Photo courtesy of nuvuongcongly Luật sư Huỳnh Văn Đông
Vietnam rights lawyer disbarred Hanoi - An activist lawyer in central Vietnam said Wednesday he has been disbarred after he defended farmers accused of 'attempting to overthrow the socialist government.'
Dak Lak Bar Association revoked the membership of Huynh Van Dong, 32, on Friday, chairman of the association Luu Duc Chu said.
'The main reason is that they do not want me to act as defence in the appeal trial of the seven farmers in Ben Tre province and the trial of blogger Dieu Cay,' Dong said.
Dieu Cay, whose real name is Nguyen Hoang Hai, should have been released on October 20, 2010 on completion of a two-and-a-half year sentence for tax avoidance. However, he was reportedly transferred to a Public Security detention camp in Ho Chi Minh City, apparently on charges of 'conducting propaganda against the state.'
The seven farmers in Ben Tre province were jailed for between two and eight years for involvement with the banned pro-democracy group Viet Tan and an unsanctioned Christian house church.
The bar said Dong violated three regulations of membership: not representing a client he was assigned, violating professional ethics and not paying his membership fees for six months.
The lawyer said the bar had assigned him a case two days before the trial when he was out of town and didn't have time to read the case notes. He said he always paid his membership fees at the year end with no problems.
The decision about professional ethics was made on a request from Ben Tre Province Court after Dong slapped his hand against a table while addressing the court.
'I did it when I was feeling very stressed,' he said.
The lawyer has had clients in several high-profile cases, including an appeal in January of Catholic parishioners accused of causing public disorder after they protested the confiscation of church properties in Da Nang, a popular beach town on the central coast.
Luật sư Huỳnh Văn Đông bị kỷ luật xóa tên -RFA-2011-08-13
Một luật sư trẻ từng tham gia những vụ án được cho là nhạy cảm ở Việt Nam là Luật sư Huỳnh Văn Đông, vừa bị đoàn luật sư tỉnh Dak Lak nơi anh sinh hoạt, kỷ luật xóa tên.
Lý do?
"Theo đề nghị của Ban Khen thưởng - Kỷ luật thì LS Đông có ý kiến gì nữa không?LS Huỳnh Văn Đông: Ý kiến cuối cùng là đề nghị Ban Khen thưởng - Kỷ luật phải xem xét một cách tích cực nhất, hợp lý nhất tất cả những kiến nghị mà các cơ quan gửi tới. Đã hành nghề luật sư phải tôn trọng sự thật và tôn trọng chứng cứ, những gì mang tính qui chụp không có căn cứ rõ ràng, đề nghị Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật bỏ qua không xem xét.”
Quí thính giả vừa nghe đoạn ghi âm những phát biểu cuối cùng của luật sư Huỳnh Văn Đông trước khi Ban Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn Luật sư tỉnh Dak Lak hội ý ra quyết định cuối cùng về những điều mà họ cho là vi phạm cũng như ý kiến được các tòa án khác báo về yêu cầu phải có biện pháp kỷ luật với luật sư Huỳnh Văn Đông.
Và quyết định đưa ra tại cuộc họp vào chiều ngày 12 tháng 8 là xóa tên luật sư Huỳnh Văn Đông khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak. Quyết định này được đưa ra bởi bốn thành viên Ban Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn Luật sư tỉnh này gồm ông chủ tịch kiêm chủ nhiệm đoàn luật sư Dak Lak, Chu Đức Lưu, hai vị phó chủ nhiệm là luật sư Tạ Quang Tòng và luật sư Nguyễn Hàn Lâm, cùng một ủy viên là luật sư Phan Thanh Sơn. Một ủy viên của Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật của Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak vắng mặt là luật sư Lưu Thị Thu Hiền.
Luật sư Chu Đức Lưu vào sáng ngày 13 tháng 8 cho biết về quyết định kỷ luật đó như sau:
LS Chu Đức Lưu: Hôm qua Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật họp xem xét các hành vi vi phạm kỷ luật của anh Đông áp dụng hình thức xóa tên.
Gia Minh: Những hoạt động thế nào mà bị xóa tên như thế, thưa luật sư?
Quyết định có ghi rõ cơ sở xử lý, anh cứ liên hệ với anh Đông.LS Chu Đức Lưu: Quyết định có ghi rõ cơ sở xử lý, anh cứ liên hệ với anh Đông. Khoảng thứ hai hay thứ ba mới nhận được.
