Tờ “Tham khảo kinh tế” của Trung Quốc ngày 21/7 đăng bài “Sáu năm cải cách tỉ giá nhưng thu chi quốc tế vẫn mất cân đối”, trong đó nêu ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại tình trạng Trung Quốc nắm giữ lượng USD quá lớn trong khi tình hình kinh tế Mỹ không mấy sáng sủa. Một khi Mỹ vỡ nợ hoặc đồng USD tiếp tục mất giá thì Trung Quốc chẳng khác gì gã ngốc “buôn vịt trời” trong truyện ngụ ngôn.
Bài báo viết kể từ năm 1993 khi gắn cả gói tỉ giá đồng NDT với đồng USD theo giá 1 USD đổi được 8,5 nhân dân tệ (CNY) tới nay, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh tăng tỉ giá 2% vào ngày 21/7/2005 và 1,5% vào ngày 19/6/2010. Ngày 20/7/2011 tỉ giá 1 USD đổi được 6,4592 CNY là mức cao kỉ lục mới kể từ đó tới nay. Như vậy từ tỉ giá 1 USD/8,2765 CNY năm 2005, tới nay tỉ giá đồng nhân dân tệ trên thực tế đã tăng tới 22%.
Mục tiêu cải cách tỉ giá của Trung Quốc nhằm cân bằng thu chi quốc tế, giảm bớt mức độ dự trữ ngoại tệ, nhưng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cứ tăng vùn vụt. Tính đến cuối tháng 6/2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên gần 3.200 tỉ USD, tăng tới 4,5 lần so với năm 2005 trong khi đó GDP chỉ tăng được 2,24 lần. Hơn nữa tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ lại rất nhanh: tháng 10/2006 đạt 1.000 tỉ USD và tháng 6/2009 đạt 2.000 tỉ USD, trong vòng 3 năm tăng gấp hai lần. Sau đó, chưa đầy hai năm lại vượt ngưỡng 3.000 tỉ USD.
Các chuyên gia kinh tế tiền tệ cho rằng xét tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, dự trữ ngoại tệ ở mức 1.100 tỉ USD là thích hợp và dự trữ tới mức gần 3.200 tỉ USD là quá lớn, không bình thường. Điều này cho thấy mục tiêu cải cách tỉ giá để cân đối thu chi ngoại tệ trong 6 năm qua không đạt mục tiêu đề ra.
Trong thời gian dài, Mỹ liên tục ép Trung Quốc tăng tỉ giá đồng nhân dân tệ và cho rằng nếu tỉ giá của đồng CNY tăng từ 20%-30% so với đồng USD, buôn bán hai nước cân bằng. Nhưng đến nay, tỉ giá CNY-USD đã tăng tới 22%, nhưng cán cân mậu dịch song phương vẫn chưa cải thiện đáng kể. Vậy giải thích như thế nào về mục tiêu cải cách tỉ giá của Trung Quốc?
Giám đốc Học viện tiền tệ Đại học kinh tế buôn bán Trung Quốc Đinh Chí Kiệt nói: “Trước đây, chúng ta đều dự kiến rằng nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thêm 3% so với đồng USD, các nhà máy thiết bị cỡ lớn của Trung Quốc giảm thu nhập tới 30 tỉ CNY, ngành dệt may sẽ có tới 25 triệu người mất việc làm. Nếu tăng thêm 5-10%, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm 6 tỉ USD, xuất khẩu giảm 42,7 tỉ USD, GDP giảm 69 tỉ USD, thất nghiệp tăng lên 3,8 triệu người và Trung Quốc phải nhập siêu tới 65 tỉ USD. Trải qua 6 năm, tỉ giá CNY-USD đã tăng tới 22%, nhưng tình hình này lại không xảy ra. Điều này cho thấy chúng ta đã đánh giá sai tình hình. Chúng ta ‘cải nhưng không cách, điều nhưng không chỉnh’. Tỉ giá vẫn là căn bệnh của kinh tế Trung Quốc”.
Với nhan đề “Liệu có phải Trung Quốc đang buôn vịt trời”, báo điện tử “Kinh tế Trung Quốc” ngày 21/7 cho biết tính tới tháng 5/2011, nợ nước ngoài của Mỹ tới 4.514 tỉ USD, cao hơn mức 4.489 tỉ USD của tháng 4/2011. Nợ công của chính phủ Mỹ tính tới cuối tháng 4/2011 tới 14.280 tỉ USD, bằng 97,5% GDP năm 2010. Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự tính năm tài chính 2011 tới 830 tỉ USD, bằng 10,7% GDP, vượt quá xa mốc cảnh báo 3% quốc tế quy định. Thời gian qua, tuy Trung Quốc đã 4 lần liên tiếp giảm bớt mua vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nhưng hiện vẫn nắm giữ tới 1.611 tỉ USD, trong đó 1.110 tỉ USD trái phiếu dài hạn. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tới nay gần 3.200 tỉ USD, trong đó phần lớn là đồng USD. Theo tính toán, tiền dự trữ USD của Trung Quốc đang bị “bốc hơi” do đồng USD mất giá. Một khi Mỹ vỡ nợ thì Trung Quốc sẽ trở thành “gã buôn vịt trời”.
