Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

Thế lưỡng nan của ASEAN ở Biển Đông

-Thế lưỡng nan của ASEAN ở Biển Đông (viet-studies 10-7-11) -- Một thân hữu dịch giùm bài ASEAN's dilemma in South China Sea (Straits Times 4-7-11)
Michael Richardson
 

Các đòi hỏi xung khắc nhau của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á về việc kiểm soát các khu vực rộng lớn của biển Đông có thủy sản có giá trị và dầu mỏ, khí thiên nhiên và tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển, đã thu hút Mỹ và các cường quốc bên ngoài khác vào cuộc tranh chấp này.
Nước nào trong các nước có can dự vào trường tranh đua này sẽ thắng thế, và bằng cách nào? Hay các tay chơi chính sẽ rụt lại sự đối đầu để tiếp tục nền hòa bình và thương mại đã thúc đẩy châu Á đi đầu trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu ?
Quyền lợi được hay thua là rất cao. Mối quan hệ Trung Quốc-Mỹ là một trụ cột của sự ổn định châu Á. Tranh chấp Biển Đông là một phép thử các quan hệ trong tương lai giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Sự gắn kết của ASEAN cũng đang được thử nghiệm trong cuộc đấu đá giữa siêu cường quân sự hàng đầu và gã khổng lồ khu vực đang trỗi dậy.
Trung Quốc đang phô trương sức mạnh cơ bắp của họ bởi vì nước này nói rằng họ có chủ quyền không thể tranh cãi trên các nhóm đảo chính ở Biển Đông và quyền tài phán trên các vùng biển xung quanh, và rằng các quốc gia Đông Nam Á dẫn đầu là Việt Nam và Philippines đang ăn cắp một lượng lớn khí đốt, dầu và thuỷ sản mà đúng lẽ là thuộc về Trung Quốc.
Bắc Kinh đã cảnh báo rằng việc này phải chấm dứt. Chủ nghĩa dân tộc trong số các bên tranh chấp chủ yếu đang cháy bùng cảm xúc.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton vào ngày 23 tháng 6 xác định lại vị thế chính thức của Washington sau cuộc hội đàm với đối tác Albert del Rosario của Philippines . Ông này nói với bà rằng kể từ tháng Hai, đã có tới 9 lần “xâm nhập gây hấn” của Trung Quốc trong vùng biển thuộc biển Đông do Philippines tuyên bố chủ quyền. Việt Nam cũng đã có các khiếu nại tương tự.
Bà Clinton nói rằng Washington không đứng về bên nào trong các tranh chấp biên giới biển và lãnh hải ở biển Đông nhưng phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực để thúc đẩy những đòi hỏi chủ quyền của bất kì bên nào.
Bà nói thêm rằng Hoa Kì có “một lợi ích quốc gia trong tự do hàng hải, tôn trọng luật pháp quốc tế, và giao thương hợp pháp không bị cản trở, trong vùng biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN nhưng với các quốc gia hàng hải khác trong cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn ".
Đó là lập trường chính thức Mỹ. Tuy nhiên, cựu phụ tá ngoại trưởng Nicholas Burns gần đây đã đưa ra một cái nhìn bộc trực trong cách đánh giá thực sự của Washington khi Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào chuẩn bị trao đòn xeo quyền lực cho một thế hệ lãnh đạo trẻ hơn năm tới.
Ông Burns nói rằng Washington thấy sự rối rắm không phải từ thế hệ ông Hồ Cẩm Đào mà từ thế hệ dân tộc chủ nghĩa hơn sẽ sớm lên nắm quyền lực.
"Tôi nghĩ có một sự đồng thuận rằng Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm năng ...và rằng nếu Trung Quốc sẽ trỗi dậy với việc hiện đại hóa quân sự lớn một cách bất thường, và thấy có tình trạng hỗn loạn ở châu Á và một sự giảm sút hoặc rút lui của Mỹ và ... một hệ thống liên minh tàn lụi, thì Trung Quốc có thể bị cám dỗ để tìm kiếm sự thống trị quân sự."
Ông Burns nói rằng ông không có ý nói về sự thống trị thực dân, nhưng "khả năng đe dọa, thứ hành vi của Trung Quốc mà chúng ta đã thấy ở ASEAN (Diễn đàn khu vực về an ninh) mùa hè năm ngoái trên biển Động, một nước Trung Quốc đi quá trớn.”
Mặt khác, nếu Mỹ “có thể giữ nguyên vị thế của mình ở châu Á, vẫn duy trì sức mạnh quân sự chủ yếu của nó thông qua hệ thống đồng minh của mình, và cũng bao gồm luôn Ấn Độ trong một mối quan hệ đối tác chiến lược mới ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, có nhiều khả năng hơn nữa khi Trung Quốc trỗi dậy giữa một biển dân chủ đầy các cường quốc dân chủ, thì sẽ là hoà bình ".
Sự đồng thuận Washington do ông Burns nêu ra là nhất quán với các hành động của Mỹ. Trong tháng vừa qua, chính quyền Obama đã tái khẳng định một cách rõ ràng cam kết của mình với các đồng minh chủ chốt châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Họ cũng đã làm điều tương tự với Australia.
Bộ Tư lệnhThái Bình Dương Mỹ đã tổ chức các cưộc tập trận huấn luyện trong vùng biển Đông với Philippines và một số nước Đông Nam Á khác. Trong khi đó, Washington đã củng cố quan hệ chiến lược với Việt Nam.
Mỹ cũng đã đồng ý với Nhật Bản đưa Ấn Độ vào một cuộc đối thoại an ninh ba bên, trên cơ sở Ấn Độ có các lợi ích thương mại và hải quân đang tăng lên tại các tuyến đường biển bận rộn xuyên qua biển Đông và New Delhi quan tâm đến cách hành xử của Trung Quốc ở đây như là một dấu hiệu về cách mà Bắc Kinh sẽ hành xử như thế nào trong tranh chấp biên giới Trung-Ấn.
Tuy nhiên, có dấu hiệu đáng lo ngại rằng Trung Quốc tin rằng các động thái này của Mỹ, đồng minh và bạn bè chỉ là trò tháu cáy và rằng cán cân quyền lực trong vùng biển Đông sẽ nghiêng về phía Trung Quốc mà không gì ngăn cản được vì giao thương và các liên kết khác đang lớn mạnh của Trung Quốc với Đông Nam Á mang thêm đòn xeo.
Các quốc gia ASEAN có thể phải đối mặt với một sự lựa chọn đau đớn. Họ sẽ xuống nước nhân nhượng, và do đó làm táo tợn hơn một Trung Quốc ngày càng có thế lực, là một phần không thể tách rời của châu Á, hay họ sẽ dựa vào các đảm bảo ngoại giao và trợ giúp chiến lược tương đối yếu và bị phân tâm từ các cường quốc ngoài khu vực như Mỹ và Nhật Bản.

Tổng số lượt xem trang