LS Chu Đức Lưu
Gia Minh: Đã có trường hợp nào xử lý như thế chưa?
LS Chu Đức Lưu: Ai vi phạm thì xử lý, ai không vi phạm thì thôi.
Gia Minh: Vậy từ trước đến nay chưa ai bị xử lý như thế?
LS Chu Đức Lưu: Ai vi phạm gì thì xử lý cái đó thôi.
Gia Minh: Xóa tên nghe ra nặng?
LS Chu Đức Lưu: Đó là luật sư Đông nói. Anh hãy mở điều lệ ra xem vi phạm điều gì.
Gia Minh: Được biết LS Đông tham gia phiên tòa ở Bến Tre và họ gửi yêu cầu đến cho Dak Lak, và đoàn luật sư Dak Lak có điều tra lại không?
LS Chu Đức Lưu: Phải có xác minh cho khách quan chứ. Điều gì họ đúng thì chấp nhận đúng, còn điều gì chưa đúng thì thôi.
Gia Minh: Vậy họ có phản ánh điều gì không đúng?
LS Chu Đức Lưu: Cái đó có gì anh Đông báo lại. Điều này dài dòng lắm mà tôi không nói qua điện thoại được. Tôi cũng có việc bận.
Vi phạm an ninh quốc gia?
Ngoài lý do không đóng đoàn phí trong vòng nửa năm qua mà Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak nêu ra, thì cơ sở để gạch tên luật sư Huỳnh Văn Đông ra khỏi đoàn luật sư tỉnh Dak Lak còn được cho biết là vì luật sư Huỳnh Văn Đông không chấp hành yêu cầu của tòa án huyện Krong Bak tham gia bào chữa theo phân công.Một lý do thứ ba được nêu lên là vì có văn thư yêu cầu từ Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre, cho rằng luật sư Huỳnh Văn Đông đã vi phạm đạo đức luật sư khi tham gia bào chữa cho hai bị cáo Trần Thị Thúy và Phạm Văn Thông vào phiên xử hồi ngày 30 tháng 5 về tội danh hoạt động nhằm lật đổ nhà nước CHXHCNVN của những người này; cũng như sau phiên xử luật sư Huỳnh Văn Đông đã trả lời phỏng vấn các đài nước ngoài, mà tòa án tỉnh Bến Tre cho rằng những nội dung trả lời là chống đối nhà nước Việt Nam.
Ngay tại cuộc họp vào chiều ngày 12 tháng 8, luật sư Huỳnh Văn Đông giải trình về việc đóng đoàn phí là muốn đóng luôn cho cả năm, chứ với số tiền không lớn mà hằng tháng phải từ Krong Bak lên tại thành phố Buôn Mê Thuột để đóng cho đoàn thì quá ‘lắt nhắt’, bất tiện. Còn việc không tham gia công tác như yêu cầu của tòa Krong Bak là vì bản thân luật sư Huỳnh Văn Đông không nhận được văn thư gửi đến cho văn phòng, nơi mà chỉ một mình luật sư phải quán xuyết hết mọi việc, nên có lúc phải đi vắng; và văn thư không được bỏ lại trong thùng thư, nên không biết.
Còn những cáo buộc mà tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre nêu ra và yêu cầu Đoàn luật sư tỉnh Dak Lak phải kỷ luật thì luật sư Huỳnh Văn Đông có ý kiến ngay tại phiên họp kỷ luật vào chiều ngày 12 tháng 8 như sau:
Rõ ràng, trong tất cả những bào chữa và những phát biểu của tôi sau phiên tòa đối với báo giới, tôi thấy không có gì ‘vi phạm an ninh quốc gia’;“Trong phần bào chữa của tôi có phần nào không liên quan đến vụ án, xin cũng cho tôi biết. Mà nếu có phần không liên quan thì không có ảnh hưởng đến ‘an ninh quốc gia’. Rõ ràng, trong tất cả những bào chữa và những phát biểu của tôi sau phiên tòa đối với báo giới, tôi thấy không có gì ‘vi phạm an ninh quốc gia’; mà tôi chỉ nói lên với tư cách con người với con người đang giao tiếp với nhau, và tôi kể lại, trình bày lại sự việc tôi chứng kiến và tham gia trên cơ sở sự thật. Điều đó không thể nói ‘vi phạm an ninh quốc gia’ được’.”
