Đề nghị tỉnh Quảng Ngãi gửi công điện cho Bộ Ngoại Giao phản đối TQ và yêu cầu phía TQ trả tài sản.Tin liên quan:Tỉnh Phú Yên gửi công điện khẩn vụ 9 ngư dân mất tích
Vì sao PL phải rút bài, VIT cũng vậy, tại sao phải giấu tin ngư dân ta bị Trung Quốc đánh và tịch thu tài sản
- Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh, tịch thu tài sản - Bộ Ngoại Giao chưa lên tiếng
(PL)- Ngày 13-7, tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ vừa bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Tàu chiến thả một canô chở 10 lính trang bị tiểu liên và dùi cui xông lên tàu, đánh đập thuyền trưởng Nguyễn Thừa và lục soát thu giữ khoảng một tấn cá. Sau đó, lính Trung Quốc đuổi các ngư dân, không cho đánh cá ở vùng biển này. Ông Thừa cho tàu tiếp tục đi đánh bắt để kiếm tổn phí, sau đó mới vào bờ và báo cáo sự việc.
VĂN CHƯƠNG
-Nguồn: PL---------
AHAI (ahai...@yahoo.com) (14/07/2011 - 10:24)
Cuộc sống của ngư dân sao mà khổ quá vậy? Tàu Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm chủ quyền mà còn tịch thu tài sản của ngư dân nữa. LÊ THỤY HẢI (fatchairman@...com) (14/07/2011 - 09:56)
Nhà nước cần lên án và cho quốc tế thấy hành động vô nhân đạo của lính Trung Quốc với người dân lành vô tội đang kiếm sống trên vùng biển quê hương.TRAN HOANG ANH (canhrong@...com) (14/07/2011 - 08:52)
Không thể chấp nhận được hành vi của lính Trung Quốc nêu trên, phải có hình thức thế nào thôi. VUONG DUC (kemaodanh...@yahoo.com) (14/07/2011 - 08:31)
Chúng ta phải làm gì khi Trung Quốc lấn lướt. Chúng ta cần phải chủ động, không nên thụ động mãi được. Cám ơn tòa soạn báo Pháp Luật TP.HCM cập nhật tin này để rộng đường cho nhân dân biết về việc Trung Quốc hành xử ngang ngược trên biển Đông.
-Ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc đánh, tịch thu tài sản - Bộ Ngoại Giao chưa lên tiếng. (VITINFO) -
Ngày 13/7/2011, báo Pháp Luật đưa tin từ Đồn biên phòng Mỹ Á thuộc bộ đội biên phòng Quảng Ngãi cho biết: các ngư dân trên tàu cá QNG-98868 TS do ông Nguyễn Thừa (ngụ xã Phổ Quang, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ đã bị lính Trung Quốc đánh đập, tịch thu tài sản và xua đuổi khi đang đánh bắt cá trên vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam.
Từ nhiều năm nay, binh lính Trung Quốc thường xuyên quấy nhiễu đánh đập bắt giữ tàu và ngư dân Việt Nam để đòi tiền chuộc, khi họ đang đánh bắt cá tại vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những hành động này của Trung Quốc đã khiến cho ngư dân Việt Nam lâm vào cảnh bần cùng.
Cùng ngày 13/7/2011, theo kế hoạch, đại diện Bộ Ngọai giao có cuộc gặp với các nhân sĩ ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu Bộ Ngọai giao cung cấp thông tin về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Nhóm nhân sĩ trí thức muốn có cuộc tham vấn chính thức trước khi trả lời phỏng vấn cho các hãng truyền thông nước ngoài.
18 vị nhân sĩ trí thức đã ký tên vào bản kiến nghị hầu hết là các bậc lão thành quyền cao chức trọng và đã đảm nhận các trọng trách trong chính quyền, trong đó có: thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, giáo sư Hòang Tụy, giáo sư Phạm Duy Hiển, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Quang A, tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện và luật sư Trần Vũ Hải...
