Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Nợ công Việt Nam- Những vấn đề cần bàn thêm (Số 11/2011)

-Nợ công Việt Nam- Những vấn đề cần bàn thêm (Số 11/2011)
Tải về  

TS. LÊ PHAN DIỆU THẢO & NGUYỄN THẢO PHƯƠNG – Đại học Ngân hàng TP.Hồ Chí Minh
Tại Việt Nam, theo World Factbook của CIA (Central Intelligence Agency), tỷ lệ nợ công so với GDP năm 2009 là 52,30% và Việt Nam hiện đang xếp thứ 44 trong 129 quốc gia về nợ công (bảng 1).THỰC TRẠNG NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM
Về quy mô nợ công
Theo công bố của Tạp chí Kinh tế The Economist, tỷ lệ nợ công năm 2010 của Việt Nam là 50,935 tỷ USD tương đương 51,6% GDP. Mặc dù tỷ lệ nợ này vẫn nằm trong tầm kiểm soát (dưới 50%/GDP) nhưng nó quá cao so với mức phổ biến ở các nền kinh tế đang phát triển (từ 30-40%) và với thực trạng nợ công của một số nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc (17,4%), Indonesia (26,5%).
Ngoài ra, cũng theo The Economist, mức nợ công tính trên đầu người của Việt Nam năm 2010 là 580,91 USD. Nếu so sánh với 713,6 USD (Trung Quốc), 743 USD (Indonesia), 4.184 USD (Malaysia), 1.071 USD (Philippines), 2.064 USD (Thái Lan) thì đây là con số không cao. Tuy nhiên, nếu so mức nợ công bình quân đầu người của Việt Nam vào năm 2001 xấp xỉ 112 USD; thì trong vòng 10 năm, con số này đã tăng gấp 5 lần. Với thực trạng tỷ lệ tiết kiệm nội địa khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP tại Việt Nam hiện nay, thì chắc chắn con số này sẽ tiếp tục gia tăng trong những năm tới.
Về cơ cấu nợ công
Trước hết về hình thức vay nợ:
Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam 2009, nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Với cách tính này, nợ Chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ công của Việt Nam. Cụ thể, tỷ lệ nợ công năm 2009 Việt Nam là 52,6%/GDP, nợ Chính phủ là 41,9%, nợ Chính phủ bảo lãnh là 9,8%, nợ chính quyền địa phương là 0,8%. Con số tương tự của năm 2010 lần lượt là 56,6%, 44,3%, 11,36% và 0,94% (biểu đồ 1).

Tổng số lượt xem trang