LS Huỳnh Văn Đông
Xin được nhắc lại, luật sư Huỳnh Văn Đông từng tham gia với luật sư Lê Trần Luật trong việc bào chữa cho tám giáo dân giáo xứ Thái Hà tại phiên xử phúc thẩm hồi ngày 27 tháng 3 năm 2009.
Một trong tám người là bà Lê Thị Hợi nhắc lại một số điều mà bà nhớ về luật sư Huỳnh Văn Đông:
“Thời điểm bấy giờ ông Đông rất công minh, chính trực. Lâu quá rồi không gặp lại anh ấy nữa. Lúc tham gia ông ấy cũng nói lên được những điều đúng của mình, ông cũng rất mạnh mẽ. Trước tòa ông ấy cũng nói lên lòng của ông để bảo vệ thân chủ. Ông ấy phẩn nộ vì không đồng tình với phiên tòa, đưa ra những bản án như thế ông cũng bức xúc, và trình bày như thế.”
Qua những trình bày từ phía luật sư Huỳnh Văn Đông và việc thoái thác trả lời của luật sư Chu Đức Lưu, chủ tịch Hội đồng Khen thưởng - Kỷ luật và chủ nhiệm đoàn luật sư tỉnh Dak Lak, người ta có thể thấy có nhiều khuất tất sau quyết định kỷ luật xóa tên luật sư Huỳnhh Văn Đông ra khỏi luật sư đoàn tỉnh Dak Lak.
Biện pháp này cũng không khác gì với biện pháp mà một số vị luật sư khác tại Việt Nam đã gặp phải chỉ vì công khai bênh vực cho những người dân oan bị mất tài sản, đất đai hay chịu sự oan khiên quá lâu… Đó là trường hợp của các luật sư Nguyễn Văn Đài, luật sư Lê Trần Luật….trong những năm qua.
Nguồn:- Luật sư Huỳnh Văn Đông bị kỷ luật xóa tên — (RFA).
LS Huỳnh Văn Đông bị chính quyền phân biệt đối xử
-Trong khi hành nghề luật sư để bảo vệ quyền lợi của thân chủ mình LS Huỳnh Văn Đông luôn gặp khó khăn, cản trở từ chính hệ thống tư pháp mà ông phục vụ.
Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông để tìm hiểu thêm về công văn này.
Luật pháp không công minh
Mặc Lâm : Thưa luật sư, xin ông cho biết sau nhiều vụ mà ông đã bảo vệ cho những thân chủ bị cáo buộc với những tội danh chính trị thì luật sư rút ra được những kinh nghiệm gì về tòa án Việt Nam ?LS Huỳnh Văn Đông : Thưa anh, trong quá trình tham gia bào chữa các vụ án mang tính cách chính trị thì tôi nhận ra một điều rằng tất cả các tòa án từ Bắc chí Nam mà tôi đã từng tham gia thì tôi thấy một điều rằng là họ không xét xử trên cơ sở chứng cứ khách quan và những chứng cứ họ sử dụng là mang tính chủ quan và suy diễn; nó không có một chứng cứ trực tiếp nào để kết buộc các thân chủ của chúng tôi từ trước tới nay phạm các tội mà như họ đã cáo buộc. Đó là một đặc điểm chung mà tôi rút ra được trong quá trình hành nghề của mình.
Mặc Lâm : Đó là những việc mà luật sư gặp trong tòa, riêng về những người mà thi hành pháp luật chẳng hạn như công an thì họ có những cách đối xử với các bị can phải được gọi là hồ đồ. Luật sư có kinh nghiệm gì về việc này không ạ?
LS Huỳnh Văn Đông : Về các vi phạm trong quá trình điều tra của công an thì đó là một vi phạm có hệ thống. Tôi thấy rằng là việc bắt giam người một cách vô tội vạ và cứ gia hạn điều tra, rồi gia hạn điều tra hết lần này tới lần khác, có những trường hợp mà đã quá thời hạn theo quy định của pháp luật, tôi khẳng định đó là việc làm có hệ thống, tại vì các chứng cứ cho tới thời điểm đưa ra xét xử vẫn không có gì mới ngoài những chứng cứ mà cơ quan điều tra đã thu thập trước đó, nhưng người ta vẫn lấy lý do là kéo dài thời gian hoặc các vụ án phức tạp để mà gia hạn điều tra.