Nguồn tin: Phapluattp - Baothuathienhue
- Ngư dân Quảng Ngãi lại bị TQ tịch thu tài sản — (BBC). -Vietnam: Chinese soldiers attack fishermen (Straits Times) - HANOI - ARMED Chinese soldiers allegedly beat a Vietnamese fisherman and threatened other crew members before driving them out of waters near the disputed South China Sea islands claimed by both countries, a Vietnamese official said on Thursday. -Vietnam Accuses Chinese troops of Attack on Fishermen (VOA’s blog).
-3 ngư dân tử nạn trên biển (14/07/2011)
- Sáng 14/7, chiếc tàu đưa thi thể của ngư dân Võ Văn Vàng (30 tuổi), ở xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi là chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu QNg 95564TS, đã về tới đất liền.
Theo lời kể của ngư dân tên Phong, một trong số những người cùng đi trên tàu kể lại, khi đó có tất cả 13 ngư dân cùng đi khai thác hải sản bằng hình thức lặn. Sáng 11/7, khi tàu đang neo đậu tại vùng biển quần đảo Trường Sa và mọi người vẫn còn ngủ bỗng nghe một tiếng nổ lớn ở gần.
Theo lời kể của ngư dân tên Phong, một trong số những người cùng đi trên tàu kể lại, khi đó có tất cả 13 ngư dân cùng đi khai thác hải sản bằng hình thức lặn. Sáng 11/7, khi tàu đang neo đậu tại vùng biển quần đảo Trường Sa và mọi người vẫn còn ngủ bỗng nghe một tiếng nổ lớn ở gần.
Thi thể ngư dân Võ Văn Vàng được đưa về đất liền |
Các ngư dân tỉnh giấc và kiểm tra lại thì phát hiện thiếu thuyền trưởng Vàng, ngư dân Lê Tuấn (26 tuổi), ở xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn và ngư dân Hồ Quang Sáng (24 tuổi), huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận.
Sau 6 giờ tìm kiếm, các ngư dân chỉ thấy được thi thể thuyền trưởng Vàng, còn 2 ngư dân là Sáng và Tuấn vẫn mất tích.
H.V.T
Sau 6 giờ tìm kiếm, các ngư dân chỉ thấy được thi thể thuyền trưởng Vàng, còn 2 ngư dân là Sáng và Tuấn vẫn mất tích.
H.V.T
- Thông tin từ Đại tá Nguyễn Văn Thắm, Chính ủy Bộ đội Biên phòng Phú Yên chiều 14/7 cho biết: BCH Bộ đội Biên phòng Phú Yên đã nhận được tin báo của ông Võ Mưa, trú tại khu phố Lê Duẩn, phường 6, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) về việc tàu cá của con trai ông là Võ Văn Tú (31 tuổi) và 8 thuyền viên đi cùng bị tàu nước ngoài (chưa rõ quốc gia nào) bắt giữ vào tối 13/7 khi đang đánh cá tại vùng biển Trường Sa của Việt Nam.
Theo ông Thắm, hiện BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên vẫn chưa liên lạc được với thuyền trưởng Tú để xác minh tính xác thực của vụ việc.
BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên đã cho người đến động viên gia đình các ngư dân; đồng thời báo cáo vụ việc với cấp trên nhằm tiếp tục xác minh nguồn tin trên.
Theo ông Mưa, tối 13/7, ông được tin từ ông Võ Văn Sĩ, thuyền trưởng của tàu cá mang số hiệu PY90369TS thông báo việc con trai ông Mưa là Võ Văn Tú (31 tuổi), thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu PY90368TS và 8 thuyền viên đã bị tàu nước ngoài bắt giữ khi đang đánh bắt cá ngừ đại dương trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở tọa độ 6059 N- 112040 E, cách đảo An Bang 60 hải lý về phía Đông-Nam.
Cũng theo ông Mưa, tàu của ông Tú ra khơi vào ngày 27/6 và đến chiều tối ngày13/7 thì bị một tàu nước ngoài bắt giữ. Trên tàu PY90368TS lúc ấy ngoài thuyền trưởng Võ Văn Tú còn có các thuyền viên: Trần Minh Sang (30 tuổi) ở thôn Xuân Dục xã An Phú (TP Tuy Hòa); Nguyễn Tấn Vinh (33 tuổi), Trần Văn Tịnh (35 tuổi), Trần Văn Châu (38 tuổi), Đỗ Giỏi (47 tuổi), Võ Văn Pháp (46 tuổi), Mai Sơn (49 tuổi) cùng trú ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) và Võ Văn Cương (26 tuổi), trú khu phố Lê Duẩn, phường 6 (TP Tuy Hòa).
