/32 tỉnh thành được kiểm toán đã dự toán thu nội địa do trung ương giao thấp hơn năm 2008 nên hầu hết các chỉ tiêu thu của các tỉnh này đều vượt dự toán”. Về chi ngân sách, KTNN cho biết tổng chi năm 2009 giảm so với dự toán nhưng điều đáng chú ý là chi quản lý hành chính lại tăng 4,2%, trong khi các khoản chi theo quy định phải đảm bảo lại giảm, như: chi giáo dục, dạy nghề giảm 3,7%, y tế giảm 8,7%, riêng khoa học - công nghệ giảm mạnh nhất tới 13,2%...
Đặc biệt, nhiều đơn vị thuộc các bộ ngành, địa phương còn chi sai quy định, tiêu chuẩn, như TP.HCM chi sai 3,2 tỉ, Phú Yên 1,1 tỉ đồng... Có tới 31 tỉnh, thành chi thường xuyên vượt định mức hội đồng nhân dân giao đầu năm, trong đó chín tỉnh vượt tới trên 30%. Nhiều nơi đã sử dụng nguồn tăng thu để mua ôtô cho các đơn vị trên địa bàn nhưng việc mua đó “có vấn đề”.
KTNN cho biết tình trạng kê khai, hạch toán thiếu doanh thu, đưa vào chi phí một số khoản không hợp lý, áp dụng sai đơn giá, tính sai diện tích khi xác định tiền sử dụng đất phải nộp ngân sách... đã diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp được kiểm toán. Chỉ xem xét việc nộp ngân sách của 78 doanh nghiệp nhà nước và kiểm tra việc kê khai thuế của 601 đối tượng nộp thuế khác, KTNN đã xác định khoản phải nộp thêm vào ngân sách đến trên 1.100 tỉ đồng. Tại 28 tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và tổ chức tài chính, số thuế, phí và các khoản khác phải nộp tăng thêm sau khi kiểm toán lên tới 1.170 tỉ đồng.
Về lo ngại nợ công không quản lý được của đại biểu QH, báo cáo kiểm toán nêu rõ khi vay nợ nước ngoài về cho vay lại, Bộ Tài chính đã ghi thu, ghi chi chậm nên việc nhận nợ, trả nợ của chủ đầu tư không kịp thời. Đáng lo hơn là đến ngày 31-12-2009, Bộ Tài chính cũng chưa tổng hợp được số nợ và lãi chưa thu của các tổ chức cho vay lại. Chênh lệch dôi ra từ chênh lệch giữa lãi phải trả nước ngoài với lãi suất cho vay lại, Bộ Tài chính đã đem gửi vào một số tài khoản với lãi suất không kỳ hạn (thấp nhất) và cũng không có số liệu tổng hợp về tình hình, biến động, số dư tài khoản tính đến 31-12-2009.
Cũng từ báo cáo của Bộ Tài chính, KTNN xác nhận đến 31-12-2009, nợ của Chính phủ ở mức 705.000 tỉ đồng, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 36,5 tỉ USD, chiếm 39% GDP năm 2009.
Tổng hợp các số liệu, KTNN đề nghị tăng thu vào ngân sách trên 4.900 tỉ đồng, giảm chi trên 2.400 tỉ. Nợ đọng được phát hiện phải thu thêm cũng lên tới trên 697 tỉ đồng... KTNN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân đối với các khuyết điểm và sai phạm. Đồng thời KTNN kiến nghị xử lý các vấn đề về cơ chế như thay thế, bổ sung 60 văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp.
CẦM VĂN KÌNH
-Chính sách tiền tệ và thảm cảnh chứng khoán Việt Nam (VNR)-Từ đầu năm đến nay, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ châu Âu, chiến tranh tại Libya và động đất tại Nhật Bản, phần lớn các thị trường chứng khoán trên thế giới biến động không đáng kể. Đặc biệt tại các nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới như Mỹ, Đức chỉ số chứng khoán diễn biến tích cực hơn các nền kinh tế mới nổi.