Trước sự lo ngại ngày càng tăng trong giới kinh tế, tài chính và dân chúng, ngày 20/7/2011, Cục quản lý ngoại tệ nhà nước Trung Quốc đã đưa ra giải thích để trấn an dư luận. Cục quản lý ngoại tệ nhà nước cho rằng Trung Quốc “không buôn vịt trời”, vì Trung Quốc không quy đổi USD ra CNY, nên không bị tổn thất do biến động tỉ giá. Hơn nữa hiện nay không thể đưa dự trữ ngoại tệ ra đầu tư vào thị trường vàng bạc đá quý, vào thị trường dầu khí hay các thị trường khác, vì làm như vậy sẽ đẩy giá cả các mặt hàng này tăng lên nhanh chóng, từ đó sẽ làm đảo lộn thị trường thế giới.
Theo tờ “Bắc Kinh buổi sáng” ngày 21/7, khi bị báo chí và dư luận chất vấn vì sao tháng 4 và tháng 5/2011 Trung Quốc vẫn mua vào 14,9 tỉ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong khi rất nhiều Cơ quan quốc tế hạ thấp mức độ tin cậy của hệ thống tài chính và rung hồi chuông báo động về nợ công của Mỹ? Cục quản lý ngoại tệ Trung Quốc chỉ nói chung chung rằng đã chú ý tới những đánh giá trên và hy vọng chính phủ Mỹ áp dụng những biện pháp thiết thực có trách nhiệm để tăng thêm độ tin cậy trên thị trường tiền tệ thế giới, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Dư luận Trung Quốc cho rằng mặc dù hiện đang đứng trước rủi ro rất lớn về dự trữ ngoại tệ cũng như nắm giữ quá lớn trái phiếu Mỹ, nhưng giới hữu trách Trung Quốc chỉ còn cách “Cũng đành nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần ra sao”.
Bài báo viết kể từ năm 1993 khi gắn cả gói tỉ giá đồng NDT với đồng USD theo giá 1 USD đổi được 8,5 nhân dân tệ (CNY) tới nay, Trung Quốc đã chính thức điều chỉnh tăng tỉ giá 2% vào ngày 21/7/2005 và 1,5% vào ngày 19/6/2010. Ngày 20/7/2011 tỉ giá 1 USD đổi được 6,4592 CNY là mức cao kỉ lục mới kể từ đó tới nay. Như vậy từ tỉ giá 1 USD/8,2765 CNY năm 2005, tới nay tỉ giá đồng nhân dân tệ trên thực tế đã tăng tới 22%.
Mục tiêu cải cách tỉ giá của Trung Quốc nhằm cân bằng thu chi quốc tế, giảm bớt mức độ dự trữ ngoại tệ, nhưng dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc cứ tăng vùn vụt. Tính đến cuối tháng 6/2011, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lên gần 3.200 tỉ USD, tăng tới 4,5 lần so với năm 2005 trong khi đó GDP chỉ tăng được 2,24 lần. Hơn nữa tốc độ tăng dự trữ ngoại tệ lại rất nhanh: tháng 10/2006 đạt 1.000 tỉ USD và tháng 6/2009 đạt 2.000 tỉ USD, trong vòng 3 năm tăng gấp hai lần. Sau đó, chưa đầy hai năm lại vượt ngưỡng 3.000 tỉ USD.
Các chuyên gia kinh tế tiền tệ cho rằng xét tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay, dự trữ ngoại tệ ở mức 1.100 tỉ USD là thích hợp và dự trữ tới mức gần 3.200 tỉ USD là quá lớn, không bình thường. Điều này cho thấy mục tiêu cải cách tỉ giá để cân đối thu chi ngoại tệ trong 6 năm qua không đạt mục tiêu đề ra.
Trong thời gian dài, Mỹ liên tục ép Trung Quốc tăng tỉ giá đồng nhân dân tệ và cho rằng nếu tỉ giá của đồng CNY tăng từ 20%-30% so với đồng USD, buôn bán hai nước cân bằng. Nhưng đến nay, tỉ giá CNY-USD đã tăng tới 22%, nhưng cán cân mậu dịch song phương vẫn chưa cải thiện đáng kể. Vậy giải thích như thế nào về mục tiêu cải cách tỉ giá của Trung Quốc?