Người ta vận dụng một điều luật trong Bộ Luật Hình Sự, đó là không cho luật sư tiếp xúc với khách hàng của mình trong giai đoạn điều tra vì đó là những tội gọi là xâm phạm an ninh quốc gia, mà đó là cản trở lớn nhất đối với giới luật sư chúng tôi.
Mặc Lâm : Còn một khía cạnh nữa là như trường hợp của anh Điếu Cày đã xảy ra là sau khi anh ấy mãn hạn tù vẫn bị họ giữ lại với cáo buộc một tội danh khác và đồng thời tuyệt đối không cho người nhà biết tình trạng hiện thời của ảnh ra sao trong thời gian kéo dài cả năm nay. Theo luật sư, điều này có vi phạm gì đối với pháp luật Việt Nam hay không?
LS Huỳnh Văn Đông : Vi phạm lớn nhất ở đây ít nhất là cái quyền thăm nuôi của người nhà đối với bị can, bị cáo. Công an TP.HCM đã áp dụng việc cấm thăm gặp anh Điếu Cày tức là họ đã vi phạm pháp luật.
Người ta vận dụng một điều luật trong BLHS, đó là không cho luật sư tiếp xúc với khách hàng của mình trong giai đoạn điều tra, và đó là cản trở lớn nhất đối với giới luật sư chúng tôi.Mặc Lâm : Dạ vâng. Trong trường hợp này thì người thân, người nhà của anh Điếu Cày có thể đưa đơn khiếu nại được hay không ở những cơ quan hay tòa án cao hơn, thưa luật sư?
LS Huỳnh Văn Đông
LS Huỳnh Văn Đông : Tôi được biết người nhà của anh Điếu Cày đã khiếu nại, khiếu nại rất nhiều lần nhưng đến nay vẫn chưa có một sự trả lời chính thức của cơ quan chức năng.
Mặc Lâm : Như vậy thì cả một hệ thống tòa án đã như vậy rồi thì làm sao mà bảo vệ được cho người dân thấp cổ bé miệng như là gia đình anh Điếu Cày, thưa ông?
LS Huỳnh Văn Đông : Việc bảo vệ ở đây, qua quá trình hành nghề thì chúng tôi nhận thấy một điều rằng áp dụng các quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ cho các trường hợp như anh vừa nêu thì là một điều hết sức khó, bởi vì người thi hành pháp luật người ta đã không căn cứ vào quy định của pháp luật. Người ta thực hiện theo cái gọi là mệnh lệnh của cấp trên, đó là vi phạm luật một cách trắng trợn nhất mà Việt Nam đang phải đối diện, và thực tế nó là như thế.
Lũng đoạn tư pháp
Mặc Lâm : Theo luật sư, sau một thời gian va chạm với tòa án Việt Nam cũng như là với giới hành pháp Việt Nam thì luật sư có thấy rằng hành pháp có những biểu hiện gì để có thể nói là đang lũng đoạn tư pháp?LS Huỳnh Văn Đông : Sự lũng đoạn của nó đã có và hiện đang có, và tiếp tục sẽ có, bởi vì người ta làm việc trên một khía cạnh mà như tôi đã trình bày, đó là người ta không căn cứ vào pháp luật mà người ta căn cứ vào mệnh lệnh. Hệ thống pháp luật Việt Nam đang bị lũng đoạn, đặc biệt là ngành tư pháp.
Mặc Lâm : Còn riêng về những điều khoản mơ hồ như Điều 88 hay Điều 79 của Bộ luật hình sự thì luật sư có nghĩ rằng kỳ thay đổi hiến pháp lần này họ có thể nhìn lại những sai trái, những mơ hồ này để họ có sự điều chỉnh lại hai điều luật này hay không?
LS Huỳnh Văn Đông : Tôi hy vọng là chức năng của đại biểu quốc hội ý thức được trách nhiệm và quyền hạn của mình. Tôi cũng khẳng định và tôi chắc chắn rằng họ nhìn ra được điều đó, họ nhìn ra những điều luật mà như anh vừa nói, đó là những điều luật mơ hồ mà bất kể một công dân Việt Nam nào cũng có thể phạm tội. Tôi hy vọng sẽ có sự sửa đổi trong kỳ sửa đổi tới đây.