Ông Mưa cho biết: "Chiếc tàu này có giá 1,2 tỷ đồng, do các con tôi góp vốn để mua và giao cho Tú đi đánh bắt để kiếm sống. Chuyến đi biển lần này, chúng tôi phải bỏ ra gần 200 triệu đồng để lo tổn phí. Nay, người và tàu đều mất dạng làm gia đình chúng tôi rất lo lắng”.
Phước Duy
Theo ông Thắm, hiện BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên vẫn chưa liên lạc được với thuyền trưởng Tú để xác minh tính xác thực của vụ việc.
BCH Bộ đội biên phòng Phú Yên đã cho người đến động viên gia đình các ngư dân; đồng thời báo cáo vụ việc với cấp trên nhằm tiếp tục xác minh nguồn tin trên.
Theo ông Mưa, tối 13/7, ông được tin từ ông Võ Văn Sĩ, thuyền trưởng của tàu cá mang số hiệu PY90369TS thông báo việc con trai ông Mưa là Võ Văn Tú (31 tuổi), thuyền trưởng tàu cá mang số hiệu PY90368TS và 8 thuyền viên đã bị tàu nước ngoài bắt giữ khi đang đánh bắt cá ngừ đại dương trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở tọa độ 6059 N- 112040 E, cách đảo An Bang 60 hải lý về phía Đông-Nam.
Cũng theo ông Mưa, tàu của ông Tú ra khơi vào ngày 27/6 và đến chiều tối ngày13/7 thì bị một tàu nước ngoài bắt giữ. Trên tàu PY90368TS lúc ấy ngoài thuyền trưởng Võ Văn Tú còn có các thuyền viên: Trần Minh Sang (30 tuổi) ở thôn Xuân Dục xã An Phú (TP Tuy Hòa); Nguyễn Tấn Vinh (33 tuổi), Trần Văn Tịnh (35 tuổi), Trần Văn Châu (38 tuổi), Đỗ Giỏi (47 tuổi), Võ Văn Pháp (46 tuổi), Mai Sơn (49 tuổi) cùng trú ở thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) và Võ Văn Cương (26 tuổi), trú khu phố Lê Duẩn, phường 6 (TP Tuy Hòa).
Ông Mưa cho biết: "Chiếc tàu này có giá 1,2 tỷ đồng, do các con tôi góp vốn để mua và giao cho Tú đi đánh bắt để kiếm sống. Chuyến đi biển lần này, chúng tôi phải bỏ ra gần 200 triệu đồng để lo tổn phí. Nay, người và tàu đều mất dạng làm gia đình chúng tôi rất lo lắng”.
Phước Duy
-Tư liệu video cứu ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm trên biển (13/07)
Thảm cảnh từ những con tàu vĩnh viễn không về (SGTT)
SGTT.VN - Toàn bộ gia sản của họ dồn hết vào chiếc tàu. Tai ương bất ngờ ập đến giữa khơi xa, con tàu mãi mãi nằm dưới biển sâu, kéo theo cả những mạng người. Ở đất liền, gia đình rơi vào cảnh trắng tay, điêu đứng vì nợ nần chồng chất, và những đứa trẻ mồ côi đối diện với tương lai mịt mù.