Giám đốc Học viện tiền tệ Đại học kinh tế buôn bán Trung Quốc Đinh Chí Kiệt nói: “Trước đây, chúng ta đều dự kiến rằng nếu đồng nhân dân tệ tăng giá thêm 3% so với đồng USD, các nhà máy thiết bị cỡ lớn của Trung Quốc giảm thu nhập tới 30 tỉ CNY, ngành dệt may sẽ có tới 25 triệu người mất việc làm. Nếu tăng thêm 5-10%, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc giảm 6 tỉ USD, xuất khẩu giảm 42,7 tỉ USD, GDP giảm 69 tỉ USD, thất nghiệp tăng lên 3,8 triệu người và Trung Quốc phải nhập siêu tới 65 tỉ USD. Trải qua 6 năm, tỉ giá CNY-USD đã tăng tới 22%, nhưng tình hình này lại không xảy ra. Điều này cho thấy chúng ta đã đánh giá sai tình hình. Chúng ta ‘cải nhưng không cách, điều nhưng không chỉnh’. Tỉ giá vẫn là căn bệnh của kinh tế Trung Quốc”.
Với nhan đề “Liệu có phải Trung Quốc đang buôn vịt trời”, báo điện tử “Kinh tế Trung Quốc” ngày 21/7 cho biết tính tới tháng 5/2011, nợ nước ngoài của Mỹ tới 4.514 tỉ USD, cao hơn mức 4.489 tỉ USD của tháng 4/2011. Nợ công của chính phủ Mỹ tính tới cuối tháng 4/2011 tới 14.280 tỉ USD, bằng 97,5% GDP năm 2010. Thâm hụt ngân sách của Mỹ dự tính năm tài chính 2011 tới 830 tỉ USD, bằng 10,7% GDP, vượt quá xa mốc cảnh báo 3% quốc tế quy định. Thời gian qua, tuy Trung Quốc đã 4 lần liên tiếp giảm bớt mua vào trái phiếu chính phủ Mỹ, nhưng hiện vẫn nắm giữ tới 1.611 tỉ USD, trong đó 1.110 tỉ USD trái phiếu dài hạn. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tới nay gần 3.200 tỉ USD, trong đó phần lớn là đồng USD. Theo tính toán, tiền dự trữ USD của Trung Quốc đang bị “bốc hơi” do đồng USD mất giá. Một khi Mỹ vỡ nợ thì Trung Quốc sẽ trở thành “gã buôn vịt trời”.
Trước sự lo ngại ngày càng tăng trong giới kinh tế, tài chính và dân chúng, ngày 20/7/2011, Cục quản lý ngoại tệ nhà nước Trung Quốc đã đưa ra giải thích để trấn an dư luận. Cục quản lý ngoại tệ nhà nước cho rằng Trung Quốc “không buôn vịt trời”, vì Trung Quốc không quy đổi USD ra CNY, nên không bị tổn thất do biến động tỉ giá. Hơn nữa hiện nay không thể đưa dự trữ ngoại tệ ra đầu tư vào thị trường vàng bạc đá quý, vào thị trường dầu khí hay các thị trường khác, vì làm như vậy sẽ đẩy giá cả các mặt hàng này tăng lên nhanh chóng, từ đó sẽ làm đảo lộn thị trường thế giới.
Theo tờ “Bắc Kinh buổi sáng” ngày 21/7, khi bị báo chí và dư luận chất vấn vì sao tháng 4 và tháng 5/2011 Trung Quốc vẫn mua vào 14,9 tỉ USD trái phiếu chính phủ Mỹ trong khi rất nhiều Cơ quan quốc tế hạ thấp mức độ tin cậy của hệ thống tài chính và rung hồi chuông báo động về nợ công của Mỹ? Cục quản lý ngoại tệ Trung Quốc chỉ nói chung chung rằng đã chú ý tới những đánh giá trên và hy vọng chính phủ Mỹ áp dụng những biện pháp thiết thực có trách nhiệm để tăng thêm độ tin cậy trên thị trường tiền tệ thế giới, tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Dư luận Trung Quốc cho rằng mặc dù hiện đang đứng trước rủi ro rất lớn về dự trữ ngoại tệ cũng như nắm giữ quá lớn trái phiếu Mỹ, nhưng giới hữu trách Trung Quốc chỉ còn cách “Cũng đành nhắm mắt đưa chân, để xem con tạo xoay vần ra sao”.
Kiều Tỉnh
-Nguồn: TN: Liệu Trung Quốc có “buôn vịt trời”?