Mặc Lâm : Chúng ta ai cũng thấy rằng về các tội danh chính trị thì tòa án Việt Nam, cũng như bên viện kiểm sát và công an thì họ rất là tích cực, thế nhưng theo luật sư các tội danh liên quan đến các lãnh vực như là tham nhũng, hối mại quyền thế, hay là lợi dụng chức vụ vi phạm pháp luật thì có được viện kiểm sát nghiên cứu kỹ lưỡng các bằng chứng để đưa ra trước tòa hay không ?
Sự lũng đoạn của nó đã có và hiện đang có, và tiếp tục sẽ có, bởi vì người ta làm việc không căn cứ vào pháp luật mà người ta căn cứ vào mệnh lệnh.LS Huỳnh Văn Đông : Trường hợp đó thì tôi ít được tham gia, nhưng mà qua thông tin báo chí, đặc biệt là thông tin báo chí trong nước, thì chúng ta thấy một điều rằng những tội phạm đó không được nhà nước hay là không được cơ quan hành pháp, tư pháp, họ xem xét một cách đúng mức. Đặc biệt như vụ hối lộ tiền polymer, tôi được biết là bên cơ quan điều tra của Úc người ta đã điều tra vụ này rất là lâu nhưng mà đến nay thì Việt Nam vẫn chưa có một phản ứng nào. Hoặc là những vụ dân chết trong đồn công an, kết luận của bên giám định pháp y cũng như là cách hành sử sau đó của cơ quan chức năng thì tôi thấy chưa rõ ràng và người dân còn nhiều bức xúc.
LS Huỳnh Văn Đông
Hạn chế quyền lợi LS
Mặc Lâm : Xin hỏi luật sư một câu nữa, trong khi luật sư tham gia các vụ án chính trị thì luật sư có bị hạn chế gì khi mà thực hiện nhiệm vụ của luật sư không ạ? Và những hạn chế đó cụ thể là như thế nào ạ?LS Huỳnh Văn Đông : Tôi luôn luôn bị hạn chế. Hạn chế ở việc cấp giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của pháp luật mà điều này người ta làm trái pháp luật một cách trắng trợn. Rồi hạn chế quyền tiếp cận hồ sơ, hạn chế quyền tranh tụng, hạn chế quyền phát biểu tại tòa, và thậm chí gần đây thì lại bị Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đưa ra một kiến nghị để yêu cầu cơ quan chức năng xử lý tôi vì những việc làm không liên quan tới tòa án hoặc có liên quan nhưng mà không đáng kể.
Tôi đơn cử một ví dụ. Tòa án viện dẫn công văn yêu cầu Đoàn luật sư xử lý tôi thì trong đó có nói rằng tôi có phát biểu ở trên Diễn Đàn Paltalk sau phiên xử. Đó là việc sau phiên xử thì đó là quyền tự do thông tin của công dân, của cá nhân đối với báo chí. Hoặc là những hoạt động của Đảng Việt Tân hoặc các tổ chức chính trị khác họ có những động này những hoạt động kia thì đó là việc làm của họ, không phải của tôi, thì tại sao đưa vào đó, dựa vào đó như là những chứng cứ để kết tội tôi rằng là tôi đang giúp sức cho những tổ chức đó. Đó là thể hiện cái việc mà Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre đang nhân danh công lý nhưng thực tế họ đang phỉ báng công lý.
Mặc Lâm : Và Luật Sư có nghĩ rằng những kết án này có thể làm cho luật sư đoàn có thái độ đối với Luật Sư hay không?
LS Huỳnh Văn Đông : Tôi nghĩ rằng nếu như luật sư đoàn mà căn cứ vào các quy định của pháp luật và các quyền hạn của người luật sư theo quy định của luật luật sư, cũng như luật tố tụng hình sự trong quá trình hành nghề của mình, thì không có một lý do nào chính đáng để mà xét kỷ luật tôi cả. Và cái công văn của Tòa án nhân dân tỉnh Bến Tre là một công văn vô giá trị
Mặc Lâm : Xin một lần nữa cảm ơn thời gian của LS Huỳnh Văn Đông đã dành cho chúng tôi thực hiện cuộc phòng vấn đặc biệt này. Cảm ơn ông ạ.