Từ khi chồng mất xác cùng với con tàu ngoài khơi xa, chị Lê Thị Huệ cặm cụi bên chiếc máy làm nhang mua từ tiền giúp đỡ của bà con hàng xóm để kiếm 30.000 – 40.000 đồng/ngày nuôi hai con nhỏ cùng người cha già yếu. |
Cả gia tài chìm xuống biển
Đã gần năm tháng trôi qua, chị Lê Thị Huệ (35 tuổi), ở làng biển Thạnh Xuân Bắc, xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) vẫn chưa hết bàng hoàng về sự ra đi đột ngột của người chồng Võ Xuân Cường. Trong chuyến đi biển cuối cùng ấy, con tàu – toàn bộ tài sản của gia đình – đã vĩnh viễn nằm lại dưới đáy biển. Chị Huệ kể: Sau khi mẹ chị Huệ qua đời cách đây năm năm, cha chị là ông Lê Văn Độ giao lại con tàu BĐ-95378TS cho người con rể Võ Xuân Cường cầm lái cùng anh em bạn ra khơi mưu sinh cho cả gia đình. Chiều 21.2, trong khi đang đánh bắt cá ngừ đại dương trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một chiếc tàu hàng của nước ngoài bất ngờ đâm vào chiếc tàu của anh Cường rồi bỏ chạy. Anh Cường bị hất văng xuống biển. Những ngư dân còn lại may mắn được các tàu cá đang đánh bắt gần đó cứu vớt. Đến sáng hôm sau, khi tàu cứu nạn của hải quân Việt Nam ra ứng cứu, thì chiếc tàu cá đã bị chìm.
Ở làng biển Thạnh Xuân Đông, xã Hoài Hương, ngày ngày người ta thấy ông Nguyễn A lặng lẽ ngồi trước biển nhìn ra khơi. Ngoài đó, dưới lòng biển, hai chiếc tàu của gia đình ông vĩnh viễn không trở về. Năm 2009, chiếc tàu trị giá hơn 500 triệu đồng của gia đình ông A bị một tàu nước ngoài đâm chìm ở vùng biển Trường Sa. Vay mượn khắp nơi được 600 triệu đồng, ông A sắm lại một chiếc tàu mới để ra khơi với mong mỏi trang trải nợ nần. Chưa kịp đủ tiền trả công anh em đi bạn, tháng 5.2011, chiếc tàu của ông A lại bị phá nước, chìm mất trên vùng biển Ninh Thuận. Ông A cùng bốn ngư dân khác được cứu sống khi đã kiệt sức.
Tương tự, gia đình ông La Hùng Vin, ở thôn Ca Công, xã Hoài Hương cũng đang điêu đứng với món nợ lớn. Tháng 3.2011, chiếc tàu có công suất 380 CV trị giá hơn 2 tỉ đồng của ông Vin bị tàu nước ngoài đụng, trôi dạt trên biển. Ông Vin huy động các tàu cá khác theo giữ khi nó trôi dạt qua tận vùng biển Indonesia, đồng thời ông vay mượn gấp gần 500 triệu đồng thuê tàu từ đất liền ra trục vớt. Về đất liền, ông vay tiếp hơn 400 triệu đồng để sửa chữa tàu. Vừa đi biển trở lại chuyến đầu tiên, chiếc tàu lại gặp nạn...
Ông Nguyễn Văn Nam, cán bộ phụ trách thuỷ sản xã Hoài Hương cho biết, địa phương này có số lượng tàu thuyền nhiều nhất tỉnh Bình Định với 650 chiếc; song đây cũng là nơi có nhiều tàu bị nạn nhất tỉnh. Chỉ tính từ đầu năm 2010 đến nay, xã Hoài Hương có 11 chiếc tàu bị chìm mất dưới biển, chủ yếu là bị tàu nước ngoài tông, nhiều nhất ở vùng biển Trường Sa. Trong khi đó, hiện chỉ có 40% số tàu ở Hoài Hương mua bảo hiểm.
Nỗi đau trước nguy cơ vô gia cư
Anh Võ Xuân Cường không về để lại người vợ trẻ không có việc làm cùng hai đứa con bảy tuổi và 18 tháng tuổi. Bên nhà chồng cũng khó khăn trăm bề, nên sau khi chồng mất, chị Huệ đành bồng hai đứa con về ở với người cha đã già yếu. Trước đây, gia đình dành dụm được bao nhiêu đều đã đổ hết vào chiếc tàu; bây giờ cả hai cha con không biết lấy gì để mưu sinh, nuôi dưỡng hai đứa cháu nhỏ. Khi xảy ra tai nạn, chiếc tàu đã hết hạn bảo hiểm, nên cả gia sản bị mất trắng. Xót thương thảm cảnh này, bà con hàng xóm gom góp giúp chị Huệ 3 triệu đồng mua chiếc máy làm nhang để kiếm cái ăn qua ngày. Bây giờ, cặm cụi từ sáng đến tối, vừa chăm sóc hai đứa con, vừa làm nhang, mỗi ngày chị Huệ kiếm được từ 30.000 – 40.000 đồng, chỉ đủ để mua sữa, thức ăn cho hai đứa nhỏ.
Ông Độ, cha chị Huệ, lo lắng: “Điều cha con tôi lo nhất là không biết xoay xở ra sao với món nợ của quỹ tín dụng địa phương và ngân hàng. Trước đây, tôi vay của quỹ tín dụng xã Hoài Hương 90 triệu đồng để đầu tư cho chiếc tàu; ngoài ra, hai vợ chồng Huệ cũng thế chấp căn nhà bên chồng vay ngân hàng 80 triệu đồng để làm phí tổn đi biển. Bây giờ đã mất sạch, tiền vay quỹ tín dụng đã đến hạn trả, tôi xin gia hạn, nhưng họ không chấp nhận. Căn nhà bên nhà chồng Huệ cũng có nguy cơ bị siết nợ”.
Gia đình ông Nguyễn Văn Trị (43 tuổi, ở thôn Thạnh Xuân Đông, xã Hoài Hương) cũng đang có nguy cơ rơi vào cảnh vô gia cư. Tháng 7.2010, khi đang câu mực trên vùng biển Đà Nẵng, chiếc tàu BĐ-50819 của ông Trị bất ngờ bị một tàu hàng tông vỡ rồi bỏ chạy. Vài phút sau, chiếc tàu cá chìm xuống đáy biển. Sau 36 giờ trôi dạt trên biển, sáu ngư dân trên chiếc tàu cá của ông Trị được một tàu của Myanmar cứu vớt đưa vào cảng Hải Phòng. Giờ đây, hàng ngày, ông Trị cùng đứa con trai 17 tuổi đi biển thuê cho một tàu cá khác để kiếm cơm nuôi gia đình sáu người. Khốn nỗi, gần đây chuyến đi biển nào cũng thất bại, nên cha con ông Trị thu nhập chẳng được bao nhiêu. “Cha con tôi ráng làm kiếm cơm cũng đủ nuôi sống cả gia đình. Đau buồn nhất là quỹ tín dụng địa phương đã thông báo sẽ phát mãi ngôi nhà để thu nợ. Không biết rồi đây cả gia đình tôi sống ở đâu”, ông Trị nghẹn ngào nói.
Vợ chồng anh Lý Văn Vương, ở thôn Ca Công, cũng đang điêu đứng trước món nợ quá lớn và không biết lấy gì để mưu sinh. Vừa được gia đình hai bên cho ra riêng, vợ chồng anh Vương vay mượn hơn 800 triệu đồng để sắm chiếc tàu 165 CV ra khơi xa. Tháng 5 vừa qua, chiếc tàu cá của anh Vương đã bị một tàu lạ tông chìm mất tàu ở phía nam đảo Phú Quý. “Bao nhiêu ước mơ, hy vọng của vợ chồng tôi đã bị chìm sâu dưới biển. Thật sự giờ đây vợ chồng tôi không biết làm gì, bắt đầu từ đâu”, anh Vương thẫn thờ nói.
Ông Trần Tấn Thuận, chủ tịch UBND xã Hoài Hương, cho biết: “Hầu hết những gia đình ở Hoài Hương có tàu bị chìm mất đều đang rơi vào cảnh phá sản, nợ nần chồng chất mà không biết cách gì để xoay xở, giải quyết. Phần lớn bà con đều không mua bảo hiểm cho tàu thuyền, nên khi bị nạn là mất trắng. Khi có tàu bị nạn, chính quyền địa phương cũng chỉ đề xuất lên cấp trên, hoặc đề nghị ngân hàng dãn nợ, khoanh nợ; riêng quỹ tín dụng địa phương chưa có chính sách, nên rất khó giải quyết. Hiện nay, cái chính vẫn là bà con tương trợ nhau để vượt qua khó khăn hàng ngày...”
bài và ảnh: Uyên Thu
Trải lòng theo từng chuyến biển (Báo Khánh Hòa).