LS Huỳnh Văn Đông : Vâng. Xin cảm ơn anh.
Nguồn: -— (RFA)
-----------------
- Vietnam lawyer faces expulsion from bar after defending farmers DPA
Hanoi - One of Vietnam's few activist lawyers said Monday that he could lose his licence for defending seven farmers jailed in May on charges of trying to overthrow the state.
Huynh Van Dong, 32, said the Vietnamese Bar Association had threatened to expel him.
He defended seven farmers on trial in the Mekong Delta province of Ben Tre who were jailed for two to eight years for involvement with the banned pro-democracy group Viet Tan and an unsanctioned Christian house church.
Ben Tre People's Court called for Dong to be disbarred, saying he attempted to 'transform the trial into a public forum, degrade the credibility of the communist party and offend the government of Vietnam.' It also said that during the trial, the lawyer slammed his hand down on the table, which showed a 'disrespectful attitude towards the Hearing Council.'
Dong denied the allegations. 'I haven't done anything to break the law,' he said by telephone. 'Security forces have harassed me in the past, but this harassment has intensified recently.'
The lawyer has had clients in several high-profile cases, including an appeal in January of Catholic parishioners accused of causing a public disorder after they protested the confiscation of church properties in Da Nang, a popular beach town on the central coast.
-Nghề Luật sư tại Việt Nam
Ls. Huỳnh Văn Đông - Trong quá trình hành nghề luật sư, tôi nhận ra một sự thật rất đau đớn mà đã có lần tôi muốn từ bỏ nghề Luật sư. Pháp luật Việt Nam được các cơ quan tiến hành tố tụng Việt Nam áp dụng một cách vô pháp. Đặc biệt, đối với những vụ án chính trị.
Tôi đã được tham gia nhiều vụ án chính trị từ Bắc đến Nam, tất cả đều có một đặc điểm chung là:
Vụ án không có chứng cứ hoặc chứng cứ không chứng minh được hành vi phạm tội của các bị cáo;
Bản án dành cho các bị cáo không dựa trên các chứng cứ khách quan và trên cơ sở tranh luận;
Lối suy diễn mang tính chủ quan được cơ quan Công An, Viện Kiểm Sát, Tòa Án Việt nam áp dụng một cách triệt để nhằm kết tội những người đấu tranh đòi tự do, dân chủ cho Việt nam.
Chính phủ Việt Nam đã đi ngược hòan tòan với những gì đã được quy định trong Hiến pháp và Công ước Quốc tế về các quyền chính trị và dân sự. Ở Việt Nam quyền được bày tỏ những quan điểm không giống nhà nước hầu như bị truy tố và xét xử bằng những điều luật hết sức mơ hồ (điều 88, 79 BLHS) hay nói một cách cụ thể, ở Việt Nam các quyền con người không được Nhà nước tôn trọng.
Một thực tế rõ ràng mà ai cũng nhận thấy ngày càng nhiều các nhà trí thức, luật sư, luật gia đi tù chỉ vì bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, thậm chí quyền yêu nước cũng phải chờ được nhà nước cho phép.
Các đòi hỏi về tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do thành lập đảng... là những đòi hỏi mang tính “xa xỉ” hiện tại ở Việt Nam.
Các thuật ngữ; “duyệt án”, “án bỏ túi”, “án định sẵn”... không xa lạ với người quan tâm đến nền tư pháp Việt Nam.
Trước thực tế như thế, Luật sư khi tham gia các vụ án chính trị luôn bị hạn chế về quyền khi thực hiện nhiệm vụ. Vai trò tích cực nhất của Luật sư trong các vụ án này chỉ là cầu nối giữa gia đình với bị can, bị cáo đang bị giam giữ nhưng rất ít Luật sư đủ can đảm để làm công việc này. Bởi một lẽ, (trong một giai đọan dài kể từ sau năm 1975 người ta đã quen phiên tòa không luật sư, và sau thời gian đó, người ta lại hiểu Luật sư chỉ là người chạy án hoặc xin giảm nhẹ, khoan hồng) hậu quả cho những Luật sư có tâm huyết với nghề khi tham gia các vụ án này đều không sáng sủa; nhẹ thì bị tước quyền hành nghề, nặng thì bị đi tù (Ls Lê Quốc Quân, Lê Trần Luật, Nguyễn Văn Đài, Lê Công Định, TS Cù Huy Hà Vũ, LG Tạ Phong Tần...)
Trên quan điểm của mình, tôi không chấp nhận Luật sư chỉ là cây cảnh, vật trang trí để cho cơ quan tư pháp sử dụng nhằm phô diễn nền dân chủ giả hiệu và càng không chấp nhận trở thành diễn viên để cùng hợp diễn vỡ tuồng dựng sẵn. Vì thế, tiếp nối các bước cha, anh đi truớc tôi đã chấm dứt tư tưởng bỏ nghề. Tôi vẫn tiếp tục tham gia các vụ án để đạt được mục đích; Công lý phải được thực thi, pháp luật phải được đưa vào cuộc sống.
Không thể nào Hiến pháp lại chịu sự chi phối và áp đặt của luật cũng như các văn bản dưới luật. Không thể nào, trong một xã hội dân chủ, văn minh khi công dân thực hiện quyền căn bản của mình theo quy định tại điều 69 của Hiến pháp lại phải bị tù đày bởi các điều 79.88, 257, 258... của LHS
Nhà nước là của dân, do và vì dân nhưng khi người dân lên án những hành vi trái luật của cơ quan nhà nứơc một cách ôn hòa lại bị chính quyền đàn áp một cách dã man rồi nhà nước lại gán cho những con người đó có hành vi gây rối, hủy họai tài sản. Nếu chính quyền hành xử đúng luật, theo nguyện vọng của nhân dân thì làm gì có chuyện hàng chục người được Cao ủy LHQ cấp quy chế tỵ nạn, đâu có 02 vuờn hoa ô nhục như nhiều người đã thấy, đã nói. Thái Hà, Cồn Dầu là hai vụ án điển hình minh chứng cho sự đàn áp thô bạo nhất ở đầu thế kỷ XXI mà mọi người đã thấy. Khi nạn nhân lên tiếng tố cáo, phê phán việc bị hành xử trái luật của Công an, phê phán thái độ hèn nhát trước sự xâm lăng của ngọai bang thì bị cho là tuyên truyền chống nhà nước. Quyền gia nhập tổ chức, đảng phái không phải là đảng cộng sản theo hiến pháp và luật pháp quốc tế bị quy kết họat động nhằm lật đổ chính quyền.
Qua những vụ án trên cho thấy, công dân Việt Nam muốn “yên thân” thì phải biết im lặng trước mọi bất công của xã hội hoặc phải hùa theo chúng. Nếu muốn bài trừ phải được sự cho phép của Nhà nước ngay cả biểu thị thái độ và tinh thần yêu Tổ quốc cũng phải chờ nhà nuớc “cấp phép” nếu không sẽ bị cho rằng nghe theo lời xúi dục, kích động của các thế lực thù địch, chống phá. Dưới con mắt của Nhà nước, công dân Việt thật là trẻ con, ngô nghê nếu không muốn nói là ngu dốt.
Nước Việt thật oai hùng và Dân Việt thật bất hạnh.
Tôi là con dân Nước Việt nên tôi có quyền và có nghĩa vụ yêu tổ quốc mình, yêu dân tộc mình nên khi Tổ quốc mình bị tổn thuơng, dân tộc mình bị bách hại dù với trình độ của người Luật sư còn kém cỏi như tôi nhưng tôi vẫn phải có nghĩa vụ bênh vực, cổ xúy cho lẽ phải dù việc làm này mang đến cho tôi nhiều rủi ro mà ai cũng có thể biết trước.
Ai đó đã nói rằng: “Tự do, công lý không phải là món quà từ Trời rơi xuống, muốn có được nó, cần phải có sự đấu tranh”. Và chẳng có sự đấu tranh nào không mất mát.
Sống trong một đất nước còn thiếu tự do và công lý đang bị chà đạp một cách thô bạo thì nghĩa vụ của người Luật sư có lương tâm cần phải lên tiếng. Tiếng nói có thể đơn lẻ, tiếng nói có thể lạc lõng giữa đám người đã đạt tới “đỉnh cao trí tuệ” nhưng tiếng nói đó thật cần thiết vì nó đúng với lương tâm và trách nhiệm.
gửi Dân Làm Báo